Sử Dụng Hóa đơn điện Tử Xăng Dầu Theo Nghị định 123, Thông Tư 78
Có thể bạn quan tâm
Xăng dầu là một trong những ngành được Chính phủ khuyến khích chuyển đổi áp dụng hóa đơn điện tử sớm. Hóa đơn điện tử xăng dầu không chỉ giúp các đơn vị kinh doanh xăng dầu tháo gỡ nhanh chóng những khó khăn trong quá trình quản lý nghiệp vụ kế toán, mà còn giúp chống thất thu thuế và nằm trong khung chuyển đổi số của doanh nghiệp. Hãy cùng MISA meInvoice tìm hiểu chi tiết hơn các quy định về hóa đơn xăng dầu trong bài viết dưới đây nhé…
Mục Lục Ẩn I – Tổng hợp các quy định về hóa đơn điện tử xăng dầu 1.1 Quy định về hóa đơn xăng dầu theo Luật quản lý thuế 2019 1.2 Quy định về hóa đơn xăng dầu theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP, Thông tư 78/2021/TT-BTC » Về thời điểm lập hóa đơn điện tử xăng dầu » Nội dung của hóa đơn xăng dầu » Chữ ký số trên hóa đơn điện tử xăng dầu » Quy định về truyền nhận dữ liệu hóa đơn điện tử xăng dầu lên cơ quan thuế » Quy định về xử lý sai sót hóa đơn xăng dầu theo Thông tư 78 1.3 Quy định về hóa đơn xăng dầu theo Nghị định 80/2023/NĐ-CP II – Cách xuất hóa đơn điện tử xăng dầu trên phần mềm MISA Trường hợp 1: Chuyển đầy đủ nội dung từng hóa đơn Trường hợp 2: Chuyển bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn » Trường hợp 2.1: Sử dụng hóa đơn bán lẻ xăng dầu và chọn phương thức gửi dữ liệu hóa đơn đến cơ quan thuế theo bảng tổng hợp dữ liệu HĐĐT » Trường hợp 2.2: Sử dụng hóa đơn có đủ ký hiệu mẫu số hóa đơn, ký hiệu hóa đơn và chọn phương thức gửi dữ liệu hóa đơn đến cơ quan thuế theo bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử Trường hợp 3: Chuyển đầy đủ nội dung từng hóa đơn và Chuyển bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơnI – Tổng hợp các quy định về hóa đơn điện tử xăng dầu
1.1 Quy định về hóa đơn xăng dầu theo Luật quản lý thuế 2019
Tại khoản 1, Điều 90, Luật quản lý thuế quy định một trong các nguyên tắc lập, quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử như sau:
“Khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán phải lập hóa đơn điện tử để giao cho người mua theo định dạng chuẩn dữ liệu và phải ghi đầy đủ nội dung theo quy định của pháp luật về thuế, pháp luật về kế toán, không phân biệt giá trị từng lần bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.”
→ Xem thêm:
|
1.2 Quy định về hóa đơn xăng dầu theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP, Thông tư 78/2021/TT-BTC
» Về thời điểm lập hóa đơn điện tử xăng dầu
(Căn cứ tại điểm i, khoản 4, Điều 9 của Nghị định 123/2020/NĐ-CP)
Điều 9. Thời điểm lập hóa đơn
4. Thời điểm lập hóa đơn đối với một số trường hợp cụ thể như sau:
… i) Thời điểm lập hóa đơn điện tử đối với trường hợp bán xăng dầu tại các cửa hàng bán lẻ cho khách hàng là thời điểm kết thúc việc bán xăng dầu theo từng lần bán. Người bán phải đảm bảo lưu trữ đầy đủ hóa đơn điện tử đối với trường hợp bán xăng dầu cho khách hàng là cá nhân không kinh doanh, cá nhân kinh doanh và đảm bảo có thể tra cứu khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu.”
Như vậy, thời điểm lập hóa đơn điện tử đối với trường hợp bán xăng dầu tại các cửa hàng bán lẻ cho khách hàng là thời điểm kết thúc việc bán xăng dầu theo từng lần bán.
» Nội dung của hóa đơn xăng dầu
(Căn cứ tại Điểm c, khoản 14, Điều 10 Nghị định 123/2020/NĐ-CP)
– Một số trường hợp hóa đơn điện tử không nhất thiết có đầy đủ các nội dung.
