Sử 10-BÀI 34:CÁC NƯỚC TƯ BẢN CHUYỂN SANG GIAI ĐOẠN ĐẾ ...
Có thể bạn quan tâm
Ngày 17/12/1903 anh em nhà Orville và Wilbur Right đã thực hiện thành công chuyến bay bằng thiết bị bay nặng hơn không khí và có công suất riêng. ở Kitty Hoke (bang Bắc Carolina) họ đã bay lên độ cao 30m trong vòng 12 giây, và lần thứ hai - 260m trong 59 giây. Thế là chiếc máy bay đầu tiên đã ra đời và ước mơ cao cả của con người đã được thực hiện.
1. Những thành tựu về khoa học- kĩ thuật cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX
* Vật lý:
+ Phát minh về điện của các nhà bác học G.Ôm người Đức, G.Jun người Anh, E.Len-xơ người Nga mở ra khả năng ứng dụng nguồn năng lượng mới.
+ Phát hiện về phóng xạ của Hăng-ri Béc-cơ-ren (Pháp), Ma-ri Quy-ri đã đặt nền tảng cho việc tìm kiếm nguồn năng lượng hạt nhân.
+ Rơ-dơ-pho (Anh) có bước tiến vĩ đại trong việc tìm hiểu cấu trúc vật chất.
+ Phát minh của Rơn-ghen (Đức) về tia X vào năm 1895 có ứng dụng quan trọng trong y học.
* Trong lĩnh vực sinh học:
+ Học thuyết Đác-uyn (Anh) đề cập đến sự tiến hóa và di truyền...
+ Phát minh của nhà bác học Lu-i Paster (Pháp) giúp phát hiện vi trùng và chế tạo thành công vắc xin chống bệnh chó dại.
+ Pap-lốp (Nga) nghiên cứu hoạt động của hệ thần kinh cao cấp của động vật và người.
Louis Pasteur
Ivan Petrovich Pavlov
Wilhelm Conrad Roentgen (1845-1923) |
* Những phát minh khoa học được áp dụng vào sản xuất:
+ Kĩ thuật luyện kim được cải tiến, với việc sử dụng lò Bét-xme và lò Mác-tanh, tuốc bin phát điện được sử dụng để cung cấp điện năng.
+ Dầu hỏa được khai thác để thắp sáng và cung cấp nguồn nhiên liệu mới cho giao thông vận tải. Công nghiệp hóa học ra đời.
+ Việc phát minh ra điện tín.
+ Cuối thế kỷ XIX ô tô được đưa vào sử dụng nhờ phát minh về động cơ đốt trong.
+Tháng 12 - 1903 anh em người Mĩ đã chế tạo những chiếc máy bay đầu tiên.
*Trong nông nghiệp:
- Máy móc được sử dụng nhiều như máy kéo, máy cày, máy gặt...
- Phương pháp canh tác được cải tiến, việc sử dụng phân hóa học nâng cao năng suất cây trồng.
Đã làm thay đổi cơ bản nền sản xuất và cơ cấu kinh tế tư bản chủ nghĩa, đánh dấu bước tiến mới của chủ nghĩa tư bản ở giai đoạn này.
Pie Qui ri và Ma ri Quy ri
2. Sự hình thành các tổ chức độc quyền.
*Nguyên nhân:
+ Do tiến bộ của khoa học - kĩ thuật sản xuất công nghiệp của các nước Âu - Mĩ tăng nhanh dẫn đến tích tụ tư bản. Đây là thời kỳ "Cá lớn nuốt cá bé".
- Các ngành kinh tế chuyển từ tự do cạnh tranh sang tổ chức độc quyền dưới nhiều hình thức: Các-ten, Xanh-đi-ca, Tờ-rớt.
*Đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc:
+ Trong công nghiệp: Diễn ra quá trình tập trung vốn lớn thành lập những công ty độc quyền như ở Pháp, Đức, Mĩ... lũng đoạn đời sống kinh tế các nước tư bản.
+ Trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng: Một vài ngân hàng lớn khống chế mọi hoạt động kinh doanh của cả nước ,hình thành tư bản tài chính.
+ Tư bản tài chính còn đầu tư vốn ra nước ngoài đem lợi nhuận cao: năm 1900, nước Anh đầu tư vốn ra ngoài 2 tỉ Li-vrơ xtéc-ling, đến năm 1913 lên gần 4 tỉ.
+ Ở Pháp, ngành luyện kim và khai thác mỏ tập trung trong tay hai công ty lớn, công ty "Snây-đơ Crơ-dô" nắm nhà máy quân sự Crơ-dô và các nhà máy chế tạo đồ đồng, thép cùng các ngành khác ở nhiều vùng trong nước.
