SỬ DỤNG MẬT GẤU TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH? - Phúc Tâm Đường

  • Trang nhất
  • GIỚI THIỆU
  • DANH MỤC
    • Y HỌC TÂM HỒN
      • Quy định về y đức
      • Lời thề Hippocrates
      • 9 điều y huấn cách ngôn
      • Nghệ thuật sống
    • TIN CẦN BIẾT
      • VĂN BẢN MỚI
      • THUỐC CẤM LƯU HÀNH
      • THÔNG TIN Y HỌC NƯỚC NGOÀI
      • SỬ DỤNG THUỐC YHCT, THỰC PHẨM CHỨC NĂNG
    • Y THƯ
      • Y dịch
      • Nội kinh linh khu
      • Nội kinh tố vấn
      • Nạn kinh
      • Thương hàn luận
        • Thái dương kinh
          • Quyển thượng
          • Quyển trung
          • Quyển hạ
        • Dương minh kinh
        • Thiếu dương kinh
        • Thái âm kinh
        • Thiếu âm kinh
        • Quyết âm kinh
        • Hoắc loạn
        • Âm duơng dịch
        • Điều trị sau khi bệnh ổn định
      • Kim quỹ yếu lược
        • THIÊN THỨ NHẤT BỆNH, MẠCH, CHỨNG, TRƯỚC SAU THEO TẠNG, PHỦ, KINH, LẠC
        • THIÊN 2: Trị kinh thấp, trung thử
        • THIÊN 3: Trị bệnh Bá hợp, hồ hoặc
        • THIÊN 4: Trị bệnh Ngược tật
        • THIÊN 5: Trị bệnh trúng phong, lịch tiết
        • THIÊN 6 Trị bệnh huyết tý, hư lao
        • THIÊN 7: Trị bệnh phế nuy, khái thấu
        • THIÊN 8: Trị bệnh khí bôn đồn
        • THIÊN 9: Trị bệnh hung tý, tâm thống
        • THIÊN 10: Trị bệnh bụng đầy, hàn sán
        • THIÊN 11: Trị bệnh ngũ tạng phong hàn tích tụ
        • THIÊN 12: Trị bệnh đàm ẩm khái thấu
        • THIÊN 13: Trị bệnh Tiêu khát, tiểu tiện không lợi
        • THIÊN 14: Trị bệnh Thuỷ khí
        • THIÊN 15: Trị bệnh Hoàng đản
        • THIÊN 16: Trị bệnh Kinh, Quý, thổ nục
        • THIÊN 17: Trị bệnh Ẩu thổ, uế, hạ lợi
        • THIÊN 18: Trị bệnh Sang ung, trường ung
        • THIÊN 19: Trị bệnh Phu quyết, vưu trùng
        • THIÊN 20: Trị bệnh Phụ nữ có thai
        • THIÊN 21: Trị bệnh Đàn bà sản hậu
        • THIÊN 22: Trị bệnh Đàn bà
      • Hải thượng y tôn tâm lĩnh
    • Y HỌC CỔ TRUYỀN
      • Y LÝ Y HỌC CỔ TRUYỀN
      • Mạch học
      • Chẩn đoán học
      • 94 quy trình kỹ thuật YHCT
      • Bệnh học
      • Điều trị học
      • Cẩm nang điều trị YHCT cho CB Y tế tuyến cơ sở
    • CHÂM CỨU HỌC
      • Thuật châm cứu
      • 34 Công thức huyệt thường dùng
      • Các kinh huyệt chính
      • Tự điển các huyệt thường dùng
        • Các huyệt vần A
        • Các huyệt vần B
        • Các huyệt vần C
        • Các huyệt vần D
        • Các huyệt vần Đ
        • Các huyệt vần E
        • Các huyệt vần G
        • Các huyệt vần H
        • Các huyệt vần I
        • Các huyệt vần K
        • Các huyệt vần L
        • Các huyệt vần M
        • Các huyệt vần N
        • Các huyệt vần Ô
        • Các huyệt vần P
        • Các huyệt vần Q
        • Các huyệt vần R
        • Các huyệt vần S
        • Các huyệt vần T
        • Các huyệt vần U
        • Các huyệt vần Ư