– Đối với hóa đơn điện tử bán xăng đầu cho khách hàng là cá nhân không kinh doanh thì không nhất thiết phải có các chỉ tiêu: tên hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, số hóa đơn; tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua, chữ ký điện tử của người mua; chữ ký số, chữ ký điện tử của người bán, thuế suất thuế giá trị gia tăng.
» Chữ ký số trên hóa đơn điện tử xăng dầu
Theo nội dung tại mục trên ta có thể hiểu rằng, nếu người mua xăng dầu là khách hàng cá nhân không kinh doanh mà chỉ phục vụ mục đích sử dụng trong đời sống thì trên hóa đơn điện tử không cần chữ ký số.
» Quy định về truyền nhận dữ liệu hóa đơn điện tử xăng dầu lên cơ quan thuế
- Tại Điểm a.1, khoản 3, điều 22 Nghị định 123: Trách nhiệm của người bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ sử dụng hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế
Riêng đối với trường hợp bán xăng dầu cho khách hàng thì người bán tổng hợp dữ liệu tất cả các hóa đơn bán xăng dầu trong ngày theo từng mặt hàng để thể hiện trên bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử và chuyển bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử này ngay trong ngày.
- Khoản 1 Điều 58: Trách nhiệm chia sẻ, kết nối thông tin, dữ liệu hóa đơn điện tử
Các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế sản xuất, kinh doanh ở các lĩnh vực: điện lực; xăng dầu; bưu chính viễn thông; vận tải hàng không, đường bộ, đường sắt, đường biển, đường thủy; nước sạch; tài chính tín dụng; bảo hiểm; y tế; kinh doanh thương mại điện tử; kinh doanh siêu thị; thương mại thực hiện hóa đơn điện tử và cung cấp dữ liệu hóa đơn điện tử theo định dạng dữ liệu do Tổng cục Thuế công bố.
- Khoản 4 Điều 6: Áp dụng hóa đơn điện tử đối với một số trường hợp khác – Thông tư 78/2021/TT-BTC
Trường hợp bán xăng dầu cho khách hàng thì người bán chuyển dữ liệu hóa đơn bán xăng dầu trong ngày theo quy định tại điểm a.1 khoản 3 Điều 22 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP. Trường hợp người bán và người mua có thỏa thuận để tạo thuận lợi cho việc lưu thông hàng hóa hoặc tra cứu dữ liệu thì người bán sau khi lập hóa đơn điện tử đầy đủ các nội dung trên hóa đơn gửi người mua đồng thời gửi hóa đơn cho cơ quan thuế theo quy định tại điểm a.2 khoản 3 Điều 22 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP.
» Quy định về xử lý sai sót hóa đơn xăng dầu theo Thông tư 78
Tại Điểm d, Điều 7 – Thông tư 78: Xử lý hóa đơn điện tử, bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử đã gửi cơ quan thuế có sai sót trong một số trường hợp.
Trường hợp theo quy định hóa đơn điện tử được lập không có ký hiệu mẫu số hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, số hóa đơn có sai sót thì người bán chỉ thực hiện điều chỉnh mà không thực hiện hủy hoặc thay thế.
=> Như vậy, đơn vị xăng dầu sẽ sử dụng hóa đơn điện tử Không có mã của cơ quan thuế và phương thức gửi dữ liệu đến cơ quan thuế theo 3 trường hợp:
- Chuyển đầy đủ nội dung từng hóa đơn: Áp dụng với các đơn vị bán xăng dầu cho toàn bộ khách hàng có MST và có thỏa thuận với người mua để tạo thuận lợi cho việc lưu thông hàng hóa hoặc tra cứu dữ liệu
- Chuyển bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn: Áp dụng với các đơn vị bán xăng dầu cho toàn bộ khách hàng là cá nhân không kinh doanh
- Chuyển đầy đủ nội dung từng hóa đơn và Chuyển bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn: Áp dụng với các đơn vị bán xăng dầu cho toàn bộ các khách hàng có MST, có thỏa thuận với người mua để tạo thuận lợi cho việc lưu thông hàng hóa hoặc tra cứu dữ liệu và các khách hàng là cá nhân không kinh doanh
1.3 Quy định về hóa đơn xăng dầu theo Nghị định 80/2023/NĐ-CP
Ngày 17/11/2023, Chính phủ ban hành Nghị định 80/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 95/2021/NĐ-CP và Nghị định 83/2014/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu.
