Sử 11- Bài 17: CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI (1939 – 1945)

Sử 11- Bài 17: CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI (1939 – 1945)

cttg_ii_500

luoc_do_duc_-_i-ta-li-a_gay_chien_va_banh_truong_500_01

I. CON ĐƯỜNG DẪN ĐẾN CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI

1. Các nước phát xít đẩy mạnh chính sách xâm lược (1931 – 1937)

- Đầu những năm 30, các nước phát xít Đức, I-ta-li-a và Nhật Bản liên kết thành liên minh phát xít (Trục Béc-lin - Rô-ma - Tô-ki-ô), tăng cường các hoạt động quân sự và gây chiến tranh xâm lược ở nhiều khu vực khác nhau trên thế giới:

+ Nhật xâm lược Trung Quốc;

+ I-ta-li-a xâm lược Ê-ti-ô-pi-a (1935), cùng với Đức tham chiến ở Tây Ban Nha (1936 – 1939), hỗ trợ lực lượng phát xít Phran-cô đánh bại chính phủ Cộng hoà.

+Đức xé bỏ hoà ước Vec-xai, hướng tới mục tiêu lập một nước “Đại Đức” bao gồm tất cả các lãnh thổ có dân Đức sinh sống ở Châu Âu.

- Liên Xô chủ trương liên kết với Anh, Pháp để chống phát xít và nguy cơ chiến tranh nhưng bị từ chối.

- Anh, Pháp, Mỹ đều muốn giữ nguyên trật tự thế giới có lợi cho mình. Anh, Pháp thực hiện chính sách nhượng bộ phát xít để đẩy chiến tranh về phía Liên Xô. Mĩ với “Đạo luật trung lập (1935) không can thiệp vào các sự kiện bên ngoài châu Mĩ.

- Các nước phát xít đã lợi dụng tình hình đó để thực hiện mục tiêu gây chiến tranh xâm lược của mình.

hoi_nghi_mu_nich_500

Hội nghị Munich

2. Từ Hội nghị Muy-ních đến chiến tranh thế giới .

- Tháng 03/1938, Đức thôn tính Áo, sau đó gây ra vụ Xuy-đét nhằm thôn tính Tiệp Khắc

- Liên Xô sẵn sàng giúp Tiệp Khắc chống xâm lược. Anh, Pháp tiếp tục chính sách thoả hiệp, yêu cầu chính phủ Tiệp Khắc nhượng bộ Đức.

- Ngày 29/09/1938, Hội nghị Muy-ních được triệu tập với sự tham gia của Anh, Pháp, Đức và I-ta-li-a. Anh, Pháp trao vùng Xuy-đét của Tiệp Khắc cho Đức để đổi lấy việc Hít-le hứa chấm dứt mọi cuộc thôn tính ở Châu Âu.

* Ý nghĩa:

-Hội nghị Muy-ních là đỉnh cao của chính sách nhượng bộ phát xít nhằm tiêu diệt Liên Xô của Mĩ – Anh.

-Thể hiện âm mưu thống nhất của chủ nghĩa đế quốc (kể cả Anh - Pháp - Mĩ và Đức - Italia - Nhật Bản) trong việc tiêu diệt Liên Xô.

* Sau hội nghị Muy-ních:

-Đức đưa quân thôn tính toàn bộ Tiệp Khắc (3/1939)

- Tiếp đó, Đức gây hấn và chuẩn bị tấn công Ba Lan.

- Ngày 23/8/1939 Đức ký với Liên Xô “Hiệp ước Xô - Đức không xâm lược nhau”

-Như vậy, Đức đã phản bội lại hiệp định Muy-ních, thực hiện mưu đồ thôn tính châu Âu trước rồi mới dốc toàn lực đánh Liên Xô.

chien_truong_chau_au_va_bac_phi_500_02

Chiến trường Châu Âu và Bắc Phi

II. CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI BÙNG NỔ VÀ LAN RỘNG Ở CHÂU ÂU (Từ tháng 09/1939 đến tháng 06/1941).

1. Phát xít Đức tấn công Ba Lan và xâm chiếm Châu Âu (từ tháng 09/1939 đến tháng 09/1940)

- Ngày 01/09/1939, Đức tấn công Ba Lan. Anh, Pháp tuyên chiến với Đức. Chiến tranh thế giới thứ hai bắt đầu.

