Sự điều Tiết Của Mắt Là Thay đổi - Cùng Hỏi Đáp

A.

Nội dung chính Show
  • I. Cấu tạo mắt và cơ chế hoạt động của mắt
  • II. Sự điều tiết của mắt
  • III. Điểm cực cận, điểm cực viễn của mắt
  • Video liên quan

thay đổi độ cong của thủy tinh thể để ảnh của vật quan sát hiện rõ nét trên màng lưới.

B.

thay đổi đường kính của con ngươi để thay đổi cường độ sáng chiếu vào mắt.

C.

thay đổi vị trí của vật để ảnh của vật hiện rõ nét trên màng lưới.

D.

thay đổi khoảng cách từ thủy tinh thể đến màng lưới để ảnh của vật hiện rõ nét trên võng mạc.

A.

Sự thay đổi thuỷ dịch của mắt để làm cho ảnh hiện rõ trên võng mạc

B.

Sự thay đổi khoảng cách giữa thể thuỷ tinh và võng mạc để ảnh hiện rõ trên võng mạc

C.

Sự thay đổi độ phồng của thể thuỷ tinh để ảnh hiện rõ trên võng mạc

D.

Sự thay đổi kích thước của thể thuỷ tinh và võng mạc để ảnh hiện rõ trên võng mạc

Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Sự điều tiết của mắt là sự thay đổi độ cong các mặt của thuỷ tinh thể để giữ cho ảnh của của vật cần quan sát hiện rõ trên võng mạc

B. Sự điều tiết của mắt là sự thay đổi khoảng cách thuỷ tinh thể và võng mạc để giữ cho ảnh của vật cần quan sát hiện rõ trên võng mạc.

C. Sự điều tiết của mắt là sự thay đổi khoảng cách thuỷ tinh thể và vật cần quan sát để giữ cho ảnh của vật cần quan sát hiện rõ trên võng mạc

D. Sự điều tiết của mắt là sự thay đổi cả độ cong các mặt của thuỷ tinh thể, khoảng cách giữa thuỷ tinh thể và võng mạc để giữ cho ảnh của của vật cần quan sát hiện rõ trên võng mạc.

Chọn A

Hướng dẫn:

Theo định nghĩa về sự điều tiết của mắt: Sự điều tiết của mắt là sự thay đổi độ cong các mặt của thuỷ tinh thể để giữ cho ảnh của của vật cần quan sát hiện rõ trên võng mạc.

Câu hỏi hot cùng chủ đề

Câu hỏi: Sự điều tiết của mắt là gì?

Trả lời:

Mắt muốn nhìn thấy vật thì ảnh của vật phải hiện lên rõ nét trên màng lưới của mắt. Để nhìn rõ một vật ở các các cự li khác nhau trong giới hạn nhìn rõ của mắt thì ảnh của vật đó phải hiện lên màng lưới của mắt. Để làm được điều đó, thể thủy tinh của mắt phải thay đổi độ tụ. Lúc đó cơ vòng nâng đỡ thể thủy tinh co dãn làm thay đổi tiêu cự của thể thủy tinh sao cho ảnh của vật hiện rõ trên màng lưới.

Cùng Top lời giải tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé!

I. Cấu tạo mắt và cơ chế hoạt động của mắt

Mắt là cơ quan nhỏ bé nhưng vô cùng quan trọng trong đời sống con người. Mắt là cơ quan thị giác thực hiện chức năng nhìn, quan sát, thu nhận lại hình ảnh của sự vật, màu sắc để chuyển vào não xử lý và lưu trữ. Cùng tìm hiểu cấu tạo và cơ chế hoạt động của mắt.

1. Cấu tạo bên ngoài

Nhìn bên ngoài, đôi mắt cơ bản có các bộ phận sau: lông mày, lông mi, mi mắt, tròng trắng, tròng đen…

2. Cấu tạo bên trong

Mắt là một cơ quan có cấu tạo bên trong hết sức tinh vi trong đógiác mạc, thủy tinh thể và võng mạc là những bộ phận cơ bản để đảm bảo chức năng nhìn của mắt.

