Sự đặc Biệt Của Bảng Chữ Cái Tiếng Việt Viết Thường Và Các Dấu Câu
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận tư vấn về sản phẩm và lộ trình học phù hợp cho con ngay hôm nay!
*Vui lòng kiểm tra lại họ tên *Vui lòng kiểm tra lại SĐT *Vui lòng kiểm tra lại Email Học tiếng Anh cơ bản (0-6 tuổi) Nâng cao 4 kỹ năng tiếng Anh (3-11 tuổi) Học Toán theo chương trình GDPT Học Tiếng Việt theo chương trình GDPT *Bạn chưa chọn mục nào! Đăng Ký Ngay XĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN THÀNH CÔNG!
Monkey sẽ liên hệ ba mẹ để tư vấn trong thời gian sớm nhất! Hoàn thành XĐÃ CÓ LỖI XẢY RA!
Ba mẹ vui lòng thử lại nhé! Hoàn thành xĐăng ký nhận bản tin mỗi khi nội dung bài viết này được cập nhật
*Vui lòng kiểm tra lại Email Đăng Ký- Trang chủ
- Ba mẹ cần biết
- Giáo dục
- Học tiếng việt
10/03/20223 phút đọc
Mục lục bài viếtKhi mới đầu học chữ, các bé sẽ được làm quen với bảng chữ cái tiếng Việt viết thường trước. Đây là bảng chữ cái cơ bản và dễ học nhất. Cùng tìm hiểu tại bảng chữ cái tiếng Việt chữ thường có gì đặc biệt nhé!
Theo như quy chuẩn của Bộ giáo dục thì hiện nay bảng chữ cái tiếng Việt có 29 chữ cái, 10 số và 5 dấu thanh. Các chữ cái trong bảng chữ cái đều có hai hình thức được viết: viết thường và viết hoa. Chữ viết hoa - in hoa - viết hoa cách điệu đều là những kiểu chữ lớn, được dùng để viết đầu câu và các danh từ riêng. Chữ thường là những chữ viết kiểu nhỏ.
Tại sao phải học bảng chữ cái tiếng Việt viết thường?
Trong một bài viết, chữ viết thường chiếm hơn 70%. Đối với các bé mới bắt đầu học chữ, việc nhận diện bảng chữ cái tiếng Việt viết thường là điều căn bản đầu tiên. Những kiểu chữ viết thường không đòi hỏi kỹ thuật viết cao, do đó phụ huynh nên để các bé tập viết theo bảng chữ cái này.
Bảng chữ cái tiếng việt thường sẽ có 11 nguyên âm đơn: a, ă, â, e, ê, i/y, o, ô, ơ, u, ư và 3 nguyên âm đôi: ia – yê – iê, ua – uô, ưa – ươ. Còn lại là các phụ âm được ghi bằng một chữ cái: b, t, v, s, r...; 9 phụ âm được ghi bằng hai chữ ghép: ph (phở, phim), th(thướt tha), tr (tre, trúc), gi (gia giáo), ch (chong chóng), nh (nhẹ nhàng), ng (ngất ngây), kh (không), gh (ghế). Một phụ âm ghi bằng ba chữ: ngh ( nghề); 3 phụ âm được ghi bằng nhiều chữ cái khác nhau: /k/, /g/, /ng/.
Một kinh nghiệm hữu ích khi dạy bé học bảng chữ cái tiếng Việt chữ thường là hãy để trẻ tập viết những nét căn bản như nét gạch ngang, nét gạch xéo, nét cong. Sau khi bé đã quen cầm bút và viết thành thạo các nét này thì mới cho bé tiếp tục tập viết chữ. Như vậy, bé sẽ hạn chế được viết sai, nét chữ sẽ đẹp hơn rất nhiều.
Các dấu câu trong tiếng Việt
Dấu câu là phương tiện ngữ pháp có tác dụng chỉ ranh giới, thành phần của câu đơn, giữa các vế của câu ghép, giữa các yếu tố của ngữ và của liên hợp. Nó còn thể hiện ngữ điệu của câu văn, câu thơ. Dấu câu dùng thích hợp thì bài viết được người đọc hiểu rõ hơn, tránh gây ra hiểu lầm. Có trường hợp vì dùng sai dấu câu mà sai ngữ pháp, sai nghĩa.