- Tháng 04/1940, Đức tấn công sang phía Tây, chiếm Đan Mạch, Na-uy, Bỉ, Phần Lan, Lúc-xăm-bua và Pháp.

Tấn “thảm kịch” nước Pháp “Quân Đức tiến vào Pari”: Sau khi chọc thủng phòng tuyến Maginô ở miền Bắc nước Pháp, ngày 05/6/1940, quân Đức tiến về phía Pari như bão táp. Chính phủ Pháp tuyên bố “bỏ ngỏ” thủ đô và chạy về Boóc-đo, một bộ phận do tướng Đờ Gôn cầm đầu bỏ đất Pháp ra nước ngoài, dựa vào Anh, Mĩ tiến hành cuộc kháng chiến chống Đức. Bộ phận còn lại do Pêtanh đứng ra lập chính phủ mới, ngày 22/6/1940 kí với Đức hiệp ước đầu hàng nhục nhã (Pháp bị tước vũ trang, hơn 3/4 lãnh thổ Pháp bị Đức chiếm đóng và Pháp phải nuôi toàn bộ quân đội chiếm đóng Đức).

- Tháng 7- 1940 kế hoạch tấn công nước Anh không thực hiện được

duc_vao_pa_ri_400

Quân Đức tiến vào Pari

2. Phe phát xít bành trướng ở Đông Nam Âu (từ tháng 09/1940 đến tháng 06/1941).

- Tháng 9-1940, Hiệp ước Tam cường Đức –Ý – Nhật ký tại Béc –lin qui định trợ giúp lẫn nhau và công khai phân chia thế giới .

- Tháng 10-1940, Hít-le thôn tính các nước Đông và Nam Âu: Ru-ma-ni, Hung-ga-ri, Bun-ga-ri... bằng vũ lực; Đức và Ý thôn tính Nam Tư và Hy Lạp.

- Hè 1941 Đức thống trị phần lớn Châu Âu .

Thời gian

Chiến sự

Kết quả

Từ 01/9/1939 đến ngày 29/9/1939

Đức tấn công Ba Lan

Ba Lan bị Đức thôn tính.

Từ tháng 9/1939 đến tháng 4/1939

“Chiến tranh kỳ quặc”

Tạo điều kiện để phát xít Đức phát triển mạnh lực lượng

Từ tháng 4/1940 đến tháng 9/1940

Đức tấn công Bắc Âu và Tây Âu

-Đan Mạch, Nauy, Bỉ, Hà Lan, Lúc-xăm-bua bị Đức thôn tính.

-Pháp-đầu hàng Đức. Kế hoạch tấn công nước Anh không thực hiện được

Từ tháng 10/1940 đến tháng 6/1941

Đức tấn công Đông và Nam Âu

Ru-ma-ni, Hung-ga-ri, Bun-ga-ri, Nam Tư, Hi Lạp bị thôn tính.

* Nguyên nhân :

+Nguyên nhân sâu xa:

-Tác động của quy luật phát triển không đều về kinh tế và chính trị giữa các nước tư bản trong thời đại đế quốc chủ nghĩa,so sánh lực lượng trong thế giới tư bản thay đổi căn bản.

-Việc tổ chức và phân chia thế giới theo hệ thống Véc-xai - Oa-sinh-tơn không còn phù hợp nữa.

-Đưa đến một cuộc chiến tranh mới để phân chia lại thế giới.

+Nguyên nhân trực tiếp: cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1932 làm những mâu thuẫn trên thêm sâu sắc dẫn tới việc lên cầm quyền của chủ nghĩa phát xít với ý đồ gây chiến tranh để phân chia lại thế giới.

*Thủ phạm gây chiến là phát xít Đức, Nhật Bản Italia. Nhưng các cường quốc phương Tây lại dung túng, nhượng bộ, tạo điều kiện cho phát xít gây ra cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai tàn sát nhân loại.

*Tính chất của Chiến tranh thế giới thứ hai trong giai đoạn đầu là chiến tranh để quốc, xâm lược, phi nghĩa. Sự bành trướng của phát xít Đức ở châu Âu đã chà đạp lên quyền độc lập, tự chủ thiêng liêng của các dân tộc, đã đẩy hàng triệu người dân vô tội vào sự chết chóc...

cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1932 làm những mâu thuẫn trên thêm sâu sắc dẫn tới việc lên cầm quyền của chủ nghĩa phát xít ở một số nước với ý đồ gây chiến tranh để phân chia lại thế giới.