Tổng công ty đường sắt và điện khí cùng 6 công ty khác độc quyền ngành đường sắt trong nước, 50% trọng tải biển do 3 công ty lớn nắm. Hai công ty "Xanh Gô-ben" và "Cu-man" kiểm soát toàn bộ công nghiệp hóa chất.
+ Ở Đức: Công ty than Ranh-Vet-xpha-len đã kiểm soát 95% tổng sản lượng than vùng Rua - vùng công nghiệp lớn nhất của Đức và hơn 55% tổng sản lượng than cả nước.
*Mỗi đế quốc còn có đặc điểm riêng:
+ Mĩ là sự hình thành các Tờ-rớt khổng lồ với những tập đoàn tài chính giàu sụ.
+ Anh là đế quốc thực dân với hệ thống thuộc địa rộng lớn và đông dân.
+ Pháp là đế quốc cho vay nặng lãi.
*Xuất hiện nhiều mâu thuẫn:
+ Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc trong việc tranh chấp thuộc địa gay gắt dẫn đến các cuộc chiến tranh để phân chia thuộc địa.
+ Mâu thuẫn giữa nhân dân thuộc địa với đế quốc; giữa giai cấp tư sản với nhân dân lao động giữa các nước tư bản.
+ Mâu thuẫn trên đã dẫn đến cuộc đấu tranh giai cấp và cách mạng xã hội.
Tham khảo :
XANHĐICA: (Ph. syndicat), một trong những hình thức của tổ chức độc quyền tư bản chủ nghĩa, bao gồm những xí nghiệp sản xuất hàng loạt sản phẩm cùng loại. Những người tham gia X vẫn giữ nguyên quyền sở hữu về tư liệu sản xuất, nhưng mất sự độc lập thương mại về tiêu thụ sản phẩm. Các vấn đề tiêu thụ hàng hoá và cả việc mua nguyên liệu đều do văn phòng của X đảm nhiệm; các thành viên của X giao hàng hoá của mình cho văn phòng theo một giá cả định trước. Mục đích của X là nhằm thu lợi nhuận độc quyền cao nhất và đảm bảo vị trí ổn định hơn trong cuộc cạnh tranh. Hình thức X phát triển rộng rãi, nhất là ở Đức và Pháp; đó là nét đặc trưng của nửa đầu thế kỉ 20. Nhưng X có tính không vững chắc vì không chi phối hoàn toàn quá trình sản xuất, hiện nay hình thức X không còn phổ biến rộng rãi nữa. Các tổ chức nghiệp đoàn, liên hiệp nghề nghiệp với mục đích là nghiên cứu và bảo vệ những quyền lợi nghề nghiệp và kinh tế của các hội viên. Ở các nước tư bản, có những nghiệp đoàn như liên đoàn quốc gia những người chủ, liên đoàn quốc gia thương mại, liên hiệp công đoàn... đã phát triển và thay thế dần X. X vừa là một hình thức độc quyền tư bản chủ nghĩa vừa thể hiện tính xã hội hoá sản xuất ở thời kì nửa đầu thế kỉ 20. Ngày nay trình độ xã hội hoá thay đổi nên tổ chức độc quyền cũng thay đổi ở mức cao hơn.
Vì sao có sự chuyển biến từ chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh sang chủ nghĩa tư bản độc quyền? Các hình thức chủ yếu và bản chất kinh tế của chủ nghĩa tư bản độc quyền là gì?
*Chủ nghĩa tư bản độc quyền là giai đoạn phát triển cao của chủ nghĩa tư bản. Nó xuất hiện vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, là sự phát triển tất yếu từ chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh.
Đó là vì: Một là, với sự phát triển của khoa học tự nhiên, những phát minh kỹ thuật được áp dụng làm cho lực lượng sản xuất cuối thế kỷ XIX có những bước nhảy vọt như phương pháp luyện kim mới,máy cắt gọt kim loại, những động cơ đốt trong và những phương tiện vận tải mới ra đời. Muốn sử dụng những thành tựu nói trên của khoa học - kỹ thuật, cần có nguồn vốn lớn. Điều này đòi hỏi sự tập trung tư bản và tập trung sản xuất.
Hai là, trong cuộc cạnh tranh khốc liệt, tư bản vừa và nhỏ bị phá sản hàng loạt, còn các nhà tư bản lớn thì phát đạt, tư bản được tập trung với quy mô ngày càng lớn.
