Sử Dụng Cồn Sát Trùng Vết Thương đúng Cách Như Thế Nào? - Nacurgo

Trong tủ thuốc của mỗi gia đình ít nhiều đều có 1 loại dung dịch sát khuẩn dùng trong trường hợp gặp tai nạn không may. Nhiều và phổ biến hơn cả có lẽ là dung dịch cồn sát khuẩn. Vậy nên sử dụng cồn sát trùng vết thương như thế nào là đúng cách. Bạn theo dõi bài viết này để không bỏ lỡ thông tin đó nhé.

☛ Tham khảo trước: Lựa chọn thuốc sát trùng cho vết thương tốt nhất bằng cách nào?

Hướng dẫn sát khuẩn vết thương bằng cồn hiệu quả

Mục lục

  • Các loại vết thương thường gặp trong cuộc sống
  • Công dụng sát khuẩn với cồn
  • Sử dụng cồn sát trùng vết thương đúng cách
    • Sát trùng vết thương bằng cồn trong trường hợp nào?
    • Vết thương nào không nên sử dụng cồn sát trùng?
  • Tác dụng phụ khi dùng cồn!
  • Lưu ý cần biết khi dùng cồn sát khuẩn vết thương
  • Chăm sóc vết thương đúng cách tại nhà
    • Bước 1: Làm sạch vết thương, loại bỏ dị vật
    • Bước 2: Sát khuẩn vết thương
    • Bước 3: Bảo vệ vết thương
    • Bước 4: Theo dõi vết thương
  • Lưu ý dinh dưỡng và hoạt động

Các loại vết thương thường gặp trong cuộc sống

Da được coi là một hàng rào để bảo vệ cơ thể tránh những tác động bên ngoài. Những tổn thương trên da sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại xâm nhập vào cơ thể. Ngoài ra khi xuất hiện vết thương, các mô, tế bào bị phá vỡ sự toàn vẹn nên có thể làm suy yếu chức năng của nó. Nhất là những vết thương ở chân sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến việc di chuyển của cơ thể.

Các vết thương thường gặp trong cuộc sống có thể chia thành 2 loại sau:

  • Vết thương cấp tính: Hiểu đơn giản là những vết thương bạn có thể gặp do chấn thương hàng ngày, những tai nạn bất thường trong cuộc sống. Hoặc có thể do mổ xẻ, những vết rạch phẫu thuật…
  • Vết thương mạn tính: Là những vết thương gặp phải do các vết loét trên da, do tì đè quá lâu ở 1 tư thế (những người tai biến nằm 1 chỗ), những vết loét do tổn thương mạch máu, vết thương ở chân bùng phát do biến chứng của bệnh tiểu đường…
Hướng dẫn sát khuẩn vết thương bằng cồn hiệu quả
Tổn thương do tai nạn là thường gặp nhất hiện nay

Với bất kỳ vết thương nào dù là cấp tính hay mãn tính thì nguy cơ nhiễm khuẩn đều có thể xảy ra nếu không được xử lý, sát trùng vết thương đúng cách. Trên thực tế đã ghi nhận nhiều trường hợp bệnh nhân chủ quan với vết thương nhỏ, không chăm sóc hoặc chăm sóc sai cách khiến vết thương tiến triển thành hoại tử rất nguy hiểm.

Do vậy việc đầu tiên trong xử lý vết thương đó chính là làm sạch vết thương, ngăn không cho vi khuẩn xâm nhập và phát triển gây nhiễm trùng. Sử dụng cồn sát trùng vết thương là một gợi ý không tồi cho bạn.

 ☛ Xem thêm: Có nên dùng cồn 70 độ sát trùng vết thương không?

Công dụng sát khuẩn với cồn

Cồn là một loại dung dịch sát khuẩn được sử dụng rộng rãi không chỉ trong Y học mà còn được sử dụng phổ biến trong đời sống hàng ngày. Điển hình với đại dịch Covid 19 vừa qua, cồn là một chất được khuyến cáo sử dụng sát khuẩn tay sau mỗi lần tiếp xúc công cộng. Tại sao cồn lại được sử dụng rộng rãi và phổ biến đến vậy? Nguyên nhân có thể giải thích cơ bản như sau:

Cồn được nghiên cứu có thể tiêu diệt và loại bỏ một lượng vi khuẩn không nhỏ. Cơ chế tác động của cồn là gây biến tính Protein của vi khuẩn, virus, giúp tiêu diệt hầu hết các khuẩn, nấm và siêu vi. Công dụng này sẽ được minh chứng rõ hơn với mỗi nồng độ của cồn dưới đây.

