Sử Dụng Mã Vạch Barcode Hay QR Code để Quản Lý Nhà Kho Hiệu ...

Nội dung chính

Toggle
  • Barcode và QR Code
    • Barcode: Giải pháp hiệu quả và tiết kiệm chi phí
    • QR Code: Nhận dạng quang học của thời đại kỹ thuật số
  • Lợi ích của mã vạch Barcode và mã QR trong quản lý hàng tồn kho
    • Nâng cao năng suất
    • Giảm bớt sai sót từ các quy trình thủ công
    • Giảm chi phí hàng tồn kho
    • Cải thiện khả năng truy xuất nguồn gốc
    • Hỗ trợ việc ra quyết định 
  • Vì sao QR Code có thể hiệu quả hơn so với Barcode?
    • QR Code có thể quét các mặt hàng có kích thước nhỏ:
    • Mã vạch Barcode có thể bị hao mòn, hư hại
    • Quét từ các góc khó
    • Quét bằng thiết bị thông minh
  • Công nghệ RFID – tương lai của quản lý kho hàng hiện đại

Trong kho hàng của nhà máy sản xuất, việc quản lý hàng tồn kho một cách hiệu quả là một nhiệm vụ không hề dễ dàng. Do đó, việc sử dụng các mã vạch như Barcode hoặc QR là điều cần thiết để định vị và giám sát các hàng hóa trong nhà kho. Vậy điểm khác biệt giữa chúng là gì? Nên lựa chọn Barcode hay QR Code? Hãy cùng VTI Solutions tìm hiểu qua bài biết sau đây. 

Barcode và QR Code

Barcode: Giải pháp hiệu quả và tiết kiệm chi phí

Barcode (mã vạch) đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, đặc biệt được tìm thấy nhiều ở siêu thị hay nhà kho. Công nghệ mã vạch một chiều (mã 1D) đã là một hệ thống nhận dạng phổ biến rộng rãi trong nhiều thập kỷ hoạt động với nhiều chủng loại như mã 128, GS1,…. 

Mã vạch Barcode bao gồm các sọc đen và trắng (một số có thêm chữ số). Thông tin được lưu trữ trong mã vạch có thể được truy cập trong vài giây, miễn là có các thiết bị có thể tiếp xúc trực quan với các vạch hiển thị như máy quét phổ thông.

Trong nhà kho, nhân viên phải giữ thiết bị tương ứng gần sản phẩm để quét (scan). Khoảng cách cần thiết giữa thiết bị đọc và mã vạch là từ 30 cm đến 5 mét, tùy thuộc vào mục đích. Máy quét của đầu đọc nhận dạng và giải mã thông tin được thực hiện trong mã vạch. Dù kích thước mã vạch nhỏ hay lớn, chỉ cần scan mã trong vùng nhận của máy, thông tin về sản phẩm vẫn sẽ được nhận diện.

Mã vạch Barcode
Mã vạch Barcode

QR Code: Nhận dạng quang học của thời đại kỹ thuật số

QR Code – Mã QR (mã hai chiều, mã phản hồi nhanh, mã 2D,..) thường bao gồm các hình vuông và dấu chấm màu đen trên nền trắng (hoặc có màu). Các họa tiết dọc ngang của mỗi mã QR là duy nhất và có thể được đọc bằng máy quét chuyên dụng hoặc ứng dụng quét mã QR phổ thông.

Vì mã QR chứa thông tin theo cả chiều dọc và chiều ngang, chúng có thể truyền tải thông tin nhiều hơn các mã vạch thông thường. Một mã QR duy nhất có thể lưu trữ hơn 1500 ký tự chữ và số, nhiều hơn khoảng 20 lần so với mã vạch tiêu chuẩn.

Dung lượng lưu trữ dữ liệu lớn hơn này mang lại cho mã QR một lợi thế đáng kể so với mã vạch truyền thống.

Mã QR đang ngày càng trở nên phổ biến và xuất hiện ở mọi nơi trên thế giới. Ngày nay việc sử dụng mã QR không còn giới hạn trong sản xuất hay bán lẻ, nó đã trở thành một thứ không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại, từ quảng cáo, báo chí, các bài đăng trên MXH và thậm chí còn sử dụng để lưu trữ thông tin của con người.  

