SỬ DỤNG GAM MÀU NÓNG TRONG THIẾT KẾ - ITPlus Academy
Để những sản phẩm thiết kế của bạn trở nên thu hút, tươi tắn và tràn đầy sức sống, bạn hãy thử với những gam màu nóng như đỏ, cam, vàng hoặc hồng cùng với cách ứng dụng các gam màu này trong thiết kế để xem thiết kế của bạn sẽ “nóng bỏng” như thế nào nhé.Để những sản phẩm thiết kế của bạn trở nên thu hút, tươi tắn và tràn đầy sức sống, bạn hãy thử với những gam màu nóng như đỏ, cam, vàng hoặc hồng cùng với cách ứng dụng các gam màu này trong thiết kế để xem thiết kế của bạn sẽ “nóng bỏng” như thế nào nhé.
1. Như thế nào gọi là màu nóng?
Nhắc tới màu nóng, chúng ta hay liên tưởng đến những màu sắc và hình ảnh rực rỡ như màu đỏ của lửa, màu vàng rực của nắng hay của hoa cúc. Trong vòng thuần sắc thì có tới hơn một nửa là màu nóng với các màu đặc trưng như: đỏ, vàng, cam và hồng. Trên vòng tuần sắc có sự phân chia màu sắc nhưng sự thay đổi này là không đáng kể, chỉ đủ để chuyển các dãy màu từ càng sang tím đỏ. Vòng thuần sắc là chiesc vòng được tạo ra bởi hai gam màu nóng và lạnh với nhau
Vòng thuần sắc
Dường như thuật ngữ nóng và lạnh không được dùng cho màu sắc nhưng khi nó được đặt vào trong một vòng tròn và chúng ta nhìn thấy được các sắc độ của chúng thì người ta đã đưa ra thuật ngữ này vào năm 1813.
2. Ý nghĩa của các gam màu nóng
Không phải ngẫu nhiên mà người ta sử dụng các màu sắc một cách tuy ý. Mỗi màu sắc lại mang những ý nghĩa riêng biệt. Chẳng hạn như người ta sử dụng màu đỏ để thể hiện sự mãnh liệt của tình yêu, màu vàng cho sự sang trọng, sự giàu có hay các nhà hàng, quán ăn thì sử dụng màu đỏ và vàng để tạo sự bắt mắt cho các món ăn. Các nhà khoa học sau quá trình nghiên cứu đã đưa ra những ý nghĩa nổi bật của các gam màu nóng và ứng dụng của nó trong thiết kế. Những gam màu thể hiện:
- Màu đỏ thể hiện tình yêu, giận dữ, tham vọng, sự cấp bách và cái đói
- Màu cam: thể hiện sức khỏe, sang trọng, sự thu hút, cảnh báo và tuổi trẻ
- Màu vàng: thể hiện tính trẻ con, vui vẻ, lạc quan, sự ấm áp, tươi mới
- Màu hồng: thể hiện sự dịu dàng, ngây thơ, đồng cảm, lãng mạn và nhạy cảm.
Thiết kế sử dụng gam màu nóng: vàng
Màu nóng không giống như những định nghĩa khác về màu sắc, màu nóng không liên quan đến tính phản chiếu hay khả năng hấp thụ ánh sáng. Độ nóng cũng không có liên quan tới độ bão hòa, độ sáng hay sắc của nó.
3. Màu nóng được hiểu như thế nào trong thiết kế?
Trong thiết kế đồ họa, có một só thuật ngữ nếu người thiết kế không nắm bắt được sẽ dễ xảy ra những thiếu sót không đáng có. Màu nóng rất hay bị lạm dụng trong thiết kế bởi không phải ai cũng biết cách sử dụng chúng. Nhiều người hay nói rằng “hãy làm màu này nóng hơn đi” nhưng thực tế thì là “làm nó sáng hơn”. Muốn màu nóng hơn thì phải thay đổi sự pha trộn màu bằng cách thêm vàng hoặc đỏ, còn nếu muốn màu sáng hơn thì phải điều chỉnh độ bão hòa và sắc.
Màu nóng được biết đến là màu nổi bật và rực rỡ chính vì thế khi nhìn vào các màu này chúng ta thường thấy chúng trông lớn hơn, dài hơn và mở rộng hơn trong không gian rất nhiều. Điều này lí giải cho việc tại sao màu nóng lại thể hiện sự gần gữi, ấm áp còn màu lạnh thể hiện sự lạnh lẽo và xa cách. Do đó, khi sử dụng các màu này, các nhà thiết ké cần phải hiểu được đặc tính của chúng và két hợp chúng như thế nào với khoảng không xung quanh để tạo được hiệu ứng tốt nhất.