        • Các huyệt vần V
        • Các huyệt vần X
        • Các huyệt vần Y
    • DƯỢC HỌC
      • Danh mục thuốc YHCT
      • Từ điển các vị thuốc
        • Vị thuốc vần A
        • Vị thuốc vần B
        • Vị thuốc vần C
        • Vị thuốc vần D
        • Vị thuốc vần Đ
        • Vị thuốc vần G
        • Vị thuốc vần H
        • Vị thuốc vần I
        • Vị thuốc vần K
        • Vị thuốc vần L
        • Vị thuốc vần M
        • Vị thuốc vần N
        • Vị thuốc vần Ô
        • Vị thuốc vần P
        • Vị thuốc vần Q
        • Vị thuốc vần R
        • Vị thuốc vần S
        • Vị thuốc vần T
        • Vị thuốc vần U
        • Vị thuốc vần V
        • Vị thuốc vần X
        • Vị thuốc vần Y
      • Bào chế
    • NAM DƯỢC TRỊ NAM NHÂN
      • Tuệ tĩnh toàn tập
      • Vườn thuốc Nam
        • Thuốc chữa cảm sốt
          • CAM THAO ĐẤT
          • SẮN DÂY
          • CỎ MẦN TRẦU
          • CỐI XAY
          • CÚC TẦN
          • ĐẠI BI
          • GỪNG
          • HƯƠNG NHU TÍA
          • HƯƠNG NHU TRẮNG
          • KINH GIỚI
        • Thuốc chữa đau nhức cơ xương khớp
          • CÀ GAI LEO
          • CỎ XƯỚC
          • DÂY ĐAU XƯƠNG
          • ĐỊA LIỀN
          • ĐỘC HOẠT
          • CÂY GỐI HẠC
          • HY THIÊM
          • KÉ ĐẦU NGỰA
          • LÁ LỐT
          • THỔ PHỤC LINH
          • Ý DĨ
        • Thuốc chữa mụn nhọt, mẫn ngứa
          • BỒ CÔNG ANH
          • CAM THAO ĐẤT
          • MỎ QUẠ
          • ĐƠN LÁ ĐỎ
          • HẠ KHÔ THẢO
          • THƯƠNG NHĨ TỬ
          • KIM NGÂN
          • PHÈN ĐEN
          • RAU MÁ
          • SÀI ĐẤT
        • Thuốc chữa ho
          • BẠC HÀ NAM
          • BÁCH BỘ
          • BÁN HẠ NAM
          • DÂU
          • QUẤT
          • SINH KHƯƠNG
          • HẸ
          • HÚNG CHANH
          • MẠCH MÔN
          • TỬ TÔ
          • TIỀN HỔ
          • THIÊN MÔN
          • XẠ CAN
          • XUYÊN TÂM LIÊN
        • Thuốc chữa hội chứng lỵ
          • BA CHẼ
          • CỎ MỰC
          • CỎ SỮA LÁ NHỎ
          • KHỔ SÂM
          • MỘC HOA TRẮNG
          • MƠ TAM THỂ
          • NHÓT
          • LIÊN TIỀN THẢO
          • RAU SAM
        • Thuốc chữa ỉa chảy
          • CAN KHƯƠNG
          • CỦ MÀI
          • HOẮC HƯƠNG
          • MÃ ĐỀ
          • CÂY ỔI
          • SẢ
          • SIM
          • KIM ANH
          • CÂY BO BO
        • Thuốc chữa kinh nguyệt không đều
          • BẠCH ĐỒNG NỮ
          • BỐ CHÍNH SÂM
          • ĐỊA HOÀNG
          • CÂY GAI
          • NHỌ NỒI
          • HƯƠNG PHỤ
          • HUYẾT DỤ
          • ÍCH MẪU
          • MẦN TƯỚI
          • NGẢI CỨU
        • Thuốc chữa sốt xuất huyết
          • KIM NGÂN HOA
          • SANH ĐỊA
          • HOA HOÈ
          • CÂY SẮN DÂY
          • SEN
          • MẦN TRẦU
          • HẠN LIÊN THẢO
          • CỎ TRANH
          • CÂY GIẦNG XAY
