Hình ảnh | 18:39:29 Ngày 28/12/2024 GMT+7 | Sự bành trướng của những “Thung lũng Silicon” | Thuật ngữ “Thung lũng Silicon” được hiểu là nơi nuôi dưỡng khả năng đổi mới công nghệ, ươm tạo phát minh, tạo ra những sản phẩm công nghệ và có khả năng liên kết dễ dàng với những “Thung lũng Silicon” khác, trở thành một hệ thống để những ý tưởng được ứng dụng, hình thành môi trường kinh doanh năng động và nhạy bén. | Sự bành trướng của những “Thung lũng silicon” >> Minh Phương (PDF) Ngày nay, mô hình “Thung lũng Silicon” đang được nhân rộng trên phạm vi toàn cầu. Rất nhiều quốc gia đều mong muốn có được một “Thung lũng Silicon” cho riêng mình. Bangalore - Thung lũng Silicon thứ 2 thế giới Bangalore được coi là trung tâm công nghệ của Ấn độ và được ghi nhận là thành phố dẫn đầu thế giới về đổi mới công nghệ, vượt trên cả nhiều thành phố của Mỹ, Nhật và đông Nam Á. Nơi đây đã trở thành ngôi nhà của nhiều công ty đa quốc gia. Vậy điều gì đã làm cho Bangalore được coi là “Thung lũng silicon” thứ 2 thế giới ? đó chính là công nghệ thông tin và công nghiệp phần mềm. Theo đánh giá, thành phố công nghệ này đóng góp khoảng 36% trong tổng xuất khẩu phần mềm của Ấn độ. Với nguồn tài nguyên nhân lực khổng lồ, nhiều công ty đa quốc gia đổ xô về đây xây dựng đại bản doanh của mình, tiến hành hàng loạt các hoạt động Nghiên cứu và Phát triển. Không chỉ có những “ông lớn” như IBM, Microsoft, Intel, HP, EMC, Google, Trilogy, Cisco, Dell, Yahoo, NetApp, Covansys, Sun, Adobe…mà cả những công ty của Ấn độ như TCS, Infosys, Wipro cũng xúc tiến xây dựng những trung tâm Nghiên cứu và Phát triển. Khoảng hơn 250 công ty đa quốc gia công nghệ cao và 1500 công ty phần mềm đóng đô ở Bangalore đã thu hút một lượng lớn tài năng Ấn độ với điều kiện làm việc và mức lương hấp dẫn. Ngày càng nhiều những tài năng công nghệ thông tin của Ấn độ ở khắp nơi trên thế giới trở về Bangalore làm việc. Ước đoán, có khoảng 40% tài năng công nghệ thông tin Ấn độ tập trung ở trung tâm công nghệ này. Công nghệ thông tin luôn là lĩnh vực có tốc độ phát triển nhanh nhất Ấn độ và đã góp phần tăng tốc nền kinh tế quốc gia. Nguyên Thủ tướng Ấn độ Atal Bihari Vajpayee từng tuyên bố “Ấn độ sẽ trở thành siêu cường về công nghệ thông tin và đi đầu trong kỷ nguyên công nghệ thông tin”. Chính vì vậy, ngay từ ban đầu, chính phủ Ấn độ đã đầu tư xây dựng những trung tâm đào tạo và nghiên cứu về công nghệ thông tin để cung cấp nguồn nhân lực, đồng thời thu hút những nhà đầu tư nước ngoài đến đóng đô ở đây. Chương trình Phát triển Liên hợp Quốc (UNDP) đã xếp Bangalore vào một trong bốn trung tâm công nghệ tốt nhất thế giới. Z-Park : Trung tâm kinh tế tri thức Z-Park (Zhongguancun Science Park) được mệnh danh là Công viên khoa học Stanford của Trung Quốc. Cũng giống như Thung lũng Silicon của Mỹ, Z-Park là sản phẩm của sự phát triển nền kinh tế thị trường. Chính phủ Trung Quốc coi đây như là một nơi thử nghiệm sự tự do hóa nền kinh tế quốc gia, và tạo môi trường thuận lợi cho triển khai những dự án mạo hiểm công nghệ cao. Z-Park là khu công nghệ cao lớn và lâu đời nhất trong tổng số hơn 53 khu công nghệ cao quốc gia của Trung Quốc. Thực tế, đây là một khu liên hợp gồm 7 công viên và bao phủ hơn 100 km2. Ngày nay, Z-Park là đại bản doanh của hơn 18.000 công ty, trong đó có hơn 15.000 công ty nước ngoài. Có thể thấy những công ty máy tính hàng đầu của Trung Quốc như Founder, Legend cũng như nhiều tập đoàn nước ngoài như Microsoft, Siemens, NEC, Goolge, Adobe...