Sử Dụng đúng Các Loại Hạt Ngũ Cốc để Tăng Thêm Dinh Dưỡng Và ...
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ
- Bài viết
- Diễn đàn
- Quà tặng miễn phí
- Blogger
- Diễn đàn
- Đăng bài viết
- Góc khoe con
Bước vào giai đoạn ăn dặm ở tháng thứ 6, hệ tiêu hóa của bé yêu phát triển rất nhanh và có thể dung nạp được chất dinh dưỡng từ các loại ngũ cốc phổ biến. Sau khoảng 1 tuần làm quen với những bữa bột/cháo từ các loại ngũ cốc dễ tiêu như gạo trắng, đậu xanh, hạt sen… bé đã sẵn sàng trải nghiệm những
Bước vào giai đoạn ăn dặm ở tháng thứ 6, hệ tiêu hóa của bé yêu phát triển rất nhanh và có thể dung nạp được chất dinh dưỡng từ các loại ngũ cốc phổ biến. Sau khoảng 1 tuần làm quen với những bữa bột/cháo từ các loại ngũ cốc dễ tiêu như gạo trắng, đậu xanh, hạt sen… bé đã sẵn sàng trải nghiệm những mùi vị mới. Chỉ cần một chút tỉ mỉ, mẹ đưa thêm vào bữa ăn của bé những loại hạt mới, theo những cách thức mới. Vậy là mẹ đã khơi dậy ở bé niềm vui sướng được bước chân vào thế giới của màu sắc, mùi vị và hương thơm rồi đấy. Ngũ cốc là từ gọi chung cho các loại hạt như gạo, các loại đậu, hạnh nhân, yến mạch, óc chó… cung cấp rất nhiều chất xơ, mang tới cho bé một hệ tiêu hóa sạch và khỏe. Bổ sung ngũ cốc vào bữa ăn sẽ giúp trẻ có đầy đủ chất dinh dưỡng, phòng chống được nhiều bệnh. Không những vậy, trẻ thường xuyên ăn ngũ cốc còn cải thiện được cơ nhai của hàm, loại bỏ được các chất bẩn bám trên răng giúp răng miệng luôn sạch sẽ. Tuy nhiên, cũng như các loại thực phẩm khác, thiếu hay thừa ngũ cốc đều có thể gây ra tình trạng suy dinh dưỡng hoặc béo phì ở trẻ. Vậy nên, mẹ hãy lưu ý một vài điều trong khi chế biến bữa ăn cho trẻ cân đối việc sử dụng các loại hạt với các nhóm thực phẩm khác để có được chế độ dinh dưỡng cân bằng và khoa học nhé. Chọn ngũ cốc theo độ tuổi để hòa hợp với hệ tiêu hóa đang phát triển của trẻ Với trẻ 6-7 tháng, bạn nên cho ăn dặm bằng các loại bột ngũ cốc hay cháo xay nhuyễn được chế biến từ ngũ cốc nguyên hạt, không có chất béo, ít đường. Nếu bột ngũ cốc có bao gồm bột mì tinh chế, bột mỳ trắng hay dầu hydro hóa thì hãy “quên khẩn trương” nhé. Những thành phần này rất không tốt cho hệ tiêu hóa còn non nớt của bé. Loại ngũ cốc trong giai đoạn này chủ yếu là gạo, xay thành bột ăn dặm hoặc nấu cháo. Một số cơ sở xay sẵn bột ăn dặm cho bé sẽ cho thêm hạt sen, đậu xanh hoặc đậu tương... Tuy nhiên, như vậy vẫn đơn điệu quá, bé chắc chắn sẽ vui sướng nếu được thử món cháo yến mạch. Loại hạt này rất nhiều chất xơ, không béo, rất ít đường, dễ tiêu hóa. Mẹ nên