Sử Dụng Ga-rô Trong Những Trường Hợp Nào| Wellbeing
Có thể bạn quan tâm
Bài viết được viết bởi Phạm Hải Anh | Chuyên viên tập huấn dự án Sơ cứu nhanh - Giành sự sống
Tổ chức Giáo dục Sức khỏe Wellbeing
Ga-rô cầm máu hay Tourniquets (Tiếng Anh) là một phương pháp cầm máu tạm thời tại chi. Kỹ thuật ga-rô tưởng chừng đơn giản nhưng nếu không thực hiện đúng sẽ gây nguy hiểm cho nạn nhân nặng nhất là hoại tử dẫn đến cắt bỏ chi.
I. Những trường hợp cần sử dụng ga-rô
- Vết thương bị cụt chi tự nhiên, hoặc chi thể bị đứt gần lìa
- Chi bị dập nát nhiều và chắc chắn không thể bảo tồn được
- Vết thương tổn thương mạch máu đã áp dụng những biện pháp cầm máu khác mà không có hiệu quả
- Nơi xảy ra tai nạn gần cơ sở y tế
II. Một số biến chứng khi sử dụng ga-rô
- Ga-rô bị lỏng nên không cầm được máu
- Ga-rô nếu buộc quá lâu có thể gây tổn thương các dây thần kinh, các cơ và mạch máu nặng nhất dẫn đến hoại tử. Các tế bào chết sẽ giải phóng các chất độc vào máu khi ta tháo ga-rô.
- Đặt ga-rô sai vị trí, chẳng hạn như ga-rô đặt quá xa vết thương hoặc trên các khớp có thể sẽ không có hiệu quả.
- Ga-rô nếu buộc đúng có thể rất đau.
III. Tạo dây ga-rô
Nếu muốn tạo một dây ga-rô đúng cách, bạn cần sử dụng đúng vật liệu cho vùng tổn thương. Ga-rô phải có chiều rộng ít nhất từ 2,5 đến 5 cm. Vết thương ở chân thì dùng dây dày hơn vết thương vùng cánh tay. Xé hoặc cắt áo sơ mi, khăn hoặc vải trải giường thành những dải băng để làm dây ga-rô.
Lưu ý:
Dải băng quá hẹp hoặc quá mỏng có thể cắt vào da, trong khi dải băng quá rộng cần phải buộc thật chặt mới có hiệu quả.
Đảm bảo chất liệu dải băng làm ga-rô không co giãn hoặc trơn để dây không bị di động.
Bạn có thể dùng ga-rô bằng những vật liệu sẵn có như thắt lưng hoặc dây đai buộc áo.
IV. Nguyên tắc đặt ga-rô
Để có hiệu quả, ga-rô phải được đặt đúng chỗ. Ga-rô cần đặt cách vết thương khoảng 5 cm về phía tim. Bạn cũng phải buộc đủ chặt để ngăn chặn hoàn toàn dòng máu chảy trong động mạch.
Không đặt ga-rô trên các khớp như khuỷu tay hoặc đầu gối. Bạn cũng không nên đặt ga-rô lên trên quần áo để tránh bị trượt khi buộc và khiến người vận chuyển hay nhân viên y tế khó phát hiện và bỏ qua không xử lý ưu tiên
Cứ 30 phút phải nới ga-rô một lần và không để ga-rô lâu quá 3-4 giờ. Khi nới ga-rô phải tư từ, vừa nới vừa quan sát sắc mặt nạn nhân và tính hình chảy máu ở vết thương. Khi nới ga-rô khoảng 4-5 phút hoặc thấy sắc mặt nạn nhân thay đổi, máu chảy nhiều thì phải thít chặt ga-rô ngay. Không đặt lại ga-rô ở vị trí cũ mà có thể di chuyển lên hoặc xuống một chút.
Ghi rõ ngày giờ ga-rô, giờ nới ga-rô các lần.
