Sự Cần Thiết Trang Bị Súng Tiểu Liên, Súng Trường Cho Cảnh Sát Giao ...

  • Cảnh sát giao thông và cuộc chiến trên những cung đường
  • Một ngày làm việc vất vả của Cảnh sát giao thông
  • Cảnh sát giao thông và cuộc chiến trên những cung đường1
  • Nhóm thanh niên dương tính ma tuý, say xỉn đánh Cảnh sát giao thông

Súng ngắn, súng trường, súng tiểu liên, súng bắn đạn cao su, súng bắn đạn hơi cay, súng bắn đạn đánh dấu sơn, bình xịt hơi cay, dùi cui điện, áo giáp, khóa số 8 – là các loại vũ khí, công cụ hỗ trợ được trang bị cho Cảnh sát giao thông (CSGT) quy định trong Thông tư thay thế Thông tư số 01/2006 quy định nhiệm vụ, quyền hạn hình thức, nội dung và quy trình tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm hành chính về giao thông đường bộ của CSGT mà Bộ Công an đang tổ chức lấy ý kiến.

Việc trang bị các loại vũ khí, công cụ hỗ trợ như trên cho CSGT nhằm giúp cho lực lượng CSGT, thực hiện tốt hơn nhiệm vụ bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội trên tuyến, địa bàn giao thông, góp phần bảo đảm sự bình yên của xã hội.

Theo báo cáo của Cục CSGT, trong 4 năm qua, thông qua hoạt động tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm, lực lượng CSGT đã trực tiếp và phối hợp với các lực lượng chức năng kiểm tra, phát hiện bắt giữ hàng nghìn đối tượng phạm pháp hình sự, thu giữ 1.960 bánh heroin, 608.446 viên ma túy tổng hợp, 388kg ma túy đá...

Bên cạnh đó, tình trạng chống người thi hành công vụ diễn biến phức tạp, từ năm 2018 đến nay, toàn quốc đã xảy ra 72 vụ, làm 2 đồng chí hy sinh, 27 đồng chí bị thương.

Trung tướng Vũ Đỗ Anh Dũng, Cục trưởng Cục CSGT cho biết, việc đề xuất trang bị súng trường, súng tiểu liên, súng ngắn là phù hợp với các quy định của pháp luật vì theo Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ; Luật Công an nhân dân; Nghị định số 79/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ; Thông tư số 17/2018 của Bộ Công an quy định trang bị vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ, thì lực lượng Công an nhân dân được trang bị, sử dụng một số loại vũ khí, công cụ hỗ trợ. Như vậy, quy định này trong dự thảo trong thông tư chỉ để cụ thể hóa trong Luật và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Hiện nay, tình hình ANTT trên một tuyến giao thông có những diễn biến phức tạp, tình trạng buôn bán, vận chuyển ma túy với khối lượng lớn, tội phạm hình sự, cướp, buôn lậu hoạt động trên tuyến giao thông, đối tượng manh động, liều lĩnh, sử dụng vũ khí nóng, chống trả lực lượng CSGT quyết liệt, nhiều cán bộ, chiến sĩ bị thương, hy sinh

Theo Cục CSGT thì nếu nội dung trên được thông qua, cũng chưa thể trang bị được ngay, Bộ Công an còn phải căn cứ trên tình hình thực tế mà quyết định trang bị vũ khí gì cho phù hợp, như: trang bị trong trường hợp nào, tuyến, địa bàn nào (miền núi, giáp vùng biên, tuyến, địa bàn, nơi tội phạm buôn bán ma túy, tội phạm buôn lậu nhiều… thời gian trang bị, tổ tuần tra, kiểm soát nào được trang bị…).

“Việc sử dụng súng đã được quy định hết sức cụ thể và chặt chẽ trong Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ và các văn bản của Chính phủ và Bộ Công an. Bộ Công an cũng đã quy định việc quản lý sử dụng hết sức chặt chẽ; trước khi trang bị, mỗi cán bộ, chiến sĩ cũng phải được đào tạo, huấn luyện hết sức kỹ càng” – Trung tướng Vũ Đỗ Anh Dũng nhấn mạnh.

Từ khóa » Súng Trang Bị Cho Công An