Stress Là Gì? Triệu Chứng, Nguyên Nhân Và Cách điều Trị - OTiV
Có thể bạn quan tâm
- Stress là bệnh gì?
- Stress – Phức tạp cả về quá trình hình thành lẫn triệu chứng
- Quá trình stress diễn ra bên trong cơ thể
- Triệu chứng stress thể hiện ra bên ngoài
- Stress không loại trừ một ai
- Người có công việc làm ngoài trời
- Người chịu áp lực từ gia đình và xã hội
- Người ốm yếu, dị tật hay đang mắc bệnh
- Người sống tình cảm, chân thành hoặc ít va chạm xã hội
- Nguyên nhân gây ra stress
- Môi trường sống
- Áp lực từ công việc và xã hội
- Áp lực từ gia đình, những người quan trọng
- Vấn đề sức khỏe
- Suy nghĩ của bản thân
- Điều gì khiến stress gia tăng?
- Các tác hại của stress
- Tác hại về mặt thể chất
- Tác hại về mặt tinh thần
- Làm gì để đập tan stress?
- OTiV chống gốc tự do – Kiểm soát stress hiệu quả
Stress là bệnh gì?
Stress là một nhóm những phản ứng bên trong cơ thể (như căng cơ, tăng nhịp tim, nhịp thở, tăng lượng đường trong máu…) trước áp lực hay yếu tố tác động bên ngoài. Từ đó, đưa đến một nhóm phản ứng chống stress (như kháng viêm, kháng dị ứng, ổn định natri trong máu…).
Về mặt cảm xúc, stress gây cảm giác bức bối, rối bời. Người bị stress cũng trở nên nhạy cảm, dễ nổi cáu hoặc xúc động với những thứ xung quanh hơn lúc bình thường.
Căng thẳng – Stress khiến thần kinh căng thẳng, thường cảm thấy khó chịu, lo lắng, buồn bã
Stress – Phức tạp cả về quá trình hình thành lẫn triệu chứng
Stress căng thẳng xuất phát từ nhiều nguyên nhân, tùy vào mỗi loại stress sẽ có các phản ứng đặc trưng khác nhau, như stress do cơ thể bị bệnh lý sẽ khác với stress do chấn thương hay do cú sốc tâm lý. Các phản ứng này thường khá phức tạp, vì thế, khi thể hiện ra bên ngoài cũng phức tạp, khó hiểu.
Quá trình stress diễn ra bên trong cơ thể
Bắt đầu là trạng thái sốc, kéo dài từ vài phút đến 24h. Giai đoạn này, tủy thượng thận tiết ra nhóm hormone Catecholamine (gồm Adrenaline và Noradrenaline) làm tăng nhịp tim, tăng huyết áp và nhịp thở, đồng thời với tăng đường máu. Lúc này, đồng tử cũng giãn ra để nhìn cho rõ, trí nhớ và phản xạ trở nên tốt hơn, ngược lại, hệ tiêu hóa hoạt động kém hiệu quả.
Sau đó, cơ thể sẽ đưa ra những phản ứng chống stress, nhằm thiết lập lại trạng thái cân bằng như ban đầu. Cụ thể là tuyến thượng thận sẽ tiết ra nhóm các hormone như: Glucocorticoide (Cortisol, Cortisone, Corticosterone…); Mineralocorticoid (Aldosterone…), có tác dụng kháng dị ứng, kháng viêm, ổn định natri trong máu…., giúp cung cấp năng lượng, chống lại tác nhân từ bên ngoài.
Nếu stress tiếp tục kéo dài, các hormone như cortisol sẽ tiếp tăng lên các gốc tự do bên trong cơ thể. Lúc này, sức đề kháng sẽ suy yếu và cơ thể rơi vào trạng thái kiệt quệ. Sự bực bội, trầm cảm và những bệnh cơ hội như loét dạ dày tá tràng, tăng huyết áp, hen suyễn, eczema, ung thư… sẽ dần xuất hiện.
