Sự Biến đổi Tính Kim Loại, Tính Phi Kim Của Các Nguyên Tố Hóa Học
Có thể bạn quan tâm
Chuyên đề Hóa học lớp 10: Sự biến đổi tính kim loại, tính phi kim của các nguyên tố hóa học - Định luật tuần hoàn được VnDoc sưu tầm và giới thiệu tới các bạn học sinh cùng quý thầy cô tham khảo.
Sự biến đổi tính kim loại, tính phi kim của các nguyên tố hóa học
- I. Sự biến đổi tính kim loại, tính phi kim của các nguyên tố hóa học
- 1. Tính kim loại, tính phi kim
- 2. Sự biến đổi tính kim loại, tính phi kim
- 3. Sự biến đổi độ âm điện
- II. Sự biến đổi về hóa trị của các nguyên tố
- III. Oxide và hydroxide của các nguyên tố nhóm A thuộc cùng 1 chu kì
- IV. Định luật tuần hoàn
- V. Câu hỏi trắc nghiệm bài tập liên quan
I. Sự biến đổi tính kim loại, tính phi kim của các nguyên tố hóa học
1. Tính kim loại, tính phi kim
Tính kim loại là tính chất của một nguyên tố mà nguyên tử của nó dễ nhường electron để trở thành ion dương.
Nguyên tử của nguyên tố nào càng dễ nhường electron, tính kim loại của nguyên tố đó càng mạnh.
Tính phi kim là tính chất của một nguyên tố mà nguyên tử của nó dễ nhận thêm electron để trở thành ion âm.
Nguyên tử của nguyên tố nào càng dễ nhận electron, tính phi kim của nguyên tố đó càng mạnh.
2. Sự biến đổi tính kim loại, tính phi kim
2.1. Trong cùng chu kỳ, theo chiều tăng dần của điiện tích hạt nhân: Tính kim loại giảm, tính phi kim tăng dần.
Giải thích: trong một chu kì, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân (từ trái sang phải) thì độ âm điện tăng dần đồng thời bán kính nguyên tử giảm dần ⇒ khả năng nhường electron giảm, khả năng nhận electron tăng
⇒ tính kim loại giảm, tính phi kim tăng
2.2. Trong cùng nhóm A, khi điện tích hạt nhân tăng: Tính kim loại tăng, tính phi kim giảm dần.
Giải thích: Trong một nhóm A, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân (từ trên xuống dưới) thì độ âm điện giảm dần đồng thời bán kính nguyên tử tăng nhanh ⇒ khả năng nhường electron tăng, khả năng nhận electron giảm.
3. Sự biến đổi độ âm điện
Độ âm điện: của một nguyên tử là đại lượng đặc trưng cho khả năng hút electron của nguyên tử đó khi tạo thành liên kết hóa học
Theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân:
Trong cùng chu kỳ, độ âm điện tăng.
Trong cùng nhóm, độ âm điện giảm.
II. Sự biến đổi về hóa trị của các nguyên tố
Trong cùng chu kỳ, khi điện tích hạt nhân tăng, hóa trị cao nhất với oxi tăng từ 1 đến 7, hóa trị đối với hidro giảm từ 4 đến 1.
Hóa trị đối với hidro = số thứ tự nhóm – hóa trị đối với oxi
Công thức phân tử ứng với các nhóm nguyên tố (R: là nguyên tố)
R2On: n là số thứ tự của nhóm.
RH8-n: n là số thứ tự của nhóm.
IA | IIA | IIIA | IVA | VA | VIA | VIIA | |
Oxide cao nhất | R2O | RO | R2O3 | RO2 | R2O5 | RO3 | R2O7 |
Hợp chất với hydrogen | RH | RH2 | RH3 | RH4 | RH3 | RH2 | RH |
Nhận xét: Hóa trị cao nhất của một nguyên tố với oxi, hóa trị với hiđro của các phi kim biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân.
III. Oxide và hydroxide của các nguyên tố nhóm A thuộc cùng 1 chu kì
Na2O | MgO | Al2O3 | SiO2 | P2O5 | SO3 | Cl2O7 |
Base oxide | Base oxide | Oxide lưỡng tính | Acid oxide | Acid oxide | Acid oxide | Acid oxide |
NaOH | Mg(OH)2 | Al(OH)3 | H2SiO3 | H3PO4 | H2SO4 | HClO4 |
Base mạnh | Base yếu | Hydroxide lưỡng tính | Acid yếu | Acid trung bình | Acid mạnh | Acid rất mạnh |
Trong một chu kì, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, tính base của oxide và hydroxide tương ứng giảm dần, đồng thời tính acid của chúng tăng dần.
Trong một nhóm A, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, tính base của các oxide và hydroxide tương ứng tăng dần, đồng thời tính acid của chúng giảm dần.
Nhận xét: Các oxide khi tác dụng với nước tạo thành hydroxide có tính base hoặc acid. Nói chung, hydroxide của các nguyên tố nhóm IA thể hiện tính base mạnh, hydroxide ứng với hóa trị cao nhất của các nguyên tố nhóm VIIA (trừ fluorine) thể hiện tính acid mạnh.
IV. Định luật tuần hoàn
Tính chất của các nguyên tố và đơn chất cũng như thành phần và tính chất của các hợp chất tạo nên từ các nguyên tố đó biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử.
V. Câu hỏi trắc nghiệm bài tập liên quan
Câu 1: Trong một chu kì, theo chiều tang dần của điện tích hạt nhân,
A. Bán kính nguyên tử giảm dần, tính kim loại tăng dần.
B. Bán kính nguyên tử giảm dần, tính phi kim tăng dần.
C. Bán kính nguyên tử tăng dần, tính phi kim tăng dần.
D. Bán kính nguyên tử tăng dần, tính phi kim giảm dần.
Câu 2: Dãy nguyên tố nào sau đây được sắp xếp theo chiều tang dần độ âm điện?
