Startup Sản Xuất Máy ép Kính điện Thoại Nhận 15 Tỉ đồng Nhờ Shark ...

startup san xuat may ep kinh dien thoai nhan 15 ti dong nho shark do lien cuu vot

Nữ startup khiến Shark Bình “yêu ngay từ cái nhìn đầu tiên”

startup san xuat may ep kinh dien thoai nhan 15 ti dong nho shark do lien cuu vot

Startup ống hút cỏ Green Joy Straw khiến 3 nhà đầu tư tranh giành tại Shark Tank Việt Nam

startup san xuat may ep kinh dien thoai nhan 15 ti dong nho shark do lien cuu vot

Shark Đỗ Liên - nhà tư vấn chính về văn hóa ẩm thực thuần Việt cho startup Ngon Berlin

Ngoài sáng chế tuabin gió nhận được đầu tư từ Shark Việt, thương vụ thành công thứ hai trong tập 11 chương trình Shark Tank Việt Nam - Thương vụ bạc tỷ mùa 3 đến từ cặp đôi nhà sáng lập Nguyễn Hữu Đức và Andy Tôn Thất của R2Y - Nhà sản xuất và cung cấp máy ép kính trên toàn quốc.

Đưa ra lời mời 15 tỷ đồng cho 8% cổ phần công ty, cả hai mong muốn kêu gọi vốn để thành lập một công ty mới hoàn toàn với vốn điều lệ 10 tỷ đồng cùng sự đồng hành của Shark để đưa mô hình của R2Y bùng nổ nhanh nhất.

Mức định giá quá cao của công ty sản xuất máy ép kính điện thoại khiến 4 "cá mập" trong chương trình Shark Tank Việt Nam tối 2/10 lắc đầu, nhưng họ gặp may với nhà đầu tư cuối cùng.

Được biết, dù không có điều kiện hoàn thành hết chương trình phổ thông tại Việt Nam do phải đi "ở đợ" từ năm 14 tuổi, anh Nguyễn Hữu Đức vẫn quyết tâm theo con đường kinh doanh.

startup san xuat may ep kinh dien thoai nhan 15 ti dong nho shark do lien cuu vot
Ảnh: Nguồn Internet

R2Y là nhà sản xuất và cung cấp máy ép kính màn hình điện thoại trên toàn quốc. Ngoài ra, R2Y cũng đang lên kế hoạch ra mắt một ứng dụng di động cho người dùng. Ứng dụng của R2Y sẽ cho phép kết nối người có nhu cầu sửa chữa điện thoại với kĩ thuật viên do công ty đào tạo.

Các kĩ thuật viên của R2Y được chính anh Đức đào tạo, và có cam kết đảm bảo đủ chất lượng chuyên môn. Theo nhà sáng lập, một người chưa biết về điện thoại chỉ cần 1 tuần để sửa chữa những lỗi cơ bản. Sau đó kĩ thuật viên có thể tự đứng ra kinh doanh hoặc làm ở nơi khác.

Cũng theo anh Đức, công việc sửa chữa điện thoại hoàn toàn có thể phù hợp với cả những người khuyết tật. Do đó, năm 2014, anh đã đến các trường khuyết tật tại TP HCM và nhận đào tạo, đồng thời tạo ra công ăn việc làm ổn định cho những người thiếu may mắn.

"Với nghề của tôi, chỉ hai cái mắt và hai cái tay là đủ, hai cái chân không liên quan. Tôi vẫn nhận họ làm việc, với nguyện vọng giúp họ có công việc, tự làm chủ bản thân", nhà sáng lập R2Y nhấn mạnh.

Chi phí đào tạo của R2Y là 20 triệu/khóa. Công ty sẽ hỗ trợ những trường hợp khó khăn thông qua các công ty tài chính.

Nguồn thu nhập của R2Y đến từ 4 nguồn chính: Bán dụng cụ sửa chữa (máy ép kính), đào tạo dạy nghề, cung cấp linh kiện hành nghề và thu phí vận hành 20% trên khoản tiền mà kĩ thuật viên kiếm lời từ khách.

Giá một máy ép kính do công ty sản xuất (đã đằng kí bản quyền) là 10 - 30 triệu đồng. Hiện tại R2Y đã bán 150 - 200 máy. Yếu tố khiến anh Đức băn khoăn chính là nguồn nguyên liệu vì công ty phải nhập từ Trung Quốc.

Công ty có lợi nhuận gần 2 tỉ đồng trong quí I năm nay từ cung cấp máy ép kính. Trong khoảng thời gian từ đầu quí 2 tới thời điểm ghi hình, R2Y đang trong quá trình chạy đà và chuẩn bị cho việc tung ra thị trường ứng dụng di động để kết nối với khách hàng.

Với số vốn 15 tỉ đồng, Đức nói anh sẽ dùng 8 tỉ đồngvào hoạt động marketing, 2 tỉ đồng vào đào tạo và 5 tỉ đồng để sản xuất máy móc dự trữ.

