Sử Dụng Kỹ Thuật Các Mảnh Ghép Trong Dạy Học Qua Bài 3 địa Lý 11 ...

Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)
  1. Trang chủ
  2. >>
  3. Cao đẳng - Đại học
  4. >>
  5. Khoa học xã hội
Sử dụng kỹ thuật các mảnh ghép trong dạy học qua bài 3 địa lý 11 ( cơ bản)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (320.93 KB, 20 trang )

1. MỞ ĐẦU1.1. Lí do chọn đề tàiGiáo dục là nền tảng của xã hội, là tiền đề quyết định sự phồn thịnh củađất nước. Giáo dục không chỉ cung cấp những hiểu biết về khoa học và cuộcsống trong kho tàng tri thức nhân loại, mà cịn góp phần hình thành, bồi dưỡngnhân cách tốt đẹp cho người học. Ngày nay, cùng với sự phát triển như vũ bãocủa cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại, Việt Nam đang đẩy mạnhcông cuộc đổi mới và hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Sự thành công trong sựnghiệp cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước phụ thuộc vào nhiều yếu tố, mộttrong những yếu tố đóng vai trị then chốt là nguồn lực con người. Do vậy, đểphát huy tối đa nguồn lực này, đồng thời có thể đáp ứng được những yêu cầu củađất nước trong thời kì đổi mới và hội nhập, địi hỏi hệ thống giáo dục nước nhàphải không ngừng đổi mới. Trong định hướng chiến lược phát triển sự nghiệpgiáo dục thời kì đổi mới đất nước cũng nêu rõ “tiếp tục đổi mới nội dung vàphương pháp giáo dục đào tạo...”Để đáp ứng yêu cầu của đất nước nói chung và nền giáo dục nước nhà nóiriêng, Luật giáo dục Việt Nam năm 2005 đã qui định tại điều 2: Mục tiêu đầutiên của giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển tồn diện, có đạođức, sức khỏe, năng lực, trí tuệ, biết vận dụng xử lí linh hoạt và thích ứng với sựphát triển nhanh chóng của khoa học kĩ thuật, kinh tế xã hội... Nhằm thực hiệnmục tiêu trên, Luật giáo dục nhấn mạnh “sự cần thiết phải đổi mới phương phápdạy học theo hướng tích cực” và đề ra: Phương pháp giáo dục phổ thơng phảiphát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học, phùhợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng năng lực tự học, khảnăng làm việc theo nhóm, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn;tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập và ý chí vươn lên củahọc sinh [1]1. Trong xu thế đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, kĩ thuật dạyhọc đóng vai trị rất quan trọng. Việc người dạy sử dụng những phương pháp, kĩthuật dạy học phù hợp với mục tiêu giáo dục đang là yêu cầu cấp thiết, đòi hỏingười dạy phải đảm bảo học sinh trở thành trung tâm của quá trình nhận thức,giáo viên trở thành người hướng dẫn cho học sinh tìm tịi chiếm lĩnh kiến thức.Rèn luyện để nâng cao năng lực sử dụng các kĩ thuật dạy học khác nhau lànhiệm vụ, là vấn đề cần thiết của mỗi giáo viên nhằm đáp ứng yêu cầu nâng caochất lượng dạy và học ở nhà trường.Từ năm học 2020 – 2021, Bộ giáo dục và đào tạo đã ban hành một loạtcác văn bản mới như Thông tư 26 về đổi mới kiểm tra, đánh giá; Thông tư 32điều lệ trường trung học; Công văn 2384,3280 về điều chỉnh nội dung dạy học,…thúc đẩy việc dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển phẩmchất, năng lực học sinh. Vì vậy tơi nghĩ, bản thân mỗi giáo viên cần phải đẩymạnh việc dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh để nâng cao chấtlượng bộ mơn trong đó trước hết là lựa chọn phương pháp và kỹ thuật dạy họcphù hợp.1[1]: Tham khảo tài liệu số 11 Trong thực tiễn dạy học hiện nay, đa phần giáo viên đã cố gắng đổi mớiphương pháp dạy học, áp dụng nhiều phương pháp dạy học mới vào giảng dạy;nhiều kĩ thuật dạy và học theo hướng tích cực được nghiên cứu triển khai và ápdụng, tạo điều kiện để học sinh tích cực học tập, được nói nhiều hơn, được làmviệc nhiều hơn, học sinh đã tích cực thực hiện nhiệm vụ theo sự điều khiển củagiáo viên... Tuy nhiên, theo nhận định của nhiều đồng nghiệp và đánh giá mộtcách nghiêm túc hiệu quả dạy và học theo hướng tích cực ở nhiều trường, nhiềumơn học chưa thật sự cao, đơi khi cịn mang tính hình thức, rập khn máy móc,ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục học sinh. Thậm chí nhiều giáo viên cịndè dặt trong việc nghiên cứu và sử dụng các kĩ thuật dạy học mới, chưa thực sựthông hiểu và nghiệp vụ triển khai kĩ thuật còn lúng túng. Để áp dụng các kĩthuật trong dạy học đạt hiệu quả cao, tích cực hóa học sinh, ngồi việc tn thủcác qui trình mang tính đặc trưng của kĩ thuật dạy học còn đòi hỏi sự thuần thục,linh hoạt, sáng tạo và nghệ thuật sư phạm của giáo viên. Điều này không phảigiáo viên nào, trường nào cũng đã làm tốt.Đối với mơn Địa lí nói riêng, việc vận dụng các kĩ thuật dạy học tích cựckhơng phải là vấn đề đơn giản, nó phụ thuộc khá nhiều vào yếu tố khách quannhư: cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, trình độ học sinh, …Vì vậy, với nhiều giáoviên ở nhiều trường, nhiều địa phương (nhất là các trường ở miền núi thuộcvùng đặc biệt khó khăn như Trường THCS & THPT Quan Hóa mà bản thânđang trực tiếp giảng dạy) thì các kĩ thuật dạy học tích cực vẫn là vấn đề khá mớimẻ, việc vận dụng chưa thật thường xuyên, nhiều khi vẫn mang tính hình thứctrong các tiết thao giảng dự giờ,…Nhằm góp phần khắc phục những hạn chế trên, giải pháp của tôi là sửdụng một trong số các kĩ thuật dạy và học tích cực đã được triển khai trong cácnhà trường thơng qua chương trình dự án “Việt – Bỉ” vào các tình huống, cáchoạt động cụ thể. Thực tế bản thân đã áp dụng nhiều kĩ thuật dạy và học tích cựcvào các giờ học, trong đó có kĩ thuật các mảnh ghép, tơi nhận thấy việc sử dụngtốt các kĩ thuật dạy học đã đem lại hiệu quả cao trong dạy và học, góp phần vàoquá trình đổi mới phương pháp dạy học. Dựa trên kinh nghiệm của bản thânđược rút ra trong quá trình giảng dạy, trong khuôn khổ một sáng kiến kinhnghiệm tôi mạnh dạn chọn đề tài nghiên cứu: “Sử dụng kĩ thuật các mảnh ghéptrong dạy học qua bài 3 - Địa lí 11” (Cơ bản). Mặc dù đề tài chỉ nghiên cứu mộtkĩ thuật dạy học nhỏ nhưng theo tôi là quan trọng và cấp thiết vì sự thành cơngcủa một phương pháp dạy học mang bình diện vĩ mơ cần có sự đóng góp của cáckĩ thuật dạy học mang bình diện vi mơ.1.2. Mục đích của đề tài- Rèn luyện khả năng tự học, tự nghiên cứu, tăng cường tính độc lập, chủđộng, sáng tạo, tinh thần trách nhiệm của cá nhân học sinh.