SỬ 12 - BÀI ÔN TẬP LỊCH SỬ VIỆT NAM 1954 - 1975

I- TÌNH HÌNH VÀ NHIỆM VỤ CÁCH MẠNG NƯỚC TA SAU HIỆP ĐỊNH GIƠNEVƠ NĂM 1954 VỀ ĐÔNG DƯƠNG

1. Tình hình nước ta sau hiệp định Giơnevơ

a/Tình hình

-Từ 1955- 1956, miền Bắc hoàn toàn giải phóng, miền Nam vẫn chưa tổng tuyển cử thống nhất 2 miền.

-Mỹ  thay chân Pháp, đưa Ngô Đình Diệm nắm chính quyền, âm mưu chia cắt 2 miền và biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự ở Đông Nam Á.   

b/Nhiệm vụ

-Miền Bắc: khôi phục kinh tế, tiến lên CNXH

-Miền Nam: tiếp tục cuộc Cách mạng dân tộc (chống ĐQ Mỹ) dân chủ nhân dân (chống tay sai Ngô Đình Diệm), thực hiện hòa bình thống nhất nước nhà.

***Mối quan hệ: miền Bắc là hậu phương có vai trò quyết định, miền Nam là tiến tuyến có vai trò trực tiếp trong việc thực hiện nhiệm vụ chung trước hết là đánh bại Mỹ, giải phóng miền Nam. CM 2 miền có quan hệ gắn bó và phối hợp nhau cùng phát triển.

III – MIỀN NAM ĐẤU TRANH CHỐNG CHẾ ĐỘ MĨ – DIỆM, GIỮ GÌN VÀ PHÁT TRIỂN LỰC LƯỢNG CÁCH MẠNG, TIẾN TỚI “ĐỒNG KHỞI” (1954 – 1960)

2. Phong trào “Đồng Khởi” (1959 - 1960)

a)Hoàn cảnh (Điều kiện lịch sử)                                                                                                                                                                                                                                                                              

-Những năm 1957-1959, Mỹ - Diệm tăng cường khủng bố phong trào đấu tranh của quần chúng: ra luật 10/59, đặt cộng sản ngoài vòng pháp luật…

-Tháng 1-1959, Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 15 xác định: ND miền Nam sử dụng bạo lực đánh đổ chính quyền Mỹ - Diệm

b)Diễn biến:

-Từ Bác Ái, Trà Bồng (1959), phong trào đã lan rộng khắp miền Nam, tiêu biểu là ở Bến Tre.

-Ngày 17-01-1960, “Đồng khởi” đã nổ ra ở huyện Mỏ Cày rồi lan ra toàn tỉnh Bến Tre, phá vỡ từng mảng lớn chính quyền địch.

-Đồng khởi đã nhanh chóng lan ra khắp Nam Bộ, Tây Nguyên…

c)Kết quả

-Đến 1960, ta đã làm chủ nhiều thôn, xã ở Nam Bộ, Trung Trung bộ và Tây Nguyên…

-Dẫn đến sự ra đời của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ngày 20-12-1960

d)Ý nghĩa:

-Giáng đòn nặng nề vào chính sách thực dân kiểu mới của Mỹ, lung lay chính quyền Ngô Đình Diệm

-Cách mạng miền Nam từ thế gìn giữ lực lượng chuyển sang thế tiến công.

-Đây là thất bại mang tính chiến lược đầu tiên của Mỹ - Diệm

IV – MIỀN BẮC XÂY DỰNG BƯỚC ĐẦU CƠ SỞ VẬT CHẤT – KĨ THUẬT CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI (1961 – 1965)

1. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (9 – 1960)

*Thời gian: tháng 9/1960 tại Hà Nội

* Nội dung:

- Đề ra nhiệm vụ chiến lược của CM cả nước, nhiệm vụ từng miền và mối quan hệ giữa CM 2 miền.

      + CM XHCN ở MB có vai trò quan trọng.

      + CM DTDCND ở MN có vai trò quyết định nhất.

      + CM 2 miền có mối quan hệ gắn bó và hợp đồng nhau để thống nhất nước nhà.

- ĐH thông qua báo cáo chính trị, sửa đổi Điều lệ Đảng và KH 5 năm lần I.

- Bầu BCH TW mới.

* Ý nghĩa:

- Là nguồn ánh sáng mới cho toàn Đảng, toàn dân trong việc thắng lợi CNXH ở MB và đấu tranh thống nhất nước nhà.

2. Miền Bắc thực hiện kế hoạch Nhà nước 5 năm (1961 – 1965) SGK

V – MIỀN NAM CHIẾN ĐẤU CHỐNG CHIẾN LƯỢC “CHIẾN TRANH ĐẶC BIỆT” CỦA ĐẾ QUỐC MĨ (1961 – 1965)

1. Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ ở miền Nam

a)Hoàn cảnh lịch sử: sau phong trào Đồng Khởi, Mỹ đã tiến hành Chiến tranh đặc biệt ở miền Nam VN

b)Âm mưu:

-“Chiến tranh đặc biệt” là hình thức chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới được tiến hành bằng quân đội Sài Gòn + cố vấn Mỹ + vũ khí và trang thiết bị hiện đại nhằm chống cách mạng và nhân dân ta.

- Âm mưu cơ bản là: “Dùng người Việt đánh người Việt

c) Thủ Đoạn

-Đề ra kế hoạch “Xtalây - Taylo” nhằm bình định miền Nam trong 18 tháng

-Tăng cường cố vấn quân sự, viện trợ quân sự, lực lượng quân đội Sài Gòn…

-Dồn dân lập Ấp chiến lược

-Mở các cuộc hành quân càng quét nhằm tiêu diệt lực lượng cách mạng

-Phá hoại miền Bắc

2. Miền Nam chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh  đặc biệt” của Mĩ

a)Chủ trương:

-1/1961 Trung ương cục miền Nam ra đời

-2/1961 Quân giải phóng miền Nam ra đời

-Tiếp tục phát triển thế tiến công, đấu tranh bằng 3 mũi giáp công: Chính trị, quân sự và binh vận

b)Thắng lợi của quân dân miền Nam

*Mặt trận quân sự

-1/1963 ta thắng lớn tại Ấp Bắc – Mỹ Tho, đánh bại các chiến thuật “trực thăng vận – thiết xa vận” chứng minh khả năng đánh bại CT đặc biệt của Mỹ - Ngụy

àSau Ấp Bắc dấy lên phong trào “Thi đua ấp Bắc, giết giặc lập công” trên khắp miền Nam

*Phong trào đấu tranh chính trị ở Huế, Sài Gòn, Đà Nẵng rất phát triển, tiêu biểu là Đội quân tóc dài àLàm suy yếu chính quyền Ngô Đình Diệm, Mỹ đảo chính lật đổ Ngô Đình Diệm (1963)

*Phong trào phá ấp chiến lược: diễn ra gay go quyết liệt, cách mạng dần kiểm soát các ấp chiến lược ở nông thôn

-Đông- xuân 1964 -1965, ta chiến thắng ở Bình Giã (Bà Rịa), An Lão, Ba Gia, Đồng Xoài…Đã làm phá sản cơ bản Chiến tranh đặt biệt của Mỹ

c) Ý nghĩa

-Làm thất bại chiến lược lần 2 của Mỹ - Ngụy

-Mỹ phải chuyển sang chiến lược Chiến tranh cục bộ và đưa quân Mỹ vào Việt Nam

Từ khóa » Tóm Tắt Lịch Sử Việt Nam Từ 1954 đến 1975