Đầu tư 8 tỉ đồng vào marketing, anh Đức sẽ chuyển đổi từ mô hình kinh doanh truyền thống sang việc tìm khách hàng trực tuyến.

Mặc dù vậy, việc vốn thực góp chỉ là 6 tỉ, đồng thời sẽ gom tất cả những hoạt động tạo ra nguồn doanh thu thành một công ty mới với vốn điều lệ 10 tỉ đồng, rồi định giá gần 170 tỉ đồng của R2Y khiến các "cá mập" băn khoăn.

Andy Tôn Thất giải thích rằng, công ty mới sẽ bao gồm tất cả những tài sản từ hoạt động kinh doanh cũ, bao gồm bằng sáng chế máy ép kính. Bên cạnh đó, Andy Tôn Thất cũng khẳng định số tiền 15 tỉ của các nhà đầu tư có thể biến thành 30 tỉ vào cuối năm 2019.

Căn cứ mà Andy đưa ra là mức dự kiến tổng lợi nhuận công ty sẽ đạt mức 100 tỉ vào cuối năm 2019, trong đó 20% lợi nhuận đến từ bán máy và 80% đến từ doanh thu qua ứng dụng.

Kế hoạch ấy có nghĩa là với mức giá trung bình 15 triệu/máy, R2Y sẽ cần bán 1.400 máy và thu về từ khách hàng 400 tỉ (tương đương với khoảng 1.500 đơn hàng/ngày) qua ứng dụng để hoàn thành mục tiêu. Đây là một con số khổng lồ và khiến cho ông Nguyễn Mạnh Dũng cảm thấy phi lí.

"Một đơn hàng truyền thống phát sinh dễ hơn nhiều so với một đơn hàng trực tuyến. Tỉ lệ mua hàng trực tuyến rất thấp. Khi người ta biết đến cửa hàng của anh, có thể 9/10 người sẽ sửa điện thoại. Nhưng khi người ta dùng ứng dụng, 10 người đến mà chỉ 1 người mua hàng đã là hạnh phúc", Shark Dũng phân tích.

Đồng ý rằng đây là một mô hình kinh doanh tốt, nhưng với mức định giá công ty quá cao của các nhà sáng lập, ông Phạm Thành Hưng quyết định là người đầu tiên rút lui.

Các Shark Thái Vân Linh, Dzung Nguyễn và Nguyễn Thanh Việt cũng tuyên bố rút lui. Vấp phải 4 cái lắc đầu từ nhà đầu tư, cứ ngỡ các nhà sáng lập của R2Y đã phải ra về tay trắng thì bất ngờ Shark Đỗ Liên đã ra tay "cứu vớt" startup.

Nhà sáng lập Ứng dụng bảo hiểm công nghệ LIAN chia sẻ: "Thực sự lúc đầu tôi không chú ý về lĩnh vực này nhưng vì tôi có công ty bảo hiểm, tôi cũng có sản phẩm bảo hiểm về điện thoại di động. Khi khách hàng của tôi bị vỡ, nước vô thì phải tìm nơi sửa chữa. Nếu các bạn đáp ứng được nhu cầu đó thì đấy là lợi thế để tôi cung cấp cho các bạn ngay lập tức lượng khách hàng tương đối lớn".

startup san xuat may ep kinh dien thoai nhan 15 ti dong nho shark do lien cuu vot
Ảnh: Nguồn Internet

Đưa ra lời đề nghị 15 tỷ đồng cho 50%, Shark Đỗ Liên hứa hẹn sẽ hỗ trợ ngay lập tức cho R2Y tệp khách hàng và lượng học viên được đào tạo, có cấp chứng chỉ đàng hoàng tại trường quản trị doanh nghiệp mà bà đang điều hành.

Lý giải nguyên nhân muốn sở hữu 50% cổ phần R2Y, Shark Đỗ Liên cũng cho hay: "Đừng hiểu lầm tôi muốn thâu tóm bạn, tôi muốn có trách nhiệm để cùng bạn đi một quãng đường dài. Tôi sẽ hỗ trợ bạn để trở thành một công ty tầm cỡ của thị trường. Thành lập công ty mới, bạn chỉ có một cái bằng sáng chế máy và một cái app chưa sử dụng mà tôi đóng góp cho bạn một thị trường lớn như vậy. Cái bạn thuyết phục ở tôi là sự lan tỏa, bạn tạo công ăn việc làm cho những người khác, đó là thứ tôi quan tâm".

Đồng thời, Shark Đỗ Liên cũng tuyên bố mạnh mẽ "sẵn sàng 3 năm đầu không lấy lợi nhuận" khi R2Y muốn Shark đẩy thấp tỉ lệ % khi hoàn vốn.

Trước sự quyết liệt của nhà đầu tư, Nguyễn Hữu Đức tâm sự anh muốn doanh nghiệp nắm giữ nhiều cổ phần hơn để có động lực làm việc. Cuối cùng, cuộc thương lượng về giá đã dừng lại khi cả hai bên gặp nhau tại ngưỡng 15 tỷ đồng cho 49%.

Từ khóa » Giá Máy ép Kính R2y