- Tạo hứng thú, khơi dậy niềm đam mê, kích thích thúc đẩy sự tham giatích cực của học sinh trong các giờ học.- Phát triển mơ hình có sự tương tác giữa học sinh với học sinh2 - Nâng cao năng lực tư duy tổng hợp, năng lực giải quyết vấn đề, năng lựchợp tác, năng lực giao tiếp…1.3. Đối tượng nghiên cứuĐề tài nghiên cứu về kĩ thuật các mảnh ghép trong dạy và học nhằm pháthuy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, độc lập và trách nhiệm của học sinh tronghọc tập môn Địa lí qua bài 3 – Địa lí 11 và ứng dụng tại các lớp 11A, 11C nămhọc: 2020 – 2021 của trường THCS & THPT Quan Hóa, Thanh Hóa.1.4. Phương pháp nghiên cứu- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết.- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế.- Phương pháp thu thập thông tin, phỏng vấn.- Phương pháp thống kê, xử lí số liệu.2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM2.1. Cơ sở lí luận2.1.1. Một số vấn đề lí luận cơ bản về dạy và học tích cực2.1.1.1. Thực trạng dạy họcNgày nay với tốc độ phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng khoa họccông nghệ hiện đại, nhiều thành tựu đã ra đời trên nhiều lĩnh vực. Vì vậy, hệthống giáo dục của nhân loại nói chung và nước ta nói riêng cũng đặt ra nhiềuyêu cầu cần đổi mới. Trước đòi hỏi của thực tiễn, nước ta lại đang trên conđường hội nhập và phát triển thì đổi mới giáo dục, trong đó đổi mới phươngpháp dạy và học là hết sức cần thiết. Luật giáo dục năm 2005, điều 28.2 có ghi“Phương pháp dạy học phổ thơng phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động,sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, bồi dưỡngphương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kĩ năng vận dụngkiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú họctập cho học sinh”. Đổi mới giáo dục đòi hỏi nhà trường không chỉ trang bị chohọc sinh những kiến thức đã có của nhân loại mà cịn phải bồi dưỡng, hình thànhở học sinh tính năng động, óc tư duy sáng tạo và kĩ năng thực hành áp dụng. Đểthực hiện các yêu cầu đó, giáo dục Việt Nam đã trải qua các cuộc cải cách vớinhiều thành tựu. Tuy nhiên, vẫn cịn khơng ít tồn tại cần từng bước khắc phục,chạy theo thành tích… do vậy việc dạy học phần nhiều vẫn cịn thiên về líthuyết, xa rời thực tiễn, truyền thụ một chiều, tập trung ôn luyện kiến thức đápứng kiểm tra thi cử, chưa thực sự quan tâm đến việc hình thành thói quen tự học,tự khám phá kiến thức, phát triển tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề…cho người học [2]2.2.1.1.2. Sự cần thiết phải đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng tích cực* Những địi hỏi từ sự phát thiển của xã hội.Với sự phát triển mạnh mẽ của cơng nghệ thơng tin, ngày nay kiến thứckhơng cịn là tài sản riêng của trường học bởi học sinh có thể tiếp nhận thông tintừ nhiều kênh, nguồn khác nhau. Cơng nghệ thơng tin khơng chỉ có chức năng2 [2]: Tham khảo tài liệu số 23 cung cấp thơng tin, mà cịn là cơng cụ hỗ trợ tích cực trong dạy và học, làphương tiện dạy học hiện đại, hữu ích và hiệu quả. Vì vậy, đặt giáo dục trướcyêu cầu cấp bách là phải đổi mới cách dạy và học để học sinh có thể làm chủ, tựlực chiếm lĩnh kiến thức, tích cực, chủ động, sáng tạo, có năng lực giải quyếtnhững vấn đề nảy sinh trong cuộc sống.* Những đòi hỏi từ sự phát triển kinh tếNghị Quyết Đại hội lần thứ VIII của Đảng Cộng Sản Việt Nam đã đề ra:Phấn đấu đến năm 2030 Việt Nam là nước đang phát triển, có cơng nghiệp hiệnđại, thu nhập trung bình cao. Để thực hiện nhiệm vụ trên trong bối cảnh hộinhập quốc tế, địi hỏi nước ta cần có nguồn nhân lực năng động, sáng tạo, cókiến thức và năng lực giải quyết các vấn đề. Muốn vậy phải đầu tư cho giáo dục,giáo dục phải không ngừng đổi mới, đặc biệt là đổi mới phương pháp dạy và họcđể tạo ra nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội.* Những địi hỏi khi tính đến đặc điểm tâm – sinh lí của người học:Ngày nay, cơng nghệ số có ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống xã hội củahọc sinh. Mạng Internet toàn cầu, điện thoại di động, truyền thơng đa phươngtiện… đang ngày càng có ảnh hưởng đến sự truyền đạt thông tin. Học sinh ngàynay thu lượm thông tin rất nhanh và chia sẻ thơng tin trong xã hội với tốc độchóng mặt. Việc sử dụng cơng nghệ mới khiến trẻ có khả năng giải quyết vấn đềvà xử lí nhiều thơng tin cùng một lúc. Tuy nhiên, mỗi học sinh có phong cáchhọc khác nhau. Nếu dạy học không quan tâm đến đặc điểm của người học màchỉ truyền thụ một chiều thì sẽ hạn chế khả năng tiếp thu của người học, ngườihọc sẽ thụ động trong việc lĩnh hội kiến thức. Do đó cần phải thay đổi từ dạyhọc thụ động sang dạy học chủ động. Muốn vậy, một trong những yếu tố quantrọng là quan tâm đến phong cách người học – tức dạy phù hợp với từng đốitượng học sinh [2]3.2.1.2. Một số kĩ thuật dạy và học tích cực2.1.2.1. Một số kĩ thuật dạy học tích cực chủ yếu3[2]: Tham khảo tài liệu số 24 - Theo “Dạy và Học Tích Cực” của Dự án Việt – Bỉ, phương pháp dạyhọc có thể chia 3 cấp độ:+ Cấp độ vĩ mô – Quan điểm dạy học: Là những định hướng mang tínhchiến lược, cương lĩnh, là mơ hình lí thuyết của phương pháp dạy học+ Cấp độ trung gian – Phương pháp dạy học cụ thể: Là những cách thức,con đường dẫn tới mục tiêu của bài học.