Sử Dụng Phần Mềm Violet Thiết Kế Trò Chơi Học Tập Môn Mĩ Thuật Lớp ...
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ >>
- Cao đẳng - Đại học >>
- Sư phạm
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.92 MB, 92 trang )
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNGTRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠMKHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC----------KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆPĐề tài:SỬ DỤNG PHẦN MỀM VIOLET THIẾT KẾTRỊ CHƠI HỌC TẬP MƠN MĨ THUẬT LỚP 4 Ở TIỂU HỌCGiáo viên hướng dẫn : Th.S Đàm Văn ThọSinh viên thực hiện: Hoàng Thị Thu PhươngLớp: 15STHĐà Nẵng, tháng 1/2019 Trong q trình nghiên cứu và hồn thành khóa luận tốt nghiệp, em đãnhận được sự giúp đỡ, đóng góp ý kiến từ nhiều phía.Lời đầu tiên cho phép em gửi lời cảm ơn chân thành đến quý thầy cô giáotrong khoa Giáo dục Tiểu học đã tận tình giảng dạy cho em những kiến thức quýbáu, giúp em có được nền tảng kiến thức vững chắc.Em xin chân thành cảm ơn sự nhiệt tình giúp đỡ của quý thầy cô giáo vàcác em học sinh trường Tiểu học Quảng Phong, trường Tiểu học Cảnh Dương(tỉnh Quảng Bình) và trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi, trường Tiểu học HuỳnhNgọc Huệ (thành phố Đà Nẵng) trong quá trình làm việc tại trường.Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến thầy Đàm Văn Thọ đãdành nhiều thời gian, cơng sức, sự nhiệt tình để hướng dẫn giúp đỡ em trong suốtq trình nghiên cứu và hồn thành khóa luận tốt nghiệp.Trong thời gian ngắn ngủi, khóa luận này khơng tránh khỏi một số sai sót,em rất mong nhận được sự góp ý chân thành của q thầy cơ để khóa luận đượchồn thiện hơn.Em xin chân thành cảm ơn!Đà Nẵng, tháng 1 năm 2019Sinh viên thực hiệnHoàng Thị Thu Phương MỤC LỤCPHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 11.Lý do chọn đề tài .................................................................................................... 12.Mục đích nghiên cứu .............................................................................................. 23.Nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................................................. 24.Giả thiết khoa học ................................................................................................... 25. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................... 25.1. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................... 25.2. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................... 26. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 36.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết ................................................................... 36.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn ................................................................... 36.3. Phương pháp thực nghiệm ................................................................................ 3PHẦN NỘI DUNG ........................................................................................................ 4CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................................. 41.1Lịch sử nghiên cứu vấn đề .............................................................................. 41.2 Trò chơi học tập ................................................................................................... 61.2.1 Khái niệm trò chơi, trò chơi học tập ............................................................... 61.2.2 Phân loại và vai trò của trò chơi học tập: ....................................................... 71.2.2.1 Phân loại ...................................................................................................... 71.2.2.2 Vai trò: ......................................................................................................... 81.2.3 Thiết kế trò chơi học tập bằng các phần mềm Công nghệ thông tin ............ 101.2.3.1Microsoft PowerPoint ............................................................................ 101.2.3.2Phần mềm Violet ................................................................................... 101.2.3.3Phần mềm Lecture Maker 2.0 ................................................................ 101.2.3.4Một số lưu ý khi sử dụng Trò chơi học tập. .......................................... 111.3 Tổng quan về phần mềm Violet......................................................................... 111.3.1 Khái niệm ..................................................................................................... 111.3.2Các ứng dụng của Violet trong dạy học .................................................... 111.3.3Ý nghĩa của việc sử dụng phần mềm Violet trong thiết kế trò chơi học tập .................................................................................................................... 12 1.4 Đặc điểm tâm lý học sinh tiểu học. ....................................................................... 131.5Cơ sở thực tiễn .............................................................................................. 141.5.1 Khái quát môn Mĩ thuật ở nhà trường tiểu học ............................................ 141.5.2.Tổng quan về môn Mĩ thuật lớp 4 ................................................................ 161.5.2.1.Mục tiêu môn học ...................................................................................... 161.5.2.2 Đặc điểm môn học ..................................................................................... 171.5.2.3 Nội dung chương trình dạy học Mĩ thuật lớp 4 ............................................. 181.6 Thực trạng sử dụng trò chơi học tập ứng dụng phần mềm Violet vào dạy họcmôn Mĩ thuật lớp 4 ở Tiểu học ................................................................................ 231.6.1. Đối tượng điều tra ........................................................................................ 