“Khi bị căng thẳng, stress, cơ thể sẽ sản sinh ra vô số gốc tự do tấn công não bộ, dẫn đến các triệu chứng như đau đầu, mất ngủ, giảm trí nhớ, mất tập trung, trầm cảm… Các bệnh lý này kéo dài cũng khiến gốc tự do sản sinh nhiều hơn, làm cơ thể nhanh suy nhược và stress tăng nặng.”
ThS. Lâm Văn Chế
Triệu chứng stress thể hiện ra bên ngoài
Xét về thể chất, tinh thần, cảm xúc và hành vi, có thể phân chia các triệu chứng stress thành các nhóm sau:
- Thể chất: mệt mỏi, nhức đầu bên trái, khó ngủ, đau nhức/chuột rút cơ bắp (đặc biệt là cổ, vai và lưng), tim đập nhanh, đau ngực và buồn nôn.
- Tinh thần: giảm tập trung và trí nhớ, thiếu quyết đoán, lơ ngơ, lú lẫn và mất đi khiếu hài hước.
- Cảm xúc: lo âu, căng thẳng, trầm cảm, tức giận, thất vọng, lo lắng, sợ hãi, khó chịu, thiếu kiên nhẫn và nóng tính.
- Hành vi: hối hả, bồn chồn, ăn uống nhiều, hút thuốc, uống rượu, khóc lóc, la hét, đổ lỗi và thậm chí đập vỡ hay ném đồ vật xung quanh.
Người căng thẳng thường dễ nổi cáu và có những biểu hiện bất thường (hình minh họa)
Stress không loại trừ một ai
Ai cũng có thể bị căng thẳng, kể cả những người có đời sống hướng nội, khép kín, ít chia sẻ. Ngoài nhóm đối tượng này, những người làm công việc ngoài trời, chịu áp lực về gia đình, công việc thường xuyên… cũng là đối tượng luôn bị “căng não”.
Người có công việc làm ngoài trời
Tiếp xúc với ô nhiễm môi trường như tiếng ồn, không khí, thời tiết bất thường như nắng gắt, mưa bão, khói bụi… mỗi ngày sẽ làm gia tăng những mệt mỏi và áp lực. Các đối tượng phải kể đến trong nhóm này là thợ xây, người bán hàng, tài xế…
Người chịu áp lực từ gia đình và xã hội
Những người có công việc đòi hỏi kỹ năng cao, làm việc liên tục không nghỉ ngơi, làm việc liên tục với nhiều đồng nghiệp.. hay gia đình thường xuyên cãi vã, bất đồng, cha mẹ ly hôn, áp lực tiền bạc…. nằm trong diện bị stress rất cao.
Đặc biệt, các đối tượng bị áp lực tâm lý từ gia đình thường có nguy cơ trầm cảm và tự tử rất cao. Bởi vì các áp lực gia đình này thường kéo dài liên tục trong nhiều năm. Một phần bản thân những người hay gánh chịu áp lực, căng thẳng từ gia đình thường là những người sống tình cảm, yếu đuối hoặc ít giao thiệp xã hội nên khả năng giải tỏa căng thẳng không tốt.
Người ốm yếu, dị tật hay đang mắc bệnh
Thể chất ốm yếu, hay bệnh tật, thừa cân, béo phì, dị tật…. khiến nhiều người tự ti và mặc cảm, thấy mình vô dụng. Từ đó, thường bị căng thẳng, trầm cảm và thực hiện các hành động tiêu cực.
Người sống tình cảm, chân thành hoặc ít va chạm xã hội
Theo một số nghiên cứu xã hội, có một số người sinh ra bản tính đã dễ tin người, chân thành và tình cảm. Điều này khiến họ dễ bị tổn thương tâm lý, dẫn đến căng thẳng do bị lợi dụng lòng tin của họ.
Trẻ tuổi dậy thì hoặc thanh thiếu niên quen được bao bọc, mới bước ra ngoài xã hội, cũng thường gặp phải stress. Dù là nguyên nhân chủ quan (tính cách, suy nghĩ) hay khách quan (những biến động từ bên ngoài) thì đây cũng là những đối tượng có nguy cơ bị căng thẳng và trầm cảm rất cao trong xã hội hiện nay.