đang hiện diện ở đây. Ngay kề Z-Park là những viện nghiên cứu và trường đại học danh tiếng như đại học Thanh Hoa, đại học Bắc Kinh và Viện Khoa học Quốc gia Trung Quốc. Trong khuôn viên của khu công nghệ cao này, những tòa nhà mới được xây dựng với phương tiện nghiên cứu hiện đại sẽ hình thành nên vườn ươm công nghệ hàng đầu thế giới. Những tập đoàn đa quốc gia và những công ty đại lục đã tiến hành xây dựng hàng loạt trung tâm Nghiên cứu và Phát triển biến Z-Park trở thành trung tâm kinh tế tri thức số một của Trung Quốc. Các hoạt động Nghiên cứu và Phát triển trong nhiều lĩnh vực đã và đang tạo ra những công nghệ mới và sản phẩm cung cấp cho thị trường toàn cầu. Tổng thu nhập của Z-Park có thể đạt trăm tỷ USD mỗi năm. Trong tương lai, khu công nghệ cao này đang hướng tới trở thành công viên khoa học và công nghệ hàng đầu thế giới. Dublin - Công viên công nghệ của châu Âu Dublin được coi là trái tim kinh tế của Ireland và viên ngọc của châu Âu. Ngày nay, thành phố này không chỉ là trung tâm tài chính, thương mại mà còn là đại bản doanh của công nghiệp công nghệ cao. Chính điều này đã làm cho Ireland vươn lên trở thành nước xuất khẩu phần mềm lớn thứ hai thế giới chỉ sau Mỹ. Thế giới đã biết đến quốc gia này như là “Thung lũng silicon” của châu Âu. Trong khi rất nhiều công ty đang chuyển ra ngoài lãnh thổ châu Âu, thì ngược lại, cũng có nhiều “ông lớn” chuyển đến đóng đô ở Dublin như Intel, Google, Yahoo, eBay, Amazon… và tạo cho Ireland nhiều dấu ấn đặc sắc của công nghệ cao. đây là một nơi vừa mới mẻ nhưng đầy hấp dẫn đối với những công ty đa quốc gia, 7 trong số 10 công ty công nghệ lớn nhất thế giới đã hiện diện ở đây. Có hơn 1000 công ty đa quốc gia đang hoạt động ở Ireland, trong đó khoảng một nửa là các công ty Mỹ, và khoảng một phần ba số công ty tiến hành Phát triển. Hiện tại cũng có khoảng hơn 200 công ty nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực IT (Information Technology) ở Ireland thu hút trên 100.000 lao động. Phần lớn các công ty đa quốc gia sử dụng Ireland như là cơ sở ở châu Âu của họ. Chính điều này đã giúp ngành công nghiệp công nghệ thông tin ở đây tăng trưởng nhanh chóng. Hiện tại, Intel là nhà sử dụng lao động tư nhân lớn nhất ở Ireland với hơn 5500 nhân viên. Google cũng chọn Dublin là cơ quan đầu não của họ ở châu Âu và đây cũng là hoạt động lớn nhất của tập đoàn này bên ngoài nước Mỹ với đội ngũ nhân viên đến từ hơn 40 nước. Dublin đang hưng thịnh và đầy kiêu hãnh về tốc độ tăng trưởng trong xuất khẩu và GDP lớn hơn bất cứ một quốc gia châu Âu nào khác. Lượng vốn đầu tư mạo hiểm lên đến 0,04% GDP của nước này. Dublin tiếp tục tỏa sáng và tự tin để biến Ireland trở thành “Thung lũng Silicon” của châu Âu. Công viên khoa học Hsinchun Thường được ví von là “thành phố của gió” và nổi tiếng với những đặc sản như thịt băm viên và mì gạo, Hsinchu nổi nên mạnh mẽ với Công viên Khoa học Hsinchu (HSP) - "Thung lũng Silicon" của đài Loan. Công viên khoa học này