III. CHIẾN TRANH LAN RỘNG KHẮP THẾ GIỚI (Từ tháng 06/1941 đến tháng 11/1942)

1. Phát xít Đức tấn công Liên Xô. Chiến sự ở Bắc Phi.

* Mặt trận Xô - Đức:

- Sáng 22/06/1941, Đức tiến hành “chiến tranh chớp nhoáng” tấn công Liên Xô. Ban đầu, do có ưu thế về vũ khí và kinh nghiệm tác chiến, quân Đức tiến sâu vào lãnh thổ Liên Xô.

-Rạng sáng ngày 22/6/1941, Đức tấn công Liên Xô .

-Đức đã huy động 190 sư đoàn với 5,5 triệu quân, 3712 xe tăng, 4950 máy bay,

-Chia làm 3 đạo quân, đồng loạt tấn công trên suốt dọc tuyến biên giới phía tây Liên Xô:đạo quân phía bắc bao vây Lê-nin-grát, đạo quân trung tâm tiến tới ngoại vi thủ đô Matxcơva, đạo quân phía nam chiếm Ki-ép và Ucraina.

- Nhân dân Liên Xô kiên quyết chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Tháng 12-1941, Hồng quân Liên Xô do tướng Giu-cốp chỉ huy đã đẩy lùi quân Đức. Chiến thắng Mát-xcơ-va đã làm phá sản chiến lược “chiến tranh chớp nhoáng” của Hít-le.

- Cuối năm 1942, Đức tấn công Xta-lin-grát -“nút sống” của Liên Xô- nhưng không chiếm được.

Quân đội Liên xô diễu binh trong lễ kỷ niệm lần thứ 10.

ảnh 7
Ngày 7/11/1941: Hồng quân Liên xô tiến vào Quảng trường Đỏ trước khi đi thẳng ra chiến trường chống quân đội Đức Quốc xã.

* Mặt trận Bắc Phi:

- Tháng 09/1940, I-ta-li-a tấn công Ai Cập.

- Tháng 10/1942, liên quân Anh-Mĩ giành thắng lợi trong trận En A-la-men, và chuyển sang phản công trên toàn mặt trận .

2. Chiến tranh Thái Bình Dương bùng nổ .

- Tháng 09/1940, Nhật kéo vào Đông Dương.

- Ngày 07/12/1941, Nhật bất ngờ tấn công Trân Châu Cảng – căn cứ hải quân chủ yếu của Mĩ ở Thái Bình Dương. Mĩ bị thiệt hại nặng nề. Chiến tranh lan rộng toàn thế giới.

- Nhật tấn công vào Đông Nam Á và Thái Bình Dương.

Ngày 7/12/1941, vào 7 giờ 55 phút giờ địa phương, các máy bay trên tầu sân bay Nhật cất cánh oanh tạc dữ dội các tầu chiến và sân bay Mĩ ở cảng Trân Châu. Tham gia trận tập kích này còn có 12 tầu ngầm của Nhật. Cuộc tập kích bất ngờ và dữ dội của hạm đội Nhật đã gây cho hạm đội Mĩ những tổn thất nặng nề chưa từng có trong lịch sử hải quân Mĩ (5 tầu chủ lực bị đánh chìm, 19 tàu chiến và 177 máy bay bị tiêu diệt, hơn 3000 binh lính và sĩ quan Mĩ bị thiệt mạng. Tới lúc đóm Mĩ đã tuyên chiến với Đức, Italia, Nhật và chiến tranh Thái Bình Dương chính thức bùng nổ. Chiến tranh thế giới thứ hai đã làn rộng khắp thế giới.

3. Khối Đồng minh chống phát xít hình thành .

- Hành động xâm lược của phe phát xít trên toàn thế giới đã thúc đẩy các quốc gia cùng phối hợp với nhau trong một liên minh chống phát xít.

- Việc Liên Xô tham chiến làm thay đổi căn bản cục diện chính trị và quân sự của cuộc chiến, cổ vũ mạnh mẽ cho phong trào kháng chiến của nhân dân các nước bị phát xít chiếm đóng.

- Anh, Mĩ thay đổi thái độ, bắt tay cùng Liên Xô chống chủ nghĩa phát xít.