          • TÍCH TUYẾT THẢO
          • TRẮC BÁ
        • Thuốc chữa viêm gan siêu vi
          • DÀNH DÀNH
          • RÂU MÈO
          • CHÓ ĐẺ RĂNG CƯA
          • HẠ KHÔ THẢO NAM
          • NGHỆ
          • NHÂN TRẦN
          • CÂY RAU MÁ
          • CÂY HẠT CƯỜM
          • CÂY XA TIỀN
      • Toa căn bản
      • Cây thuốc quý quanh ta
    • DƯỠNG SINH
      • Phương pháp dưỡng sinh
      • 40 Động tác dưỡng sinh
        • 40 động tác dưỡng sinh: Phần 1
      • Hiệp khí đạo trong đời sống hàng ngày
        • LỜI NÓI ĐẦU: HIỆP KHÍ ĐẠO TRONG ĐỜI SỐNG HẰNG NGÀY
        • Chương 1: PHẦN I: NHỮNG NGUYÊN LÝ HIỆP KHÍ ĐẠO: ĐỜI CON NGƯỜI
        • Chương 2: PHẦN I: NHỮNG NGUYÊN LÝ HIỆP KHÍ ĐẠO: GIÁ TRỊ CUỘC ĐỜI TA
        • Chương 3: PHẦN I: NHỮNG NGUYÊN LÝ HIỆP KHÍ ĐẠO: SỰ HỢP NHẤT GIỮA TINH THẦN VÀ THỂ XÁC
        • Chương 4: PHẦN NHỮNG NGUYÊN LÝ HIỆP KHÍ ĐẠO PHƯƠNG PHÁP HÔ HẤP
        • Chương 5: PHẦN I: NHỮNG NGUYÊN LÝ HIỆP KHÍ ĐẠO: ĐIỂM DUY NHẤT NƠI BỤNG DƯỚI
        • Chương 6: PHẦN I: NHỮNG NGUYÊN LÝ HIỆP KHÍ ĐẠO: NHỮNG NGUYÊN LÝ CĂN BẢN VỀ KHÍ
        • Chương 7: PHẦN I: NHỮNG NGUYÊN LÝ HIỆP KHÍ ĐẠO: TINH THẦN THÁNH THIỆN
        • Chương 8: PHẦN I: NHỮNG NGUYÊN LÝ HIỆP KHÍ ĐẠO: TINH THẦN YÊU THƯƠNG VÀ BẢO VỆ MUÔN LOÀI
        • Chương 9: PHẦN II: LỐI SỐNG HIỆP KHÍ ĐẠO: THỨC DẬY
        • Chương 10: PHẦN II: LỐI SỐNG HIỆP KHÍ ĐẠO: NGỦ
        • Chương 11: PHẦN II: LỐI SỐNG HIỆP KHÍ ĐẠO: TIỀM THỨC
        • Chương 12: PHẦN II: LỐI SỐNG HIỆP KHÍ ĐẠO: CON ĐƯỜNG GIẢN DỊ
        • Chương 13: PHẦN II: LỐI SỐNG HIỆP KHÍ ĐẠO: ĂN UỐNG
        • Chương 14: PHẦN II: LỐI SỐNG HIỆP KHÍ ĐẠO: MẶT TA, MẮT TA, VÀ CÁCH NÓI NĂNG CỦA TA
        • Chương 15: PHẦN II: LỐI SỐNG HIỆP KHÍ ĐẠO: NGUYÊN LÝ BẤT PHÂN TRANH
        • Chương 16: PHẦN II: LỐI SỐNG HIỆP KHÍ ĐẠO: SỰ HỢP NHẤT GIỮA BÌNH TĨNH VÀ HOẠT ĐỘNG
        • Chương 17: PHẦN II: LỐI SỐNG HIỆP KHÍ ĐẠO: QUI LUẬT CHO NHỮNG NGƯỜI BẮT ĐẦU HỌC
        • Chương 18: PHẦN II: LỐI SỐNG HIỆP KHÍ ĐẠO: VÀI QUI LUẬT CHO HUẤN LUYỆN VIÊN
        • Chương Kết: PHẦN II: LỐI SỐNG HIỆP KHÍ ĐẠO: KẾT LUẬN
    • TÀI LIỆU THAM KHẢO TÂY Y
      • Sử dụng kháng sinh
        • Lời giới thiệu
        • NGUYÊN TẮC ĐIỀU TRỊ BỆNH NHIỄM KHUẨN BẰNG KHÁNG SINH
      • 22 bài giảng nội khoa tim mạch
      • Hướng dẫn điều trị tập 1
      • Hướng dẫn điều trị tập 2
    • TÀI LIỆU THAM KHẢO Y HỌC CỔ TRUYỀN
      • BẢN THẢO VẤN ĐÁP
      • DƯỢC TÍNH CA QUÁT
      • ĐỊNH NINH TÔI HỌC MẠCH
      • THANG ĐẦU CA QUYẾT
      • THIÊN GIA DIỆU PHƯƠNG
      • 206 BÀI THUỐC NHẬT BẢN
      • TIẾNG TRUNG ĐÔNG Y
    • CHỮA BỆNH KHÔNG DÙNG THUỐC
      • Xoa bóp
      • Bấm huyệt
      • Dịch cân kinh
    • CHĂM SÓC SỨC KHỎE
      • CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG
      • 230 LỜI GIẢI VỀ BỆNH TẬT TRẺ EM
      • 577 BÀI THUỐC DÂN GIAN GIA TRUYỀN
    • GÓC THƯ GIÃN