Ba là, khủng hoảng kinh tế của thế giới tư bản chủ nghĩa, đặc biệt là cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1873, càng đẩy nhanh sự tích tụ, tập trung tư bản và tập trung sản xuất.Sự tập trung sản xuất được thực hiện bằng cách thôn tính lẫn nhau giữa những xí nghiệp lớn và nhỏ và bằng cách tự nguyện thỏa thuận giữa các nhà tư bản.Tích tụ và tập trung sản xuất đến mức độ nào đó tất yếu dẫn đến độc quyền, vì số ít các xí nghiệp lớn dễ thỏa hiệp thống nhất với nhau hơn là nhiều xí nghiệp nhỏ.
Mặt khác, sự cạnh tranh giữa các xí nghiệp quy mô lớn sẽ gay gắt hơn, đề ra khuynh hướng thỏa hiệp để nắm độc quyền.Mới đầu, các tổ chức độc quyền phát triển trong một số ngành nhất định; sau đó, theo mối liên hệ dây chuyền, nó được mở rộng ra các ngành khác, với các hình thức chủ yếu:
+ Các-ten là loại liên minh độc quyền về giá cả, thị trường; các thành viên trong tổ chức độc quyền này vẫn độc lập cả trong sản xuất lẫn lưu thông. + Xanh-đi-ca là loại tổ chức độc quyền mà các thành viên độc lậpvề mặt sản xuất; ban quản trị đảm nhiệm việc lưu thông. + Tờ-rớt là tổ chức độc quyền điều hành tập trung. Các hoạt động sản xuất, tiêu thụ sản phẩm đều do một ban quản trị đảm nhiệm. Các nhà tư bản tham gia tờ-rớt mất hết quyền độc lập cả trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. + Công-xoóc-xi-om là tổ chức độc quyền cao, hỗn hợp những nhà tư bản lớn, những xanh-đi-ca, tờ-rớt... kể cả những ngành khôngliên quan với nhau về kỹ thuật sản xuất. Tổ chức độc quyền này thống nhất về mặt tài chính và phụ thuộc vào một nhóm tư bản kếch xù. + Công-gơ-lô-mê-rát là tổ chức lũng đoạn khổng lồ đặt dưới sự kiểm soát về tài chính và quản lý chung của một nhóm tư bản độc quyền lớn nhất. Quy mô và phạm vi của nó vượt ra cả ngoài biên giới quốc gia.
* Bản chất kinh tế của chủ nghĩa tư bản độc quyền: -Độc quyền ra đời từ tự do cạnh tranh, nó loại bỏ sự thống trị của tự do cạnh tranh. Nhưng độc quyền không thủ tiêu được cạnh tranh, mà ngược lại, cạnh tranh càng trở nên gay gắt.
- Bản chất kinh tế của chủ nghĩa tư bản độc quyền vẫn dựa trên cơ sở chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất.
- Quan hệ độc quyền giữ vị trí thống trị trong nền kinh tế với sự độc chiếm các nguồn nguyên liệu, phương tiện vận tải, thị trường vốn, nhân công. Vẫn giá trị thặng dư là quy luật kinh tế cơ bản, song biểu hiện bề ngoài của nó đã chuyển từ quy luật lợi nhuận thành quy luật lợi nhuận độc quyền cao.
-Với sự thống trị của độc quyền, mâu thuẫn vốn có của chủ nghĩa tư bản càng thêm sâu sắc.
Nhắn tin cho tác giả Trần Thị Hoa @ 07:38 24/07/2010 Số lượt xem: 3063 Số lượt thích: 0 ngườiTừ khóa » Cácten Và Xanh đi Ca
-
Các Hình Thức Của Liên Kết Kinh Tế Quốc Tế Nhỏ
-
Sự Xuất Hiện Các Tổ Chức độc Quyền Cácten Xanh-đi Ca Và Tơ-rớt ở ...
-
So Sánh Hình Thức độc Quyền Của Các Tơrơt Của Mỹ Có Khác ... - Hoc24
-
Tổ Chức độc Quyền Là Gì? Các Hình Thức Liên Kết - VietnamBiz
-
Bài 1: Chủ Nghĩa Tư Bản độc Quyền - Học Hỏi Net
-
Lớp LCĐ11TĐ2 - Facebook
-
Độc Quyền (kinh Tế) – Wikipedia Tiếng Việt
-
Những đặc điểm Kinh Tế Cơ Bản Của Chủ Nghĩa Tư Bản độc Quyền
-
Hình Thức độc Quyền Phổ Biến ở Đức Cuối Thế Kỉ XIX- đầu Thế Kỉ XX Là
-
Hình Thức độc Quyền Cao Và Phổ Biến ở Mỹ Là Gì?
-
CHƯƠNG 6,7,8 - PART 1 Flashcards | Quizlet
-
1. Vào Thời Gian Nào Chủ Nghĩa Tư Bản Tự Do Chuyển Sang Chủ Nghĩa ...