Sử 12 Bài 20: Cuộc Kháng Chiến Chống Thực Dân Pháp Kết Thúc ...
Có thể bạn quan tâm
Lý thuyết Lịch sử 12 bài 20
Âm mưu mới của Pháp - Mĩ ở đông dương. Kế hoạch Nava
1. Hoàn cảnh lịch sử
- Trải qua 8 năm kháng chiến và kiến quốc, lực lượng kháng chiến của nhân dân ta lớn mạnh đáng kể.
- Pháp bị thiệt hại ngày càng lớn, vùng chiếm đóng bị thu hẹp. Quân Pháp ở vào thế phòng ngự, bị động.
- Mĩ can thiệp sâu vào chiến tranh Đông Dương, tích cực chuẩn bị thay thế Pháp.
2. Kế hoạch Nava
- Mục đích: trong 18 tháng giành lấy một thắng lợi quyết định để “kết thúc chiến tranh trong danh dự”.
- Nội dung: Kế hoạch gồm hai bước :
Bước thứ nhất (thu - đông 1953 và xuân 1954), giữ thế phòng ngự chiến lược ở miền Bắc, tấn công chiến lược để bình định miền Trung và Nam Đông Dương.
Bước thứ hai (từ thu - đông 1954), chu ển lực lượng ra chiến trường miền Bắc, thực hiện tiến công chiến lược, cố giành thắng lợi quân sự quyết định, buộc ta phải đàm phán theo những điều kiện có lợi cho chúng và “kết thúc chiến tranh trong danh dự”.
Luyện tập: Âm mưu mới của Pháp – Mĩ ở Đông Dương khi bước vào đông – xuân 1953 – 1954 như thế nào?
Cuộc tiến công chiến lược đông - xuân 1953-1954 và chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954
1. Cuộc Tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953 - 1954
Cuối tháng 9 - 1953, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp ở Việt Bắc để bàn kế hoạch quân sự Đông - Xuân 1953 - 1954.
a. Chủ trương
- Nhiệm vụ: tiêu diệt địch là chính.
- Phương hướng chiến lược: chủ động mở những cuộc tiến công buộc địch phải phân tán lực lượng.
b. Diễn biến
- Ngày 10 - 12 - 1953, một bộ phận quân chủ lực của ta tiến công thị xã Lai Châu, loại khỏi vòng chiến đấu 24 đại đội địch, giải phóng toàn bộ Lai Châu (trừ Điện Biên Phủ).
- Đầu tháng 12 - 1953, liên quân Lào - Việt mở cuộc tiến công địch ở Trung Lào, tiêu diệt 3 tiểu đoàn Âu - Phi, giải phóng 4 vạn km2 và thị xã Thà Khẹt ; bao vây uy hiếp Xavannakhét và căn cứ Xênô.
- Cuối tháng 1 - 1954, liên quân Lào - Việt tiến công địch ở Thượng Lào, giải phóng lưu vực sông Nậm Hu, toàn tỉnh Phongxalì, căn cứ kháng chiến của nhân dân Lào được mở rộng thêm gần 1 vạn km2.
- Đầu tháng 2 - 1954, quân ta tiến công địch ở Bắc Tây Nguyên, loại khỏi vòng chiến đấu 2000 địch, giải phóng toàn tỉnh Kon Tum, một vùng rộng lớn với 20 vạn dân ; bao vây, uy hiếp Plâyku.
- Để đối phó với cuộc tiến công của ta, Nava đã điều quân tăng viện cho Điện Biên Phủ, Xênô, Luông Phabang, Mường Sài và Plâyku. Kế hoạch Nava bước đầu bị phá sản. Thắng lợi của ta trong đông - xuân 1953 - 1954 đã chuẩn bị về vật chất và tinh thần cho quân dân Việt Nam mở cuộc tiến công quyết định vào Điện Biên Phủ.
2. Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954
- Mục tiêu: tiêu diệt lực lượng địch, giải phóng vùng Tây Bắc, tạo điều kiện cho Lào giải phóng Bắc Lào.
- Diễn biến:
Chiến dịch Điện Biên Phủ được chia làm ba đợt :
- + Đợt 1 (từ 13 đến 17 - 3 - 1954) : quân ta tiến công tiêu diệt các cứ điểm Him Lam và toàn bộ phân khu Bắc. Kết quả, ta loại khỏi vòng chiến 2000 địch.