      • Thơ
      • Nhạc
      • Họa
      • Slide
      • Cảnh đẹp Phú Yên
      • Đọc và suy ngẫm
        • TAM THẬP LỤC KẾ
        • Đạo đức kinh
        • Đạo của Vật lý
          • Phần giới thiệu
          • Phần 1: Con đường của Vật lý học
          • Phần 2: Con đường Đạo học Phương Đông
          • Phần 3: Các tương đồng
          • Phần cuối
      • Tìm hiểu địa danh qua tục ngữ, ca dao Phú Yên
    • NIỀM VUI MỖI NGÀY
      • Bếp ăn Từ Thiện Phú Yên
      • Đâu đó quanh ta
  • TIM KIẾM
  • Trang nhất
  • SỬ DỤNG THUỐC YHCT, THỰC PHẨM CHỨC NĂNG
  • TIN CẦN BIẾT
SỬ DỤNG MẬT GẤU TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH? Thứ năm - 17/07/2014 19:42

.

.
MẬT GẤU Còn gọi Hùng đởm. Tên khoa học Fel Ursi. Thuộc họ Gấu Ursdae. Mật gấu là túi mật phơi hay sấy khô của nhiều loài gấu Ursus sp. Ở Việt Nam, thường là loài Gấu ngựa Selenarclos thibetamus G. Cuvier, có khoang chữ V trắng ở ngực. " Mật gấu không đóng vai trò quan trọng trong Đông y, trong số 1500 bài thuốc cổ phương chỉ có rất ít bài thuốc sử dụng mật gấu" ( Thầy thuốc nhân dân Trần Văn Bản - Chủ tịch Hội Đông y Việt Nam) A. Lấy và chế biến mật gấu:Tùy theo gấu to hay nhỏ, ta có mật gấu to hay nhỏ. Bất cứ mùa nào bắt được gấu đều có thể lấy mật được. Theo kinh nghiệm vào mùa đông mật gấu nhiều hơn, nhưng mật gấu bắt được vào mùa xuân tuy ít hơn nhưng phẩm chất lại tốt hơn.Đầu năm 1983, Đỗ Khắc Hiếu ( Trung tâm Sinh lý – Hóa sinh, Viện khoa học Việt Nam) đã nghiên cứu quy trình khai thác mật gấu thường kỳ mà không phải giết gấu: Cấu tạo một túi mật phụ ( có màng bọc bằng chất liệu đặc biệt) rồi cấy vào dưới lớp da gấu. Túi mật phụ được nối thẳng với túi mật thật của gấu, chỉ việc dùng ống tiêm hút mật từ túi mật phụ, vẫn đảm bảo con vật vẫn sinh sống bình thường.Mật gấu lấy được phải phơi khô trong mát, sau đó gói kín để vào hộp, hộp kín, đáy hộp có gói vôi chưa tôi để hút ẩm. Có thể dùng một chất hút ẩm khác. Để ở nơi mát. Bảo quản như vậy. Có thể để rất lâu.Nếu để nơi ẩm, ở nhiệt độ cao, mật gấu sẽ chảy nước. Mật gấu còn nguyên thường là những túi được ép bẹp, có cuống dài. Khi ép bẹp chiều rộng có thể tới 5- 6cm, chiều dài 14-15cm, chiều dày 1-2cm, một mép phẳng, một mép cong trông giống như lưỡi dao. Khi cắt túi mật sẽ thấy ở trong một chất đen nhánh, giữa đám đen có những hạt lổn nhổn màu vàng óng ánh như hổ phách. Nếm sẽ thấy vị đắng, sau ngọt, dính lưỡi. Ngậm lâu sẽ tan hết trong miệng. Ngửi có khi có mùi khói do ở một số nơi đem phơi trên gác bếp. Đốt không cháy.Mật gấu được dùng ở các nước Triều Tiên, Trung Quốc và nước ta. Tại Triều Tiên, người ta qui định tiêu chuẩn mật gấu như sau: Độ ẩm phải dưới 15%, độ tro dưới 7%, tro không tan trong axit clohydrit dưới 4%, cao rượu trên 60%.B. Thành phần hóa họcTromg mật gấu chủ yếu người ta đã phân tích được các chất sau đây:
  • Muối kim loại của các axit cholic.
