Sử Dụng Giấy Phép Lái Xe Giả Bị Xử Phạt Ra Sao? - Luật Sư X

Theo quy định của pháp luật, khi điều khiển các phương tiện tham gia giao thông; thì phải có giấy phép lái xe. Vì rất nhiều lý do như làm mất, chưa đủ tuổi; hay bị xử phạt do vi phạm pháp luật an toàn giao thông mà bị tước giấy phép lái xe. Vì vậy hiện nay có rất nhiều người sử dụng Giấy phép lái xe giả để trách việc bị phạt. Vậy hành vi Sử dụng giấy phép lái xe giả bị xử phạt ra sao? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu nhé.

Căn cứ pháp lý

  • Luật giao thông đường bộ 2008
  • Nghị định 100/2019/NĐ-CP

Nội dung tư vấn

Giấy phép lái xe là gì?

Giấy phép lái xe là một loại giấy phép, chứng chỉ do cơ quan nhà nước hoặc cơ quan có thẩm quyền cấp cho một cá nhân cụ thể cho phép người đó được phép vận hành, lưu thông, tham gia giao thông bằng xe cơ giới các loại như xe máy, xe mô tô phân khối lớn, xe ô tô, xe tải, xe buýt, xe khách, xe container hoặc các loại hình xe khác.

Quy định về giấy phép lái xe ở các quốc gia tuy có khác nhau tùy vào đặc thù của mỗi nước nhưng nhìn chung để nhận được GPLX, người xin cấp giấy phép lái xe cần trải qua nhiều thủ tục pháp lý như nộp đơn xin cấp, phải trải qua một bài kiểm tra lái xe hoặc những kỳ thi sát hạch về lái xe nghiêm ngặt (tùy yêu cầu của từng loại phương tiện) và các thủ tục khác. Sau khi được cấp GPLX, người đó mới có quyền (về mặt pháp lý) để tham gia giao thông bằng phương tiện xe.

Sử dụng giấy phép lái xe giả bị xử phạt ra sao?

Xử phạt hành chính

Việc xử phạt hành vi sử dụng giấy phép lái xe giả được quy định tại Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP. Cụ thể như sau:

Đối với xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh dưới 175 cm3 và các loại xe tương tự xe mô tô

Người điều khiển phương tiện không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp sẽ bị phạt từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng.

Đối với xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh từ 175 cm3 trở lên, xe mô tô ba bánh;

Người điều khiển phương tiện sử dụng bằng lái xe giả, không do cơ quan có thẩm quyền cấp sẽ bị phạt từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng.

Đối với xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô khác

Người điều khiển xe sử dụng bằng lái xe giả sẽ bị phạt từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng nếu sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, .

Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện sử dụng giấy phép lái xe giả, giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp còn bị áp dụng bổ sung tịch thu Giấy phép lái xe giả theo quy định tại khoản 9 Điều 21 Nghị định trên.

Truy cứu trách nhiệm hình sự

Điều 341 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 quy định tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức. Có các khung hình phạt như sau:

Khung 1

Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm.

Khung 2

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội 02 lần trở lên;

c) Làm từ 02 đến 05 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác;

d) Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng;

đ) Thu lợi bất chính từ 10.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;

e) Tái phạm nguy hiểm.

Khung 3

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

a) Làm 06 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác trở lên;

b) Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;

c) Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên.

Hình phạt bổ sung

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng

Mời bạn xem thêm bài viết

  • Không có giấy phép lái xe sẽ bị phạt bao nhiêu từ năm 2022
  • Che lấp biển số xe sẽ bị phạt bao nhiêu từ năm 2022

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư X về chủ đề: “Sử dụng giấy phép lái xe giả bị xử phạt ra sao? ”. Chúng tôi hi vọng rằng bài viết có giúp ích được cho bạn.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của Luật sư X về đăng ký bảo hộ logo công ty, các quy định pháp luật về điều kiện thành lập, và giải thể công ty tnhh 1 thành viên… Hãy liên hệ qua số điện thoại: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Những giấy tờ gì cần mang khi tham gia giao thông?

Theo quy định tại Điều 58 Luật giao thông đường bộ năm 2008 có quy định:Khi điều khiển ô tô; xe máy tham gia giao thông. Người lái xe phải mang theo các giấy tờ sau:– Đăng ký xe;– Giấy phép lái xe ô tô, xe máy theo quy định;– Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới (gọi tắt là Giấy chứng nhận kiểm định) theo quy định đối với phương tiện bắt buộc phải có Giấy chứng nhận kiểm định;– Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe ô tô, xe máy.

Không đội mũ bảo hiểm bị phạt bao nhiêu tiền năm 2022?

Điểm b khoản 4 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP. Bổ sung thêm hành vi bị phạt tiền từ 400.000 đến 600.000 đồng:Không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy”; hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi điều khiển xe tham gia giao thông trên đường bộ.

5/5 - (1 bình chọn)

Từ khóa » Bằng Lái Giả Phạt Bao Nhiêu