Thiết kế nội thất với gam màu nóng: đỏ
Một lưu ý cho các bạn đó là trong bảng màu, amuf cam được coi là màu nóng nhất và nó rơi vào giữa hai màu cơ bản là màu đỏ và màu vàng. Còn màu lạnh nhất thì nằm ở vị trí đối diện trên bảng thuần sắc.
4. Ứng dụng màu nóng trọng thiết kế
Màu nóng trong thiết kế thường tạo nên cảm giác vui vẻ, tràn đầy sức sống và nhiệt tình. Một số nhà thiết kế cho rằng cần phải phối hợp cả hai màu nóng và lạnh trong bảng màu thì mới hợp lý và phù hợp, Và quan trọng là bạn nên có những kiến thức về việc phối hợp màu sắc, hai màu tương phản với nhau và việc chọn lựa màu sắc nào sẽ ảnh hưởng ra sao tới thiết kế của bạn.
Tuy nhiên, nhiều nhà thiết kế cũng gặp khó khăn trong việc sử dụng những màu nóng và phối hợp màu sắc sao cho phù hợp với thông điệp và kết hợp với các offset màu khác nhau.
Khi sử dụng các màu nóng nên phối với màu neutral hoặc trắng sẽ tạo nên sự thoải mái, ngược lại nếu phối các màu tối với đen thì có thể cũng sẽ tạo nên hiệu quả tùy vào từng trường hợp.
Một số thiết kế tập trung chủ yếu vào màu đơn sắc. Khi kết hợp 2 màu nóng lạnh cùng một lúc thì cách tốt nhất là nên chọn sắc và độ bão hòa tương phản nhau.
Áp dụng quy luật 80/20 khi phối màu trong thiết kế: sử dụng 80% màu thì nên dùng màu neutral và 20% dùng các màu đậm để làm nổi bật đối tượng cần nhấn mạnh. Khi bắt đầu thực hành pha màu, bạn có thể quyết định độ nóng, lạnh của màu thông qua thành phần. Trong digital, màu đỏ trong RGB có giá trị cao nhất và màu xanh lam có giá trị thấp nhất. Còn trong in ấn, CMYK màu vàng và màu đỏ tươi có giá trị cao nhất còn màu làm và đen có giá trị thấp nhất.
Sự đối lập của các gam màu nóng – lạnh tạo nên sự đa dạng cho thiết kế, trong đó các gam màu nóng luôn gây được ấn tượng mạnh cho người khác ngay từ cái nhìn đầu tiên. Hiểu và biết cách ứng dụng các gam màu nóng vào trong thiết kế vừa giúp làm mới cho thiết của bạn vừa giúp bạn “nâng cao tay nghề”. Hãy bắt tay vào ứng dụng ngay nhé. Chúc các bạn thành công!
Ban truyền thông ITPlus
Từ khóa » Gam Nóng
-
Màu Lạnh Và Nguyên Tắc Sử Dụng Màu Lạnh Trong Thiết Kế
-
Bảng Màu Nóng Và Màu Lạnh - Cách Phối Màu ️️ CHUẨN
-
Cách Sử Dụng Gam Màu Nóng Cho Những Dự án Thiết Kế
-
Bảng Màu Nóng Lạnh Là Gì? Nguyên Tắc Phối Màu Trong Thiết Kế - Unica
-
Bảng Màu Nóng Là Gì? Cách Phối Màu Nóng Chuẩn Nhất 2022
-
Cách Dùng Gam Màu Nóng Trong Thiết Kế Gây ấn Tượng
-
Gam Màu Là Gì? Tông Màu Là Gì? Ý Nghĩa Của 6 Tông Màu Chính
-
Màu Nóng Là Những Màu Nào? - Selfomy Hỏi Đáp
-
[TỔNG HỢP] Bệnh Nóng Gan: Dấu Hiệu, Nguyên Nhân, điều Trị
-
Màu Sắc Và Hình Cơ Bản - MyThuatMS
-
Cách Sử Dụng Gam Màu Nóng Cho Những Dự án Thiết Kế
-
Ứng Dụng Gam Màu Nóng Và Lạnh Trong Thương Hiệu - NGÔI SAO SỐ
-
Bí Quyết Kết Hợp Gam Màu Nóng Và Lạnh Trong Trang Trí Nội Thất