+ Cấp độ vi mô – Kĩ thuật dạy học: Là những biện pháp, cách thức hànhđộng của giáo viên và học sinh trong các tình huống/hoạt động nhằm thực hiệngiải quyết một số nhiệm vụ/nội dung cụ thể.- Một số kĩ thuật dạy học tích cực chủ yếu:2.1.2.2. Kĩ thuật các mảnh ghép5 - Là hình thức học tập hợp tác kết hợp giữa cá nhân, nhóm và liên kếtgiữa các nhóm nhằm:+ Giải quyết một nhiệm vụ phức hợp (có nhiều chủ đề)+ Kích thích sự tham gia tích cực của học sinh:+ Nâng cao vai trò của cá nhân trong quá trình hợp tác (khơng chỉ hồnthành nhiệm vụ ở vịng 1 mà còn phải truyền đạt lại kết quả vòng 1 và hồnthành nhiệm vụ ở vịng 2).- Cách tiến hành kĩ thuật "Các mảnh ghép"VỊNG 1: Nhóm chun gia+ Hoạt động theo nhóm 4 đến 8 người [số nhóm được chia = số chủ đề x n(n = 1,2,…)]+ Mỗi nhóm được giao một nhiệm vụ [( Ví dụ: + Nhóm 1: Nhiệm vụ A;+Nhóm 2: Nhiệm vụ B;+ Nhóm 3: Nhiệm vụ C…(có thể có nhóm cùng nhiệm vụ)]+ Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong khoảng vài phút, suy nghĩ về câuhỏi, chủ đề và ghi lại những ý kiến của mình+ Khi thảo luận nhóm phải đảm bảo mỗi thành viên trong từng nhóm đềutrả lời được tất cả các câu hỏi trong nhiệm vụ được giao và trở thành “chuyêngia” của lĩnh vực đã tìm hiểu và có khả năng trình bày lại câu trả lời của nhóm ởvịng 2.VỊNG 2: Nhóm các mảnh ghép+ Hình thành nhóm 4 đến 8 người mới(1 – 2 người từ nhóm 1, 1 – 2 người từ nhóm 2, 1 – 2 người từ nhóm 3…)+ Các câu trả lời và thơng tin của vịng 1 được các thành viên trong nhómmới chia sẻ đầy đủ với nhau+ Khi mọi thành viên trong nhóm mới đều hiểu được tất cả nội dung ởvịng 1 thì nhiệm vụ mới sẽ được giao cho các nhóm để giải quyết+ Các nhóm mới thực hiện nhiệm vụ, trình bày và chia sẻ kết quảSơ đồ kỹ thuật "Các mảnh ghép"- Một số lưu ý khi sử dụng kĩ thuật "Các mảnh ghép"6 + Kĩ thuật này áp dụng cho hoạt động nhóm với nhiều chủ đề nhỏ trongtiết học, học sinh được chia nhóm ở vịng 1 (chun gia) cùng nghiên cứu mộtchủ đề.+ Phiếu học tập mỗi chủ đề nên sử dụng trên giấy cùng màu có đánh số1,2,…,n (nếu khơng có giấy màu có thể đánh thêm kí tự A, B, C, ... . Ví dụ A1,A2, ... An, B1, B2, ..., Bn, C1, C2, ..., Cn).+ Số lượng mảnh ghép không nên quá lớn để đảm bảo các thành viên cóthể truyền đạt lại kiến thức cho nhau+ Sau khi các nhóm ở vịng 1 hồn tất cơng việc giáo viên hình thànhnhóm mới (mảnh ghép) theo số đã đánh, có thể có nhiều số trong 1 nhóm mới.Bước này phải tiến hành một cách cẩn thận tránh làm cho học sinh ghép nhầmnhóm.+ Nhiệm vụ nêu ra phải hết sức cụ thể, đảm bảo tất cả mọi học sinh đềuhiểu rõ và có khả năng hồn thành nhiệm vụ.+ Khi học sinh thực hiện nhiệm vụ tại các nhóm “chun gia”, các chungia ở vịng 1 có thể có trình độ khác nhau, giáo viên cần quan sát và hỗ trợ kịpthời để đảm bảo các nhóm hồn thành nhiệm vụ đúng thời gian quy định và cácthành viên đều có khả năng trình bày lại kết quả thảo luận của nhóm ở vịng 1,chuẩn bị cho vịng 2.+ Thành lập nhóm mới – “mảnh ghép” cần đảm bảo có đủ thành viên củacác nhóm “ chuyên gia”.+ Khi các nhóm “ mảnh ghép” hoạt động, giáo viên cần quan sát và hỗ trợđể đảm bảo các thành viên nắm được đầy đủ nội dung từ các nhóm “chuyêngia”. Sau đó, giáo viên giao nhiệm vụ mới, nhiệm vụ mới mang tính khái quát,tổng hợp kiến thức, học sinh đã nắm được từ các nhóm “chuyên gia”. Cần đảmbảo những thông tin từ các mảnh ghép lại với nhau có thể hiểu được bức tranhtồn cảnh của một vấn đề và là cơ sở để giải quyết một nhiệm vụ phức hợp ởvòng 2.+ Đặc điểm của nhiệm vụ mới ở vòng 2 là một nhiệm vụ phức hợp và chỉcó thể giải quyết được trên cơ sở nắm vững những kiến thức đã có ở vịng 1. Dođó cần xác định rõ những yếu tố cần thiết về kiến thức, kĩ năng, thông tin,…cũng như các yếu tố hỗ trợ cần thiết để giải quyết nhiệm vụ phức hợp này.2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng Sáng kiến kinh nghiệmKhảo sát thực tế qua nhiều năm giảng dạy, dự giờ thăm lớp của bản thânvà ý kiến đóng góp của đồng nghiệp cho thấy: Việc dạy học các mơn ở trườngphổ thơng nói chung và mơn Địa lí nói riêng, giáo viên đã có nhiều cố gắngtrong đổi mới phương pháp dạy và học, tạo điều kiện để học sinh chủ động tíchcực học tập, được nói nhiều hơn, được làm việc nhiều hơn, thể hiện năng lựcsáng tạo của bản thân rõ ràng hơn. Đặc biệt, học sinh đã được làm quen nhiềuvới phương pháp dạy học hợp tác (dạy học theo nhóm hay thảo luận nhóm) bởiphương pháp này được triển khai khá phổ biến ở nhiều môn học. Tuy nhiên,phương pháp này chưa thật sự đem lại hiệu quả do một số hạn chế sau đây:Một: Do không gian lớp học, lớp đơng học sinh, phịng học hẹp, khó tổ chức.7 Hai: Do quỹ thời gian, cần nhiều thời gian cho thảo luận nhưng giờ học chỉ có45 phút.Ba: Nếu khơng tổ chức tốt, một số thành viên trong nhóm có tính tự giác chưacao, thường thụ động, hay ỷ lại, trơng chờ, “nghỉ ngơi” như người ngồi cuộchoặc như một quan sát viên (nhất là học sinh yếu) vì đã có một số thành viêntích cực làm việc, một số học sinh giỏi đại diện nhóm thảo luận, trình bày báocáo kết quả.Những hạn chế trên ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quả dạy và học, đặc biệtlà hạn chế thứ ba. Bản thân tôi đã nhiều năm sử dụng phương pháp dạy học hợptác cho các đối tượng học sinh ở cả lớp mũi nhọn và lớp thường, tôi nhận thấyđây là phương pháp dạy học tích cực, có thể áp dụng với nhiều ưu điểm như:+ Tăng cường sự tham gia tích cực của học sinh: học sinh được chủ độngtham gia, bày tỏ ý kiến, quan điểm, được diễn đạt những ý tưởng của mình vàđược tơn trọng…+ Mở rộng suy nghĩ và thực hành những kĩ năng tư duy (so sánh, phântích, tổng hợp, đánh giá).+ Đem lại cho học sinh cơ hội được sử dụng kiến thức và kĩ năng mà cácem được lĩnh hội.