  • Cholesterola.
  • Sắc tố mật như bilirubin.
Các axit cholic trong mật gấu có axit cholic, axit cheno desoxycholic, axit urso desoxycholic là một axit đặc biệt chỉ có trong mật gấu, có độ chảy 202 độ C, độ quay cực +57 độ 07. Nhờ những đặc điểm này ta có thể thí nghiệm phân biệt mật gấu thật hay giả.C. Thử mật gấu:Theo kinh nghiệm nhân dân, cách thử mật gấu như sau:1.Khi nếm, lúc đầu thấy có vị đắng, sau ngọt mát và dính lưỡi, ngậm lâu sẽ tan hết trong miệng. Mật những con vật khác đắng mà không mát, không dính lưỡi, không bóng, không giòn, mùi tanh, khó ngửi.2. Lấy vài hạt mật gấu thả trên mặt nước, sẽ thấy có những sợi màu vàng thõng xuống đáy bát nước. Nếu hạt mật gấu lại quay tít lại càng tốt.3. Mật gấu đốt không cháy.Thử bằng phản ứng hóa học nếu có điều kiện. D. Công dụng và cách dùng:Theo tài liệu cổ mật gấu có vị đắng , tính hàn. Vào 3 kinh Tâm, Can, Vị. Có tác dụng thanh nhiệt, sát trùng.Dùng chữa đau mắt đỏ có màng, đau răng, đinh nhĩ, ác thương.Dùng chữa thấp nhiệt, da vàng, lỵ lâu ngày, hồi hộp, sợ hãi, co quắp.Hiện nay mật gấu là một vị thuốc rất quý trong nhân dân để chữa những bệnh đau dạ dày, đau nhức, giúp sự tiêu hóa, giải độc, hoàng đản.Dùng ngoài mật gấu có tác dụng làm hết sung huyết, nhỏ mắt chữa đau mắt, xoa bóp những chỗ sưng đau do ngã hay bị thương.Liều dùng; Ngày có thể uống từ 0,5 đến 1 hoặc 2g.E. Đơn thuốc có mật gấu- Thuốc nhỏ mắt chữa mắt sưng đỏ:Mật gấu một lượng bằng hạt gạo mài với nước đun sôi để nguội. Nhỏ vào mắt chữa mắt sưng đỏ.- Thuốc xoa bóp chỗ sưng đau:Mật gấu 5 g hòa tan trong 100ml rượu 35 độ. Dùng xoa bóp chỗ sưng đau. ( theo Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam - GS TS Đỗ Tất Lợi) " Sẽ chẳng có ai chết vì thiếu mật gấu. Ngược lại, dường như người ta còn trở nên bệnh tật hơn, thậm chí có thể chết vì sử dụng mật gấu". Bà Jill Robinson MBE. Sáng lập viên kiêm Tổng Giám đốc Tổ chức Động vật Châu Á. NHỮNG TAI BIẾN KHI DÙNG MẬT GẤU ! Uống rượu pha mật gấu - Coi chừng tai biến! Lâu nay mật gấu được rao bán nhiều nơi, thậm chí cả trong các nhà hàng để thực khách pha uống với rượu. Mật gấu có tác dụng chữa một số bệnh, tuy nhiên nếu sử dụng không đúng cách, dùng phải mật gấu rởm và kém chất lượng có thể gây nên những hậu quả khôn lường, thậm chí tử vong. Từ một trường hợp dị ứng rượu mật gấu Hiện nay, với nhiều người, mật gấu được cho là một thứ thuốc bổ có thể giúp nâng cao sức khỏe và chữa trị bách bệnh. Từ quan niệm sai lầm này cộng với việc mật gấu nuôi được bán tràn lan trên thị trường, không ít người đã có thói quen uống rượu pha với mật gấu hàng ngày để bồi bổ sức khỏe. Lợi ích chưa thấy đâu, nhưng nhiều trường hợp phải mang bệnh vào người. Trường hợp ông V.V. Kim, 72 tuổi (Hải Phòng) là một ví dụ. Ngày 