Sử Dụng Bằng Lái Xe Giả Phạt Bao Nhiêu Theo Quy định 2022?

Sử dụng bằng lái xe giả phạt bao nhiêu là câu hỏi được đặt ra thường xuyên đối với người dân khi tham gia giao thông. Tùy thuộc vào mức độ nghiệm trọng mà người dân có thể bị xử phạt hành chính hoặc hình sự. Bài viết sau đây Tổng đài pháp luật sẽ cung cấp đầy đủ vè mức xử phạt đối với hành vi sử dụng bằng lái xe giả. Nếu bạn còn bất cứ thắc mắc nào muốn được tư vấn luật giao thông, hãy gọi ngay cho chúng tôi qua hotline 1900.6174 để được hỗ trợ và giải đáp.

>> Sử dụng bằng lái xe giả phạt bao nhiêu? Gọi ngay 1900.6174

Nội dung bài viết

Toggle
  • Bằng lái xe là gì? Phân loại bằng lái xe?
  • Cách kiểm tra bằng lái xe thật – giả
  • Sử dụng bằng lái xe giả phạt bao nhiêu?
  • Một số câu hỏi liên quan đến việc sử dụng bằng lái xe giả phạt bao nhiêu

Bằng lái xe là gì? Phân loại bằng lái xe?

Bằng lái xe là một loại giấy phép, chứng chỉ do cơ quan nhà nước hoặc cơ quan có thẩm quyền cấp cho một cá nhân cụ thể cho phép người đó được phép vận hành, lưu thông, tham gia giao thông bằng xe cơ giới các loại như xe máy, xe mô tô phân khối lớn, xe ô tô, xe tải, xe buýt, xe khách, xe container hoặc các loại hình xe khác.

Quy định về giấy phép lái xe ở các quốc gia tuy có khác nhau tùy vào đặc thù của mỗi nước nhưng nhìn chung để nhận được GPLX, người xin cấp giấy phép lái xe cần trải qua nhiều thủ tục pháp lý như nộp đơn xin cấp, phải trải qua một bài kiểm tra lái xe hoặc những kỳ thi sát hạch về lái xe nghiêm ngặt (tùy yêu cầu của từng loại phương tiện) và các thủ tục khác.

Sau khi được cấp GPLX, người đó mới có quyền (về mặt pháp lý) để tham gia giao thông bằng phương tiện xe.

Hiện nay, cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam đang cấp và cho phép sử dụng các loại bằng lái xe sau:

1. Hạng A1: cấp cho người lái xe để điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xy lanh từ 50cm3 đến dưới 175cm3 hoặc người khuyết tật điều khiển xe mô tô ba bánh dùng cho người khuyết tật.

2. Hạng A2:  cấp cho người lái xe để điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xy lanh từ 175cm3 trở lên và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1.

3. Hạng A3:  cấp cho người lái xe để điều khiển xe mô tô ba bánh, các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1 và các xe tương tự.

4. Hạng A4: cấp cho người lái xe để điều khiển các loại máy kéo nhỏ có trọng tải đến 1.000 kg.

5. Hạng B1: số tự động, cấp cho người không hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:

+ Ô tô số tự động chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe;

+ Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng số tự động có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg;

+ Ô tô dùng cho người khuyết tật.

6. Hạng B2: cấp cho người hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:

+ Ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg;

+ Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1.

7. Hạng C: cấp cho người lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:

+ Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng, ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế từ 3.500 kg trở lên;

+ Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế từ 3.500 kg trở lên;

+ Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2.

8. Hạng D: cấp cho người lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:

+ Ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe;

+ Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2 và C.

9.Hạng E: cấp cho người lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:

+ Ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi;

+ Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C và D.

>> Xem thêm: Bằng A1 chạy được xe bao nhiêu CC? Có nên thi bằng lái xe A1?

Cách kiểm tra bằng lái xe thật – giả

Chị Minh (Thanh Hóa) có câu hỏi như sau:

“Chào luật sư, em có thắc mắc muốn nhận được sự tư vấn: Em được bạn giới thiệu cho một trung tâm hỗ thi và cấp giấy phép lái xe. Em đã đến gặp nhân viên của trung tâm đó. Sau buổi nói chuyện, em đã đưa cho họ 2 triệu đồng (lệ phí học, thi và nhận bằng). Họ bảo đảm với em chỉ cần nộp 2 triệu, đi thi và nửa tháng sau là nhận được bằng.