mua yến mạch dạng bột hoặc đã cán mỏng, cắt nhỏ để chúng dễ dàng bung nở và hòa nhuyễn với các thực phẩm khác. Yến mạch mềm khá nhanh nên mẹ đừng ninh lâu nhé, vì có thể khiến các chất dinh dưỡng bay đi mất. Mẹ cũng canh chừng không để cháo bị trào hay khê, vì chất dinh dưỡng trong yến mạch mà bị mất đi hoặc biến đổi thì không tốt chút nào. Gạo lứt cũng là một loại thực phẩm cung cấp rất nhiều chất xơ và được xếp vào hàng hạt ngũ cốc “sang chảnh” với giá thành tương đối cao, và cũng kén người ăn. Nếu bé được tiếp xúc sớm với gạo lứt thì hệ tiêu hóa và miễn dịch của bé sẽ rất khỏe mạnh. Lớn lên, bé cũng sẽ dễ dàng ăn xen kẽ các bữa cơm gạo lứt với cơm trắng, hoặc ăn bánh mỳ nguyên cám, rất tốt cho sức khỏe. Ở các tháng 8-9 trở đi, hệ tiêu hóa của trẻ đã có thể thu nạp chất béo từ ngũ cốc. Nếu bát cháo của bé có thêm hạt óc chó, hạnh nhân hay maccamadia (gọi tắt là mắcca) thì bé yêu của bạn sẽ dễ dàng bị “quyến rũ” bởi các loại hạt này có hương thơm rất đặc trưng mà lại là nguồn dinh dưỡng rất dồi dào. Khi chế biến các loại hạt này, mẹ cần nghiền nhỏ hạt ra và ninh cùng gạo hoặc yến mạch, độ mịn tùy thuộc vào tuổi và khả năng ăn thô của bé. Cho bé ăn sáng bằng ngũ cốc dạng hạt hoặc dạng bột kết hợp với sữa tươi và hoa quả là lựa chọn rất lành mạnh cho dinh dưỡng của bé đồng thời tiết kiệm rất nhiều thời gian chế biến cho mẹ. Gần đây, các mẹ có con trên 20 tháng đang rất quan tâm đến cách sử dụng hạt quinoa (diêm mạch) vào bữa ăn cho bé yêu. Quinoa là một dạng ngũ cốc cực kỳ đặc biệt, bên trong chứa lượng protein cao, giàu canxi, sắt, magiê và tất nhiên là chất xơ. Quinoa giúp bé tăng cường sức đề kháng, đầy đủ chất dinh dưỡng và phát triển trí não. Loại hạt này còn được đánh giá cao vì nó hoàn toàn không chứa gluten – chất có khả năng gây tiêu chảy, táo bón, đầy hơi, nôn mửa, chóng mặt, kích ứng da ở một số trường hợp bất dung nạp gluten. So với gạo trắng, hạt quinoa cung cấp hàm lượng dinh dưỡng vượt trội mà cách chế biến cũng không quá phức tạp. Mẹ chỉ cần ngâm kỹ để hạt nở nhanh và nở được hết trong quá trình nấu cùng các thực phẩm khác. Tuy nhiên, độ mềm của nó sẽ không như yến mạch hay gạo, nên hạt quinoa thường được dùng khi trẻ đã lớn chừng 20-24 tháng biết nhai và có thể ăn cháo nguyên hạt. Ngoài ra, khi đã sử dụng quinoa thì mẹ nên giảm lượng đạm từ thịt, cá xuống nhé vì bản thân quinoa đã rất giàu đạm rồi. Từ 3 tuổi trở đi, mẹ có thể cho bé ăn thêm các sản phẩm từ lúa mì, lúa mạch, ngô, kê… như bánh mỳ, bánh quy… vì lúa mì, lúa mạch là những loại hạt có hàm lượng đường