15/9/2013, ông Kim được gia đình đưa đến khám và điều trị tại Trung tâm Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng (Bệnh viện Bạch Mai) do bị nổi ban đỏ ngứa toàn thân, bong tróc da nhiều đợt từ 6 tháng nay, kèm theo biểu hiện chán ăn, mệt mỏi, trướng bụng. Ông cho biết, cách đây 8 tháng, theo lời mách bảo của người quen, ông bắt đầu uống rượu pha mật gấu hàng ngày vào trước 2 bữa ăn để bồi bổ sức khỏe. Tuy nhiên, sau hơn 1 tháng, ông bắt đầu thấy ngứa và nổi ban dát toàn thân. Mặc dù đã điều trị nhiều lần ở các bệnh viện tuyến dưới nhưng bệnh của ông thuyên giảm không đáng kể. Hai tháng gần đây, ông thấy người mệt mỏi, chán ăn, bụng trướng to. Tại Trung tâm Dị ứng - Miễn dịch Lâm sàng, ông được các bác sĩ chẩn đoán bị bệnh đỏ da toàn thân có kèm theo xơ gan nghi do rượu pha mật gấu. Sau 3 tuần điều trị, bệnh tình của ông đã thuyên giảm đáng kể và được xuất viện, tuy nhiên, ông vẫn phải tiếp tục điều trị lâu dài tại nhà. BS. Nguyễn Hữu Trường, Trung tâm Dị ứng - Miễn dịch Lâm sàng (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết, trường hợp của ông Kim chỉ là một trong số những trường hợp bị các tai biến dị ứng và nhiễm độc do uống rượu pha mật gấu được điều trị tại Trung tâm Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng trong thời gian gần đây.
Hình ảnh của bệnh nhân L.V Kim.
Phải dùng đúng chỉ định Theo ThS. Hoàng Khánh Toàn, Chủ nhiệm Khoa Y học cổ truyền (Bệnh viện 108), mật gấu là một trong những vị thuốc rất quý của y học cổ truyền, có tính lạnh, vị đắng, công dụng thanh nhiệt, giải độc, chỉ kích (chống co giật) và minh mục (làm sáng mắt). Nhưng mật gấu là thuốc "bệnh" chứ không phải là thuốc "bổ" theo quan niệm đông y. Mật gấu thường được dùng để chữa các chứng bệnh có liên quan đến chứng bệnh về gan, sốt cao, co giật, chấn thương, bầm giập, bong gân, gãy xương... Các nghiên cứu của dược lý học hiện đại, đặc biệt là các nghiên cứu của Trung Quốc đã chứng minh: mật gấu có tác dụng chống co giật, giải độc, bảo hộ tế bào gan, trấn tĩnh, giảm ho, tăng cường vận động của các cơ trơn đường tiêu hóa, giảm nhiệt, chống viêm, giảm đau, lợi mật, phòng chống sỏi mật, tăng cường chức năng tiêu hóa, hạ huyết áp, giảm đường huyết, chống ngưng tập tiểu cầu, kháng khuẩn và ức chế tế bào ung thư. Rượu mật gấu bôi ngoài da có tác dụng giảm đau, tan vết bầm rất tốt. Tuy nhiên, khi sử dụng đường uống cần hết sức thận trọng vì có thể gây nhiều tai biến cho người sử dụng. Các chuyên gia nghiên cứu về mật gấu cho biết, mật gấu ngựa có chứa nhiều axit ursodeoxycholic là một chất có tác dụng điều trị xơ gan. Trong khi đó, mật gấu chó chứa chủ yếu là chất axit chenodeoxycholic. Chất này ngược lại với axit ursodeoxycholic, có thể gây ra viêm gan và xơ gan nếu