Nửa tháng sau, họ chuyển bằng đến cho em. Tuy nhiên, anh họ em nói đây là bằng giả. Hiện tại em đang rất hoang mang không biết đây có phải là bằng giả hay không. Vì vậy, em muốn hỏi cách kiểm tra bằng lái xe thật – giả như thế nào? Em xin cảm ơn.

>> Cách kiểm tra bằng lái xe thật – giả nhanh chóng, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Chào bạn. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Tổng đài pháp luật. Với vấn đề này của bạn, chúng tôi xin hỗ trợ và giải đáp như sau:

Để biết bằng lái xe mà mình đang sở hữu có phải bằng thật hay không, bạn có thể kiểm tra theo một trong 03 cách sau:

Cách 1: Kiểm tra thủ công bằng mắt thường

+ Kiểm tra màu của bằng lái xe giả có màu vàng sẫm hơn bằng lái xe thật.

+ Kiêm tra tem dán hình tròn ở góc phía dưới bên phải của ảnh nếu nhìn nghiêng thấy dòng chữ “Đường bộ Việt Nam” lấp lánh trên tem thì đó là bằng thật. Nếu không thấy thì đó có thể là bằng giả.

+ Xem số thứ tự và thứ năm của số bằng lái xe trùng với năm trúng tuyển là bằng thật, trường hợp không trùng thì đó là bằng giả.

Cách 2: Kiểm tra qua SMS

Với cách này bạn có thể kiểm tra bằng lái của mình ngay tại nhà qua cú pháp: TC [dấu cách] [Số GPLX] [Số Seri] rồi gửi đến 0936 081 778 hoặc 0936 083 578 (phí 500 – 2000 đồng/sms).

Ví dụ: TC AS153491 gửi 0936.083.578.

Nếu là bằng lái xe thật thì khi gửi tin nhắn, hệ thống sẽ tự động phản hồi các thông tin GPLX cần tra cứu đến điện thoại bao gồm: Hạng bằng lái, số seri, ngày hết hạn, trạng thái vi phạm.

(Lưu ý: Cách này chỉ dành cho bằng lái xe PET)

Cách 3: Kiểm tra qua website https://gplx.gov.vn/

Bước 1: Truy cập link tra cứu: https://gplx.gov.vn/.

Bước 2: Nhập đầy đủ thông tin.

Bước 3: Ấn nút Tra cứu và kiểm tra thông tin.

+ Trường hợp 1: Nếu hiện đầy đủ và đúng với thông tin về bằng lái xe tra cứu thì bằng lái xe đó là thật.

+ Trường hợp 2: Thông tin trả về không khớp với bằng lái xe tra cứu thì đó là bằng giả.

+ Trường hợp 3: Hệ thống báo “Không tìm thấy số GPLX đã nhập” thì có khả năng đó là bằng giả.

Như vậy, bạn có thể sử dụng một trong những cách thức nêu trên để xác định xem bằng lái xe của mình là thật hay giả.

>> Xem thêm: Không giấy phép lái xe phạt bao nhiêu theo quy định năm 2022

Sử dụng bằng lái xe giả phạt bao nhiêu?

Mức xử phạt hành chính đối với việc sử dụng bằng lái xe giả

Chị Khánh (Hải Dương) có câu hỏi như sau:

“Chào Luật sư, em có vấn đề cần được tư vấn như sau:

Con gái tôi năm nay 20 tuổi, hiện đang là sinh viên đại học. 3 tháng trước cháu có đi học và thi lấy bằng lái xe tại một trung tâm qua lời giới thiệu của bạn bè. Số tiền cháu nộp vào trung tâm để vừa học, vừa thi là 1 triệu rưỡi. Ngay sau thi xong, cháu nhận được kết quả thi đỗ. Trung tâm hẹn nửa tháng sau sẽ gửi bằng về cho cháu.

Sau khi nhận được bằng cháu đã sử dụng xe máy để đi học. Ngày hôm qua, trên đường đi học về, do vượt đèn đỏ, cháu bị cảnh sát giao thông bắt. Họ yêu cầu cháu xuất trình giấy phép lái xe.

Sau khi xem xét giấy phép lái xe của cháu, cảnh sát giao thông kết luận giấy phép của cháu là giả nên đã thu giấy phép lái xe, yêu cầu cháu nộp phạt số tiền 3 triệu (1 triệu tiền phạt vượt đèn đỏ, 2 triệu tiền phạt sử dụng giấy phép lái xe giả).

Vậy luật sư cho em hỏi việc con em bị xử phạt về tội sử dụng giấy phép lái xe giả có đúng hay không? Mức phạt của việc sử dụng bằng lái xe giả là bao nhiêu? Mong luật sư giải đáp sớm giúp em, em xin chân thành cảm ơn!”