được xây dựng vào năm 1980, bao phủ 1100 ha và ngày nay trở thành ngôi nhà lớn của gần 400 công ty công nghệ cao. Những lĩnh vực tập trung chủ yếu ở Công viên Khoa học Hsinchu (HSP) bao gồm bán dẫn, máy tính, viễn thông và công nghiệp quang điện tử. Ngoài ra, nơi đây còn là trụ sở của nhiều công ty công nghệ sinh học và y dược. Lân cận công viên này bao gồm những viện nghiên cứu và trường đại học thanh thế như Viện Nghiên cứu Công nghệ Công nghiệp (ITRI), đại học Quốc gia Thanh Hoa, đại học Quốc gia Chiao Tung là nơi cung cấp nguồn nhân lực dồi dào cho công viên khoa học. Ngày nay, HSP được coi là một trong những địa điểm quan trọng nhất thế giới trong lĩnh vực chế tạo các linh kiện bán dẫn, và là ngôi nhà của hai nhà sáng lập ngành bán dẫn đứng đầu thế giới là TSMC và UMC. Những công ty như PS và ASE đang tạo ra những tiến triển lớn lao trong việc sản xuất ra những chip điện tử dùng trong máy tính, điện thoại di động và tự tin chiếm lĩnh thị trường bán dẫn thế giới trị giá trên 200 tỷ USD. Nhiều tập đoàn lớn như IBM, Dell, Compad, Texas Instrument đang là những khách hàng đặt mua những sản phẩm công nghệ thông tin của đài Loan. Tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm của HSP đạt 6,49%. Với những thành quả đạt được, HSP đã đóng một vai trò quan trọng thúc đẩy nền kinh tế của đài Loan hơn 20 năm qua và trở thành mô hình công viên khoa học kiểu mẫu toàn cầu. | Minh Phương - Bản tin ĐHQGHN số 243, tháng 5/2011 | In bài viết Gửi cho bạn bè | Từ khóa : | Các bài mới hơn - Logo Kỷ niệm 30 năm Chính phủ ban hành Nghị định về ĐHQGHN (21/06/2023)
- [Ảnh] Lễ khai giảng đầu tiên của ĐHQGHN tại Hòa Lạc (21/06/2023)
- Các hoạt động kỷ niệm 30 năm Chính phủ ban hành Nghị định về ĐHQGHN (21/06/2023)
- [Ảnh] ĐHQGHN ra mắt Kênh Hợp tác & Phát triển doanh nghiệp và Ban điều hành CLB Cựu sinh viên doanh nhân (21/06/2023)
- [Ảnh] Đại hội đại biểu lần thứ VI Đoàn TNCS Hồ Chí Minh ĐHQGHN, nhiệm kỳ 2022 - 2027 (21/06/2023)
- Sinh viên ĐHQGHN nhập học tại Hòa Lạc (21/06/2023)
- Cảnh quan Khu đô thị Đại học Quốc gia Hà Nội tại Hòa Lạc (21/06/2023)
- Khuôn viên Trung tâm Thư viện và Tri thức số ĐHQGHN (21/06/2023)
- Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc làm việc với ĐHQGHN, năm 2016 (22/10/2022)
- Giáo sư Nguyễn Quang Riệu - nguyên Giám đốc nghiên cứu Đài thiên văn Paris giao lưu với sinh viên ĐHQGHN (22/10/2022)
| Các bài cũ hơn - Sức sống của một thương hiệu (30/01/2011)
- Trò chuyện với cha đẻ của hạt Quark (30/01/2011)
- Quả cầu vàng và những hạt giống đỏ (29/01/2011)
- Jean Jouzel: Tôi thích được gọi là nhà khoa học (25/01/2011)
- Biến đổi khí hậu và nỗi lo đang dần hiện hữu (25/01/2011)
- Cơ hội tập hợp các sáng kiến quốc tế (25/01/2011)
- Chất lượng và đổi mới phải được đặt lên hàng đầu (25/01/2011)
- Robert Hooke (1635 – 1703): Nhà khoa học đại tài người Anh (25/01/2011)
- PGS.TS Hà Đình Đức: Sứ giả của Hồ Gươm (21/12/2010)
- Khát vọng cháy bỏng của “bác Pierre” (21/12/2010)