uống kéo dài. Như vậy, việc uống mật gấu chó cho dù là loại đảm bảo chất lượng cũng có thể dẫn đến tình trạng viêm gan và xơ gan, lợi bất cập hại. Ngoài ra, giống như các loại mật động vật khác, mật gấu cũng có chứa các loại độc tố và nhiều thành phần xa lạ với cơ thể con người, từ đó có thể gây các phản ứng dị ứng hoặc nhiễm độc cho người sử dụng. Không những thế, các loại mật gấu nuôi có bán trên thị trường hiện nay thường không đảm bảo chất lượng điều trị, không tinh khiết do bị nhiễm khuẩn và nhiễm bẩn. Bên cạnh đó, gần đây vì lợi nhuận, nhiều gian thương đã sử dụng mật gấu không đảm bảo chất lượng do nuôi trong điều kiện nhân tạo hoặc sử dụng mật của các động vật khác để thay thế: mật lợn, mật bò, mật trâu... Theo ThS. Hoàng Khánh Toàn, hiện nay vị thuốc quý mật gấu này đã bị quảng cáo thái quá, sử dụng bừa bãi không đúng chỉ định sai lầm về liều lượng nên đã đưa lại hậu quả xấu cho sức khỏe người tiêu dùng. Không biết từ đâu mà "dân nhậu" rỉ tai nhau cách sử dụng mật gấu của các nhà hàng với mục đích phòng tránh say rượu. Việc sử dụng mật gấu kiểu này hoàn toàn sai và có thể dẫn đến những tai biến. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể bị các biến chứng mẩn ngứa, viêm gan, suy thận, thậm chí có thể tử vong do sử dụng mật gấu bừa bãi, không đúng chỉ định. BS. Nguyễn Hữu Trường cho biết, thực tế điều trị trên lâm sàng còn cho thấy, các trường hợp dị ứng và nhiễm độc do uống mật gấu thường có diễn biến khá nặng và hay tái phát, chi phí điều trị tốn kém do thường có kèm theo tổn thương gan thận và phải điều trị kéo dài. Trước thực tế này, những người lớn tuổi và người có cơ địa dị ứng hoặc mắc bệnh gan thận cần hết sức thận trọng khi sử dụng mật gấu đường uống, tránh "tiền mất tật mang". Châu Khánh - Báo sức khỏe và đời sống

Nguồn tin: Tổng hợp từ internet

Từ khóa: vai trò, thầy thuốc, khoa học, quan trọng, đông y, sử dụng, nhân dân, gấu ngựa, chủ tịch

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu Click để đánh giá bài viết Tweet Bài viết xem nhiều
  • LƯƠNG KHÂU LƯƠNG KHÂU
  • HUYẾT HẢI HUYẾT HẢI
  • LIỆT KHUYẾT LIỆT KHUYẾT
  • KHÍ HẢI KHÍ HẢI
  • NGỌC CHẨM NGỌC CHẨM
  • HOÀN KHIÊU HOÀN KHIÊU
  • MỆNH MÔN MỆNH MÔN
  • KIÊN TỈNH KIÊN TỈNH
  • HUYỀN CHUNG HUYỀN CHUNG
  • KHÂU KHƯ KHÂU KHƯ
  • KIÊN NGUNG KIÊN NGUNG
  • PHỤC THỎ PHỤC THỎ
Cám ơn PHÚC TÂM ĐƯỜNGSố: 4 B đường Phan Bội Châu, Phường 1, TP Tuy HòaMail: Phuctamduong@gmail.com | ĐT: 0905 147 543 © Bản quyền thuộc về Phúc Tâm Đường. Hỗ trợ & thiết kế bởi Kiều Gia Media Thiết Kế Web Nha Trang Thiết Kế Web Phú Yên Thành Lập Công Ty Nha Trang Làm Bảng Hiệu Quảng Cáo Văn Phòng Phẩm Diệt Mối Giá Rẻ Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây

Từ khóa » Tác Dụng Của Mật Gấu Bắc Cực