. Sử Dụng Hợp Lý, Hiệu Quả Tài Nguyên đất
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ
- Giới thiệu
- Thời sự pháp luật
- Tin nóng hình sự
- Tham nhũng,lãng phí
- Thông tin cần biết
- Nhà nước công dân
- Giải quyết vụ việc
- Giám sát - Phản biện
- Dân hỏi – Cơ quan trả lời
- Nghiên cứu pháp luật
- Xây dựng pháp luật
- Diễn đàn trao đổi
- Kinh nghiệm,Thực tiễn
- Pháp luật thế giới
- Tin tức - Sự kiện
- Kinh nghiệm - Lý luận
- Các vụ án
- Vụ án hành chính
- Vụ án cần giám đốc thẩm
- Hình sự
- Dân sự
- Vụ án nổi tiếng
- Trang luật sư
- Luật sư tư vấn
- Kinh nghiệm nghề luật
- Câu chuyện pháp luật
- Thư giãn
Hỗ trợ trực tuyến
(Báo lỗi website) (Hỗ trợ trực tuyến) (Hỗ trợ trực tuyến) (Hỗ trợ trực tuyến) (08) 3932 0692 hoiluatgiatvpl@gmail.comTin nổi bật trong tuần
Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ngày 17/12/2024 (2)Cập nhật: 4h51' ngày 28/05/2020
07:37 | 26/05/2020
Khắc phục những tồn tại trong quản lý cũng như sử dụng nguồn lực đất đai, Bộ Tài nguyên và Môi trường đang xây dựng Chiến lược sử dụng đất cấp quốc gia tầm nhìn đến năm 2045 với mục đích tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai; khai thác sử dụng đất hợp lý, tiết kiệm, bền vững, hiệu quả nguồn lực đất đai cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh; chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường...Còn lãng phí trong sử dụng đất
Báo cáo mới đây nhất của Tổng Cục quản lý Đất đai, Bộ Tài nguyên và Môi trường về tình hình quản lý, sử dụng tài nguyên đất cho thấy, nguồn lực đất đai đóng góp cho nền kinh tế quốc dân chưa tương xứng với tiềm năng, đất đai chưa thực sự trở thành nguồn lực quan trọng cho sự nghiệp phát triển đất nước, còn sử dụng lãng phí, nhiều nơi đất đai bị suy thoái, ô nhiễm; nhiều diện tích đất trồng lúa màu mỡ chuyển sang làm các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, bên cạnh đó nhiều khu, cụm công nghiệp còn bỏ hoang, tỷ lệ lấp đầy thấp…
Biến đổi khí hậu sẽ khiến một số diện tích đất bị mất |
Trước thực trạng nguồn lực đất đai còn sử dụng chưa hiệu quả, còn nhiều lãng phí, Bộ Chính trị ban hành Kết luận số 36-KL/TW ngày 6.9.2018, trong đó yêu cầu Chính phủ xây dựng chiến lược sử dụng đất cấp quốc gia có tầm nhìn dài hạn đến năm 2045, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh. |
Trong khi đó, Việt Nam là một quốc gia đất chật người đông (với 3/4 diện tích là vùng đồi núi), bình quân diện tích trên đầu người thấp. Đó là chưa kể, Việt Nam là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu, theo kịch bản biến đổi khí hậu, nếu mực nước biển tăng 1m, trong tương lai không xa Việt Nam sẽ mất 5% diện tích đất đai. Ngoài ra, quy hoạch sử dụng đất còn hạn chế về nội dung, phương pháp và tầm nhìn chiến lược; công tác quản lý giám sát quy hoạch sử dụng đất còn thiếu chặt chẽ…
Trước thực tế trên, tại hầu hết cuộc họp về góp ý sửa đổi Luật Đất đai thời gian qua, các chuyên gia về đất đai cũng như đại diện các địa phương đều cho rằng: để tránh lãng phí, tránh tình trạng đất bị bỏ hoang, bảo đảm việc quản lý, sử dụng nguồn lực đất đai hợp lý, có hiệu quả, cần phải có một chiến lược cấp quốc gia để giải quyết những tồn tại, vướng mắc, bảo đảm việc sử dụng hợp lý, hiệu quả tài nguyên đất.
Xác định được mục tiêu cụ thể
Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý đất đai Chu An Trường cho biết: Hiện Tổng cục đã thực hiện một số hoạt động để xây dựng Dự thảo Chiến lược sử dụng đất cấp quốc gia tầm nhìn đến năm 2045. Cụ thể, điều tra, thu thập thông tin đã điều tra thu thập trong Bộ về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam; chiến lược bảo vệ môi trường; kịch bản biến đổi khí hậu... Bên cạnh đó, Tổng cục cũng thu thập các tài liệu định hướng phát triển đô thị Việt Nam; Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam, chiến lược quản lý bảo vệ hệ thống rừng đặc dụng, khu bảo tồn Biển, khu bảo tồn vùng nước nội địa Việt Nam đến năm 2030, chiến lược phát triển Thủy sản...; chiến lược phát triển dịch vụ vận tải, chiến lược phát triển đường sắt đến năm 2050...
Theo đó, Dự thảo đã xác định các mục tiêu như tăng cường quản lý, khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên đất nhằm đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2045; Phát huy tối đa tiềm năng, thế mạnh của từng vùng, lãnh thổ và các ngành, lĩnh vực sử dụng đất bảo đảm tính liên kết, phát triển hài hòa, bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm thiểu tiêu cực từ thiên tai và đa dạng sinh học. Tạo nền tảng cơ sở lập quy hoạch sử dụng đất quốc gia, quy hoạch vùng và quy hoạch tỉnh; phát huy nguồn lực đất đai, tăng giá trị kinh tế, tài chính đất đai đem lại hiệu quả sử dụng đất cao nhất; Góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh và giữ vững chủ quyền; bảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc gia cả trước mắt và lâu dài.