Stress thường gặp ở những người có đời sống khép kín, khó khăn trong việc chia sẻ với người khác
Nguyên nhân gây ra stress
Thông thường, chúng ta gắn stress với những hoàn cảnh gây ra bởi những quan hệ giữa người với người, những mâu thuẫn trong gia đình, đồng nghiệp, căng thẳng trong học hành, thi cử v.v… nhưng thực ra đứng trước bất kỳ một thay đổi nào cũng có thể dẫn đến tình trạng căng thẳng và gia tăng gốc tự do.
Môi trường sống
Thay đổi thời tiết, ô nhiễm không khí, khói bụi, giao thông, ồn ào, môi trường sống không lành mạnh là một trong những tác nhân gián tiếp khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, không thoải mái.
Áp lực từ công việc và xã hội
Công việc quá nhiều cùng thời hạn hoàn thành gấp gáp, mâu thuẫn gia đình, xã hội, tài chính, cú sốc tâm lý… dễ làm cho tâm trạng căng thẳng. Người có công việc mới, thay đổi nơi ở, nơi làm việc, bị đuổi việc, khác biệt về văn hóa cũng có thể gây stress. Ngoài ra, các yếu tố mang tính xã hội như chiến tranh, suy thoái kinh tế … cũng không thể không kể đến.
Nhân viên văn phòng đề đối tượng rễ dễ bị stress
Áp lực từ gia đình, những người quan trọng
Cưới hỏi, ly thân, ly dị, sinh con, người thân chết. Giận hờn, cãi nhau với người yêu, vợ chồng hay bạn thân cũng có thể gây phản ứng căng thẳng.
Vấn đề sức khỏe
Thay đổi về cơ thể do bệnh tật, tuổi dậy thì, tiền mãn kinh, tuổi già cũng có thể được liệt vô nhóm các vấn đề sức khỏe, tuổi tác gây căng thẳng.
Suy nghĩ của bản thân
Một điều đặc biệt là chính chúng ta cũng có thể là những người tự tạo áp lực, căng thẳng cho mình. Những người có bản tính cầu toàn bẩm sinh hoặc môi trường sống khắc nghiệt, bị so sánh thường xuyên được liệt do top 1 của danh sách này. Nếu muốn sống vui khỏe, không còn cách nào khác là bạn cần phải học cách biến suy nghĩ đơn giản đi.
Ngoài ra, tâm lý không ổn định hoặc thiếu ổn định cũng khiến bạn nhìn nhận một vấn đề nào đó ở khía cạnh tiêu cực. Bạn phải gồng mình lên cẩn thận trong mọi vấn đề. Chính xác hơn là bạn bị mất niềm tin về cuộc sống khiến bạn sinh ra tâm lý chán nản, mệt mỏi.
Stress, dù là sinh ra từ đối tượng nào hay trường hợp nào (do bệnh lý, áp lực từ gia đình, xã hội hay tính cách của bạn thân) thì chung quy lại đều làm gia tăng một lượng lớn gốc tự do bên trong cơ thể. Gốc tự do là yếu tố vốn đã và đang sản sinh liên tục trong quá trình chuyển hóa, trao đổi chất của cơ thể, nhưng dưới tác động stress, môi trường ô nhiễm, thức ăn nhanh, thuốc lá, bia rượu… từ bên ngoài, yếu tố này lại càng tăng sinh mạnh mẽ và dữ gội hơn.
Nhiều tài liệu nguyên cứu trên thế giới đã chứng minh, việc chống lại các gốc tự do là nền tảng quan trọng giúp phòng ngừa cải thiện các vấn đề về thần kinh, trong đó, bao gồm cả căng thẳng và các hậu quả do căng thẳng gây ra như trầm cảm hay rối loạn lo âu.
Điều gì khiến stress gia tăng?