+ Rèn luyện và phát triển kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng giao tiếp, tạođiều kiện cho HS học hỏi lẫn nhau, phát huy vai trị có trách nhiệm, tính tích cựctrên cơ sở hợp tác.+ Làm việc theo nhóm giúp hình thành và phát triển mối liên hệ qua lạigiữa học sinh, đem lại bầu khơng khí đồn kết trong học tập.+ Nâng cao hiệu quả học tập.Tuy nhiên, trong dạy học hợp tác (theo nhóm) nếu tổ chức khơng tốt,khơng khắc phục được những hạn chế của nó sẽ mất nhiều thời gian và hiệu quảhọc tập không cao. Một số học sinh trong nhóm sẽ phụ thuộc vào ý kiến của cácbạn tích cực. Trong điều kiện phịng học hiện nay việc ghép nhóm vịng 2 dễ gâymất trật tự lớp học. Kết quả thảo luận phụ thuộc vịng 1, nếu vịng 1 khơng cóchất lượng thì q trình tiếp theo khơng có hiệu quả.2.3. Giải pháp đã thực hiện để giải quyết vấn đềĐể góp phần khắc phục những tồn tại trên, trong khuôn khổ một đề tàinghiên cứu khoa học tôi mạnh dạn chọn giải pháp “Sử dụng kĩ thuật các mảnhghép trong dạy học qua bài 3 - Địa lí 11” (Cơ bản) ở trường THCS & THPTQuan Hóa năm học 2020– 2021.* Kĩ thuật các mảnh ghép có vai trị:- Kích thích, thúc đẩy sự tham gia chủ động, tích cực của học sinh.- Tăng cường tính độc lập, trách nhiệm của cá nhân học sinh.- Phát triển mơ hình có sự tương tác giữa học sinh với học sinh.* Kĩ thuật các mảnh ghép có tác dụng và hiệu quả đối với học sinh:- Học sinh học được cách tiếp cận với nhiều giải pháp và chiến lược khácnhau.- Rèn luyện kĩ năng suy nghĩ, quyết định và giải quyết vấn đề.8 - Học sinh đạt được mục tiêu học tập cá nhân cũng như hợp tác.- Sự phối hợp làm việc cá nhân và làm việc theo nhóm nhỏ tạo cơ hộinhiều hơn cho học tập có sự phân hóa.- Nâng cao mối quan hệ giữa học sinh. Tăng cường sự hợp tác, giao tiếp,học cách chia sẻ kinh nghiệm và tôn trọng lẫn nhau.- Nâng cao hiệu quả học tập [1].* Sáng kiến kinh nghiệm cụ thể:“Sử dụng kĩ thuật các mảnh ghép trong dạy học qua bài 3 - Địa lí 11” (Cơbản) tại các lớp 11A, 11C Trường THCS & THPT Quan Hóa năm học 2020 –2021.Kế hoạch bài dạyĐỊA LÍ 11 - BÀI 3: MỘT SỐ VẤN ĐỀ MANG TÍNH TỒN CẦUI. MỤC TIÊU: Sau bài học này học sinh cần nắm được:1. Kiến thức:- Giải thích được bùng nổ dân số ở các nước đang phát triển và già hóadân số ở các nước phát triển.- Biết và giải thích được đặc điểm dân số của thế giới, của nhóm nướcphát triển, nhóm nước đang phát triển và hệ quả của nó.- Trình bày được một số biểu hiện, nguyên nhân và phân tích được hậuquả của ô nhiễm môi trường, nhận thức được sự cần thiết phải bảo vệ môitrường.- Hiểu được nguy cơ chiến tranh và sự cần thiết phải bảo vệ hịa bình.2. Kĩ năng:- Thu thập và xử lí thơng tin, viết báo cáo ngắn gọn về một số vấn đềmang tính tồn cầu.- Phân tích biểu đồ, các bảng số liệu và liên hệ thực tế.3. Thái độ:Nhận thức được việc giải quyết các vấn đề tồn cầu cần có sự đoàn kết vàhợp tác tham gia của toàn nhân loại (tất cả các cá nhân).4. Định hướng hình thành năng lực:- Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác; năng lựcgiao tiếp, năng lực sử dụng công nghệ thông tin; năng lực sử dụng ngôn ngữ.- Năng lực chuyên biệt: Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ; năng lựcsử dụng bản đồ: năng lực sử dụng số liệu thống kê; năng lực khảo sát thực tế.II. PHƯƠNG PHÁP- Nêu và giải quyết vấn đề, đàm thoại gợi mở, thảo luận nhóm.III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH1. Chuẩn bị của giáo viên:- Giáo án, sách giáo khoa địa lí 11- Một số hình ảnh về dân số, biểu đồ dân số từ đầu Công nguyên và dựbáo đến năm 2050, Bảng tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên trung bình năm.- Một số hình ảnh về ơ nhiễm mơi trường trên Thế giới và ở Việt Nam9 - Một số hình ảnh về sự suy giảm đa dạng sinh vật (tê giác 2 sừng, vượntay trắng… gần như đã tuyệt chủng ở Việt Nam).- Một số tin, ảnh về xung đột, chiến tranh khu vực và nạn khủng bố trênthế giới.- Phiếu học tập, máy tính, máy chiếu, bảng phụ, bút lông, nam châm…2. Chuẩn bị của học sinh:- Vở ghi, sách giáo khoa, đọc trước nội dung bài mới ở nhà.- Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh có nội dung các kịch bản về biến đổi khí hậuở thế giới và Việt Nam, các vấn đề mang tính tồn cầu.III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP1. Ổn định tổ chức lớp:2. Kiểm tra bài cũ: ? Trình bày các biểu hiện chủ yếu của tồn cầu hóa kinh tế?3. Các hoạt động học tập:Khởi động:Giáo viên cho học sinh viết ra giấy nháp những vấn đề cần quan tâm hiệnnay của nhân loại. Học sinh thực hiện nhiệm vụ, Giáo viên lấy một vài bài trả lờicủa học sinh để chốt hoạt động.Ngày nay bên cạnh những thành tựu vượt bậc về khoa học kĩ thuật, kinh tế- xã hội, bên cạnh xu hướng Toàn cầu hóa và Khu vực hóa, nhân loại đang phảiđối mặt với một số vấn đề chung, là những thách thức mang tính tồn cầu, chúnggây ra những hậu quả nghiêm trọng, cần sự hợp tác chung sức của toàn nhân loạiđể giải quyết như vấn đề dân số, môi trường, chiến tranh… Đó chính là nhữngvấn đề mang tính tồn cầu, cũng là nội dung chính của bài học hơm nay.HOẠT ĐỘNG 1: TÌM HIỂU VẤN ĐỀ DÂN SỐ1. Mục tiêu:- Giải thích được bùng nổ dân số ở các nước đang phát triển và già hóadân số ở các nước phát triển.- Biết và giải thích được đặc điểm dân số của thế giới, của nhóm nướcphát triển, nhóm nước đang phát triển và hệ quả của nó.