Sử Dụng đất Nông Nghiệp Thích ứng Biến đổi Khí Hậu
Có thể bạn quan tâm
Để có được phương án thích ứng BĐKH phù hợp nhất cho việc sử dụng quỹ đất nông nghiệp, vừa qua, Phân hiệu Trường Đại học TN&MT Hà Nội tại Thanh Hóa đã thực hiện “Nghiên cứu, đề xuất cơ cấu sử dụng đất sản xuất nông nghiệp hợp lý, đảm bảo phát triển bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu vùng Bắc Trung bộ”, làm cơ sở cung cấp cơ sở khoa học cho các cơ quan có thẩm quyền tiếp tục xây dựng quy hoạch vùng Bắc Trung bộ đến 2030.
Thực hiện đề tài này, các tác giả đã đánh giá tác động của BĐKH đến cơ cấu sử dụng đất (SDĐ) sản xuấ nông nghiệp vùng Bắc Trung bộ. Qua đó, đề xuất cơ cấu SDĐ sản xuất nông nghiệp hợp lý, đảm bảo phát triển bền vững, thích ứng với BĐKH vùng Bắc Trung bộ.
Nghiên cứu đã chỉ ra, ảnh hưởng do nhiệt độ tăng, nắng nóng và khô hạn bất thường đã tác động sâu sắc lên ngành nông nghiệp. Ở khu vực Bắc Trung bộ, mỗi năm có khoảng 50 - 60 ngày khô nóng, trong những năm gần đây nhiều nơi nắng nóng diễn ra nghiêm trọng hơn, nhiệt độ lên tới 4 - 42°C, làm nhiệt độ mặt đất tăng lên khá cao, độ ẩm của đất giảm mạnh, gây ảnh hưởng đến chất lượng đất và diện tích các loại hình SDĐ bị khô hạn nghiêm trọng.
Vùng khô hạn nặng phân bố trên các vùng dọc ven biển; vùng khô hạn trung bình phân bố hầu hết khu vực đồng bằng. Đặc biệt là đất lúa, trong số 402.198,96 ha đất lúa thuộc vùng khô hạn thì đã có 127.770,60 ha thuộc vùng hạn nặng. Nắng nóng gay gắt đã làm cho phần lớn nguồn nước trên các sông suối về mùa khô bị cạn kiệt, thiếu nước trầm trọng, điều này càng khiến cho hoạt động cung cấp, tưới tiêu nước cho sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn.
Quá trình mặn hóa, phèn hoá xảy ra trên đất canh tác kết hợp với tình trạng khô nóng, hạn hán, ngập lụt… đã làm hàng chục ngàn ha đất lúa và đất màu phải bỏ hoang. Điển hình tại khu vực cửa sông Lạch Trường (Thanh Hóa), cửa sông Nghèn (Hà Tĩnh), Hưng Nguyên, Nghi Lộc (Nghệ An), sông Thạch Hãn, sông Hiếu (Quảng Trị)… Lũ lụt gây ngập úng kéo dài, làm rửa trôi, vùi lấp, thoái hoá, làm mất đất canh tác.
Căn cứ thực trạng chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp để định hướng phương án cơ cấu SDĐ đến năm 2030, tác giả dựa trên quan điểm SDĐ bền vững đã thực hiện việc chồng ghép bản đồ hiện trạng SDĐ, bản đồ tích hợp đất đai, bản đồ xâm nhập mặn, hạn hán, ngập lụt với sự hỗ trợ của công nghệ GIS kết hợp với quá trình tham vấn các chuyên gia, nhà khoa học để đưa ra đề xuất cơ cấu SDĐ sản xuất nông nghiệp của vùng Bắc Trung bộ đến năm 2030 hợp lý, đảm bảo phát triển bền vững và thích ứng với BĐKH.
Nghiên cứu chỉ ra, vùng Bắc Trung bộ có nguy cơ thiếu hụt cả nguồn nước tưới tiêu và sinh hoạt
Trong đó, xác định kinh tế nông nghiệp là thành phần kinh tế quan trọng trong cơ cấu kinh tế của các địa phương trong vùng. Muốn vậy phải để một tỷ lệ đất đai hợp lý cho nông nghiệp. Trong đó: Diện tích đất trồng cây hàng năm chiếm 65,70% trong cơ cấu đất sản xuất nông nghiệp với diện tích 685.772 ha; còn lại là đất trồng cây lâu năm chiếm 34,30% với diện tích 358.045 ha.