Mã QR - QR Code
Mã QR – QR Code
  Barcode QR Code
Đặc điểm Mã vạch lưu trữ thông tin gồm các sọc đen và trắng (một số có thêm chữ số). – Mã vạch lưu trữ thông tin gồm gồm các hình vuông và dấu chấm màu đen trên nền trắng (hoặc có màu) độc nhất.
Khả năng lưu trữ Dưới 100 ký tự

– Dưới 2000 ký tự

– Lên tới 3Kb dữ liệu

Thiết bị quét Quét bằng thiết bị (hoặc ứng dụng) đặc thù. Quét bằng nhiều loại thiết bị và ứng dụng
Tầm quét Tầm quét: 30cm – 5m Tầm quét: tùy thuộc vào kích thước của mã
Ưu điểm

– Công nghệ đã được chứng minh trong nhiều thập kỷ

– Chi phí sản xuất và sử dụng thấp

– Lưu trữ được nhiều thông tin dữ liệu hơn

– Linh hoạt trong việc quét mã bằng các thiết bị khác nhau

– Chi phí sản xuất và sử dụng thấp

Nhược điểm

– Yêu cầu các thiết bị quét đặc thù

– Không thể quét hàng loạt

– Nếu mã bị hư hại nhiều có thể không thể scan

– Yêu cầu các hiển thị trực quan

– Không thể scan hàng loạt

– Các vấn đề bảo mật (trộm cắp, thu thập trái phép,…)

Lợi ích của mã vạch Barcode và mã QR trong quản lý hàng tồn kho

Trong thời đại kỹ thuật số 4.0, việc quản lý nhà kho hiệu quả, đặc biệt nếu giải quyết tốt vấn đề hàng tồn kho sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp sản xuất. Bằng cách triển khai hệ thống kiểm kê mã vạch hoặc mã QR, doanh nghiệp có thể đánh dấu mọi thứ từ vật liệu, WIP và hàng hóa thành phẩm đến vị trí lưu trữ, thiết bị và đơn đặt hàng sản xuất, qua đó giúp hiển thị các quy trình trong suốt quá trình hoạt động của nhà máy. Dưới đây là một số lợi ích của mã vạch:

Nâng cao năng suất

Quét mã vạch hoặc mã QR sẽ cho ra kết quả ngay lập tức, do đó các công việc trong nhà so sẽ nhanh chóng và dễ dàng hơn. Ngoài ra, nhân viên nhà kho có thể quét mã đơn đặt hàng sản xuất để truy cập nhanh vào các yêu cầu về nhiệm vụ và công việc của mình. Kết quả là năng suất hoạt động trong nhà máy sẽ được cải thiện và tối ưu.

Giảm bớt sai sót từ các quy trình thủ công

Việc sử dụng Barcode và QR Code chuyển các quy trình hoạt động thủ công sang kỹ thuật số. Điều này tự động hóa nhiều hoạt động trong kho cũng như làm cho việc lưu trữ hồ sơ và tìm kiếm các tài liệu dễ dàng hơn và ít tốn thời gian hơn.

Bên cạnh đó, so với làm việc thủ công, máy quét các mã không bao giờ quét sai thông tin của sản phẩm. Việc sử dụng máy quét một cách nhất quán để ghi lại các chuyển động của hàng tồn kho giúp giảm thiểu sai sót trong việc lưu trữ hồ sơ và dữ liệu sản xuất. 

Việc áp dụng các mã vạch và mã QR để loại bỏ các quy trình thủ công cũng là nền tảng cho việc xây dựng nhà máy không giấy tờ hiệu quả. 

Giảm chi phí hàng tồn kho

Việc giảm bớt các quy trình thủ công không những giảm thiểu sai sót mà còn giúp nhà kho tiết kiệm chi phí. Do đó, việc theo dõi và phân tích hàng tồn kho hiệu quả cho phép các công ty tối ưu hóa mức tồn kho, tránh tình trạng tồn kho chết và giảm chi phí lưu giữ hàng tồn kho.

Cải thiện khả năng truy xuất nguồn gốc

Việc sử dụng phần mềm theo dõi và truy xuất nguồn gốc là điều cần thiết để đảm bảo khả năng hiển thị toàn vẹn các thông tin dữ liệu sản xuất. Số lô hàng tương ứng với hàng hóa cho phép bạn theo dõi các bộ phận riêng lẻ của các lô hàng, qua đó nắm rõ tình hình các hàng hóa trong kho, tránh tình trạng hàng hết hạn hoặc lỗi sản xuất. 

Nếu bạn quan tâm đến việc cải thiện khả năng truy xuất nguồn gốc, bạn có thể lựa chọn giải pháp Track & Trace của VTI Solutions.

Hỗ trợ việc ra quyết định 

Có cái nhìn tổng quan theo thời gian thực về hoạt động của kho hàng và khả năng phân tích các quy trình hàng tồn kho sẽ mang lại cho doanh nghiệp cơ hội tối ưu quản lý nhà kho. Nhờ vào dữ liệu được tích lũy bằng cách sử dụng hệ thống mã vạch, bạn có thể xác định hàng hóa nào cần có cách xử lý riêng (hàng nào cần bán trước, hàng nào có tiềm năng,..), cũng như đáp ứng hiệu quả các yêu cầu từ chuỗi cung ứng.