Dự thảo cũng đưa ra 8 nội dung chính gồm: Điều tra, khảo sát thu thập các thông tin, tài liệu cần thiết phục vụ xây dựng chiến lược sử dụng đất; khảo sát học tập kinh nghiệm tại nước ngoài; Phân tích, đánh giá thực trạng sử dụng đất qua các giai đoạn theo mục đích sử dụng và các vùng kinh tế - xã hội; Phân tích các yếu tố tác động đến sử dụng đất; Đánh giá tiềm năng đất đai và phân vùng sử dụng đất thích hợp. Đánh giá tác động của chiến lược sử dụng đất đến kinh tế, xã hội, môi trường và bảo đảm quốc phòng, an ninh; Xây dựng hệ thống bản đồ chuyên đề và bản đồ chiến lược sử dụng đất đến năm 2045 theo các vùng kinh tế - xã hội và quốc gia; Xây dựng các chương trình mục tiêu, khung thể chế, kế hoạch hành động, nhiệm vụ cụ thể để thực hiện chiến lược sử dụng đất đến năm 2045 (theo giai đoạn 2021 - 2030; 2030 - 2040 và đến năm 2045)…
Góp ý vào Dự thảo, đa số ý kiến bày tỏ sự đồng tình, thống nhất việc cần thiết phải xây dựng Chiến lược cũng như nội dung Dự thảo đề xuất. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cũng cho rằng, cần làm rõ hơn mục tiêu của Chiến lược, làm sao mục tiêu đưa ra phải cụ thể, sâu, sát tình hình thực tế, đáp ứng đòi hỏi, yêu cầu phát triển của đất nước, nhất là việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất đến năm 2045. Liên quan đến nội dung chiến lược, các đại biểu cũng gợi ý, Tổng cục Quản lý đất đai cần xây dựng nhiệm vụ có tầm nhìn lâu dài, có định hướng, làm cơ sở cho việc hoàn thiện thể chế, chính sách về đất đai. Ví dụ như vấn đề về quy mô sử dụng đất, bảo tồn các loại đất, sử dụng đất ngầm… phải chi tiết, có lộ trình rõ ràng, như vậy mới bảo đảm việc sử dụng từng loại đất hợp lý, có hiệu quả.
Bài và ảnh: Hải Thanh--ĐBND [Quay lại] [Đầu trang]- Ý kiến của bạn
Đang tải dữ liệu....
Dấu ấn phòng, chống thiên tai 2024 Thủ tướng: Đột phá kiến tạo không gian phát triển để văn hóa, thể thao và du lịch 'cất cánh' Thanh niên đi đầu trong tham gia giải quyết vấn đề mới, vấn đề khó của đất nước Quy định mới về đăng ký thường trú phải lấy ý kiến chủ nhà từ 2025 NATO triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình tại Ukraine: Tam giác 3-3-3 Tuyên án nam sinh đánh bạn dẫn tới chết não, tử vong Bản tin Hình sự: Chém tử vong bạn nhậu vì bị đuổi về Tiếp tục nâng cao hiệu quả quản lý thị trường bất động sản, phát triển nhà ở xã hội Hoàn thiện quy trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam tiếp tục đóng góp tích cực vào tiến trình xin ý kiến tư vấn của Tòa án Công lý quốc tế về biến đổi khí hậutin cùng chuyên mục
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
208 Điện Biên Phủ, Quận 3, TP.HCM _ Email: hoiluatgiatvpl@gmail.com
ĐT: (08) 3932 0692 - 3932 1636 - 2214 4818 - Fax: (08) 3932 5247
Phát triển bởi Công Ty Dip Vietnam
Từ khóa » Sử Dụng Hợp Lí Tài Nguyên đất ở Việt Nam
-
Thực Trạng Tài Nguyên đất Việt Nam Hiện Nay
-
Sử Dụng Hợp Lý Tài Nguyên đất Trong Xu Hướng Công Nghiệp Hóa
-
Sử Dụng Tài Nguyên đất, Nước, Rừng Như Thế Nào Cho Hợp Lí
-
Sử Dụng Hợp Lí Tài Nguyên Thiên Nhiên | SGK Sinh Lớp 9
-
Tài Nguyên đất Là Gì ? Ảnh Hưởng Từ Tự Nhiên Và Hoạt động Của Con ...
-
Bảo Vệ Và Sử Dụng Hợp Lý Tài Nguyên đất Trong Xu Hướng Công ...
-
Tài Nguyên đất Việt Nam - SlideShare
-
(PDF) ĐÁNH GIÁ VÀ SỬ DỤNG HỢP LÝ TÀI NGUYÊN ĐẤT XÂY ...
-
Giải Pháp Bảo Tồn Và Sử Dụng Bền Vững Vốn Tự Nhiên ở Việt Nam
-
VÌ SAO CẦN SỬ DỤNG HỢP LÍ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN?
-
I. Khái Niệm Và Mối Quan Hệ Giữa Môi Trường Và Phát Triển
-
Phân Bổ Hợp Lý, Tiết Kiệm, Hiệu Quả Nguồn Lực Tài Nguyên đất đai
-
Giải Pháp Sử Dụng đất Hiệu Quả Cho Sự Phát Triển Bền Vững ở Việt ...
-
Tăng Cường Quản Lý, Sử Dụng Hiệu Quả Tài Nguyên đất đai, Khoáng ...