Tại khoản 9, Điều 1 của Nghị định 80/2023/NĐ-CP (Bổ dung, sửa đổi cho khoản 9, khoản 10 Điều 26 Nghị định số 83/2014/NĐ-CP) có nêu:
Điều 26. Quyền và nghĩa vụ của thương nhân kinh doanh xăng dầu đối với cửa hàng bán lẻ xăng dầu
… “10. Thực hiện quy định về hóa đơn điện tử và cung cấp dữ liệu hóa đơn điện tử theo quy định của Luật quản lý thuế, các văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính và cơ quan thuế.”
Tại khoản 14, Điều 1 (Sửa đổi, bổ sung điểm đ khoản 2 Điều 40 Nghị định số 83/2014/NĐ-CP) quy định:
“Điều 40. Trách nhiệm của các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân
…2. Bộ Tài chính
… đ) Ban hành các văn bản hướng dẫn về hóa đơn điện tử theo quy định tại khoản 9 Điều 1 Nghị định này phù hợp với quy định của Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn.”
Nguồn: https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thuong-mai/Nghi-dinh-80-2023-ND-CP-sua-doi-Nghi-dinh-95-2021-ND-CP-va-83-2013-ND-CP-550353.aspx
=>Như vậy, theo các quy định mới bổ sung này, các đơn vị/tổ chức/cá nhân kinh doanh xăng dầu sẽ cần thực hiện quy định về hóa đơn điện tử do các cơ quan có thẩm quyền ban hành & Bộ Tài chính sẽ ban hành các văn bản hướng dẫn về hóa đơn điện tử khi bán lẻ xăng dầu.
II – Cách xuất hóa đơn điện tử xăng dầu trên phần mềm MISA
Trường hợp 1: Chuyển đầy đủ nội dung từng hóa đơn
- Đối tượng:
Các đơn vị bán xăng dầu cho toàn bộ khách hàng có Mã số thuế và có thỏa thuận với người mua để tạo thuận lợi cho việc lưu thông hàng hóa hoặc tra cứu dữ liệu
- Tờ khai:
Chọn hình thức hóa đơn là Hóa đơn Không mã và chọn phương thức gửi dữ liệu hóa đơn đến cơ quan thuế là Chuyển đầy đủ nội dung từng hóa đơn.
- Cách xuất hóa đơn điện tử:
Bước 1: Tạo mẫu hóa đơn điện tử cơ bản có đầy đủ ký hiệu
Bước 2: Sau khi cơ quan thuế chấp nhận tờ khai thì thực hiện xuất hóa đơn cho người mua như bình thường
Bước 3: Ký số, phát hành hóa đơn
Bước 4: Tick chọn Gửi hóa đơn cho người mua, đồng thời gửi hóa đơn lên cơ quan thuế theo quy định
Nếu chưa gửi hóa đơn cho người mua ngay, cuối ngày phần mềm thực hiện gửi hóa đơn cho cơ quan thuế theo quy định.
Trường hợp 2: Chuyển bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn
» Trường hợp 2.1: Sử dụng hóa đơn bán lẻ xăng dầu và chọn phương thức gửi dữ liệu hóa đơn đến cơ quan thuế theo bảng tổng hợp dữ liệu HĐĐT
- Đối tượng
Các đơn vị bán xăng dầu cho toàn bộ các khách hàng là cá nhân không kinh doanh và lựa chọn sử dụng hóa đơn bán lẻ xăng dầu.
- Tờ khai:
Chọn hình thức hóa đơn là Hóa đơn Không mã và chọn phương thức gửi dữ liệu hóa đơn đến cơ quan thuế là Chuyển bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử.
- Cách thực hiện:
Bước 1: Vào Thiết lập > tích chọn hệ thống “Có phát sinh nghiệp vụ bán lẻ xăng dầu”
Bước 2: Lập hóa đơn bán lẻ xăng dầu cho từng lần bán hàng.