Bán phần trước

Giác mạc

- Giác mạc (lòng đen), là một màng trong suốt, rất dai, không có mạch máu có hình chỏm cầu chiếm 1/5 phía trước của vỏ nhãn cầu. Đường kính của giác mạc khoảng 11 mm, bán kính độ cong là 7,7 mm. Chiều dày giác mạc ở trung tâm mỏng hơn ở vùng rìa.

- Bán kính cong mặt trước giác mạc tạo thành lực hội tụ khoảng 48,8D, chiếm 2/3 tổng công suất khúc xạ của nhân cầu. Về phương diện tổ chức học giác mạc có 5 lớp, từ ngoài vào trong bao gồm: biểu mô, màng Bowmans, nhu mô, màng Descemet, nội mô.

Mống mắt – Đồng tử

- Mống mắt là vòng sắc tố bao quanh đồng tử, quyết định màu mắt (đen, nâu, xanh..). Đồng tử là lỗ nhỏ màu đen, nằm ở trung tâm của mống mắt. Đồng tử có thể co lại hoặc giãn ra nhờ các cơ nằm trong mống mắt để điều chỉnh lượng ánh sáng vào mắt.

Thủy tinh thể

- Thủy tinh thể nằm sau mống mắt. Thủy tinh thể trong suốt làm nhiệm vụ như một thấu kính hội tụ cho ánh sáng đi qua, tập trung các tia sáng đúng vào võng mạc để tạo thành hình ảnh rõ nét, giúp ta có thể nhìn xa gần.

Bán phần sau

Dịch kính

- Dịch kính là chất dạng gel trong suốt lấp đầy buồng nhãn cầu ở phía sau thể thuỷ tinh. Khối dịch kính chiếm chừng 2/3 thể tích nhãn cầu.

Dây thần kinh mắt- mạch máu võng mạc

- Dây thần kinh thị giác là nơi tập hợp các bó sợi thần kinh có chức năng dẫn truyền các tín hiệu nhận được ở võng mạc giúp ta nhận biết ánh sáng, hình ảnh… Mạch máu võng mạc gồm động mạch và tĩnh mạch trung tâm võng mạc cung cấp chất dinh dưỡng giúp nuôi dưỡng mắt.

- Một số bệnh nội khoa có liên quan đến rối loạn mạch máu võng mạc như cao huyết áp, xơ vữa động mạch, bệnh đái tháo đường…

Hoàng điểm

- Võng mạc là một màng bên trong đáy mắt có nhiệm vụ tiếp nhận ánh sáng từ thủy tinh thể hội tụ lại. Trung tâm võng mạc là hoàng điểm (điểm vàng), nơi tế bào thị giác nhạy cảm nhất giúp nhận diện nội dung, độ sắc nét của hình ảnh.

- Thông qua các dây thần kinh thị giác võng mạc sẽ chuyển năng lượng ánh sáng thành tín hiệu thị lực và gửi về trung khu phân tích ở não. Võng mạc có nhiều lớp tế bào, đáng chú ý là lớp tế bào que, tế bào nón và lớp tế bào thần kinh cảm thụ.

- Tế bào que, tế bào nón nhận biết hình ảnh, màu sắc. Lớp tế bào biểu mô sắc tố võng mạc giúp nuôi dưỡng và bảo vệ tế bào que, tế bào nón trước tác động gây hại của tia cực tím và ánh sáng xanh chất chuyển hóa gây hại võng mạc.

II. Sự điều tiết của mắt

-Cơ chế:

+ Khi nhìn các vật ở xa trên trục của mắt, cơ vòng dãn ra và thủy tinh thể tự xẹp xuống.

+ Khi nhìn vật ở vị trí gần mắt hơn thì các cơ vòngco lại làm độ cong của thủy tinh thểtăng lên.

+ Sự thay đổi độ cong thủy tinh thể làm tiêu cự của thấu kính mắt thay đổi và ảnh thật của vật luôn hiện rõ trên võng mạc.

- Các trạng thái cơ bản của sự điều tiết mắt:

+ Trạng thái không điều tiết: tiêu cự của mắt lớn nhất(fmax)

+ Trạng thái điều tiết tối đa: tiêu cự của mắt nhỏ nhất(fmin)

+ Trạng thái có điều tiết:fmin

Từ khóa » điều Tiết Là Sự Thay đổi Tiêu Cự Của Mắt