>> Tư vấn hành vi sử dụng giấy phép lái xe giả, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến cho Tổng đài pháp luật. Để giải đáp thắc mắc của bạn, chúng tôi xin được đưa ra câu trả lời như sau:

Bằng lái xe là một loại giấy phép, chứng chỉ do cơ quan nhà nước hoặc cơ quan có thẩm quyền cấp cho một cá nhân cụ thể cho phép người đó được phép vận hành, lưu thông, tham gia giao thông bằng xe cơ giới các loại như xe máy, xe mô tô phân khối lớn, xe ô tô, xe tải, xe buýt, xe khách, xe container hoặc các loại hình xe khác.

Theo Điều 29 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT bằng lái xe hợp lệ phải được cấp bởi các cơ quan có thẩm quyền, bao gồm:

+ Tổng cục Đường bộ Việt Nam: Cấp bằng lái xe trong phạm vi cả nước.

+ Sở Giao thông Vận tải: Cấp bằng lái xe trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Nếu không được cấp bởi các cơ quan nói trên, bằng lái xe sẽ được xác định là bằng giả. Nếu dùng bằng lái xe giả để đi đường, người tham gia giao thông sẽ bị xử phạt về lỗi sử dụng giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp.

Tùy vào loại phương tiện điều khiển mà tài xế sẽ bị phạt như sau:

Xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh dưới 175 cm3 và các loại xe tương tự

Mức phạt đối với người điều khiển phương tiện xe mô tô hai bánh có dung tích dưới 175 cm3 khi sử dụng bằng giả là:

+ 01 – 02 triệu đồng (Điểm a khoản 5 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, sửa bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP);

+ Tịch thu Giấy phép lái xe giả (Điểm a khoản 10 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, sửa bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP)

Xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh từ 175cm3 trở lên, xe mô tô ba bánh

Mức xử phạt khi sử dụng bằng lái xe giải đối với phương tiện xe mô tô hai bánh có dung tích 175 cm3 trở lên và xe ba bánh là 04 – 05 triệu đồng (Điểm b khoản 7 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, sửa bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP)

Xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô

Mức xử phạt đối với phương tiện là xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự ô tô là:

+ 10 – 12 triệu đồng (Điểm b khoản 9 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, sửa bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP).

+ Bên cạnh đó, người sử dụng bằng lái xe giả còn không được cấp giấy phép lái xe trong thời hạn 05 năm, kể từ ngày phát hiện hành vi vi phạm (theo điểm b khoản 19 Điều 1 Thông tư 38/2019/TT-BGTVT).

Trong trường hợp này, con bạn sau khi có bằng lái xe đã sử dụng xe máy để đi học. Khi tham gia giao thông, do vượt đèn đỏ, con bạn đã bị cảnh sát bắt thì hành vi vượt đèn đỏ và sử dụng bằng lái xe giả. Mức xử phạt là 3 triệu đồng.

Theo quy định tại Điểm a khoản 5 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, sửa bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP mức phạt đối với việc sử dụng bằng giả đối với xe mô tô hai bánh có dung tích dưới 175 cm3 là 1 – 2 triệu đồng tùy thuộc vào mức độ nghiệm trọng của vụ việc.

Bên cạnh đó, theo quy định Điểm a khoản 10 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, sửa bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP, con bạn sẽ bị tịch thu bằng lái xe giả. Như vậy, việc con bạn bị phạt vì sử dụng bằng lái xe giả là hoàn toàn đúng theo pháp luật.

Trong trường hợp bạn còn thắc mắc về vấn đề sử dụng bằng lái xe giải phạt bao nhiêu, hãy liên hệ ngay cho chúng tôi qua hotline 1900.6174 để nhận được sự hỗ trợ và giải đáp nhanh chóng.

>> Xem thêm: Nộp phạt vi phạm giao thông ở đâu? Những hình thức nộp phạt

Truy cứu trách nhiệm hình sự đối với việc sử dụng bằng lái xe giả

Anh Đăng (Điện Biên) có câu hỏi:

“Chào luật sư. Tuần vừa rồi, em bị cảnh sát giao thông thổi phạt và bị phát hiện sử dụng bằng giả. Công an đã mời em về đồn làm việc. Họ nói việc sử dụng bằng lái xe giả của em không chỉ bị xử phạt hành chính mà có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Hiện tại em đang rất hoang mang. Em hoàn toàn không biết bằng mình sử dụng là giả. Liệu em có bị đi tù về hành vi này hay không ạ? Mong luật sư hỗ trợ giải đáp giúp em. Em xin chân thành cảm ơn!”.