MISA MEINVOICE – PHÁT HÀNH HÓA ĐƠN XĂNG DẦU THEO TỪNG LẦN BÁNĐáp ứng Công điện số 1284/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ |
Chú ý: Nếu KH muốn quản lý từng lần bán lẻ trên phần mềm MISA meInvoice thì mới cần nhập vào Hóa đơn bán lẻ xăng dầu. Nếu không thì chỉ cần ghi nhận từng lần trên các phần mềm bán hàng (nếu có).
– Trên hóa đơn bán lẻ xăng dầu sẽ có số chứng từ và ngày lập chứng từ.
– Trên hóa đơn bán lẻ xăng dầu không có các chỉ tiêu tên hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, số hóa đơn; tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua, chữ ký điện tử của người mua; chữ ký số, chữ ký điện tử của người bán.
Bước 3: Lập Bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử
Cuối ngày lập bảng tổng hợp dữ liệu gửi cơ quan thuế (kỳ: theo ngày, nội dung: tổng hợp theo từng mặt hàng bán) bằng cách lập tự động bảng tổng hợp dữ liệu từ các hóa đơn bán lẻ xăng dầu.
» Trường hợp 2.2: Sử dụng hóa đơn có đủ ký hiệu mẫu số hóa đơn, ký hiệu hóa đơn và chọn phương thức gửi dữ liệu hóa đơn đến cơ quan thuế theo bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử
- Đối tượng:
Các đơn vị bán xăng dầu sử dụng hóa đơn có đủ ký hiệu mẫu số hóa đơn, ký hiệu hóa đơn xuất cho khách có Mã số thuế và khách lẻ (xuất riêng từng KH hoặc xuất gộp).
- Tờ khai:
Chọn hình thức hóa đơn là Hóa đơn Không mã và chọn phương thức gửi dữ liệu hóa đơn đến cơ quan thuế là Chuyển bảng tổng hợp dữ liệu HHĐT.
- Cách thực hiện:
Bước 1: Chuyển đổi hoặc tạo mới mẫu hóa đơn trên hệ thống, chọn phương thức gửi dữ liệu đến cơ quan thuế là Chuyển bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử
Bước 2: Lập hóa đơn cho từng lần bán hàng như bình thường
Bước 3: Cuối ngày, lập Bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử.
Trường hợp 3: Chuyển đầy đủ nội dung từng hóa đơn và Chuyển bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn
- Đối tượng:
Các đơn vị bán xăng dầu cho toàn bộ các khách hàng có mã số thuế, có thỏa thuận với người mua để tạo thuận lợi cho việc lưu thông hàng hóa hoặc tra cứu dữ liệu VÀ các khách hàng là cá nhân không kinh doanh.
- Tờ khai:
– Chọn hình thức hóa đơn là Hóa đơn Không mã CQT.
– Chọn phương thức gửi dữ liệu hóa đơn đến cơ quan thuế là Chuyển đầy đủ nội dung từng hóa đơn và Chuyển bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử.
- Cách thực hiện:
⊕ Nếu khách hàng lựa chọn mẫu hóa đơn theo trường hợp 1 và 2.1 bên trên:
Cụ thể:
– Hóa đơn (có ký hiệu) gửi cho người mua có MST gửi cho cơ quan thuế thuế theo từng lần phát hành sau khi gửi cho người mua
– Hóa đơn cho toàn bộ các khách hàng là cá nhân không kinh doanh lựa chọn hóa đơn bán lẻ xăng dầu thì thực hiện như sau:
Bước 1: Vào Thiết lập > Tích chọn hệ thống “Có phát sinh nghiệp vụ bán lẻ xăng dầu”
Bước 2: Lập hóa đơn bán lẻ xăng dầu cho từng lần bán hàng
Lưu ý: Nếu KH muốn quản lý từng lần bán lẻ trên phần mềm meinvoice thì mới cần nhập vào Hóa đơn bán lẻ xăng dầu. Nếu không thì chỉ cần ghi nhận từng lần trên các phần mềm bán hàng (nếu có).
– Trên hóa đơn xăng dầu sẽ có số chứng từ và ngày lập chứng từ.
– Trên hóa đơn không có các chỉ tiêu tên hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, số hóa đơn; tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua, chữ ký điện tử của người mua; chữ ký số, chữ ký điện tử của người bán.
Lưu ý: Hiện tại không tính tài nguyên với việc lập hóa đơn bán lẻ xăng dầu trên phần mềm.