- Ngày 01/01/1942, tại Oa-sinh-tơn , 26 quốc gia, đứng đầu là Liên Xô, Mĩ, Anh đã ra “Tuyên ngôn Liên hiệp quốc” cam kết cùng nhau chống phát xít với toàn bộ lực lượng của mình . Khối Đồng minh chống phát xít được thành lập.

Ý nghĩa: Việc Liên Xô tham chiến và sự ra đời của khối Đồng minh chống phát xít làm cho tính chất của Chiến tranh thế giới thứ hai thay đổi, trở thành một cuộc chiến tranh chống chủ nghĩa phát xít, bảo vệ hòa bình nhân loại.

IV. QUÂN ĐỒNG MINH CHUYỂN SANG PHẢN CÔNG. CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI KẾT THÚC (Từ tháng 11/1942 đến tháng 08/1945)

1. Quân Đồng minh phản công (từ tháng 11/1942 đến tháng 6/1944)

* Mặt trận Xô – Đức :

+ Ở trận phản công Xta-lin-grát (từ tháng 11/1942 đến tháng 02/1943), Hồng quân Liên Xô đã tấn công tiêu diệt, bắt sống toàn bộ đội quân tinh nhuệ của Đức gồm 33 vạn người do thống chế Pao-lút chỉ huy. Từ đây, Liên Xô và phe Đồng minh chuyển sang tấn công trên các mặt trận.

Chiến thắng Xtalingrát đã đánh dấu bước ngoặt căn bản của chiến tranh thế giới, buộc phát xít phải chuyển từ tấn công sang phòng ngữ. Đồng thời bắt đầu tù đây, Liên Xô và phe Đồng minh chuyển sang tấn công đồng loạt trên các Mặt trận.

+ Cuối tháng 08/1943, Hồng quân đã bẻ gãy cuộc phản công của quân Đức tại vòng cung Cuốc-xcơ. Tháng 06/1944. phần lớn lãnh thổ Liên Xô được giải phóng.

* Ở Mặt trận Bắc Phi: Từ tháng 3 đến tháng 5/1943, liên quân Mĩ - Anh phản công quét sạch quân Đức - Italia khỏi châu Phi. Chiến sự ở châu Phi chấm dứt.

* Ở Italia: Tháng 7/1943 đến tháng 5/1945, liên quân Mĩ - Anh tấn công truy kích quân phát xít, làm cho chủ nghĩa phát xít Italia bị sụp đổ, phát xít Đức phải khuất phục.

* Ở Thái Bình Dương: Sau chiến thắng quân Nhật trong trận Gua-đan-ca-nan (1/1943) Mĩ phản công đánh chiếm các đảo ở Thái Bình Dương.

2. Phát xít Đức bị tiêu diệt. Nhật Bản đầu hàng. Chiến tranh kết thúc.

a. Phát xít Đức bị tiêu diệt .

- Sau khi giải phóng các nước Trung và Đông Âu (1944), tháng 1/1945, Hồng quân Liên Xô mở cuộc tấn công Đức ở Mặt trận phía Đông, tiến quân vào giải phóng các nước ở Trung và Đông Âu, tiến sát biên giới nước Đức.

- Tháng 2/1945, Liên Xô tổ chức hội nghị Ianta gồm 3 nước Liên Xô, Mĩ, Anh bàn về việc tổ chức lại thế giới sau chiến tranh.

-Hè 1944, Mĩ, Anh mở Mặt trận thứ hai ở Tây Âu bằng cuộc đổ bộ tại Noóc-măng-đi (miền Bắc Pháp) tiến vào giải phóng Pháp, Bỉ, Hà Lan, chuẩn bị tấn công Đức.

- Từ tháng 02 đến tháng 04/1945, Liên Xô tấn công Béc-lin, đánh bại hơn 1 triệu quân Đức.

- Ngày 30/04, lá cờ đỏ búa liềm được cắm trên nóc toà nhà Quốc hội Đức. Ngày 09/05/1945, nước Đức kí văn bản đầu hàng không điều kiện. Chiến tranh chấm dứt ở Châu Âu

soviet_flag_over_reichstag_500

Hồng quân Liên Xô cắm cờ chiến thắng trên nóc tòa nhà Quốc hội Đức ngày 9/5/1945

duc_hang_400

Đức đầu hàng

b. Nhật bị tiêu diệt

- Mặt trận Thái Bình Dương, từ năm 1944, liên quân Mĩ, Anh tấn công đánh chiếm Miến Điện và quần đảo Phi-líp-pin.