Mức độ căng thẳng của mỗi người khác nhau, điều này phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố cá nhân như: sức khỏe, công việc, các mối quan hệ, gánh nặng gia đình, trách nhiệm với xã hội, những thay đổi về sức khỏe hay điều kiện sống cũng là những nguyên nhân gây stress. Tuy nhiên, trong nhóm đối tượng này thì với những người có mối quan hệ xã hội rộng rãi thường ít căng thẳng và có sức khỏe tâm thần tốt hơn so với những người khác.
Bên cạnh đó, các yếu tố dinh dưỡng, độ tuổi, cũng có khả năng góp sức vào công cuộc khiến não “nổ tung” do căng thẳng. Những người không ăn đủ chất dinh dưỡng, ngủ không đủ giấc hoặc có thể chất không tốt cũng không thể kiểm soát áp lực và căng thẳng với mức độ cao trong cuộc sống hàng ngày.
Một số yếu tố gây stress thường liên quan đến các nhóm tuổi nhất định hoặc các giai đoạn phát triển. Trẻ em ở tuổi dậy thì, sinh viên mới ra trường và tìm việc, người bước sang tuổi trung niên, người già là những người thường xuyên phải đối mặt với căng thẳng do bước vào giai đoạn bước ngoặt cuộc đời.
Ngoài ra, những người đang chăm sóc cho người thân lớn tuổi hoặc ốm yếu cũng có thể gặp rất nhiều căng thẳng. Nếu trong gia đình có một thành viên thường xuyên căng thẳng, thì mức độ căng thẳng thần kinh của những người còn lại sẽ tăng lên.
Dưới tác động của các yếu tố kể trên, gốc tự do sẽ ngày càng sản sinh nhiều hơn hủy hoại các tế bào khỏe mạnh, đặc biệt là tế bào não gây ra các vấn đề thần kinh như căng thẳng, suy giảm trí nhớ, sa sút trí tuệ… và các bệnh lý mạch máu như thiếu máu não, đột quỵ…
Độ tuổi, dinh dưỡng cũng có thể là nguyên nhân đẩy căng thẳng gia tăng
Các tác hại của stress
Ở một mức độ nào đó, stress là cần thiết để để tạo ra động lực, phấn đấu. Đòi hỏi con người phải huy động nguồn lực để vượt qua nó, tiếp tục tồn tại và hoàn thiện mình hơn. Tuy nhiên, ở một số trường hợp stress đã vượt quá ngưỡng thì sẽ gây nguy hại cho con người, thậm chí dẫn đến tử vong vì không thể vượt qua được nó để duy trì sự ổn định bên trong.
Tác hại về mặt thể chất
Bị stress dẫn đến tăng sinh các gốc tự do “không phanh” bên trong cơ thể. Từ đó, gây ra các rối loạn chuyển hóa lipid, làm tăng cholesterol trong máu. Đồng thời, căng thẳng thần kinh cũng làm tăng tiết catecholamin mà chủ yếu là adrenalin, gây co mạch máu dẫn đến thiếu ôxy ở tim và thành mạch, thiếu ôxy ở các tổ chức. Rõ răng, tình trạng này có khả năng gây ra nhiều bệnh hơn bạn tưởng:
-
Bệnh tâm thần kinh: khó ngủ, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, buồn phiền, cáu gắt, loạn trí nhớ, trầm cảm…
-
Bệnh tim mạch: tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, loạn nhịp tim, hồi hộp đánh trống ngực…
-
Bệnh tiêu hóa: viêm loét dạ dày – tá tràng, chảy máu tiêu hóa, thủng dạ dày, tiêu chảy, khô miệng, chán ăn, ăn không tiêu, hơi thở hôi, rối loạn chức năng đại tràng…
-
Bệnh tình dục: giảm ham muốn, rối loạn cương, xuất tinh sớm, giao hợp đau.