A. Li, Na, C, O, F
B. Na, Li, F, C, O
C. Na, Li, C, O, F
D. Li, Na, F, C, O
Câu 3: Dãy nguyên tố nào sau đây được sắp xếp theo chiều tăng dần tính kim loại?
A. Li, Be, Na, K
B. Al, Na, K, Ca
C. Mg, K, Rb, Cs
D. Mg, Na, Rb, Sr
Câu 4: Cho các nguyên tố X, Y, Z với số hiệu nguyên tử lần lượt là 4, 12, 20. Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Các nguyên tố này đều là kim loại mạnh nhất trong chu kì.
B. Các nguyên tố này không cùng thuộc một chu kì.
C. Thứ tự tăng dần tính bazơ la X(OH)2 < Y(OH)2 < Z(OH)2.
D. Thứ tự tang dần độ âm điện: X < Y < Z.
Câu 5: Cho các nguyên tố X, Y, Z với số hiệu nguyên tử lần lượt là 11, 29, 37. Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Các nguyên tố này đều là kim loại nhóm IA.
B. Các nguyên tố này không cùng một chu kì.
C. Thứ tự tính kim loại tang dần: X < Y < Z.
D. Thứ tự tính base tăng dần: XOH < YOH < ZOH.
Câu 7: Cho các phát biểu sau:
F là phi kim mạnh nhất.
Li là kim loại có độ âm điện lướn nhất.
He là nguyên tử có bán kính nhỏ nhất.
Be là kim loại yếu nhất trong nhóm IIA.
Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 8: Các ion Na+, Mg2+, O2-, F- đều có cùng cấu hình electron. Thứ tự giảm dần bán kính của các ion trên là
A. Na+> Mg2+> F- > O2-
B. Mg2+> Na+> F- > O2-
C. F-> Na+> Mg2+ > O2-
D. O2-> F-> Na+ > Mg2+
Câu 9: Hợp cất khí của nguyên tố R với hydrogen có công thức hóa học RH4. Trong oxide mà R có hóa trị cao nhất, R chiếm 46,67% về khối lượng. Nguyên tố R thuộc chu kì
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Câu 10: X và Y là hai nguyên tố thuộc nhóm A, trong cùng một chu kì của bảng tuần hoàn. Biết Y có nhiều hơn X là 5 electron p, số electron s của X và Y bằng nhau. Phát biểu nào sau đây đúng?
A. X có thể là kim loại kiềm.
B. Giữa vị trí của X và Y trong bảng tuần hoàn luôn có 4 nguyên tố.
C. Y có thể thuộc nhóm VA.
D. X không thể là nguyên tố p.
Câu 11: Nguyên tố A và B thuộc hai chu kì liên tiếp, tổng số đơn vị điện tích hạt nhân của nguyên tử A và B là 23. Biết rằng A và B ở hai nhóm A liên tiếp và dạng đơn chất của chúng rất dễ tác dụng với nhau tạo thành hợp chất X. biết rằng ZA < ZB. Kết luận nào sau đây là sai?
A. A và B đều là các phi kim.
B. Độ âm điện của A lớn hơn B.
C. Trong hợp chất của A với hidro, tỉ lệ phần trăm về khối lượng của A là 88,9%.
D. Hợp chất của B với oxygen, trong đó B có hóa trị cao nhất, có công thức hóa học B2O3.
Câu 12: Tính chất của các nguyên tố và đơn chất, cũng như thành phần và tính chất tạo nên từ các nguyên tố đó
A. biến đổi liên tục theo chiều tăng của khối lượng nguyên tử.
B. biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của khối lượng nguyên tử.
C. biến đổi liên tục theo chiều tăng của điện tích hạt nhân.
D. biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân.
.......................................
Từ khóa » Tính Phi Kim Của Nguyên Tố Càng Mạnh Thì
-
Chỉ Ra Mệnh đề Sai: Tính Phi Kim Của Nguyên Tố Càng Mạnh Thì
-
Chỉ Ra Mệnh đề Sai: Tính Phi Kim Của Nguyên Tố ...
-
Tính Phi Kim Của Nguyên Tố Càng Mạnh Thì [đã Giải] - Học Hóa Online
-
Chỉ Ra Mệnh đề Sai: Tính Phi Kim Của Nguyên Tố Càng Mạnh Thì
-
Bài 9. Sự Biến đổi Tuần Hoàn Tính Chất Của Các Nguyên Tố Hóa Học ...
-
Sự Biến đổi Tính Chất Kim Loại - Phi Kim Và Tính Chất Axit - Bazơ
-
Bài 2.45 Trang 22 Sách Bài Tập Hóa 10:Hãy Cho Biết Quan Hệ Giữa ...
-
So Sánh Tính Kim Loại Và Tính Phi Kim - Hàng Hiệu
-
Top 28 Chỉ Ra Nội Dung Sai: Tính Phi Kim Của Nguyên Tố Càng Mạnh Thì ...
-
Hãy Cho Biết Quan Hệ Giữa Tính Kim Loại Và Tính Phi Kim Của Một
-
Lý Thuyết Về Sự Biến đổi Tính Kim Loại, Phi Kim Của Các Nguyên Tố Hóa ...
-
Sự Biến đổi Tuần Hoàn Một Số Tính Chất Của Các Nguyên Tố - Quizlet
-
Lí Thuyết Sự Biến đổi Tính Chất Các Nguyên Tố Hóa Học
-
Độ âm điện Của Một Nguyên Tố Càng Lớn Thìtính Phi Kim Của ... - Hoc24