- Rèn luyện kỹ năng hoạt động nhóm, liên hệ thực tế.2. Phương thức:- Phương pháp thảo luận nhóm, giải quyết vấn đề, thuyết trình- Hình thức làm việc: cá nhân/nhómHoạt động của Giáo Viên và Học SinhVịng 1: Hình thành nhóm chuyên giaBước 1: Giáo viên chia học sinh ra thành cácnhóm chuyên gia (mỗi nhóm gồm 4 đến 8người, mỗi thành viên trong nhóm được đánhtheo thứ tự từ 1 đến hết), phát phiếu học tậpcho các nhóm, yêu cầu mỗi nhóm cử ra mộtnhóm trưởng.Nội dung kiến thứcI. DÂN SỐ(Thông tin phản hồi Phiếu học tập1, phần phụ lục)1. Bùng nổ dân số2. Già hóa dân số10 Bước 2: Giáo viên giao nhiệm vụ cho cácnhóm(4 nhiệm vụ),+ Nhiệm vụ nhóm chuyên gia 1: Đọc sách giáokhoa mục I.1, kết hợp phân tích bảng 3.1 vàyêu cầu học sinh so sánh tỉ suất gia tăng dânsố tự nhiên của các nước đang phát triển vớicác nước phát triển và tồn Thế giới qua cácthời kì. Nêu đặc điểm phân bố, nguyên nhâncủa bùng nổ dân số?+ Nhiệm vụ nhóm chuyên gia 2: Đọc sách giáokhoa mục 2, kết hợp phân tích bảng 3.2 và yêucầu học sinh so sánh cơ cấu dân số theo nhómtuổi của các nước đang phát triển với các nướcphát triển. Nêu đặc điểm phân bố, nguyênnhân của già hóa dân số?+ Nhiệm vụ nhóm chuyên gia 3: Đọc sách giáokhoa mục I.1, kết hợp phân tích bảng 3.1 vàyêu cầu học sinh nêu biểu hiện của bùng nổdân số?+ Nhiệm vụ nhóm chuyên gia 4: Đọc sách giáokhoa mục 2, kết hợp phân tích bảng 3.2 và yêucầu học sinhnêu biểu hiện của già hóa dân số?Bước 3: Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong 3phút, suy nghĩ về câu hỏi, chủ đề và ghi lại ýkiến của mình ra giấy.- Giáo viên giám sát, hướng dẫn học sinh nếugặp khó khăn trong quá trình thực hiện nhiệmvụ được giao.Bước 4: Sau khi hết 3 phút, nhóm trưởng thuthập ý kiến của các thành viên, thống nhấtphần kiến thức chung ra phiếu học tập (thờigian làm việc 3 phút).- Giáo viên giám sát, hướng dẫn các nhóm nếugặp khó khăn trong q trình thực hiện nhiệmvụ được giao.Vịng 2: Hình thành nhóm ghépBước 5: Giáo viên thực hiện chuyển nhóm.Chia học sinh ra thành các nhóm ghép (mỗinhóm gồm 4 đến 8 người, gồm 1 – 2 người từcác nhóm chuyên gia ban đầu). Học sinh nhẹnhàng đứng dậy di chuyển về các nhóm mới:+ Nhóm ghép A: Gồm các thành viên trong11 nhóm chun gia ở vịng 1: có số 1 và số 3.+ Nhóm ghép B: Gồm các thành viên trongnhóm chun gia ở vịng 1: có số 5 và số 7.+ Nhóm ghép C: Gồm các thành viên trongnhóm chuyên gia ở vịng 1: có số 2 và số4.+ Nhóm ghép D: Gồm các thành viên trongnhóm chuyên gia ở vịng 1: có số 6 và số 8.- Giáo viên phát phiếu học tập cho các nhóm,yêu cầu mỗi nhóm cử ra một nhóm trưởng.Bước 6: Các thành viên trong nhóm mới chiasẻ đầy đủ với nhau về câu hỏi và câu trả lời ởvòng 1- Giáo viên giám sát, hướng dẫn học sinh nếugặp khó khăn trong q trình thực hiện nhiệmvụ được giao.Bước 7: Giáo viên giao nhiệm vụ mới cho cácnhóm ghép(4 nhiệm vụ),+ Nhiệm vụ nhóm ghép A: Đọc sách giáo khoamục I.1, kết hợp nội dung chia sẻ của cácthành viên trong nhóm nêu hệ quả của bùng nổdân số?+ Nhiệm vụ nhóm ghép B: Đọc sách giáo khoamục I.2, kết hợp nội dung chia sẻ của cácthành viên trong nhóm nêu hệ quả của già hóadân số?+ Nhiệm vụ nhóm ghép C: Đọc sách giáo khoamục I.1, kết hợp nội dung chia sẻ của cácthành viên trong nhóm nêu hệ quả của bùng nổdân số?+ Nhiệm vụ nhóm ghép D: Đọc sách giáo khoamục I.2, kết hợp nội dung chia sẻ của cácthành viên trong nhóm nêu hệ quả của già hóadân số?Bước 8: Mỗi nhóm làm viêc trong 3 phút, đọcsách giáo khoa, ghép các phiếu học tập cánhân đã làm việc ở vịng nhóm chun gia lạivới nhau, cùng thảo luận để giải quyết nhiệmvụ mới. Nhóm trưởng ghi kết quả ra phiếu họctập mới.- Giáo viên giám sát, hướng dẫn các nhóm họcsinh nếu gặp khó khăn trong q trình thựchiện nhiệm vụ được giao.Bước 9: Sau khi hết 3 phút, giáo viên gọi đại12 diện các nhóm ghép lên bảng dán phiếu họctập và trình bày kết quả thảo luận.- Gọi các thành viên trong nhóm và nhómkhác có ý kiến nhận xét, bổ sung, giáo viênchốt kiến thức.HOẠT ĐỘNG 2: TÌM HIỂU CÁC VẤN ĐỀ MƠI TRƯỜNG1. Mục tiêu:- Trình bày được một số biểu hiện, nguyên nhân và phân tích được hậuquả của ô nhiễm môi trường, nhận thức được sự cần thiết phải bảo vệ môitrường.- Rèn luyện kỹ năng hoạt động theo cặp, liên hệ thực tế2. Phương thức:- Phương pháp thảo luận, giải quyết vấn đề, thuyết trình- Hình thức làm việc: Cặp đôi/cả lớpGiáo viên chuyển ý: Sự bùng nổ dân số, sự phát triển kinh tế vượt bậc làmột trong những nguyên nhân gây ra vấn đề tồn cầu thứ 2, đó là vấn đề mơitrường, chúng ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống.Bước 1: Giáo viên trình chiếu một số tranh II. MƠI TRƯỜNGảnh, video về môi trường, yêu cầu học sinh (Thông tin phản hồi Phiếu học tập 3,gọi tên các vấn đề mơi trường qua tư liệu đó, phần phụ lục)đồng thời giáo viên ghi lên bảng. Sau đó yêucầu học sinh sắp xếp các vấn đề môi trường 1. Biến đổi khí hậu tồn cầu và suytrên theo các chủ đề chính như sách giáo giảm tầng ơzơn.khoa.Bước 2: Giáo viên yêu cầu học sinh làm 2. Ô nhiễm nguồn nước ngọt, biểnviệc theo cặp, giao nhiệm vụ cho các cặp và đại dươngthực hiện.+ Nhiệm vụ 1: Đọc sách giáo khoa mục II.1, 3. Sự suy giảm đa dạng sinh họcnêu biểu hiện, nguyên nhân và hậu quả củatình trạng biến đổi khí hậu tồn cầu và suygiảm tầng ơzơn đối với đời sống trên trái đất(ơ nhiễm khơng khí). Liên hệ Việt Nam.+ Nhiệm vụ 2: Đọc sách giáo khoa mục II.2,nêu biểu hiện, nguyên nhân và hậu quả củatình trạng ơ nhiễm nguồn nước ngọt, biển vàđại dương? Liên hệ Việt Nam.+ Nhiệm vụ 3: Đọc sách giáo khoa mục II.3,nêu biểu hiện, nguyên nhân và hậu quả củatình trạng suy giảm đa dạng sinh học, kể tênmột số lồi động vật ở nước ta hiện đang cónguy cơ tuyệt chủng, hoặc cịn lại rất ít. Liênhệ Việt Nam.13 Bước 3: Các cặp trao đổi thảo luận trên cơsở thông tin sách giáo khoa và hiểu biết cánhân, thực hiện nhiệm vụ (điền kết quả vàophiếu học tập).Bước 4: Giáo viên cho một vài cặp báo cáokết quả, các cặp khác phát biểu bổ sung.Bước 5: Giáo viên nhận xét phần trình bàycủa các cặp học sinh và chốt kiến thức. Giáoviên nhấn mạnh tính nghiêm trọng của ơnhiễm mơi trường trên phạm vi tồn thế giớivà nhận định “Bảo vệ mơi trường là vấn đềsống cịn của nhân loại” là ý kiến hồn tồnđúng vì mơi trường là ngôi nhà chung củatất cả mọi người, cuộc sống con người cóliên hệ mật thiết với mơi trường. Con ngườilà một thành phần của môi trường, khôngthể tách rời…- Học sinh nghe và ghi bài.Bước 6: Giáo viên yêu cầu học sinh trả lờimột số câu hỏi:? Tại sao chúng ta phải bảo vệ mơi trường?? Thế giới đã có những hành động gì để bảovệ mơi trường? Bản thân em đã làm gì đểgóp phần bảo vệ mơi trường?HOẠT ĐỘNG 3: TÌM HIỂU MỘT SỐ VẤN ĐỀ TỒN CẦU KHÁC1. Mục tiêu:- Hiểu được nguy cơ chiến tranh và sự cần thiết phải bảo vệ hịa bình.