  • Cồn nồng độ từ 30 – 100: Trong 10 giây có thể tiêu diệt trực khuẩn mủ
  • Cồn nồng độ 40 đến 100: Tiêu diệt khuẩn E. coli (tiêu chảy), Serratia marcescens , Salmonella typhosa chỉ trong 10 giây sử dụng.
  • Cồn nồng độ 60 độ: Tiêu diệt  hầu hết các vi khuẩn gram dương như vi khuẩn tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus)Streptococcus pyogenes chỉ trong 10 giây.
  • Cồn nồng độ 60 đến 80 độ (70 độ): là dung dịch cồn có nồng độ mạnh nhất và được sử dụng hầu hết trong các cơ sở y tế. Ở nồng độ cồn 70 có thể tiêu diệt hầu hết các loại vi khuẩn virus. Phải kể đến những virus mạnh như: Cúm, herpes, virus ưa nước rotavirus, adenovirus, enterovirus và cả rhovirus.
Nồng độ cồn được sử dụng để sát khuẩn
Cồn 70 là nồng độ cồn sát trùng hiệu quả nhất

Bạn đã hiểu công dụng sát khuẩn của cồn chưa? Sử dụng cồn là cách lý tưởng để sát trùng vùng da lành, sát khuẩn dụng cụ trước khi tiến hành phẫu thuật hoặc tiểu phẫu. Ngoài ra nó cũng mang đến tác dụng sát khuẩn tốt trên những vết thương hở, tổn thương nhẹ, nông.

Khi sử dụng cồn sát khuẩn vết thương nhẹ và nông mục đích chính để:

  • Tiêu diệt vi khuẩn, vi trùng xung quanh vết thương và tại vết thương, ngăn ngừa vi khuẩn bên ngoài xâm nhập vào cơ thể thông qua tổn thương trên da
  • Ngoài ra nó còn giúp rửa trôi bụi bẩn, tồn đọng trong vết thương, rửa trôi một số dị vật tại vết thương. Giúp cho vết thương được tiệt trùng, sạch sẽ, từ đó nhanh chóng lành lại.

Sử dụng cồn sát trùng vết thương đúng cách

Là một dung dịch sát khuẩn dễ mua nhưng không dễ sử dụng. Nếu không hiểu hết công dụng với từng vết thương thì cồn còn khiến vết thương khó lành hơn. Trong nội dung dưới đây Nacurgo.vn thông tin đến bạn cách sử dụng cồn sát trùng vết thương đúng cách trong từng trường hợp. Vậy thì trường hợp vết thương nào nên sử dụng cồn sát trùng vết thương, trường hợp nào không nên sử dụng:

Sát trùng vết thương bằng cồn trong trường hợp nào?

Vết thương hở cần được chăm sóc đúng cách để tránh nguy cơ nhiễm trùng không mong muốn. Sát trùng vết thương bằng cồn là biện pháp nhiều bác sĩ sử dụng cho vết thương hở có mức độ tổn thương nhỏ và nông. Bởi đặc tính của cồn có khả năng diệt khuẩn mạnh, đôi khi còn tiêu diệt cả tiểu cầu và các mô sống. Nên việc sử dụng cồn cho vết thương hở nhỏ, ít chảy máu sẽ giúp diệt khuẩn tốt mà không tiếp xúc, ảnh hưởng nhiều đến phần mô tế bào

Nên sử dụng sát khuẩn vết thương nông
Chỉ nên sử dụng cồn để sát khuẩn cho vết thương hở nhỏ, nông

Ngoài ra, cồn còn dùng được cho vết thương bị tác động bởi vi khuẩn và nấm. Nghiên cứu cho thấy cồn diệt khuẩn nấm rất tốt. Sử dụng cồn, bạn có thể ngăn chặn vết thương nhiễm trùng, nhiễm nấm gây nên tình trạng nặng nề hơn.

Cách sử dụng cồn sát trùng vết thương:

  • Đối với vết thương nông, tổn thương nhỏ, sử dụng cồn sát khuẩn tương đối đơn giản. Bạn có thể tẩm công vào bông rồi thấm lên vết thương cần sát khuẩn, hoặc có thể lau cả các vùng lân cận tránh vi khuẩn xâm nhập vào vết thương từ vùng da xung quanh.
  • Trong trường hợp phải loại bỏ dị vật ở vết thương thì cồn là dung dịch lý tưởng để bạn vệ sinh, sát trùng dụng cụ gắp. Cách làm đơn giản là ngâm dụng cụ vào dung dịch cồn 70 độ khoảng 15 đến 30 phút sẽ đảm bảo dụng cụ được tiệt trùng, tránh nhiễm khuẩn vết thương từ dụng cụ, vật dụng y tế.