>> Sử dụng bằng lái xe giả có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? Gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến cho Tổng đài pháp luật. Để giải đáp thắc mắc của bạn, chúng tôi xin được đưa ra câu trả lời như sau:

Điều 341 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 quy định tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức. Có các khung hình phạt như sau:

Khung 1

Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm.

Khung 2: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội 02 lần trở lên;

c) Làm từ 02 đến 05 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác;

d) Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng;

đ) Thu lợi bất chính từ 10.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;

e) Tái phạm nguy hiểm.

Khung 3: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

a) Làm 06 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác trở lên;

b) Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;

c) Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên.

Hình phạt bổ sung

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Với sự việc của bạn, thì bạn là người sử dụng giấy tờ trái phép. Căn cứ vào Khoản 1 Điều 341 Bộ luật hình sự 2015, bạn hoàn toàn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về việc sử dụng bằng lái xe trái phép.

Mức phạt bạn có thể phải chịu là bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm. Để xác định việc bạn có bị phạt tù hay không còn phụ thuộc vào mức độ nghiệm trọng của sự việc.

Nếu bạn còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến việc sử dụng bằng lái xe giả có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không, hãy liên hệ ngay cho chúng tôi qua hotline 1900.6174 để nhận được sự tư vấn và giải đáp nhanh chóng.

>> Xem thêm: Không bằng lái xe máy phạt bao nhiêu theo quy định pháp luật?

Một số câu hỏi liên quan đến việc sử dụng bằng lái xe giả phạt bao nhiêu

Có được cấp lại bằng lái xe sau khi bị phạt dùng bằng lái xe giả?

Chị Hường (Ninh Bình) có câu hỏi:

“Chào luật sư, tôi có một câu hỏi cần được luật sư tư vấn, hỗ trợ như sau: Em trai tôi, 22 tuổi, sử dụng giấy phép lái xe giả. Tháng vừa rồi, nó đã bị xử phạt hành chính về tội sử dụng bằng lái trái phép và bị tịch thu bằng lái.

Xin hỏi bây giờ em tôi có được cấp lại bằng lái xe sau khi bị phạt dùng bằng lái giả hay không? Mong nhận được hồi đáp từ luật sư. Tôi xin chân thành cảm ơn!”

>> Có được cấp lại bằng lái xe sau khi sử dụng bằng giả không? Gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã hỗ trợ và gửi câu hỏi đến công ty chúng tôi. Với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin được hỗ trợ trả lời như sau:

Theo quy định của pháp luật về việc sử dụng bằng lái xe giả:

Người có hành vi tẩy xóa, làm sai lệch thông tin trên giấy phép lái xe, xài bằng lái xe giả và hồ sơ lái xe giả; sử dụng giấy phép lái xe đã bị khai báo mất để điều khiển phương tiện cơ giới đường bộ, có các hành vi gian dối khác để được đổi, cấp lại, cấp mới giấy phép lái xe thì hồ sơ đó không có giá trị sử dụng.

Ngoài việc bị cơ quan ra quyết định thu hồi giấy phép lái xe, hồ sơ gốc và cập nhật dữ liệu quản lý trên hệ thống giấy phép lái xe, người vi phạm còn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và không được cấp giấy phép lái xe trong khoảng 05 năm, kể từ ngày vi phạm.

Như vậy, tại thời điểm hiện tại, em bạn chưa thể xin cấp lại giấy phép lái xe. Thời giời tối thiểu để em bạn được cấp lại bằng là 5 năm, kể từ ngày vi phạm.

Nếu bạn còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề có được cấp lại bằng lái xe sau khi bị phạt do dùng bằng giả, hãy gọi ngay cho chúng tôi qua hotline 1900.6174 để nhận được sự tư vấn từ các chuyên gia.

>> Xem thêm: Lỗi đi ngược chiều sẽ bị xử phạt dưới những hình thức nào?

Trên đây là những quy định của pháp luật về vấn đề sử dụng bằng lái xe giả phạt bao nhiêu. Nếu bạn còn có thắc mắc liên quan đến các quy định về luật giao thông hay các vấn đề pháp lý khác, hãy gọi ngay cho Tổng đài pháp luật qua hotline 1900.6174 để được tư vấn và giải đáp. Với đội ngũ chuyên gia, luật sư giàu kinh nghiệm, chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ giải đáp mọi lúc, mọi nơi.

Từ khóa » Phạt Bằng Lái Xe Giả