- Rèn luyện kỹ năng liên hệ thực tế2. Phương thức:- Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề, đàm thoại gợi mở- Hình thức làm việc: cá nhân/cả lớpBước 1: Giáo viên trình chiếu một số hình III. MỘT SỐ VẤN ĐỀ KHÁCảnh biểu hiện xung đột sắc tộc, tôn giáo vànạn khủng bố, yêu cầu học sinh quan sát và 1. Xung đột sắc tộc, tôn giáo và nạnđọc sách giáo khoa mục III, kết hợp hiểu khủng bốbiết của bản thân chỉ ra tên các vấn đề liênChống xung đột sắc tộc, tơn giáoquan, phân tích ảnh hưởng của nó đến hòa và nạn khủng bố là nhiệm vụ của mọibình và phát triển của nhân loại. Nêu ví dụ.quốc gia và từng cá nhân.Bước 2: Học sinh trả lờiBước 3: Giáo viên tổng hợp ý kiến học sinh,rút ra kết luận chốt kiến thức.2. Hoạt động kinh tế ngầm, sản- Học sinh ghi bàixuất, vận chuyển, buôn bán ma túy.14 - Giáo viên nhấn mạnh: Điều hết sức nguyhiểm là các phần tử khủng bố đã sử dụng cácthành tựu khoa học, cơng nghệ thực hiệnhoạt động khủng bố. Vì vậy, việc xây dựngmối đồn kết giữa các dân tơc, sắc tộc, tôngiáo và chống khủng bố là trách nhiệm củamọi quốc gia.Là những mối đe dọa đối với hịabình và ổn định trên Thế giới, gây rahậu quả nặng nề về con người, sảnxuất, trật tự xã hội. Do đó, cần phải cósự hợp tác tích cực giữa các quốc giavà toàn thể cộng đồng quốc tế.HOẠT ĐỘNG 4: CỦNG CỐ, LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG1.Mục tiêu: Nhằm cũng cố, hệ thống hóa và nâng cao kiến thức bài học, rènluyện kĩ năng bài học góp phần hình thành kiến thức.- Giúp học sinh vận dụng hoặc liên hệ kiến thức đã học được vào một vấnđề cụ thể của thực tiễn ở Việt Nam như vấn đề dân số, vấn đề môi trường, mộtsố vấn đề khác.2. Phương thức: Hoạt động cá nhân/ cả lớp.3. Tổ chức hoạt dộnga) Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh:- Giáo viên cho học sinh làm một số bài tập trắc nghiệm kiểm tra khả nănglĩnh hội kiến thức của học sinh.Chọn đáp án đúngCâu 1: Sự già hóa dân số thế giới dẫn đến kết quả về mặt xã hội làA. lực lượng lao động ngày cành đông đúc.B. lớp người phụ thuộc ngày càng nhiều.C. liệc làm ngày càng khó khăn.D. thiếu hụt nguồn lao động trong tương lai.Câu 2: Trái đất nóng dần lên chủ yếu doA. mưa axít ở nhiều nơi trên thế giới.B. tầng ơzơn bị thủng.C. lượng CO2 tăng nhiều trong khí quyển.D. băng tan ở hai cực.Câu 3: Hiện nay sự ổn định và hịa bình thế giới đang bị đe dọa trực tiếp bởiA. sự bùng nổ dân số thế giới.B. tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng.C. xung đột sắc tộc, tơn giáo và nạn khủng bố.D. tình trạng tranh chấp các nguồn tài nguyên.Câu 4: Dựa vào bảng số liệu sau về tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên của thế giớithời kì 1960 – 2005(đơn vị: %)Giai đoạn1960- 1965 1975- 1980 1985- 1990 1995- 2000 2001- 2005Nhóm nước1,20,80,60,20,1phát triểnNhóm nước2,31,91,91,71,5đang phát triểnThế Giới1,91,61,61,41,215 Nhận định nào chưa chính xác?A. Dân số các nước đang phát triển đang già hóa.B. Dân số thế giới đang già hóa.C. Dân số của các nước đang phát triển đang già hóa.D. Các nước đang phát triển có tỉ suất gia tăng dân số cao nhất và giảm nhanhnhất.- Giải thích tại sao trong bảo vệ mơi trường cần phải “tư duy toàn cầu,hành động địa phương”?b) Học sinh thực hiện nhiệm vụ tại lớp.c) GV kiểm tra việc thực hiện của học sinh. Điều chỉnh kịp thời những vướngmắc của HS trong quá trình thực hiện.IV. HƯỚNG DẪN HỌC BÀI Ở NHÀ VÀ CHUẨN BỊ BÀI MỚI- Bài tập về nhà: hoàn thành xong các bài tập trong SGK.- Hướng dẫn học bài mới: Chuẩn bị bài thực hành.V. PHỤ LỤC: Phiếu học tập(Bảng phụ)2.4. Hiệu quả của Sáng kiến kinh nghiệm.Qua quá trình thực nghiệm tổ chức dạy học có sử dụng kĩ thuật “các mảnhghép” cho học sinh ở trường miền núi THCS & THPT Quan Hóa năm học 2020– 2021, được sự quan tâm và tạo điều kiện của Ban giám hiệu nhà trường, sựgiúp đỡ nhiệt tình của đồng nghiệp, sự hợp tác tích cực của học sinh tơi đã thuđược nhiều kết quả khả quan.2.4.1. Kết quả đạt được đối với học sinh- Thông qua bài kiểm tra của học sinh:Tôi đã tiến hành kiểm chứng tác dụng của sáng kiến kinh nghiệm thôngqua 2 lớp thực nghiệm (TN: 11A, 11C) và 2 lớp đối chứng (ĐC: 11B, 11D). Cả 4lớp đều là lớp cơ bản, kết quả học tập nhìn chung tương đương nhau về điểm sốở cuối năm lớp 10, cùng sử dụng phương pháp dạy học hợp tác trong giảng dạybài 3 - Địa lí 11, nhưng chỉ áp dụng kĩ thuật “các mảnh ghép” cho 2 lớp 11A,11C. Sau khi cho 4 lớp cùng tiến hành làm bài kiểm tra 15 phút (bài kiểm trathường xuyên) với nội dung liên quan nhiều đến bài 3 - Địa lí 11, kết quả khảosát đạt được như sau:Bảng 1: Khảo sát so sánh kết quả của lớp thực nghiệm và lớp đối chứngLớpSĩĐiểm 9- 10Điểm 7- 8Điểm 5- 6Điểm < 5sốSL%SL%SL%SL%11A(TN) 341235,31441,2823,50011B(ĐC) 41512,21229,32048,849,711C(TN) 401435,01947,5717,50011D(ĐC) 41614,61126,82048,849,8Khảo sát trên cho thấy, ở lớp thực nghiệm tỷ lệ đạt điểm khá, giỏi cao hơnlớp đối chứng. Ngược lại, tỷ lệ điểm trung bình và dưới trung bình của lớp đốichứng cao hơn lớp thực nghiệm. Điều đó phần nào chứng tỏ học sinh ở lớp thực16 nghiệm (có sử dụng kĩ thuật “các mảnh ghép” trong dạy học hợp tác) tiếp thu,lĩnh hội kiến thức và có kết quả học tập cao hơn lớp đối chứng, số học sinh thụđộng, ỷ lại, dựa dẫm đã được khắc phục.