Sử Dụng Lò Xo đẩy Trong Chỉnh Nha Mặt Lưỡi

Việc sử dụng lò xo đẩy trong chỉnh nha mặt lưỡi cũng dựa trên các nguyên tắc như trong chỉnh nha mặt ngoài.

Lò xo đẩy NiTi được khuyến cáo vì tạo ra lực nhẹ liên tục hơn khi so sánh với lò xo thép không gỉ.

Kích hoạt lò xo cần nhẹ hơn do khoảng cách liên mắc cài trong chỉnh nha mặt lưỡi nhỏ hơn.

Cần kiểm soát thận trọng ở những bệnh nhân người lớn bị giảm bám dính nha chu nhằm tránh bị xoay răng vì việc này sẽ tốt nhiều thời gian và công sức để sửa chữa.

Một bệnh nhân 45 tuổi thiếu khoảng trầm trọng ở vùng răng trước đến phòng khám với mong muốn chỉnh nha không nhổ răng. Trong trường hợp này, nên bắt đầu lấy khoảng cho răng cửa bên phải và sau đó cho răng nanh. Lò xo đẩy NiTi phối hợp với dây cung TMA 0.016″ được khuyến cáo sử dụng (Hình 1).

Hình 1 Sử dụng lò xo NiTi để tạo khoảng cho răng nanh và răng cửa giữa bên phải.

Khi đã tạo đủ khoảng, sử dụng dây cung TMA 0.0175″ × 0.0175″ để kiểm soát độ torque của răng. Vào lúc kết thúc điều trị, khí cụ duy trì cố định được dán từ răng hàm nhỏ thứ nhất bên trái sang răng hàm nhỏ thứ nhất bên phải trong thời gian lâu dài (Hình 2).

Hình 2 Dây cung TMA 0.0175″ × 0.0175″ để sắp đều răng và thiết lập độ torque. Khí cụ duy trì cố định đã được gắn.

Quy trình tương tự có thể được sử dụng cho hàm dưới.

Bệnh nhân này thiếu khoảng cho răng cửa bên hàm dưới. Lò xo mở NiTi luôn luôn được khuyến cáo do tạo ra lực liên tục và có kiểm soát hơn.

Khi đã tạo đủ khoảng, mắc cài được gắn vào răng cửa bên bằng phương pháp gián tiếp như bình thường (Hình 3).

Hình 3 Lò xo đẩy NiTi mở khoảng ở hàm dưới

Sau khi làm thẳng và làm phẳng cung răng dưới, lắp dây cung chữ nhật (TMA 0.0175″ × 0.0175″). Thông thường, khí cụ duy trì cố định từ từ răng hàm nhỏ thứ nhất bên trái sang răng hàm nhỏ thứ nhất bên phải được khuyến cáo sử dụng (Hình 4).

Hình 4 Dây cung cuối cùng để kiểm soát độ torque và khí cụ duy trì cố định

Từ khóa » Tác Dụng Của Lò Xo Trong Niềng Răng