Sử Dụng Kính áp Tròng Ban đêm Chỉnh Tật Khúc Xạ

Mắt bị cận thị nhưng không muốn đeo kính gọng và chưa tới tuổi để phẫu thuật LASIK không muốn mổ LASIK, cũng ngại đeo kính. Vậy thì kính áp tròng ban đêm điều chỉnh tật khúc xạ là một tham khảo lựa chọn.

Tuy nhiên không phải ai cũng phù hợp với loại kính này. Để biết mình có thể dùng kính áp tròng ban đêm chỉnh tật khúc xạ hay không, bạn phải đi khám bác sĩ chuyên khoa mắt để đánh giá.

Xem thêm: Điều trị cận thị bằng kính tiếp xúc ban đêm Ortho-K 

Đeo kính áp tròng vào ban đêm để ban ngày nhìn rõ

Cháu Nguyễn Tuấn Anh (13 tuổi, ở Hà Đông, Hà Nội) bị cận thị 3 độ ở cả hai mắt. Do cháu hay chơi thể thao nên việc đeo kính khiến cháu gặp phiền toái. Tuy vậy cháu lại chưa đủ tuổi để có thể phẫu thuật lasik (Phẫu thuật lasik có chỉ định cho bệnh nhân từ 18 tuổi trở lên).

Khi biết có phương pháp đeo kính áp tròng ban đêm điều chỉnh tật khúc xạ, gia đình đã cho cháu sử dụng. Vậy là buổi tối, trước khi đi ngủ, cháu được đặt kính áp tròng vào mắt. Khi ngủ dậy, kính được lấy ra khỏi mắt. Như vậy, cả ngày hôm sau, cháu đi học, vui chơi, đặc biệt là chơi thể thao không gặp phiền toái gì mà vẫn nhìn rõ.

Mắt nhìn rõ mà không phải đeo kính còn khiến Tuấn Anh tự tin hơn. Ở trên lớp, cháu chép bài nhanh hơn nên có thời gian nghe giảng. Cháu rất vui vì giờ “không ai biết là cháu bị cận nữa”.

kinh-ap-trong-chua-can-thi-1

Cơ chế của kính áp tròng ban đêm điều chỉnh tật khúc xạ

Kính áp tròng ban đêm có kích thước đường kính dưới 12mm nằm trên bề mặt của giác mạc, là phần lòng đen của mắt. Kính được đặt vào mắt ngay trước khi đi ngủ tối, lấy ra khi thức dậy vào buổi sáng và thay thế các phương pháp sử dụng kính khác vào ban ngày.

Về mặt cơ chế, kính áp tròng ban đêm điều chỉnh thị lực ban ngày cho người có tật khúc xạ dựa trên tính đàn hồi tự nhiên của giác mạc và thiết kế riêng cho từng mắt.

Người có tật khúc xạ đeo kính áp tròng ban đêm, cùng với lực tác động của mi mắt khi nhắm mắt ngủ có tác dụng tạo khuôn nhẹ làm thay đổi độ cong của giác mạc trong một thời gian vào ban ngày. Hàng đêm, kính được đặt vào mắt khi ngủ và lấy ra khi thức dậy.

kính ortho k

Ưu điểm khi sử dụng kính áp tròng ban đêm chỉnh tật khúc xạ

Phương pháp chỉnh hình bề mặt giác mạc bằng cách sử dụng kính áp tròng ban đêm được FDA (cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm hay Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Thuốc Hoa Kỳ) công nhận, được chỉ định rộng rãi ở các nước tiên tiến trên thế giới, và bắt đầu được triển khai tại Việt nam.

Đây là phương pháp có khả năng khống chế được mức độ tiến triển của tật cận thị. Người cận thị không còn lệ thuộc vào kính gọng hoặc kính áp tròng trong sinh hoạt thường ngày cũng như làm giảm sự tiến triển của tật cận thị.

Người sử dụng kính áp tròng ban đêm để chỉnh tật khúc xạ sẽ không phải đeo kính vào ban ngày nữa mà vẫn nhìn rõ. Chính chiếc kính áp tròng đặt vào mắt khi ngủ đêm sẽ giúp điều chỉnh lại độ cong của bề mặt giác mạc, nhằm giảm mức độ cận, giúp người bị cận thị có thị lực tốt để hoạt động cũng như sinh hoạt vào ban ngày.

Nhiều bệnh nhân sau khi dùng phương pháp này đã bỏ được kính.

Đeo kính áp tròng ban đêm chỉnh tật khúc xạ là phương pháp có thể áp dụng cho mọi lứa tuổi, đặc biệt là trẻ em mức độ tiến triển của tật cận thị tăng nhanh. Đối với người lớn hơn khi sử dụng kính áp tròng ban đêm sẽ không bị hạn chế khi hoạt động thể thao, tăng tính thẩm mỹ…

Những lưu ý khi dùng kính áp tròng ban đêm điều chỉnh tật khúc xạ

Tương tự như việc dùng kính áp tròng thông thường, khi dùng kính áp tròng ban đêm để chỉnh tật khúc xạ, cần tuân thủ chế độ bảo quản và giữ gìn kính tránh bị nhiễm khuẩn, nhiễm nấm.

Trước khi dùng kính cần phải rửa tay xà phòng, nguồn nước phải nước sạch để không gây nhiễm khuẩn cho mắt. Ngoài ra cần mua dung dịch rửa kính thường xuyên giúp làm cho bề mặt kính trơn nhẵn, tiệt trùng cho kính.

Nếu việc tháo lắp kính không đúng cách có thể dẫn đến triệu chứng như sưng hoặc cộm mắt. Nếu trường hợp này xảy ra, bệnh nhân cần dừng sử dụng kính tiếp xúc ngay và đến khám lại.

Theo lời khuyên của bác sĩ tại bệnh viện mắt, người sử dụng kính áp tròng ban đêm để điều chỉnh tật khúc xạ phải ngủ đủ giấc, ít nhất là 6-8h/đêm. Có như vậy thì hôm sau thị lực mới tốt. Những người hay phải thức khuya, khó ngủ thì không sử dụng được kính này vì thị lực sẽ không đạt tối ưu nếu hôm trước ngủ ít, mất ngủ.

Bệnh viện Mắt Sài Gòn

Ths.BS Nguyễn Thị Thu Thủy

Tài liệu tham khảo:

TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG PHÁP CHỈNH HÌNH GIÁC MẠC ĐIỀU CHỈNH TẬT CẬN THỊ MẮC PHẢI – TS.BS Vũ Tuệ Khanh

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CỦA PHƯƠNG PHÁP CHỈNH HÌNH GIÁC MẠC BẰNG KÍNH TIẾP XÚC QUA ĐÊM CHO NGƯỜI MẮC TẬT CẬN THỊ – Lê Thị Hồng Nhung*, Vũ Thị Tuệ Khanh**, Nguyễn Đức Anh*, PhạmTrọng Văn*, Trần Thị Thu Hiền*

https://www.allaboutvision.com/contacts/orthok.htm

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4697954/

Từ khóa » đeo Kính áp Tròng Chữa Cận