- Thơng qua khảo sát lấy phiếu thăm dị:Bảng 2: Khảo sát phiếu thăm dò học sinh khi áp dụng kĩ thuật “các mảnh ghép”ở 2 lớp 11A, 11C Trường THCS & THPT Quan Hóa năm học 2020 – 2021LớpSĩ sốRất thíchThíchKhơng thíchSL%SL%SL%11A343088,2411,80011C403485,0615,000Kết quả phiếu thăm dị cho thấy 100% học sinh thích học tập với kĩ thuậtcác mảnh ghép, kĩ thuật này góp phần kích thích hứng thú học tập của học sinh.- Thông qua khảo sát phỏng vấn học sinh:Trên 95% học sinh thấy hiểu bài ngay tại lớp.2.4.2. Tác dụng của sáng kiến kinh nghiệm đến chất lượng giáo dục vàgiảng dạy của bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.Kết quả khảo sát trên cho thấy khi sử dụng kĩ thuật “các mảnh ghép”trong dạy và học tích cực đã khắc phục được những hạn chế của người học theonhóm (thảo luận nhóm) vì trong kĩ thuật “các mảnh ghép” đòi hỏi tất cả cácthành viên phải làm việc cá nhân, suy nghĩ, viết ra ý kiến của mình trước khithảo luận nhóm, có sự kết hợp giữa hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm, giữacác nhóm với nhau. Từ đó, trong thảo luận thường có sự tham gia của tất cả cácthành viên và các thành viên có cơ hội chia sẻ ý kiến, kinh nghiệm của mình, tựđánh giá và điều chỉnh nhận thức của mình một cách tích cực. Nâng cao vai trịcủa cá nhân trong q trình hợp tác, học sinh có thể giải quyết một vấn đề phứchợp. Nhờ vậy, hiệu quả học tập được đảm bảo, tiết kiệm được thời gian, côngsức cũng như giữ được trật tự trong lớp học. Do đó có tác động tích cực đến chấtlượng giảng dạy và giáo dục của bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.Khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm này vào giảng dạy tại trường THCS &THPT Quan Hóa – một trường của miền núi cao Thanh Hóa, nơi có chất lượngđầu vào rất thấp đã góp phần làm thay đổi vai trò của người dạy và người học.Giáo viên chủ yếu giữ vai trị là người tạo mơi trường học tập thân thiện, phongphú, đa dạng, là người tư vấn, chỉ dẫn, động viên, kèm cặp, đưa đến nhữngthơng tin phản hồi cần thiết, định hướng q trình lĩnh hội tri thức và cuối cùnglà người thể chế hóa kiến thức. Người học trở thành trung tâm của quá trìnhnhận thức, là chủ thể hoạt động, chủ động tìm tịi, chiếm lĩnh kiến thức. Nghiêncứu của tơi bước đầu đã khẳng định thêm việc thiết kế các hoạt động dạy - họcphù hợp có vai trị rất quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả dạy và học củagiáo viên và học sinh, tạo điều kiện nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục nóichung, mơn Địa lí tại Trường THCS & THPT Quan Hóa nói riêng.17 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ3.1. Kết luận:Bản thân là một giáo viên mới được điều động lên tăng cường tại trườngTHCS & THPT Quan Hóa - một trường thuộc vùng đặc biệt khó khăn của miềnnúi cao Thanh Hóa, nơi có chất lượng đầu vào rất thấp, học sinh phần lớn thuộcdân tộc thiểu số (dân tộc Thái) nên mức độ tiếp thu kiến thức cịn chậm, khơngham học và chưa thật sự có động cơ ý thức học tập đúng đắn trong khi đời sốngnhân dân còn rất nghèo. Tôi nhận thức được rằng để thay đổi ý thức học tập củahọc sinh ở đây là một điều vơ cùng khó khăn, cần phải có thời gian, tiến hànhdần từng bước, giáo viên phải thật sự “say nghề”, phải tìm cách thay đổi phươngpháp, hình thức tổ chức dạy học của mình, biến những bài học trở nên dễ hiểu,dễ nhớ, “học mà vui”. Làm được như vậy các em sẽ có động cơ ý thức học tậptốt hơn, tạo hứng thú và đem lại hiệu quả giáo dục cao hơn. Qua thực tiễnnghiên cứu và áp dụng sáng kiến kinh nghiệm trong giảng dạy mơn Địa lí tạiTrường THCS & THPT Quan Hóa tơi rút ra một số kinh nghiệm sau:- Trong dạy và học tích cực, để người học có điều kiện bộc lộ, phát triểnkhả năng của mình, cần đặt họ vào mơi trường học tập hợp tác trong các mốiquan hệ giữa thầy – trò, trò – trò. Trong mối quan hệ tương tác đó, người họckhơng chỉ học được qua thầy mà cịn học được qua bạn, sự chia sẻ kinh nghiệmsẽ kích thích tính tích cực, chủ động của mỗi các nhân, đồng thời hình thành vàphát triển ở người học năng lực tổ chức, điều khiển, lãnh đạo, các kĩ năng hợptác, giao tiếp, trình bày, giải quyết vấn đề và tạo môi trường học tập thân thiện.Tuy nhiên, để học tập hợp tác có hiệu quả, giáo viên cần hình thành cho ngườihọc thói quen học tập tự giác, tơn trọng giúp đỡ lẫn nhau. Đồng thời nhiệm vụđược giao phải rõ ràng, cụ thể, mỗi thành viên trong nhóm đều được phân công,xác định rõ nhiệm vụ, trách nhiệm của mình, tránh tình trạng dựa dẫm, ỷ lạihoặc có những biểu hiện không hợp tác “phá rối” làm cho hoạt động hợp tác mấtthời gian, kém hiệu quả.- Sử dụng kĩ thuật “các mảnh ghép” trong học tập hợp tác ngồi việc nhấnmạnh vai trị quan trọng hoạt động của cá nhân trong quá trình học sinh làm việccùng nhau, còn đề cao sự tương tác và ràng buộc lẫn nhau giữa các học sinh.Học sinh làm việc và học tập với những “nguyên liệu” thu được từ các thànhviên của nhóm. Sự hợp tác cùng giải quyết một nhiệm vụ tạo điều kiện phát triểnở học sinh những kĩ năng nhận thức, giao tiếp xã hội, tích cực hóa hoạt động họctập và tạo cơ hội bình đẳng trong học tập.