Các phần mềm quản lý kho hàng hiệu quả WMS có thể dễ dàng nhận cả hai loại mã này trong quy trình làm việc của nó.

Tất cả hàng hóa ngày nay đều được dán các mã vạch hoặc mã QR
Tất cả hàng hóa ngày nay đều được dán các mã vạch hoặc mã QR

Vì sao QR Code có thể hiệu quả hơn so với Barcode?

Tất nhiên bạn có thể sử dụng mạ vạch hoặc mã QR (hoặc cả hai) để quản lý các hoạt động trong kho hàng. Tuy vậy, trong thời đại kỹ thuật số, QR Code lại đặc biệt hiệu quả hơn trong một số trường hợp sau đây:

QR Code có thể quét các mặt hàng có kích thước nhỏ:

Mã QR có thể phù hợp với nhiều thông tin hơn trên bề mặt nhỏ hơn nhiều so với mã vạch thông thường. Đó là lý do tại sao mã QR nên được ưu tiên hơn mã vạch khi theo dõi các mặt hàng nhỏ hoặc các mặt hàng có ít không gian bề mặt để dán nhãn mã vạch.

Mã vạch Barcode có thể bị hao mòn, hư hại

Quá trình sản xuất hoặc vận chuyển có thể làm hỏng hoặc làm nhòe nhãn dán trên sản phẩm. Vết nhòe nhỏ nhất cũng có thể làm máy quét không thể đọc một mã vạch thông thường, chưa kể đến việc nhãn bị rách. 

Trong khi đó, mã QR có khả năng chống hư hại cao hơn nhiều. Ngay cả khi hơn một phần tư mã QR bị hư hại, nhãn hàng hóa vẫn có thể scan được.

Quét từ các góc khó

Mã vạch Barcode chỉ có thể được quét giới hạn theo chiều ngang. Do đó, máy quét phải mở rộng toàn bộ chiều dài của mã vạch để quét. Mã QR có tính linh hoạt hơn nhiều khi có thể được quét từ nhiều góc độ khác nhau.

Quét bằng thiết bị thông minh

Nếu muốn sử dụng một thiết bị thông minh để quét mã vạch thông thường, doanh nghiệp sẽ cần phải có một máy in nhãn chất lượng cao và ánh sáng đủ để máy nhận diện. Mã QR có thể dễ dàng scan bằng cả máy quét và máy tính bảng, điện thoại thông minh.

Các giải pháp WMS có thể nhận các mã vạch Barcode và mã QR. Tuy nhiên VTI Solutions đề xuất doanh nghiệp bạn nên sử dụng QR Code để nâng cao hiệu quả quản lý kho hàng của mình. 

Để có giải pháp WMS tối ưu và đáng tin cậy, bạn có thể tham khảo WMS-X của VTI Solutions.

Công nghệ RFID – tương lai của quản lý kho hàng hiện đại

Việc sử dụng QR Code đôi khi vẫn có thể có nhiều khuyết điểm:

  • Yêu cầu các hiển thị trực quan
  • Không thể scan hàng loạt
  • Các vấn đề bảo mật (trộm cắp, thu thập trái phép,…)

Do đó, trong thời đại 4.0, một giải pháp mã vạch hoàn toàn mới ra đời để giải quyết các vấn đề từ các mã vạch truyền thống – đó chính là RFID. Không chỉ bao gồm các tính năng của Barcode và QR Code, RFID còn có thể tự động thu thập, lưu trữ và quản lý dữ liệu cũng như có khả năng kết hợp với các phần mềm sản xuất hiện đại khác. Nói tóm lại với những điều trên, bạn hoàn toàn có thể cân nhắc việc lựa chọn các nhà cung cấp các giải pháp quản lý kho hàng hiệu quả hoạt động tốt với cả 3 loại mã vạch, mã QR và RFID. Hiểu được điều này, VTI Solutions tự tin là sự lựa chọn phù hợp và hoàn hảo nhất cho doanh nghiệp bạn.

Với đội ngũ kỹ thuật cao cùng nhiều năm kinh nghiệm là đối tác của các doanh nghiệp Nhật Bản, VTI Solutions chuyên cung cấp các phần mềm & giải pháp toàn diện cho khách hàng có nhu cầu cá nhân hóa sản phẩm và có khả năng mở rộng quy mô cao trong mọi ngành công nghiệp sản xuất. 

Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn các giải pháp công nghệ sản xuất hiện đại !

5432100/5 - (0 bình chọn)

Từ khóa » Hệ Thống Quét Mã Qr