-
Bệnh phụ khoa: rối loạn kinh nguyệt, rối loạn nội tiết…
-
Bệnh cơ khớp: co cứng cơ, đau lưng, đau khớp, cảm giác kiến bò ở ngón tay, máy mắt, chuột rút, run rẩy…
-
Toàn thân: suy sụp, mệt mỏi, dễ mắc các bệnh dị ứng hay bệnh truyền nhiễm.
Tác hại về mặt tinh thần
Song song với tác động về mặt thể chất, căng thẳng thần kinh gây ra tác động cả về mặt tinh thần. Các biểu hiện của nó là:
Hay quên, mất trí nhớ
Bên cạnh đó, khi stress, tế bào não bị thiếu oxy làm cho cơ thể luôn mệt mỏi, uể oải, suy giảm trí nhớ… Nếu cơ thể phải chịu căng thẳng quá mức, bạn có thể bị mất trí nhớ và co rút não trước 50 tuổi, cơ thể mất dần hệ miễn dịch, thậm chí rơi vào trầm cảm.
Trong một nghiên cứu của Trường ĐH Y khoa Albert Enstein (New York, Mỹ), các nhà khoa học đã phát hiện mối liên quan giữa tình trạng căng thẳng mãn tính và suy giảm nhận thức từ dữ liệu sức khỏe của 507 người 70 tuổi. Kết quả cho thấy những người có mức độ căng thẳng cao thì khả năng suy giảm nhận thức cao hơn 2,5 lần khi so với những người có chỉ số thấp.
Trầm cảm, rối loạn lo âu
Căng thẳng thần kinh kéo dài, không được giải tỏa triệt để hoặc đúng cách sẽ khiến não bị tổn thương vĩnh viễn và gây ra các triệu chứng nguy hiểm như trầm cảm.
Trong khi đó, trầm cảm được mệnh danh là kẻ ác thủ giết người không cần gươm giáo. Nó cứ thể gặm nhắm và đưa con mồi đến việc tự kết thúc cuộc sống mà nguyên nhân sơ khai là do căng thẳng không được giải tỏa. Bên cạnh đó, người bị stress thường xuyên cũng hay nhạy cảm, lo lắng nhiều điều vô căn cứ. Họ đâm ra sợ sệt mọi thứ xung quanh, và điển hình là căn bệnh rối loại lo âu.
Không chỉ gây suy giảm trí nhớ, căng thẳng thần kinh còn dẫn đến trầm cảm
Mất ngủ, run rẩy
Khi căng thẳng não tiết ra hormone khiến chúng ta khó đi vào giấc ngủ. Căng thẳng kéo dài khiến mất ngủ trở nên trầm trọng và các cơ quan trong cơ thể không có thời gian để hồi phục và sửa chữa những tổn thương. Bên cạnh đó, cũng rất nhiều trường hợp, căng thẳng, không ngủ được bị tụt canxi, xảy ra triệu chứng run rẩy, co quắp cơ thể.
Làm gì để đập tan stress?
Nhận biết các yếu tố gây stress, phản ứng cảm xúc của cơ thể, đừng bỏ qua những điều nhỏ nhặt. Bạn nên xác định rõ những điều gì là khó khăn với mình, những khó khăn đó có làm bạn lo lắng hay khó chịu không và tìm cách điều khiển cơ thể phản ứng với sự căng thẳng đó. Hiểu về chính mình là cách tốt nhất để giảm tải căng thẳng, sống an vui và hạnh phúc.
- Loại bỏ những yếu tố: tránh hoặc loại bỏ chúng hoàn toàn hoặc giảm cường độ, tần số và rút ngắn thời gian căng thẳng (nghỉ ngơi, rời khỏi chiến trường gây căng thẳng).
- Giảm cường độ phản ứng cảm xúc: Bạn hãy thử xem căng thẳng như là một điều quen thuộc hơn là một cái gì đó áp đảo mình.
- Điều chỉnh phản ứng cơ thể: Bạn hãy thử tập thở sâu, chậm, điều này sẽ giúp nhịp tim và hô hấp trở lại bình thường.