- + Đợt 2 (từ 30 đến 26 - 4 - 1954) : quân ta đồng loạt tiến công các cứ điểm phía đông khu Trung tâm Mường Thanh như E1, D1, C1, C2, A1... Ta chiếm phần lớn các cứ điểm của địch… Sau đợt này, Mĩ khẩn cấp viện trợ cho Pháp và đe doạ ném bom nguyên tử ở Điện Biên Phủ. Ta kịp thời khắc phục khó khăn về tiếp tế, nâng cao quyết tâm giành thắng lợi.
- + Đợt 3 (từ 1 - 5 đến 7 - 5 - 1954) : quân ta đồng loạt tiến công phân khu Trung tâm Mường Thanh và phân khu Nam, lần lượt tiêu diệt các cứ đề kháng còn lại của địch. Chiều 7 - 5, quân ta đánh vào sở chỉ huy địch. 17 giờ 30 ngày 7 - 5 - 1954, tướng Đờ Caxtơri cùng toàn bộ Ban tham mưu bị bắt. Tập đoàn cứ điểm của địch ở Điện Biên Phủ bị tiêu diệt.
3. Kết quả và ý nghĩa
a. Kết quả
- Cuộc tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953 - 1954 và chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ đã toàn thắng. Quân dân ta đã loại khỏi vòng chiến đấu 128 200 địch, thu 19. 000 súng các loại, phá 162 máy bay , 81 đại bác, giải phóng nhiều vùng rộng lớn trong cả nước.
- Riêng mặt trận Điện Biên Phủ, ta đã loại khỏi vòng chiến đấu 16.200 địch, trong đó có một thiếu tướng, bắn rơi và phá huỷ 62 máy bay các loại, thu toàn bộ vũ khí, phương tiện chiến tranh.
b. Ý nghĩa : đập tan hoàn toàn kế hoạch Nava, giáng đòn quyết định vào ý chí xâm lược của thực dân Pháp, làm xoay chuyển cục diện chiến tranh, tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh ngoại giao của ta giành thắng lợi.
Tham khảo:
- Diễn biến cuộc Tiến công chiến lược Đông – xuân 1953 – 1954 của quân dân ta
- Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ đã được chuẩn bị và giành thắng lợi như thế nào? Nêu ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ
Hiệp định Giơnevơ 1954 về Đông Dương
1. Hội nghị Giơnevơ
- Tháng 1-1954, Hội nghị ngoại trưởng 4 nước : Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp họp tại Béclin đã thoả thuận về việc triệu tập một hội nghị quốc tế ở Giơnevơ(Thụy Sĩ) để giải quyết về vấn đề Triều Tiên và lập lại hoà bình ở Đông Dương.
- Ngày 8-5-1954, Hội nghị Giơnevơ bắt đầu thảo luận về vấn đề lập lại hoà bình ở Đông Dương.
- Ngày 21-7-1954, Hiệp định Giơnevơ được kí kết.
2. Hiệp định Giơnevơ
a. Nội dung
- Các nước tham dự Hội nghị cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản là độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia ; cam kết không can thiệp vào công việc nội bộ của ba nước.
- Các bên tham chiến thực hiện ngừng bắn, lập lại hoà bình trên toàn cõi Đông Dương.
- Các bên tham chiến thực hiện cuộc di chuyển, tập kết quân đội ở hai vùng : Ở Việt Nam, quân đội nhân dân Việt Nam và quân đội viễn chinh Pháp tập kết ở hai miền Bắc-Nam, lấy vĩ tuyến 17 (dọc theo sông Bến Hải-Quảng Trị) làm giới tuyến quân sự tạm thời cùng với khu phi quân sự ở hai bên giới tuyến. Ở Lào, lực lượng kháng chiến tập kết ở hai tỉnh Sầm Nưa và Phongxalì. Ở Campuchia, lực lượng kháng chiến phục viên tại chỗ.
- Hiệp định cấm việc đưa quân đội, nhân viên quân sự, vũ khí nước ngoài vào các nước Đông Dương. Các nước ngoài không được đặt căn cứ quân sự ở Đông Dương. Các nước Đông Dương không được tham gia vào bất cứ khối quân sự nào và không để các nước khác dùng lãnh thổ của mình vào việc gây chiến tranh hoặc phục vụ cho mục đích xâm lược.
- Việt Nam tiến tới thống nhất bằng cuộc tổng tuyển cử tự do trong cả nước, sẽ được tổchức vào tháng 7-1956 dưới sự kiểm soát và giám sát của một Uỷ ban quốc tế.