Tiếng Việt hiện tại có mười dấu câu. Cụ thể như sau:
- Dấu chấm [.]: Thường đặt ở cuối câu kể, báo hiệu câu đã kết thúc. Đồng thời dấu chấm còn đánh dấu sự kết thúc của một đoạn văn.
- Dấu phẩy [,]: Được đặt xen kẽ trong câu, có chức năng giúp cho các ý, các phần trong câu được phân cách rõ ràng.
- Dấu chấm hỏi [?]: Dùng đặt cuối câu hỏi, sau dấu chấm hỏi là sẽ bắt đầu một câu khác.
- Dấu chấm than [!]: Hay còn gọi là dấu chấm cảm, dùng để đặt cuối câu câu khiến.
- Dấu chấm phẩy [;]: Dùng đặt giữa các vế câu hoặc các bộ phận đẳng lập với nhau
- Dấu hai chấm [:]: Dùng để báo hiệu lời tiếp theo là lời nói trực tiếp của người khác được dẫn lại.
- Dấu gạch ngang [-]: Dùng để đặt trước những câu hội thoại và các bộ phận liệt kê.
- Dấu ngoặc đơn (): Dùng để chỉ ra nguồn gốc trích dẫn, lời giải thích.
- Dấu ngoặc kép “ “: Dùng để báo hiệu lời dẫn trực tiếp, đánh dấu tên một tác phẩm.
- Dấu ba chấm [...]: Dùng để biểu thị lời nói bị đứt quãng vì xúc động, ghi lại những chỗ kéo dài của âm thanh hoặc thể hiện câu vẫn còn tiếp
Dạy bé học tiếng Việt chuẩn bộ GD&ĐT cùng VMonkey
Dạy bé học tiếng Việt cần sử dụng những phương pháp đúng. Cách dạy bé học bảng chữ cái tiếng Việt chữ thường chuẩn bộ GD&ĐT là cách hiệu quả và được áp dụng trong chương trình dạy Tiểu học. Cùng Monkey tìm hiểu về cách dạy này nhé.
Cách dạy bảng chữ cái tiếng việt viết thường chuẩn bộ GD&ĐT
Môn Tiếng Việt được phân chia thành các phân môn: Tập đọc, Tập viết- Chính tả. Mỗi phân môn nhằm phát triển mỗi kỹ năng, các phân môn gộp lại sẽ giúp bé được phát triển toàn diện việc học tiếng việt. Trong đó, phân môn Tập viết - Chính tả hình thành kỹ năng viết đúng quy tắc ngữ pháp tiếng Việt, Tập đọc nhằm phát triển kỹ năng đọc - hiểu
Mục tiêu suy đến cùng của các phân môn là hướng tới phát triển năng lực sử dụng tiếng Việt cho người học Vì thế, cách dạy được đưa ra là dạy tiếng Việt theo hướng phát triển năng lực. Nói một cách dễ hiểu là quá trình dạy học hướng tới hình thành và phát triển các năng lực sử dụng tiếng Việt cho bé theo lứa tuổi.
Dạy kỹ năng nghe hiểu được thực hiện thông qua việc kể chuyện, tập cho học sinh có thói quen tập trung nghe thông tin từ lời nói của người khác. Dạy kỹ năng viết qua việc luyện viết, chép chính tả là, giúp cho học sinh quen mặt chữ, cải thiện được nét chữ, hạn chế việc sai chính tả.
Xem thêm: Mách bố mẹ cách dạy trẻ tập viết chính tả lớp 5 chuẩn Bộ GD&ĐT
Học tiếng việt theo chuẩn bộ GD&ĐT cùng VMonkey
VMonkey là ứng dụng dạy tiếng Việt dành cho trẻ mầm non và học sinh Tiểu học. Chương trình dạy củaVMonkey được thiết kế theo chuẩn bộ GD&ĐT. Người học có thể dễ dàng theo dõi tiến trình học, lựa chọn cấp độ học phù hợp nhờ chương trình thông minh của ứng dụng.