| Xem tin bài theo thời gian : | Bản tin ĐHQGHN (số 393) | PDF | | Tìm số báo Bản tin ĐHQGHN (số 393) Bản tin ĐHQGHN số 392 Bản tin ĐHQGHN số 390 Bản tin ĐHQGHN số 389 Bản tin ĐHQGHN số 388 Bản tin ĐHQGHN số 387 Bản tin số 386 (02/2024) Bản tin số 385 (Số đặc biệt Tết Giáp Thìn) Bản tin số 384 (tháng 12/2023) Bản tin số 383 (tháng 11/2023) Bản tin số 382 (tháng 10/2023) Bản tin số 381 (tháng 09/2023) Bản tin số 380 (tháng 08/2023) Bản tin số 379 (07/2023) Bản tin số 378 (06/2023) Bản tin số 377 (05/2023) Bản tin số 376 (04/2023) Bản tin số 375 (03/2023) Bản tin số 374 (02/2023) Bản tin số 372 (12/2022) Bản tin số 371 (11/2022) Bản tin số 373 (01/2023) Bản tin số 370 (10/2022) Bản tin số 368 (08/2022) Bản tin số 369 (09/2022) Bản tin số 367 (07/2022) Bản tin số 366 (06/2022) Bản tin số 365 (05/2022) Bản tin số 364 (04/2022) Bản tin số 363 (03/2022) Bản tin số 362 (02/2022) Bản tin số 361 (Số Tết 2022) Bản tin số 360 (2021) Bản tin số 359 (2021) Bản tin số 358 (2021) Bản tin số 339 (2019) Bản tin số 345-346 (2019) Bản tin số 342 (2019) Bản tin số 338 (2019) Bản tin số 337 (2019) Bản tin số 335-336 (2019) Bản tin số 334 (2018) Bản tin số 331 (2018) Bản tin số 327 (2018) Bản tin số 326 (2018) Bản tin số 324 (2018) Bản tin số 321 (2017) Bản tin số 320 (2017) Bản tin số 319 (2017) Bản tin số 316 (2017) Bản tin số 301 (2016) Bản tin số 300 (2016) Bản tin số 292+293 (2015) Ban tin số 300 (2016) Bản tin số 298+299(2016) Bản tin số 291 (2015) Bản tin 290 (2015) Bản tin số 266 (4/2013) Bản tin số 265 (3/2013) Bản tin số 264 (2/2013) Bản tin ĐHQGHN số 262 + 263 (2013) Số đặc biệt Xuân Quý Tỵ Bản tin số 261 (11/2012) Bản tin số 260 (10/2012) Bản tin số 259 (09/2012) Bản tin số 258 (08/2012) Bản tin số 257 (07/2012) Bản tin số 256 (06/2012) Bản tin số 255 (05/2012) Bản tin số 254 (04/2012) Bản tin số 253 (03/2012) Bản tin số 252 (02/2012) Bản tin số 250 (12/2011) và 251 (1/2012) Bản tin số 249 (11/2011) Bản tin số 248 (10/2011) Bản tin số 247 (9/2011) Bản tin số 246 (8/2011) Bản tin số 245 (7/2011) Bản tin số 244 (6/2011) Bản tin số 243 (5/2011) Bản tin số 242 (4/2011) Bản tin số 241 (3/2011) Bản tin số 240 (2/2011) Bản tin số 239 (1/2011) Bản tin số 238 (12/2010) Bản tin số 237 (11/2010) Bản tin số 236 (10/2010) Bản tin số 235 (9/2010) Bản tin số 234 (8/2010) Bản tin số 233 (7/2010) Bản tin số 232 (6/2010) Bản tin số 231 (5/2010) Bản tin số 230 (4/2010) Bản tin số 229 (3/2010) Bản tin số 228 (2/2010) Bản tin số 227 (1/2010) Bản tin số 226 (12/2009) Bản tin số 225 (11/2009) Bản tin số 224 (10/2009) Bản tin số 223 (9/2009) Bản tin số 222 (8/2009) Bản tin số 221 (7/2009) Bản tin số 220 (6/2009) Bản tin số 219 Bản tin số 218 Bản tin số 217 Bản tin số 216 Bản tin số 215 Bản tin số 214 Bản tin số 213 Bản tin số 212 Bản tin số 211 Bản tin số 210 Bản tin số 209 Bản tin số 208 Bản tin số 207 Bản tin số 206 Bản tin số 205 Bản tin Số 204 Bản tin số 203 - Tết Mậu Tý 2008 Bản tin ĐHQGHN số 202 Bản tin ĐHQGHN - Số 201 Bản tin số 200 Bản tin số 199 Bản tin số 295 (2015) | TIN BÀI XEM NHIỀU NHẤT - Vài suy nghĩ về giáo dục và đào tạo phục vụ cho phát triển
- 10 sự kiện nổi bật của ĐHQGHN năm 2011
- 10 thành tựu nổi bật của ĐHQGHN năm 2011
- Nguồn gốc ý nghĩa từ Cát-xê
- Tự chủ đại học: Xu thế của phát triển
- Học vị tiến sĩ cũng lắm gian nan
- Học sinh ngày càng chán học môn lịch sử
- 9 nguyên tắc “vàng” trong giảng dạy đại học
- Có chí thì nên
- Cần đổi mới cơ bản công tác quản lý giáo dục
TRÊN WEBSITE KHÁC | |