- Bước 3: Lập Bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử
Cuối ngày lập bảng tổng hợp dữ liệu gửi cơ quan thuế (kỳ: theo ngày, nội dung: tổng hợp theo từng mặt hàng bán) bằng cách lập tự động bảng tổng hợp dữ liệu từ các hóa đơn bán lẻ xăng dầu.
⊕ Nếu khách hàng lựa chọn mẫu hóa đơn theo trường hợp 1 và 2.2 bên trên:
Cụ thể:
– Hóa đơn xuất cho người mua có MST gửi cho cơ quan thuế thuế theo từng lần phát hành sau khi gửi cho người mua
– Hóa đơn xuất cho toàn bộ các khách hàng là cá nhân không kinh doanh (xuất riêng từng KH hoặc xuất gộp) lựa chọn hóa đơn có đủ ký hiệu mẫu số hóa đơn, ký hiệu hóa đơn thì thực hiện như sau:
Bước 1: Chuyển đổi hoặc tạo mới mẫu hóa đơn trên hệ thống, chọn phương thức gửi dữ liệu đến cơ quan thuế là Chuyển bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử
Bước 2: Lập hóa đơn cho từng lần bán hàng như bình thường
Bước 3: Cuối ngày, lập Bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử.
Tổng kết:
Việc áp dụng giải pháp xuất hóa đơn điện tử theo từng lần bán xăng đối với các doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh lĩnh vực xăng dầu đang trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. MISA meInvoice hy vọng rằng bài viết trên đây sẽ giúp các đơn vị kinh doanh nắm được những thông tin quan trọng nhất về hóa đơn điện tử đối ngành xăng dầu, cũng như chuẩn bị những thủ tục cần thiết để thực hiện quy trình xuất hóa đơn điện tử xăng dầu trong thời gian sớm nhất.
Để giúp đơn vị hiểu rõ hơn về cách thức triển khai của từng giải pháp HĐĐT xăng dầu MISA; từ đó có thể lựa chọn cho mình giải pháp tối ưu – vận hành dễ dàng, nhanh chóng, Quý Anh/Chị hãy để lại thông tin để MISA có thể tư vấn, hỗ trợ đơn vị mình được tốt nhất:
→ Có thể bạn quan tâm:
|
Bài viết liên quanBài viết cùng tác giả
Hóa đơn điện tử file XML: Hướng dẫn đọc file, tải về và lưu trữ
Hàng bán bị trả lại: Cách xuất hóa đơn và hạch toán CHI TIẾT
[HOT] MISA Ưu đãi cực hấp dẫn: Hóa đơn xăng dầu chỉ từ 30đ + Tặng kèm chữ ký số
Top 10 phần mềm kế toán thông dụng và tốt nhất cho doanh nghiệp
[Giải đáp] Bán hàng shopee có phải đóng thuế không?
[Mới] Đăng ký thuế là gì? Hướng dẫn thủ tục đăng ký thuế
Bán hàng online có phải đóng thuế không? Mức thuế cụ thể
Thuế quan là gì? Tác động của thuế quan đến nền kinh tế
102 nhà cung cấp hóa đơn điện tử được Tổng Cục Thuế chứng thực
Chính thức: Quốc hội đồng ý tiếp tục giảm thuế GTGT 2% trong 6 tháng đầu năm 2025
Hóa đơn điện tử MISA
Hóa đơn điện tử MISA
Bài viết nổi bật
Danh mục hàng hóa thuế suất thuế GTGT 0%, 5%, 10%...
Mức đóng và cách tính thuế thu nhập cá nhân chi...
03 cách tra cứu hóa đơn điện tử theo Thông tư...
7 cách tra cứu mã số thuế cá nhân online bằng...
Hóa đơn điện tử là gì? 6 điều doanh nghiệp CẦN...