- Ngày 06/08-1945, Mĩ ném quả bom nguyên tử xuống Hi-rô-si-ma làm 8 vạn người thiệt mạng. Ngày 08/08, Liên Xô tuyên chiến với Nhật và tấn công đạo quân Quan Đông gồm 70 vạn quân Nhật ở Mãn Châu. Ngày 09/08, Mĩ ném tiếp quả bom nguyên tử thứ hai huỷ diệt thành phố Na-ga-da-ki, giết hại 2 vạn người.

- Ngày 15/08, Nhật Bản chấp nhận đầu hàng không điều kiện. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc.

Về vai trò của Liên Xô, Mĩ, Anh trong việc tiêu diệt phát xít Nhật (xét phạm vi thời gian 1944 - 1945): Liên Xô, Mĩ, Anh đều là lực lượng trụ cột, giữ vai trò quyết định trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít Nhật. Cuộc tấn công của Mĩ, Anh ở khu vực chiếm đóng của Nhật ở Đông Nam Á đã thu hẹp dần thế lực của phát xít Nhật. Việc quân Mĩ uy hiếp, đánh phá các thành phố lớn của Nhật bằng không quân, đặc biệt việc Mĩ ném 2 quả bom nguyên tử xuống Nhật Bản đã có tác dụng lớn trong việc phá hủy lực lượng phát xít Nhật cả về vật chất lẫn tinh thần. Tuy nhiên cũng không thể phủ nhận việc Mĩ ném 2 quả bom nguyên tử xuống Nhật Bản là một tội ác, reo rắc thảm họa chết chóc kinh hoàng cho nhân dân Nhật Bản.

chau_a_thai_binh_duong_500

nht_hng_500

Nhật đầu hàng

V. KẾT CỤC CỦA CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI.

- Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc với sự sụp đổ hoàn toàn của phát xít Đức, I-ta-li-a, Nhật.

- Thắng lợi vĩ đại thuộc về các dân tộc trên thế giới đã kiên cường chiến đấu chống chủ nghĩa phát xít.

- Liên Xô, Mĩ, Anh là lực lượng trụ cột, giữ vai trò quyết định trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít.

- Hơn 70 quốc gia với 1700 triệu người đã bị lôi cuốn vào vòng chiến, khoảng 60 triệu người chết, 90 triệu người bị tàn phế, thiệt hại vật chất 4000 tỉ đô-la..

- Chiến tranh kết thúc đã dẫn đến những biến đổi căn bản của tình hình thế giới

Trận chiến Trân Châu Cảng http://diepdoan.violet.vn/document/show/entry_id/1908457

Phim: Phát xít Đức duyệt binh biểu dương lực lượng ngày 12 tháng 3 năm 1938 http://diepdoan.violet.vn/document/show/entry_id/1908493

Phim: Hitle tuyên bố bắt đầu chiến tranh thế giới thứ II ngày 1/9/1939 http://diepdoan.violet.vn/document/show/entry_id/1908490

Videoclip Mỹ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki http://diepdoan.violet.vn/document/show/entry_id/1895845

Videoclip đồng minh đổ bộ lên bờ biển Normandy http://diepdoan.violet.vn/document/show/entry_id/1895842

Videoclip trận đánh Stalingrad đẫm máu nhất lịch sử

http://diepdoan.violet.vn/document/show/entry_id/1895838

http://violet.vn/diepdoan/document/show/entry_id/453987

http://violet.vn/diepdoan/document/show/entry_id/453985

http://violet.vn/diepdoan/document/show/entry_id/453334

http://violet.vn/diepdoan/document/show/entry_id/453333

Normandy (6/6/1944)