- Kỹ thuật thư giãn: như trị liệu thư giãn Jacobson, có thể làm giảm căng thẳng cơ bắp. Sử dụng phản hồi sinh học có thể giúp bạn tự kiểm soát căng thẳng cơ, nhịp tim và huyết áp. Phương pháp thư giãn 16 nhóm cơ khác nhau của cơ thể. Kỹ thuật chính là sự căng cứng từng nhóm cơ (không quá cứng để gây đau) trong khoảng 5 giây, rồi đột ngột thả lỏng ra. Thư giãn khoảng 10 giây, đồng thời có thể nói “tôi đang thư giãn”, “thả lỏng ra nào”, “căng thẳng đi mất rồi” hoặc bất cứ câu nói thư giãn nào bạn thích. Riêng những vùng đặc biệt, bạn có thể làm nó 2-3 lần.
Phương pháp thư giãn của Jacobso mang lại hiệu quả thư giãn cực kỳ cao
- Xây dựng lối sống lành mạnh: nhằm cải thiện lưu thông máu và giúp cơ bắp thư giãn bạn nên xây dựng một lối sống lành mạnh bằng xây dựng thói quen tập thể dục dành cho tim mạch 3-4 lần một tuần (như đi bộ, bơi lội, đạp xe hoặc chạy bộ). Bạn cần ăn đủ chất, đủ bữa, duy trì cân nặng hợp lý. Bạn cũng nên tránh sử dụng quá mức nicotine, caffeine và các chất kích thích khác. Ngủ đủ và đúng nhịp sinh học sẽ giúp bạn hạn chế căng thẳng.
- Nghe nhạc: Âm nhạc giúp hạ huyết áp, giúp hô hấp tốt hơn, tăng cường quá trình trao đổi chất trong cơ thể, qua đó làm giảm căng thẳng và tăng tiết chất Endorphine (một chất Morphine do cơ thể sản sinh nhằm làm giảm đau và căng thẳng) và chất S-IgA (Globulin miễn dịch A ở nước miếng) giúp mau lành bệnh, làm chậm nhịp tim và nhịp thở.
- Duy trì đời sống tinh thần phong phú: bằng cách duy trì và thiết lập các mối quan hệ, tham gia các hoạt động cộng đồng, câu lạc bộ, hội nhóm. Bạn cần nhận biết, chấp nhận những cảm xúc và giới hạn của riêng mình. Bạn cũng cần theo đuổi mục tiêu của chính bản thân và hãy dành thời gian để thư giãn và tận hưởng.
- Vận động cơ thể: Khi quá căng hãy thử dọn dẹp nhà cửa, tưới cây, thêu, nấu ăn hay làm một việc nào đó mà bạn yêu thích. Vận động cơ thể sẽ giải phóng hợp chất Adrenaline và hormone gây căng thẳng Cortisol. Đồng thời, gia tăng lượng hormone hứng phấn và hạnh phúc tên là Dopamine và Serotonin. Do đó, sẽ khiến bạn thấy thư giãn và đỡ căng thẳng hơn.
Vận động cơ thể với những công việc mình yêu thích rất tốt để xóa căng thẳng
- Dinh dưỡng: Một số thực phẩm sau có khả năng hỗ trợ giảm căng thẳng là: cá hồi, đậu bắp, bột yến mạch, sô cô la đen, khoai tây, kiwi, rau bina, trà xanh, hạt hướng dương, cam, bột matcha. Trong bữa ăn hằng ngày, bạn nên lưu ý đến những thực phẩm này.
Xem thêm: Các loại thực phẩm giúp bạn loại bỏ stress
OTiV chống gốc tự do – Kiểm soát stress hiệu quả
Khi bị căng thẳng, gốc tự do sẽ bị kích thích tăng sinh nhiều hơn trong quá trình chuyển hóa tế bào. Tại não, chúng tấn công vào thành mạch máu não, làm tổn thương lớp nội mạc mạch máu, tạo điều kiện hình thành mảng xơ vữa và cục huyết khối tại động mạch. Từ đó, gây ra tắc mạch, thiếu máu não, thể hiện quá các triệu chứng như đau nửa đầu, mất ngủ, quên trước quên sau, giảm hiệu suất công việc… Stress tạo một vòng xoắn đau đầu, mất ngủ, sản sinh gốc tự do nhiều hơn và stress nhiều hơn.