Vết thương nào không nên sử dụng cồn sát trùng?

Còn vết thương nào bạn không nên sử dụng cồn sát trùng?

Mặc dù là dung dịch sát khuẩn lý tưởng nhưng cồn lại bị hạn chế sử dụng đối với những vết thương lớn, vết thương sâu, không có tác dụng trên bào tử. Nguyên nhân bởi đặc tính tiêu diệt vi khuẩn trong cồn cũng tiêu diệt tiểu cầu và mô khỏe mạnh. Mà những vết thương to, sâu thì phần mô bị lộ ra khá nhiều. Tất nhiên nếu sử dụng cồn sát khuẩn trong trường hợp này vết thương cũng không bị nhiễm khuẩn nhưng sẽ gây đau đớn nhiều cho người bệnh và tiến trình hồi phục của nó lâu hơn.

Không sử dụng cho vết thương sâu
Không nên sử dụng cồn sát khuẩn cho vết thương rộng, sau, nghiêm trọng

Tác dụng phụ khi dùng cồn!

Theo quy định của bộ y tế, cồn có thể được bày bán công khai, rộng rãi tại các tiệm thuốc Tây và đến từ những nguồn khác nhau. Nên đôi khi chất lượng của cồn đến tay người tiêu dùng sẽ không đảm bảo. Loại cồn đạt tiêu chuẩn sát trùng vết thương phải đạt độ cồn 70 đến 90%, được đăng ký, kiểm định chất lượng.

Khi sử dụng cồn quá nhiều hoặc cồn không rõ nguồn gốc, có thể để lại những tác dụng phụ không mong muốn như sau:

  • Trong cồn có thành phần methanol. Theo bộ y tế thì nồng độ này không được vượt ngưỡng 0,02% nếu không sẽ là yếu tố gay hại khi sử dụng. Cụ thể Methanol có công thức hóa học là CH4O hay CH3OH. Hợp chất này khá độc hại với sức khỏe con người
  • Sử dụng cồn quá nhiều lần sẽ khiến vết thương chậm lành hơn, sử dụng để xịt rửa tay có thể khiến vùng da tay bị khô.
  • Không chọn đúng nồng độ cồn để sát khuẩn có thể làm giảm đi tác dụng diệt khuẩn. Ví dụ như sát khuẩn vết thương bạn nên chọn cồn 70 độ sẽ mang đến hiệu quả tốt nhất. Tránh sử dụng cồn 90 độ vì nó có khả năng làm viến tính protein của vi khuẩn, tạo lớp màng bảo vệ cho chúng.
  • Cồn không rõ nguồn gốc xuất xứ, bạn không thể kiểm định được nồng độ methanol, nên khi uống hoặc hít phải sẽ gây hiện tượng ói mửa, ngộ độc, đau đầu mệt mỏi, hô hấp khó khăn, nguy hiểm đến tính mạng
Tác dụng phụ khi dùng cồn! 1
Nôn mửa là tác dụng phụ mà nhiều người gặp phải khi sử dụng cồn không đảm bảo chất lượng

Lưu ý cần biết khi dùng cồn sát khuẩn vết thương

Khi sử dụng cồn sát khuẩn bạn cũng cần lưu ý một số điểm sau đây:

  • Không sát khuẩn quá nhiều lần với cồn, nhất là vết thương hở. Trường hợp sử dùng cồn để rửa tay khi phải tiếp xúc nhiều với môi trường lây nhiễm, nên sử dụng thêm dưỡng ẩm vào dung dịch cồn để hạn chế khô da và kích thích.
  • Tuyệt đối không để cồn dính vào mắt. Nếu chẳng may dung dịch cồn bắn vào mắt cần rửa sạch bằng nước rồi đến cơ sở y tế để được tư vấn, xử lý đúng cách
  • Bảo quản cồn ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm ướt và ánh sáng trực tiếp có thể làm cồn biến chât
  • Không để cồn ở những nơi dễ bắt lửa, gần khu vực bếp tránh cháy nổ
  • Cần để cồn ở xa tầm tay trẻ em và vật nuôi
  • Sử dụng cồn để sát trùng vết thương hoặc các dùng da lân cận, tuyệt đối không được uống. Trường hợp không may uống phải cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ tư vấn biện pháp xử lý.
  • Không sử dụng cồn khi dung dịch đã hết hạn sử dụng.
  • Nếu phải tiêu hủy cồn thì nên tham khảo công ty xử lý rác thải để đảm bảo an toàn.