Chum anh ve D Day
Hạm đội tàu đổ bộ thẳng tiến Normandy ngày 6/6/1944.
Chum anh ve D Day
Các binh sĩ trên tàu đổ bộ chuẩn bị cập bờ Normandy.
Chum anh ve D Day
Hải quân Mỹ dưới sự yểm trợ của máy bay B-17 rời cảng Anh để qua eo biển Manches.
Chum anh ve D Day
Lính nhảy dù Mỹ trước giờ xuất kích.
Chum anh ve D Day
Lính Mỹ cố gắng đối phó với các khẩu đạn cối của lực lượng phòng vệ bờ biển Đức để tiến vào đất liền.
Chum anh ve D Day
Lính Mỹ dìu các đồng đội đã kiệt sức vào bờ.
Chum anh ve D Day
Sư đoàn Bộ binh số 8 của Mỹ tại bãi Utah.
Chum anh ve D Day
Lực lượng Đồng minh bảo vệ công sự trên bờ Normandy.
Chum anh ve D Day
Lính Đức bị bắt giữ tại bãi Utah.
Chum anh ve D Day
Tướng Eisenhower nhắc nhở các binh sĩ nhảy dù Mỹ trước giờ xuất kích.
Chum anh ve D Day
Nhảy dù xuống bãi biển Normandy.
Chum anh ve D Day
Toàn cảnh đổ bộ ngày 6/6/1944 tại bãi biển Normandy.

Chùm ảnh: Trận chiến Trân Châu Cảng

(Dân trí) - Chỉ trong vòng chưa đầy ba tiếng đồng hồ, máy bay của Nhật đã nghiền nát hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ. Dưới đây là những hình ảnh về vụ không kích đã đẩy nước Mỹ vào Thế chiến II.

Các phi công của Nhật nhận lệnh trên một tàu khu trục trước khi bắt đầu sứ mệnh ném bom Trân Châu Cảng. Đô đốc Yamamoto Isoroku hi vọng một cuộc tấn công bất ngờ, chớp nhoáng vào hạm đội của Mỹ sẽ làm cho người Mỹ phải cầu hòa, và để Thái Bình Dương cho Nhật tự do bành trướng.

183 máy bay chiến đấu đã tham gia vào đợt tấn công đầu tiên của Nhật. “Các máy bay giống một đàn ruồi kín đặc bầu trời”, phi công ném bom Abe Zenji nhớ lại.

Vào 7h58 sáng ngày 7/12/1941, chuông báo động vang lên: “Máy bay tấn công Trân Châu Cảng. Không phải là một cuộc diễn tập!”. Sau đó, cũng buổi sáng cùng ngày, kho đạn của chiến hạm USS Shaw phát nổ khi bị trúng bom Nhật.

Hai chiến hạm USS West Virginia và USS Tennessee bốc cháy ngùn ngụt. Cảnh tượng đó được một phi công ném bom Nhật sau đó kể lại là “một cảnh tượng thật hùng vĩ”.

Vào 7h56 phút sáng, chiến hạm USS Arizona rung chuyển bởi hai tiếng nổ đinh tai nhức óc. Rồi lửa bốc lên ngùn ngụt.

Sân bay hải quân của Mỹ ở Trân Châu Cảng chỉ còn là một đống đổ nát sau vụ tấn công. Tổng cộng 347 máy bay của Mỹ hoặc bị phá hủy hoặc bị hư hỏng.

Chiến hạm hạng nặng USS Arizona đang chìm xuống biển sau hai tiếng nổ cực lớn.

Một thủy thủ được cứu lên sau khi nhảy khỏi chiến hạm USS West Virginia bị trúng ngư lôi. Chiến hạm USS West Virginia đã bị chìm bên cạnh chiến hạm USS Tennessee.

Đến 9h40 phút lửa bốc cháy toàn bộ chiến hạm West Virginia. Mãi đến tận 4h30 chiều hôm đó, ngọn lửa mới được khống chế.

Chiến hạm USS Oklahoma bị lật ngược trong Trân Châu Cảng.

Và vào 4h chiều ngày hôm sau, Tổng thống Mỹ lúc bấy giờ Franklin D. Roosevelt ký bản tuyên chiến, chính thức đẩy nước Mỹ vào trong sự hỗn loạn của Chiến tranh thế giới II.

Sưu tầm

Phát xít Đức thiết lập trại tập trung lớn nhất và khét tiếng nhất Auschwitz ở Oswiecim, gần Krakow, Ba Lan. Trong những năm 1940-1945, hơn một triệu người, trong đó đa số là người Do Thái, ngoài ra là người Ba Lan, Digan, Nga, bị giữ tại đây.