Liên hệ mua hàng0904885833 Hỗ trợ kỹ thuật19008177 CÔNG TY CỔ PHẦN MISA Trụ sở chính: Tòa nhà Technosoft - Ngõ 15 Duy Tân, Q.Cầu giấy, Hà Nội- [email protected]
- 024 3795 9595
- https://www.misa.vn/
- Về MISA
- Chợ ứng dụng
- Đăng ký dùng thử
- Đăng nhập
- Hợp tác
- Hỗ trợ khách hàng
- Tuyển dụng
- Liên hệ
- Tài liệu - eBooks
- Sự kiện - Webinar
- Khóa học trực tuyến
- Ứng dụng miễn phí
- Trắc nghiệm chuyên môn
- Tài chính - Kế toán
- Marketing - Bán hàng
- Quản lý nhân lực
- Quản lý điều hành
- Chuyển đổi số
- MISA AMIS - Giải pháp nền tảng quản trị doanh nghiệp hợp nhất
- MISA SME - Giải pháp phần mềm kế toán
- 5Food - Giải pháp tích điểm nhà hàng
- AMIS EDU - Giải pháp quản trị doanh nghiệp hợp nhất
- MISA ASP - Giải pháp kế toán dịch vụ
- MISA Bamboo - Giải pháp tổng hợp báo cáo tài chính
- MISA Bamboo.NET X1 2019 - Giải pháp tổng hợp báo cáo tài chính xã/phường
- MISA BANKHUB - Giải pháp kết nối ngân hàng điện tử
- MISA Bumas - Giải pháp quản lí ngân sách nhà nước
- MISA CukCuk - Giải pháp quản lí nhà hàng chuyên nghiệp
- MISA BANKHUB - Giải pháp kết nối ngân hàng điện tử
- MISA eShop - Giải pháp nền tảng quản lí bán hàng đa kênh
- MISA Falcon - Giải pháp báo cáo quỹ vì người nghèo
- MISA Hotich - Giải pháp quản lí hộ tịch
- MISA Lekima - Giải pháp quyết toán tài chính
- MISA meinvoice - Giải pháp hoá đơn điện tử
- MISA MIMOSA - Giải pháp kế toán hành chính sự nghiệp
- MISA MIMOSA X1 - Giải pháp tổng hợp báo cáo tài chính hành chính sự nghiệp
- Số thu chi MISA - Giải pháp quản lí sổ thu chi
- MSHOPKEEPER - Giải pháp quản lí bán hàng và cửa hàng
- MISA mTax - Giải pháp dịch vụ thuế điện tử
- MISA Panda - Giải pháp kế toán thi hành án dân sự
- MISA EMIS - Giải pháp quản lí giáo dục
- MISA QLTL - Giải pháp quản lí tính lương
- MISA QLTS - Giải pháp quản lý tài sản
- MISA SalaGov - Giải pháp quản lý tiền lương
- SISAP - Giải pháp học tập chủ động, mọi lúc mọi nơi, trên mọi thiết bị cho học sinh
- MISA Startbooks - Giải pháp nền tảng kế toán doanh nghiệp siêu nhỏ tuân thủ thông tư 132/2018/TT-BTC
- MISA FinGov - Giải pháp quản trị tài chính nhà nước
Copyright © 1994 - 2024 MISA JSC Chính sách bảo mật
Từ khóa » Hóa đơn Xăng Dầu Theo Thông Tư 78
-
Từ 01/7/2022, Cây Xăng Sẽ Xử Lý Hóa đơn điện Tử Như Thế Nào Khi ...
-
Thông Tư Mới Về Việc Sử Dụng Hóa đơn điện Tử - Kaike
-
Hỏi đáp CSTC - Bộ Tài Chính
-
PG Bank Phát Hành Hóa đơn điện Tử Theo Thông Tư 78/2021/TT-BTC
-
Doanh Nghiệp Kinh Doanh Xăng Dầu Phải Xuất Hóa đơn
-
[HỎI - ĐÁP] Doanh Nghiệp Bán Lẻ Xăng Dầu Có được Xuất Hóa đơn ...
-
Áp Dụng Hóa đơn điện Tử Vào Ngành Xăng Dầu Gặp Nhiều Khó Khăn
-
Hóa đơn điện Tử Trong Ngành Xăng Dầu - Smartsign
-
8 Trường Hợp Hóa đơn điện Tử Hợp Lệ Mà Không Nhất Thiết đầy đủ Nội ...
-
Thời điểm Xuất Hóa đơn Theo Thông Tư 78 Và Nghị định 123
-
Hướng Dẫn Xuất Hóa đơn điện Tử Theo Thông Tư 78 Và NĐ 123
-
1. Về Việc Xác định đối Tượng áp Dụng Hóa đơn điện Tử Có Mã Của ...
-
Hướng Dẫn Chuyển đổi Hóa đơn điện Tử Theo Thông Tư 78 & Nghị ...