Trong đất trồng cây hàng năm thì cơ cấu diện tích đất lúa vào năm 2030 là: 392.011 ha, chiếm 57,16%. Trong giai đoạn này sẽ chuyển một số diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả sang đất trồng cây hàng năm khác (tăng diện tích cây nguyên liệu thức ăn và chế biến dầu thực vật, ngô, lạc và diện tích rau, đậu, củ) và đất trồng cây lâu năm.
Các tác giả cũng đề xuất để có thể sử dụng hợp lý tài nguyên đất của vùng cần xác định huớng chuyển dịch cơ cấu cây trồng phù hợp với điều kiện tự nhiên, KT-XH nhằm khắc phục tình trạng bất hợp lý trong SDĐ, thích ứng với các điều kiện sản xuất bất lợi như hạn hán, thiếu nước… và thoái hóa đất.
Đồng thời, để ngăn ngừa, giảm thiểu thoái hóa đất tiến tới sản xuất nông nghiệp bền vững thì cần áp dụng các biện pháp quản lý đất bỏ hoang sau canh tác nương rẫy giúp đất nhanh được phục hồi, tăng khả năng quay vòng của đất, nâng cao năng suất cây trồng. Đó là trồng các loại cây họ đậu, cây công nghiệp, cây ăn quả, xây dựng các mô hình nông lâm kết hợp… Trong quá trình SDĐ cần phải rà soát điều chỉnh quy hoạch đất đai kịp thời và bố trí cơ cấu cây trồng hợp lý.
Gắn kết chặt chẽ giữa người sản xuất nguyên liệu với nhà máy chế biến, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật và làm các dịch vụ liên quan đối với việc sản xuất ra các sản phẩm để xây dựng các vùng sản xuất chuyên canh quy mô lớn, hạn chế thay đổi cây trồng chạy theo biến động giá thị trường nhằm đảm bảo ổn định diện tích cây trồng lâu năm có vai trò bảo vệ đất, nước. Ngoài ra, các tác giả còn đề xuất các giải pháp khác như: Giải pháp về chính sách; giải pháp về tuyên truyền và ứng dụng khoa học kỹ thuật; giải pháp hỗ trợ tài chính…
Theo tính toán đến năm 2030, để sử dụng đất hợp lý, thích ứng BĐKH, các địa phương cần ổn định diện tích đất sản xuất nông nghiệp khoảng 24% diện tích đánh giá thích nghi (khoảng 21% tổng diện tích đất tự nhiên) với diện tích 1.043.817 ha; đất trồng cây hàng năm khác cần có diện tích là 293.760 ha, chiếm 42,84% đất trồng cây hàng năm của vùng. |
Minh Thư
Từ khóa » Các Loại Hình Sử Dụng đất Nông Nghiệp
-
Hiểu Rõ Và Phân Loại đất Nông Nghiệp - Báo Lao Động
-
Các Loại Hình Sử Dụng đất Tại Việt Nam - BĐS HT
-
(PDF) ĐÁNH GIÁ CÁC LOẠI HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP ...
-
[PDF] Nghiên Cứu Các Loại Hình Sử Dụng đất Nông Nghiệp Phục Vụ ... - VNUA
-
Đất Nông Nghiệp Gồm Các Loại đất Gì? Có được Chuyển Thành đất ở ...
-
Đất Nông Nghiệp Là Gì? Phân Loại Các Loại đất Nông Nghiệp?
-
Đất Nông Nghiệp Là Gì? Phân Loại đất Nông Nghiệp
-
Các Loại Hình đất đai Tại Việt Nam
-
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA CÁC LOẠI HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG ...
-
Các Loại đất được Phân Loại Như Thế Nào Theo Quy định Của Luật đất ...
-
Luận án: Hướng Sử Dụng đất Nông Nghiệp Bền Vững Tại Huế, HAY
-
Đánh Giá Hiệu Quả Các Loại Hình Sử Dụng đất Sản Xuất Nông Nghiệp ...
-
Nghiên Cứu đánh Giá Loại Hình Sử Dụng đất Nông Nghiệp Bằng ...