Auschwitz duoi thoi Duc Quoc xa Auschwitz duoi thoi Duc Quoc xa Auschwitz duoi thoi Duc Quoc xa
Các con tàu chở đầy nạn nhân từ khu vực châu Âu bị chiếm đóng tới Auschwitz gần như hằng ngày từ năm 1942 đến mùa hè năm 1944. Lính gác kiểm tra người mới đến để xác định họ có đủ điều kiện "được" lao động cưỡng bức hay không. Hầu hết là không và bị chuyển ngay tới các phòng khí độc. Các phòng khí độc ngày một rộng lớn trong chiến tranh. Cuối cùng, một khu liên hợp gồm 4 toà nhà lớn, trong đó có khu lột quần áo, phòng khí độc và lò hoả thiêu, được thiết lập. Tư trang của các nạn nhân bị tịch thu và gửi trở lại Đức. Bức ảnh các phụ nữ xếp hàng chờ được giao công việc nặng nhọc do một cận vệ SS chụp lại. Phát xít Đức sử dụng lao động cưỡng bức làm biện pháp "giáo dục lại" các nhân vật đối lập chính trị từ năm 1933. Vào thời Auschwitz được thành lập, chúng vẫn sử dụng tù nhân trong các trại tập trung làm lực lượng lao động chính. Những người sống sót sau lượt lựa chọn đầu tiên phải làm việc trong các nhà máy vũ khí, hầm mỏ, nông trại và nhà máy hoá chất.
Auschwitz duoi thoi Duc Quoc xa Auschwitz duoi thoi Duc Quoc xa Auschwitz duoi thoi Duc Quoc xa
Điều kiện sống trong trại vô cùng khắc nghiệt. Nhiều tù nhân cùng ngủ trên một chiếc giường. Giường thì chỉ là phản gỗ cứng. Tù nhân phải nằm rúc vào nhau để giữ ấm trong mùa đông và cùng nhau chịu đựng cái nóng của mùa hè. Auschwitz nhanh chóng mở rộng sau khi trại đầu tiên, Auschwitz-I, được thiết lập năm 1940. Phát xít Đức bắt tù nhân xây dựng thêm hai trại nữa. Auschwitz-II ban đầu là một trại chết, phần quan trọng trong kế hoạch giết hại tất cả người Do Thái ở châu Âu được gọi là "Giải pháp cuối cùng cho vấn đề Do Thái". Auschwitz-III là trại lao động cưỡng bức, cung cấp lao động cho việc sản xuất cao su Buna. Sau khi thực thi một số biện pháp giết người hàng loạt, Đức Quốc xã quyết định sử dụng Zyklon B, loại khí trước đó được dùng để tẩy uế, tại Auschwitz. Các nạn nhân bị tổng cùng một lúc vào phòng được nguỵ trang dưới hình thức nhà tắm rồi bị thiêu sống trong các lò được thiết kế riêng cho mục đích này. Xe đẩy chạy ra vào lò để các nạn nhân bị thiêu nhanh hơn. Khoảng một triệu người Do Thái bị giết hại trong trại.
Auschwitz duoi thoi Duc Quoc xa Auschwitz duoi thoi Duc Quoc xa Auschwitz duoi thoi Duc Quoc xa

Gần như chẳng có gì bị bỏ phí ở Auschwitz. Tài sản của các nạn nhân bị tịch thu và phân loại để tái chế. Răng bằng vàng có giá trị rất cao. Tóc người bị cạo và dành để làm gối đệm. Số lượng kính, giày, quần áo, vali... rất lớn.