- Khi tổ chức dạy và học theo kĩ thuật “các mảnh ghép” cần lưu ý chọn nộidung và nhiệm vụ phù hợp với kiến thức, khả năng học sinh và thời gian thựchiện, không nên lạm dụng, áp dụng một cách máy móc, mang tính hình thức(nên tổ chức với nhiệm vụ đủ khó, khơng nên tổ chức với những nhiệm vụ đơngiản, ít khó khăn) sẽ ảnh hưởng đến kết quả học tập của học sinh và thời giancủa giờ học.Thực tiễn nghiên cứu và áp dụng sáng kiến kinh nghiệm trong giảng dạytại Trường THCS & THPT Quan Hóa bản thân tơi cũng nhận thấy: Khả năng18 ứng dụng sáng kiến kinh nghiệm vào thực tế các bài học của mơn Địa lí trunghọc phổ thơng tương đối cao bởi kĩ thuật “các mảnh ghép” là một kĩ thuật dạyhọc khơng q khó, thực hiện gần giống như dạy học theo nhóm. Đồng thời,việc sử dụng kĩ thuật “các mảnh ghép” trong Dạy và Học tích cực khơng chỉ ápdụng được với mơn Địa lí trung học phổ thơng mà có thể phát triển mở rộngphạm vi ứng dụng đối với nhiều môn học khác, cấp học khác để nâng cao hiệuquả dạy và học.Tôi thiết nghĩ, để nâng cao chất lượng dạy và học ở các trường THPT, mỗigiáo viên phải thường xuyên tự học, tự bồi dưỡng, tự rèn luyện để không ngừngtrau dồi kiến thức, kĩ năng và giải pháp làm thế nào để giúp học sinh học tập mộtcách chủ động, tích cực, sáng tạo, hình thành ở các em kĩ năng thực hành ápdụng, đem lại niềm vui và hứng thú học tập cho học sinh.3.2. Kiến nghị:Tôi xin mạnh dạn nhấn mạnh và đề xuất một số kiến nghị sau:- Thứ nhất: Để sử dụng kĩ thuật “các mảnh ghép” trong dạy và học một cáchhiệu quả cần có sự trợ giúp về phương tiện, nhất là máy chiếu. Tuy nhiên, tạitrường THCS & THPT Quan Hóa số lượng máy chiếu cịn rất hạn chế (chỉ có 2máy/tổng 19 lớp) nên sẽ khó khăn cho việc đổi mới phương pháp dạy học củagiáo viên. Do đó, tơi mong muốn được sự quan tâm của các cấp, các ngành đốivới cơ sở vật chất của nhà trường.- Thứ hai: Các đồng chí giáo viên cần tạo cho học sinh thói quen học tập hợptác, sử dụng nhiều kĩ thuật khác nhau, trong đó có kĩ thuật “các mảnh ghép” đểhình thành các kĩ năng điều khiển, tổ chức và các kĩ năng xã hội.- Thứ 3: Để đổi mới phương pháp dạy học thực sự đi vào các bài giảng hàngngày đòi hỏi mỗi cán bộ giáo viên cần phải quán triệt mục tiêu, chương trình đổimới giáo dục phổ thơng, nắm vững những yêu cầu và qui trình đổi mới phươngpháp dạy học. Cần chắt chiu tích lũy từng sáng kiến, cải tiến dù là nhỏ vềphương pháp dạy học, kĩ thuật dạy học. Động viên, khuyến khích những cáchdạy hay, những chuyển đổi mạnh mẽ từ một tiết “dạy” thành một tiết “học” hoặcmột tiết dạy có hiệu quả, trong đó có sự kết hợp nhuần nhuyễn phương pháptruyền thống với phương pháp hiện đại.- Thứ tư: Đổi mới phương pháp dạy học là việc làm cần thiết và cấp bách, nhưngkhơng có nghĩa là loại bỏ hồn tồn phương pháp dạy học truyền thống. Cầnphải kế thừa, phát triển những mặt tích cực của các phương pháp dạy học quenthuộc, đồng thời nhanh chóng triển khai áp dụng một số phương pháp và kĩ thuậtdạy học tích cực phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện của mỗi trường, mỗi cấp học,môn học.Trong khuôn khổ một sáng kiến kinh nghiệm, không thể là sâu hơn, chặtchẽ hơn mà chỉ là một kinh nghiệm nhỏ mà bản thân đã đúc kết và áp dụng kháthành cơng với những lớp mình đã áp dụng ở trường miền núi cao THCS &THPT Quan Hóa, song sẽ khơng tránh khỏi những khiếm khuyết. Vì vậy, tơi rấtmong nhận được nhiều ý kiến đóng góp chân thành của đồng nghiệp, nhà trườngvà cấp trên để sáng kiến kinh nghiệm được hồn thiện hơn và có thể ứng dụng19 rộng rãi trong dạy và học, góp một phần nhỏ bé vào tiến trình đổi mới phươngpháp dạy và học hiện nay.Tôi xin chân thành cảm ơn!Xác nhận của thủ trưởng đơn vịThanh Hóa, ngày 10/05/2021Tơi xin cam đoan đây là sáng kiến kinhnghiệm của mình viết, khơng sao chép nộidung của người khác.Người viếtLê Thị Thanh Vân20

Tài liệu liên quan

  • ap dung ki thuat cac manh ghep - li 8 - tiet 6 ap dung ki thuat cac manh ghep - li 8 - tiet 6
    • 7
    • 512
    • 3
  • TĂNG CƯỜNG ỨNG DỤNG THỰC tế TRONG dạy học CHƯƠNG “từ TRƯỜNG” vật lí 11   cơ bản với sự hỗ TRỢ của CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TĂNG CƯỜNG ỨNG DỤNG THỰC tế TRONG dạy học CHƯƠNG “từ TRƯỜNG” vật lí 11 cơ bản với sự hỗ TRỢ của CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
    • 98
    • 1
    • 1
  • Sử dụng kỹ thuật KWL, khăn phủ bàn và các mảnh ghép trong dạy học phân môn tiếng việt lớp 8 Sử dụng kỹ thuật KWL, khăn phủ bàn và các mảnh ghép trong dạy học phân môn tiếng việt lớp 8
    • 102
    • 5
    • 8
  • Vận dụng kĩ thuật dạy học các mảnh ghép trong dạy học môn tự nhiên và xã hội lớp 3 Vận dụng kĩ thuật dạy học các mảnh ghép trong dạy học môn tự nhiên và xã hội lớp 3
    • 61
    • 7
    • 43
  • SKKN sử dụng kĩ thuật tư duy 5w1h trong dạy học lịch sử thế giới lớp 10 SKKN sử dụng kĩ thuật tư duy 5w1h trong dạy học lịch sử thế giới lớp 10
    • 16
    • 2
    • 7
  • PHÁT TRIỂN NĂNG lực GIẢI QUYẾT vấn đề và SÁNG tạo CHO học SINH TRONG dạy học PHẦN dẫn XUẤT HIĐROCACBON lớp 11 (cơ bản) ở TRƯỜNG TRUNG học PHỔ THÔNG PHÁT TRIỂN NĂNG lực GIẢI QUYẾT vấn đề và SÁNG tạo CHO học SINH TRONG dạy học PHẦN dẫn XUẤT HIĐROCACBON lớp 11 (cơ bản) ở TRƯỜNG TRUNG học PHỔ THÔNG
    • 155
    • 2
    • 31
  • CHUYÊN đề các MẢNH GHÉP TRONG dạy học vật LY 7 CHUYÊN đề các MẢNH GHÉP TRONG dạy học vật LY 7
    • 7
    • 1
    • 9
  • Sử Dụng Phương Tiện Kỹ Thuật Và Công Nghệ Trong Dạy Học Sử Dụng Phương Tiện Kỹ Thuật Và Công Nghệ Trong Dạy Học
    • 17
    • 531
    • 0
  • Vận dụng kĩ thuật các mảnh ghép vào dạy học các bài lí thuyết trong chương trình giáo dục quốc phòng và an ninh cho học sinh trung học phổ thông Vận dụng kĩ thuật các mảnh ghép vào dạy học các bài lí thuyết trong chương trình giáo dục quốc phòng và an ninh cho học sinh trung học phổ thông
    • 68
    • 457
    • 0
  • Rèn luyện năng lực hợp tác cho học sinh qua dạy học bài hô hấp ở động vật   sinh học 11 THPT bằng kỹ thuật các mảnh ghép  Rèn luyện năng lực hợp tác cho học sinh qua dạy học bài hô hấp ở động vật sinh học 11 THPT bằng kỹ thuật các mảnh ghép
    • 22
    • 320
    • 0

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

(291.67 KB - 20 trang) - Sử dụng kỹ thuật các mảnh ghép trong dạy học qua bài 3 địa lý 11 ( cơ bản) Tải bản đầy đủ ngay ×

Từ khóa » Hình ảnh Kỹ Thuật Các Mảnh Ghép