- Trách nhiệm thi hành hiệp định thuộc về những người thực kí Hiệp định Giơnevơ và những người kế tục họ.
b. Ý nghĩa
- Mĩ không thực hiện được âm mưu kéo dài, mở rộng và quốc tế hoá chiến tranh ở Đông Dương. Pháp phải chấm dứt chiến tranh, rút quân khỏi miền Bắc và cả nước ta.
- Là văn bản pháp lí quốc tế ghi nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân các nước Đông Dương và được các cường quốc cùng các nước tham dự Hội nghị cam kết tôn trọng.
- Mốc đánh dấu kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp 1945-1954, miền Bắc hoàn toàn giải phóng.
Xem thêm: Hãy nêu những nội dung cơ bản và ý nghĩa lịch sử của Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương.
Ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp
1. Ý nghĩa lịch sử
- Chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược, đồng thời chấm dứt ách thống trị thực dân của Pháp trong gần một thế kỉ trên đất nước ta.
- Miền Bắc nước ta được giải phóng, chuyển sang giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa, tạo cơ sở để nhân dân ta giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc.
- Giáng đòn nặng nề vào tham vọng xâm lược, âm mưu nô dịch của chủ nghĩa đế quốc sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Góp phần làm tan rã hệ thống thuộc địa của chúng.
- Cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc các nước châu Á, châu Phi và Mĩ Latinh.
2. Nguyên nhân thắng lợi
- Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, với đường lối chính trị, quân sự và đường lối kháng chiến đúng đắn, sáng tạo.
- Toàn dân, toàn quân ta đoàn kết một lòng, dũng cảm trong chiến đấu, cần cù trong lao động sản xuất.
- Có hệ thống chính quyền dân chủ nhân dân trong cả nước, có mặt trận dân tộc thống nhất được củng cố và mở rộng, có lực lượng vũ trang ba thứ quân sớm được xây dựng và không ngừng lớn mạnh, có hậu phương rộng lớn, vững chắc về mọi mặt.
- Sự liên minh chiến đấu của nhân dân ba nước Đông Dương chống kẻ thù chung. Sự đồng tình, ủng hộ và giúp đỡ của Trung Quốc, Liên Xô và của các nước dân chủ nhân dân khác, của nhân dân Pháp và loài người tiến bộ.
Tham khảo thêm: Phân tích nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp 1945 – 1954.
Sơ đồ hóa kiến thức sử 12 bài 20
Soạn sử 12 bài 20
Hướng dẫn trả lời câu hỏi và bài tập trang 156 sách giáo khoa
Câu 1 trang 156 SGK sử 12
Câu hỏi
Chứng minh: Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi lớn nhất của ta trong kháng chiến chống Pháp và là thắng lợi quyết định buộc thực dân Pháp phải kí Hiệp định Giơnevơ năm 1954, chấm dứt chiến tranh xâm lược ở Đông Dương.
Trả lời
- Chiến dịch Điện Biên Phủ đã làm thất bại hòa toàn kế hoạch Nava. Đây là quân bài cuối cùng của Pháp, Mĩ trong cuộc chiến tranh ở Đông Dương.
- Phá vỡ được tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương, “pháo đài bất khả xâm phạm” của Pháp.
- Đây là trận đánh được quân và dân ta chuẩn bị chu đáo với tinh thần: tất cả cho tiền tuyến, tất cả cho chiến thắng.
- Thắng lợi quân sự lớn nhất trong chiến dịch Điện Biên Phủ đã quyết định đến thắng lợi ngoại giao trên bàn đàm phán, buộc Pháp phải ký Hiệp định Giơnevơ.
- Như vậy, chiến thắng Điện Biên Phủ là chiến thắng vĩ đại nhất trong cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc ta, góp phần quyết định vào thắng lợi trên bàn đàm phán ở Hội nghị Giơnevơ.
Câu 2 trang 156 SGK sử 12
Câu hỏi
Lập bảng niên biểu các sự kiện lịch sử lớn của ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp từ sau chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950 đến khi kết thúc cuộc kháng chiến (7 - 1954).