VMonkey sở hữu kho truyện kể hơn 700 truyện nhằm phục vụ cho việc tập đọc của bé. Các câu truyện mang tính nhân văn, vừa giúp bé học tốt tiếng việt vừa giáo dục bé những đức tính tốt. Ngoài ra còn có hơn 350 đầu sách nói nhằm phục vụ cho việc tăng khả năng vận dụng từ ngữ, đồng thời có thêm kiến thức, kỹ năng trong cuộc sống của học sinh.
Chương trình học của VMonkey còn lồng ghép những hình ảnh màu sắc, những âm thanh bắt tai cùng những trò chơi vui nhộn. Qua đó giúp bé thêm hứng thú với việc học tiếng việt.
Ngay khi mới bắt đầu làm quen với việc học tiếng Việt, cha mẹ nên cho bé tập làm quen trước với bảng chữ cái tiếng việt viết thường. Việc học và luyện viết dựa trên bảng chữ cái tiếng việt thường sẽ tạo nên bước đầu căn bản vững chắc cho bé. Ngoài ra, việc sử dụng sự trợ giúp đến từ ứng dụng VMonkey cũng đang là phương pháp dạy con học tiếng việt được nhiều cha mẹ áp dụng. Mọi thông tin liên hệ và tìm hiểu thêm về app bạn có thể nhấp tại đây.
Chia sẻ ngay Chia sẻSao chép liên kết
Ngân HàTôi là Ngân Hà (Aly Ngân), biên tập viên đã có hơn 2 năm đảm nhận vị trí Content Marketing chuyên nghiệp, có kiến thức và kinh nghiệm viết bài về lĩnh vực giáo dục và sức khỏe,...
Bài viết liên quan- Hướng dẫn 7+ cách dạy tiếng việt lớp 3 toàn diện: Giúp trẻ học nhanh, nhớ lâu
- Hướng dẫn cách phát âm n trong tiếng Việt giúp bé tập đọc chuẩn từng từ
- Dạy bé học đánh vần tiếng Việt lớp 1 tại nhà
- Gợi ý đề thi tiếng việt lớp 1 cùng hàng loạt tiêu chiêu giúp con học tốt thi tốt
- Bài giảng chữ a và những người bạn SGK Tiếng Việt lớp 2 tập 1 Kết nối tri thức và cuộc sống
Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi
Monkey Junior
Mới! *Vui lòng kiểm tra lại họ tên *Vui lòng kiểm tra lại SĐT Bạn là phụ huynh hay học sinh ? Học sinh Phụ huynh *Bạn chưa chọn mục nào! Đăng Ký Mua Monkey JuniorTừ khóa » Bảng Chữ Cái Hoa Và Thường
-
Bài 28: Chữ Thường - Chữ Hoa - Pinterest
-
Bảng Chữ Cái Tiếng Việt - Trung Tâm Gia Sư Tâm Tài Đức
-
Bảng Chữ Cái Tiếng Việt Viết Hoa - Mê Nhà Đẹp
-
Bảng Chữ Cái Tiếng Việt Chuẩn 2022 - Thủ Thuật Phần Mềm
-
BẢNG CHỮ CÁI VIẾT HOA VÀ VIẾT THƯỜNG
-
Bảng Chữ Cái Tiếng Việt Viết Hoa - YouTube
-
Bảng Chữ Cái Mẫu Hoa Sáng Tạo - YouTube
-
Bảng Chữ Cái Tiếng Việt Chuẩn Bộ GD&ĐT In Hoa Cho Bé
-
Bảng Chữ Cái Viết Thường Khó Hay Dễ Hơn Bảng Chữ Hoa?
-
Bảng Chữ Cái Tiếng Việt Viết HOA & Những điều Thú Vị Chưa Từng Kể
-
Bảng Chữ Cái Viết Hoa ❤️ 1001 Mẫu In Hoa Kiểu Đẹp Nhất
-
Bảng Gỗ Chữ Cái In Hoa, Chữ Thường Tiếng Việt Và Chữ Số ...
-
Bài Tập Nhận Biết Chữ Viết Hoa Và Chữ Viết Thường - Twinkl