Không đặt ga-rô trên bất cứ bộ phận nào khác ngoài chân và tay
V. Cách đặt ga-rô
Buộc ga-rô bằng nút thắt vuông thông thường. Đảm bảo nút thắt phải chặt. Bạn sẽ phải buộc hai nút. Buộc nút thứ nhất để cố định băng trên chân hoặc tay. Sau đó đặt một que gỗ dài từ 12 đến hoặc 20 cm hoặc một que kim loại nhẵn (gọi là tay quay) lên và thắt thêm một nút nữa bên trên.
Đảm bảo tay quay phải nhẵn để không cắt vào da nạn nhân hoặc làm đứt ga-rô. Tay quay có thể là một chiếc que, vật dụng kim loại nhẵn, bút chì hoặc một vật dài.
VI. Thắt chặt ga-rô
Nếu sử dụng thắt lưng, bạn cần thắt càng chặt càng tốt để cầm máu. Nếu sử dụng tay quay, bạn phải buộc chặt ga-rô hết mức có thể bằng cách vặn tay quay cho dải băng thắt chặt xung quanh cánh tay hoặc chân.
Ga-rô cho vết thương ở chân cần phải chặt hơn ở cánh tay vì mạch máu ở chân lớn hơn.
VII. Gọi cấp cứu.
Sau khi buộc ga-rô cầm máu, bạn hãy chờ đội cấp cứu đến. Đảm bảo ghi lại thời gian bắt đầu đặt ga-rô. Khi đội cấp cứu tới, họ sẽ cần biết thông tin này. Nếu dịch vụ cấp cứu chậm đến, bạn có thể làm mát chi bị thương bằng nước đá hoặc túi chườm lạnh để giảm rủi ro tổn thương mô khi đang đặt ga-rô.
Không tháo ga-rô trừ khi bạn có thể ép trực tiếp lên vết thương. Nếu có thể, bạn hãy tháo ga-rô một cách cẩn thận, chú ý tình trạng chảy máu và dấu hiệu sốc.
Nếu máu vẫn rỉ ra xung quanh vết thương, không tháo ga-rô.
Cảnh báo:
Đặt ga-rô là biện pháp có tính rủi ro, do đó chỉ nên đặt ở cánh tay hoặc chân và chỉ khi không thể áp dụng biện pháp thay thế nào khác để cứu sống nạn nhân.
Không nới ga-rô trong những trường hợp sau: Khi chi để ga-rô quá lâu (quá 4 giờ), chi đã bị cụt tự nhiên, đoạn chi dưới ga-rô có dấu hiệu hoại tử.
Để nắm rõ hơn các kỹ năng sơ cứu trong các tình huống khẩn cấp, bệnh thường gặp, quý độc giả có thể tham khảo thêm thông tin tại các Khoá học từ Wellbeing: Tại Đây
Từ khóa » Cách Nới Garo
-
Nguyên Tắc Cầm Máu Bằng Garo
-
Hướng Dẫn Sơ Cứu Vết Thương Chảy Máu Garo Vết Thương ở Tay ...
-
3 Nguyên Tắc Cầm Máu Bằng Ga-rô - VnExpress Sức Khỏe
-
[DOC] SƠ CỨU CHẢY MÁU ( CẦM MÁU TẠM THỜI. KỸ THUẬT GARO ...
-
Hướng Dẫn Cách Cầm Máu Bằng Phương Pháp Garo Nhanh Chóng ...
-
Sơ Cứu Vết Thương Mạch Máu - Health Việt Nam
-
[CHÍNH HÃNG] Dây Garo - Cách Sử Dụng, Lưu ý Khi Dùng
-
Để Không Bị Hoại Tử Chi, Cần Garo Và Băng ép đúng Cách - Dân Trí
-
Page 172 - Cẩm Nang Chăm Sóc Sức Khỏe Ban đầu Cho CBCNV ...
-
Tìm Hiểu Về Kỹ Thuật Cầm Máu-ga Rô
-
Nguyên Tắc Cầm Máu Bằng Garo - Https://
-
Cầm Máu Khi Bị Thương Thế Nào Cho đúng?
-
(VTC14)_ Nguyên Tắc Cầm Máu Bằng Garo - YouTube