Trả lời
Thời gian | Sự kiện |
2/1951 | Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng. |
1950 - 1951 | Chiến dịch Trung du, Chiến dịch đường số 18, chiến dịch Hà Nam Ninh. |
Đông - xuân 1951-1952 | Chiến dịch Hòa Bình. |
Thu- đông 1952 | Chiến dịch Tây Bắc. |
Xuân - hè 1953 | Chiến dịch Thượng Lào. |
9/1953 | Bộ chính trị Ban chấp hành Trung ương họp ở Việt Bắc để bàn về kế hoạch quân sự trong Đông xuân 1953 – 1954. |
Đông – xuân 1953 - 1954 | Thực hiện các cuộc tiến công chiến lược. |
1954 | Chiến dịch Điện Biên Phủ. |
21/7 /1954 | Ký kết Hiệp định Giơnevơ |
Trên đây là những kiến thức trọng tâm sử 12 bài 20 đã được chúng tôi biên soạn với mong muốn giúp các em ôn tập và nắm vững các kiến thức lý thuyết của bài học này. Các em có thể tham khảo thêm những hướng dẫn soạn sử 12 bài 20 chi tiết hơn để trả lời tốt các câu hỏi và bài tập trang 156 sách giáo khoa.
Trắc nghiệm sử 12 bài 20
Câu 1. Bước vào Đông Xuân 1953 – 1954, âm mưu của Pháp – Mĩ là
A. giành một thắng lợi quyết định để “kết thúc chiến tranh trong danh dự”. B. giành lấy một thắng lợi quân sự để tiếp tục cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. C. giành lại quyền chủ động chiến lược trên chiến trường chính Bắc Bộ. D. giành thắng lợi quân sự để nâng cao vị thế của nước Pháp trên thế giới.
Câu 2. Trước tình thế sa lầy và thất bại của Pháp ở Đông Dương, thái độ của Mĩ đối với cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương như thế nào?
A. Chuẩn bị can thiệp vào cuộc chiến tranh Đông Dương. B. Bắt đầu can thiệp vào chiến tranh Đông Dương. C. Can thiệp sâu vào chiến tranh Đông Dương. D. Không can thiệp vào chiến tranh Đông Dương.
Câu 3. Từ thu – đông 1953, Nava tập trung quân ở khu vực nào?
A. Đồng bằng Bắc Bộ. B. Tây Bắc. C. Thượng Lào. D. Bắc Trung Bộ.
Câu 4. Tình hình thực dân Pháp sau 8 năm tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam như thế nào?
A. Bước đầu gặp những khó khăn về tài chính. B. Vùng chiếm đóng ngà càng mở rộng. C. Thiệt hại ngày càng lớn, lâm vào thế bị động về chiến lược. D. Hành lang Đông – Tây bị chọc thủng.
Câu 5. Nội dung chủ yếu trong bước thứ nhất của kế hoạch Nava là gì?
A. Phòng ngự chiến lược ở miền Nam, tấn công chiến lược ở miền Bắc. B. Tấn công chiến lược ở hai miền Bắc - Nam. C. Phòng ngự chiến lược ở miền Bắc, tấn công chiến lược ở miền Nam. D. Phòng ngự chiến lược ở hai miền Bắc - Nam.
Từ khóa » Tóm Tắt Lý Thuyết Sử 12 Bài 20
-
Bài 20. Cuộc Kháng Chiến Toàn Quốc Chống Thực Dân Pháp Kết Thúc ...
-
Sơ đồ Tư Duy Lịch Sử 12 Bài 20 Ngắn Gọn Nhất - TopLoigiai
-
Lịch Sử 12 Bài 20: Cuộc Kháng Chiến Toàn Quốc Chống Thực Dân ...
-
Lý Thuyết Lịch Sử 12 Bài 20: Cuộc Kháng Chiến Toàn Quốc Chống ...
-
Lịch Sử 12 Bài 20: Cuộc Kháng Chiến Toàn Quốc Chống ...
-
Lý Thuyết Lịch Sử 12 Bài 20 (mới 2022 + 83 Câu Trắc Nghiệm)
-
Giải Bài 20 Lịch Sử 12: Cuộc Kháng Chiến Toàn Quốc Chống Thực Dân ...
-
Tóm Tắt Lịch Sử 12 - Bài 20: Cuộc Kháng Chiến Toàn Quốc Chống ...
-
Lịch Sử 12 Bài 20: Cuộc Kháng Chiến Toàn Quốc Chống Thực Dân ...
-
Bài 20. Cuộc Kháng Chiến Toàn Quốc Chống Thực Dân Pháp Kết Thúc ...
-
Sơ đồ Tư Duy Bài 20 Lịch Sử 12: Cuộc Kháng Chiến Toàn Quốc Chống ...
-
Lý Thuyết Lịch Sử 12 Bài 20: Cuộc Kháng Chiến Toàn Quốc Chống ...
-
Lịch Sử 12 Bài 20: Cuộc Kháng Chiến Toàn Quốc Chống Thực ...