lớn hơn mà chỉ ở tuổi này bé mới có thể tiêu hóa tốt được. Chế biến ngũ cốc để hỗ trợ phát triển kỹ năng nhai cho bé Từ 6 đến 24 tháng tuổi, các bé sẽ ăn chủ yếu là bột và cháo từ loãng tới đặc, từ mịn tới thô, từ ninh nhừ đến chín tới. Các loại hạt cũng được lựa chọn và chế biến theo nguyên tắc đó. Sau 2 tuổi, hàm răng của bé đã khá chắc chắn, phần lớn bé đã ăn cơm và một số bé có thể ăn hạt. Nếu đột nhiên bé yêu ngoan ngoãn háu ăn của mẹ trở nên biếng nhác, thì mẹ hãy thử “cơm quinoa” rang với rau củ, hoặc cho quinoa vào salad xem nhé, bé chắc chắn sẽ thích mê. Ngoài bột, cháo, cơm, có rất nhiều món ăn nhẹ từ hạt mà các bé sẵn sàng hưởng ứng: Dạng hạt nghiền: ngũ cốc nghiền nhuyễn, nghiền vỡ hoặc xắt lát mỏng cho vào bánh mỳ, bánh ngọt, cháo, làm topping kem, trộn vào sữa chua như: óc chó, hạnh nhân, hạt chia; trộn vào cơm như vừng, lạc; trộn vào sữa chua hoặc nước trái cây như hạt é, hạt chia... Dạng bột mịn: bột dinh dưỡng ăn liền, bánh đậu xanh, bánh khảo, bánh cốm… tuy nhiên mẹ nên cân nhắc khi cho bé ăn những loại thực phẩm này nếu mua sẵn nhé, vì lượng đường trong đó khá cao có thể làm hỏng men răng của bé.Nước: chế biến từ ngô, đậu nành, vừng đen, lạc, gạo lứt, hạnh nhân, óc chó… Từ 3 tuổi trở đi, bé có thể ăn như người lớn nên bé có thể ăn tốt các loại bánh mỳ, mỳ sợi, bún, phở, bánh đa, hủ tiếu, ngô, kê… Lúc này, cho bé nhâm nhi các loại ngũ cốc để nguyên hạt rang chín như: hạt điều, hạt dẻ, hạt dưa, hạt đậu, hạt bí… cũng góp phần kích thích hàm phát triển khỏe hơn và hoàn thiện kỹ năng nhai cho bé. Mong rằng với một số gợi ý của MamiBuy, em bé của bạn sẽ được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng từ hàng trăm món ăn hấp dẫn không kém gì bữa ăn của người lớn.Từ khóa » Các Loại Hạt Cho Bé 7 Tháng ăn Dặm
-
Các Loại Hạt Cho Bé ăn Dặm Bổ Dưỡng Và Mẹo Lựa Chọn Thông Thái
-
Tham Khảo 10 Loại Hạt ăn Dặm Cho Bé Tốt Nhất Hiện Nay - Tinhte
-
Các Loại Hạt Cho Bé ăn Dặm Nên Cho ăn Loại Nào? - Fitobimbi
-
Top 10+ Loại Hạt Cho Bé ăn Dặm Tốt Nhất Giàu Dinh Dưỡng Mẹ Cần Biết
-
Các Loại Hạt Dinh Dưỡng Cho Bé | Vinmec
-
Top 10 Các Loại Hạt Cho Bé ăn Dặm Giàu Dinh Dưỡng - BURINE
-
Top 10 Các Loại Hạt Hữu Cơ Tốt Nhất Cho Bé ăn Dặm
-
Hạt ăn Dặm Cho Trẻ - Nên Chọn Loại Nào - Blog Beemart
-
Top 10 Các Loại Hạt Hữu Cơ Tốt Nhất Cho Bé ăn Dặm
-
Top 7 Các Loại đậu Tốt Cho Bé ăn Dặm Và Những Lợi ích Bất Ngờ
-
Các Loại Hạt Tốt Cho Bé ăn Dặm - POH
-
Top 10 Các Loại Hạt Nấu Cháo Cho Bé, Các Loại Hạt Tốt Cho Bé ...
-
Thực đơn ăn Dặm Cho Bé 7 Tháng Tăng Cân Nhanh Mà Dễ Nấu Cho Mẹ