Cũng theo ThS. Chế, để kiểm soát stress hiệu quả, ngoài việc xây dựng lối sống lành mạnh, có thái độ sống tích cực, cần giúp cơ thể chống lại các gốc tự do gây hại. Các nghiên cứu tại Mỹ đã chứng minh: 2 tinh chất quý Blueberry và Ginkgo Biloba có khả năng chống gốc tự do vượt trội, là cách xả stress hiệu quả và cải thiện từ gốc các triệu chứng khó chịu do stress gây ra như đau đầu, mất ngủ, hay quên…
Cụ thê, kết quả nghiên cứu lâm sàng của đại học Cincinnati-Hoa Kỳ thực hiện vào năm 2010 đã chứng minh tinh chất thiên nhiên từ Blueberry (có trong OTiV) chứa hai hoạt chất sinh học quý Anthocyanin và Pterostilbene có khả năng vô hiệu hóa và dọn dẹp các gốc tự do, góp phần ngăn chặn hình thành xơ vữa và huyết khối, nhờ đó khơi thông dòng máu lên não, kích thích sự tái tạo, dẫn truyền các tế bào thần kinh, cải thiện tình trạng thiếu máu não, giảm đau đầu, mất ngủ, căng thẳng thần kinh, giúp phòng ngừa các bệnh lý về não một cách hiệu quả.
Đồng thời, Blueberry còn được chứng minh đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như: làm chậm suy giảm chức năng nhận thức và vận động, làm giảm các triệu chứng căng thẳng, trầm cảm, giảm lượng đường glucose hay cholesterol, cải thiện tình trạng suy giảm trí nhớ, hỗ trợ và phòng ngừa tai biến mạch máu não – đột quỵ.
Hiện nay, chống gốc tự do được nhiều nhà khoa học xem là phương pháp chặn đứng các tác nhân gây stress, lão hóa, suy giảm hệ miễn dịch và hệ thần kinh. Giữa nhịp sống 4.0 xoay vòng liên tục như hiện nay, đây được xem là giải pháp đỉnh cao cân bằng lại hoạt động bên trong cơ thể, để cuộc sống diễn ra đúng tuần tự ý nghĩa.
Từ khóa » Chống Stress
-
22 Cách Giảm Stress, Căng Thẳng, Lo âu đơn Giản Hiệu Quả
-
8 Cách Giải Toả Stress Hiệu Quả - Sở Y Tế Nam Định
-
5 Cách Giảm Stress Hiệu Quả - Bệnh Viện Đa Khoa Vạn Hạnh
-
Cách Chống đỡ Stress - Bệnh Viện Tâm Thần Ban Ngày Mai Hương
-
“Bỏ Túi” Những Cách Giảm Stress Hiệu Quả Và đơn Giản Nhất | Medlatec
-
Cách Giảm Stress Hiệu Quả Tức Thì Dù Bệnh đã Nặng
-
12 Loại Thực Phẩm Giúp Bạn Giảm Stress - Hello Bacsi
-
Top 10 Viên Uống Giảm Stress Được Đánh Giá Tốt Hiện Nay
-
Tang-luc-chong-stress-GLUCO-K.C
-
β-GLUCAN C - Nâng Sức Đề Kháng Chống Stress Cho Tôm - Tép Bạc
-
6 Phương Pháp Phòng Chống Stress đơn Giản - Báo Cần Thơ Online
-
ECO VITAMIN C TẠT - Chống Stress, Tăng Cường Sức đề Kháng.
-
Bác Sĩ Chỉ Cách Vượt Qua Stress Trong đại Dịch COVID-19, Ai Cũng ...
-
Vì Sao Stress Làm Tăng Cortisol? - Vinmec