Chăm sóc vết thương đúng cách tại nhà

Sử dụng cồn sát khuẩn vết thương nhỏ, nông chỉ là một bước nhỏ trong chăm sóc và xử lý vết thương. Nhưng chỉ với bước xịt cồn thì chưa đủ. Ngoài tiêu diệt vi khuẩn, chăm sóc sẽ là cách để vết thương phục hồi nhanh hơn. Dưới đây Nacurgo sẽ gửi đến cách chăm sóc vết thương đúng cách để đẩy nhanh tiến trình làm lành vết thương ngay tại nhà

Bước 1: Làm sạch vết thương, loại bỏ dị vật

Bước đầu tiên để chăm sóc vết thương đúng cách đó chính là làm sạch vết thương. Đối với tai nạn bất thường, không thể tránh khỏi vết thương sẽ dính bùn cát và dị vật. Loại bỏ bùn cát và dị vật và các mô chết giúp giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng nguy hiểm. Bạn có thể dùng nước muối hoặc nước tinh khiết để làm việc này

Bước 2: Sát khuẩn vết thương

Nếu là vết thương nông, hở và diện tích tổn thương nhỏ thì cồn 70 là sự lựa chọn tuyệt vời. Nhưng nếu vết thương sâu hơn, bạn hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để lựa chọn dung dịch sát khuẩn phù hợp cho vết thương của mình

Bước 3: Bảo vệ vết thương

Thông thường, sau khi đã sát khuẩn vết thương sẽ được băng lại để hạn chế tiếp xúc với bụi bẩn và vi khuẩn từ môi trường bên ngoài. Nhưng sau nhiều năm áp dụng cách này cũng gây ra khá nhiều bất cập. Băng gạc dễ dính vào vết thương gây đau đỡn mỗi lần thay băng. Hiện nay bước đột phá hơn để khắc phục vấn đề này đó là sử dụng công nghệ màng sinh học dạng xịt Nacurgo.

Bước 3: Bảo vệ vết thương 1
Băng vết thương bằng màng sinh học Nacurgo

Sau khi xịt 1 lớp màng sinh học sẽ nhanh chóng khô sau 2 đến 3 phút, tạo thành một lớp vàng không thấm nước, bảo vệ da khỏi tác động của môi trường và vi khuẩn. Tinh chất nghệ và trà xanh giúp vết thương mau lành hơn gấp 5 lần. Đây là giải pháp tối ưu được nhiều bác sĩ khuyên dùng cho vết thương hở, rộng và nông

Tìm hiểu thêm về sản phẩm: Nacurgo – Màng sinh học bảo vệ vết thương nhỏ và nông

Điểm bán sản phẩm: TẠI ĐÂY

Bấm vào đây để được chuyên gia tư vấn trực tiếp

Bước 4: Theo dõi vết thương

Sau 4 đến 5 giờ bạn có thể bổ sung 1 lớp màng mới dạng xịt lên bởi lúc này lớp màng cũ đã bị phân hủy thủy sinh. Lớp màng mới lại có tác dụng bảo vệ vết thương trong 4, 5 tiếng tiếp theo. Cung cấp thêm tinh chất nghệ, trà xanh giúp vết thương kháng viêm, giảm đau. Nếu phải đi xa bạn nên mặc quần áo dài rộng hoặc băng vết thương với băng gạc. Nhưng lúc này băng gạc sẽ không dính vào vết thương bởi có lớp màng sinh học khóa vết thương và tạo môi trường lý tưởng để làm lành vết thương.

Theo dõi vết thương, nếu có bất kỳ dấu hiệu nào của nhiễm trùng vết thương cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để xử lý, kê đơn thuốc kháng sinh nếu cần.

Lưu ý dinh dưỡng và hoạt động

Chỉ chăm sóc vết thương vẫn không đủ, trong thời gian xử lý vết thương bạn nên hạn chế vận động mạnh để tránh vết thương bị va đập và những mô mới sinh ra được ổn định. Chú ý nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc để cơ thể tái tạo hồng cầu, mô mới để nhanh chóng làm lành vết thương

Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng để vết thương mau lành hơn
Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng để vết thương mau lành hơn

Bạn cũng nên hạn chế một số đồ ăn kỵ vết thương hở như rau muống, đồ nếp, đồ tanh bởi những thực phẩm này khi nạp vào cơ thể có thể gây đau nhức, mưng mủ vết thương, thậm chí để lại sẹo thâm gây mất thẩm mỹ

☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Vết thương hở nên ăn gì kiêng gì để nhanh lành?

Qua bài viết trên này bạn đã hiểu rõ về cách sử dụng cồn để sát trùng vết thương hở? Hy vọng khi hiểu được bạn sẽ thực hiện và chăm sóc vết thương đúng cách. Chúc bạn sớm bình phục và có thật nhiều sức khỏe.

Từ khóa » Cách Dùng Cồn Rửa Vết Thương