Trẻ em, vì còn quá nhỏ nên không thể trở thành lao động cưỡng bức, bị giết ngay sau khi tới Auschwitz. Tuy nhiên, Hồng quân Liên Xô tìm thấy một số em mặc đồng phục trại khi giải phóng nơi này. Các bác sĩ của Phát xít Đức đã tiến hành các xét nghiệm, tiêm những loại thuốc bí hiểm và nhỏ loại thuốc mắt gây mù. Một số em bị hoạn, một số chết trong cuộc thử tội. Khi tiến vào Auschwitz tháng 1/1945, Hồng quân chỉ tìm được 7.000 tù nhân. Gần 60.000 người đã buộc phải đi về phía tây trong thời tiết giá rét. Những người bị ngã hoặc tụt lại đằng sau bị bắn. Tổng cộng, 15.000 người thiệt mạng trong cuộc hành trình này. Một binh sĩ Liên Xô mô tả các tù nhân chỉ còn "da bọc xương", đầy chấy rận và đứng không vững. Một số người khóc, một số lại cười. Họ cố gắng hôn Hồng quân, nhưng không binh sĩ nào cảm thấy thoải mái vì sợ lây bệnh.
Auschwitz duoi thoi Duc Quoc xa Auschwitz duoi thoi Duc Quoc xa Auschwitz duoi thoi Duc Quoc xa
Hai sĩ quan chỉ huy Auschwitz bị xét xử và hành quyết ở Ba Lan năm 1947. Một tên nữa bị bắt gần Hamburg năm 1960 và chết trong tù 3 năm sau đó. Phiên toà trong bức ảnh trên diễn ra từ tháng 12/1063 đến tháng 8/1965. Lời khai của bị cáo, phần lớn là những trợ lý cấp thấp của các các chỉ huy trại, cung cấp một bức tranh chi tiết và khủng khiếp về thủ tục hàng ngày ở Auschwitz và bộ máy diệt chủng. Auschwitz Birkenau giờ là một viện bảo tàng do Bộ Văn hoá Ba Lan quản lý và là di sản thế giới được UNESCO công nhận. Auschwitz là một thành phố nhỏ, Birkenau là một ngôi làng lớn. Cuộc sống vẫn diễn ra bình thường ở ngoài cổng trại. Bên trong, bảo tàng đang cố gắng bảo tồn những gì họ đang có - không để các lò thiêu người bị sụp, hàng nghìn chiếc giày và bộ tóc của nạn nhân bị mục nát. Một lò thiêu ngưòi bị sụp ở Auschwitz. Bầu trời sáng lên phía trên di tích, nhân kỷ niệm 60 năm trại tập trung của Phát xít Đức được Hồng quân giải phóng.

Trận chiến cuối cùng chống phát xít Đức

Chiến dịch Berlin bắt đầu từ giữa tháng 4 đến ngày 8/5/1945, là một trong những trận chiến đẫm máu nhất trong Thế chiến II. Vào thời gian cuối của chiến dịch này, trùm phát xít Hiler đã tự sát tại căn hầm của y.

Ngày 9/5, phát xít Đức ký văn bản đầu hàng vô điều kiện trước quân Đồng minh. Chiến tranh chấm dứt ở châu Âu.

Video Đức ký văn bản đầu hàng vô điều kiện
Trùm phát xít Đức Adolf Hitler
Quốc trưởng Đức Adolf Hitler động viên các thiếu niên thuộc lực lượng Thanh niên Hilter trong trận chiến bảo vệ Berlin vào ngày 20/4. Đó cũng chính là ngày sinh nhật lần thứ 56 của trùm phát xít. Ảnh: militaryphotos.net.
Binh lính Đức chờ đợi cuộc tấn công của hồng quân Liên Xô vào Berlin.
Binh lính Đức chờ đợi cuộc tấn công của hồng quân Liên Xô. Ảnh: greatmilitarybattles.com.
Pháo
Tên lửa Katyusha của Liên Xô khai hỏa trong Chiến dịch Berlin - bắt đầu từ ngày 16/4 tới 9/5 năm 1945, với hướng tấn công từ phía đông Berlin. Ảnh: ww2total.com.
Binh sĩ Liên Xô nạp tên lửa Katyusha trong trận chiến. Ảnh: ww2total.com.
Không quân Liên Xô làm chủ bầu trời Berlin. Ảnh:
Không quân Liên Xô oanh tạc Berlin. Ảnh: ww2total.com.
Xe tăng Liên Xô
Xe tăng Liên Xô tiến về phía khu Nhà quốc hội Đức vào ngày 29/4. Ảnh: greatmilitarybattles.com.
Video trận chiến Berlin năm 1945
Hồng quân Liên Xô treo cờ
Hồng quân cắm quốc kỳ Liên Xô lên mái vòm Reichtag vào sáng sớm 1/5/1945. Ảnh: Sovfoto.
Xác binh lính Đức bên cạnh xe tăng sau cuộc chiến Berlin. Ảnh:
Xác binh lính Đức bên cạnh xe tăng trong những ngày cuối cùng trong cuộc chiến Berlin. Theo Wikipedia, khoảng 150 tới 173.000 lính Đức chết, hơn 200.000 người bị thương. Số dân thường thiệt mạng vào khoảng 152.000 người. Ảnh: militaryphotos.net.

Từ khóa » Sử Lớp 11 Bài 17 Violet