241.6.2 Nội dung và kết quả điều tra......................................................................... 24Tiểu kết chương 1 .......................................................................................................... 33CHƯƠNG 2: SỬ DỤNG PHẦN MỀM VIOLET THIẾT KẾ TRÒ CHƠI ........... 34HỌC TẬP TRONG DẠY HỌC MĨ THUẬT 4 ......................................................... 342.1 Các nguyên tắc sử dụng phần mềm Violet thiết kế trị chơi học tập mơn Mĩthuật lớp 4 ở Tiểu học .............................................................................................. 342.1.1 Nguyên tắc đảm bảo mục tiêu, nội dung chương trình Mĩ thuật lớp 4 ........ 342.1.2 Nguyên tắc phù hợp với đặc điểm tâm lí học sinh tiểu học ......................... 342.1.3 Nguyên tắc phù hợp với các dạng ứng dụng của Violet trong dạy học ....... 352.2.Quy trình thiết kế trị chơi học tập môn Mĩ thuật 4 bằng phần mềm Violet ..... 352.2.2 Thiết kế trị chơi học tập mơn Mĩ thuật 4 trên phần mềm Violet ................. 362.2.2.1.Cài đặt phần mềm Violet ........................................................................... 362.2.2.2.Thiết lập ban đầu ....................................................................................... 372.2.2.3 Các dạng trò chơi trong Violet .................................................................. 412.3.Thiết kế một số trò chơi học tập trên phần mềm Violet trong dạy học mơn Mĩthuật lớp 4 ................................................................................................................ 492.3.1 Trị chơi ........................................................................................................ 492.3.1.1 Trị chơi Đi tìm kho báu ............................................................................ 492.3.1.2 Trị chơi Tìm cặp giống nhau .................................................................... 522.3.1.3 Trị chơi Ai nhanh ai đúng ......................................................................... 552.3.1.4 Trị chơi Cóc vàng tài ba ........................................................................... 572.3.1.5 Trị chơi Đi tìm ơ chữ ................................................................................ 60 Tiểu kết chương 2 .......................................................................................................... 62CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM .............................................................. 633.1 Mục đích thực nghiệm ....................................................................................... 633.2 Nhiệm vụ thực nghiệm ...................................................................................... 633.3 Phương pháp thực nghiệm ................................................................................. 633.3.1 Đối tượng thực nghiệm................................................................................. 633.3.2 Nội dung thực nghiệm .................................................................................. 643.4 Kết quả ............................................................................................................... 653.4.1 Tiêu chí đánh giá .......................................................................................... 653.4.2 Kết quả thực nghiệm .................................................................................... 65Tiểu kết chương 3 .......................................................................................................... 67PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................ 681.Kết luận ................................................................................................................. 682.Kiến nghị............................................................................................................... 682.1 Đối với nhà trường .......................................................................................... 682.2 Đối với giáo viên .......................................................................................... 68TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 70PHỤ LỤC 1 ................................................................................................................... 71PHỤ LỤC 2 ................................................................................................................... 74PHỤ LỤC 3 ................................................................................................................... 76PHỤ LỤC 4 ................................................................................................................... 80PHỤ LỤC 5 ................................................................................................................... 84 DANH MỤC CÁC BẢNGBảngBảng 1.1Nội dungĐánh giá của giáo viên về vai trò của việc sử dụngTrang24trò chơi học tập vào dạy học Mĩ thuậtBảng 1.2Mức độ giáo viên sử dụng trò chơi học tập trong dạy25họcBảng 1.3Đánh giá của thầy, cơ về mục đích sử dụng trị chơi25học tập trong dạy học Mĩ thuậtBảng 1.4Đán giá của giáo viên về hiệu quả khi sử dụng trò27chơi học tập trong dạy học Mĩ thuậtBảng 1.5Đánh giá của giáo viên về những khó khăn khi sử28dụng trị chơi học tậpBảng 1.6Đề nghị của giáo viên khi thiết kế trò chơi học tập29Bảng 1.7Mong muốn của học sinh đối với trò chơi học tập32Bảng 3.1Trình độ học sinh hai lớp 4/7 và 4/864Bảng 3.2Mức dộ tiếp thu bài của lớp 4/7 và 4/865 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒBiểu đồBiểu đồ 1.1Nội dungCác phần mềm được giáo viên sử dụng để thiết kế tròTrang26chơi học tậpBiểu đồ 1.2Mức độ hiểu biết về phần mềm Violet của giáo viên28Biểu đồ 1.3Sự hứng thú của học sinh đối với môn Mĩ thuật30Biểu đồ 1.4Mức dộ hứng thú của học sinh đối với trò chơi học30tậpBiểu đồ 1.5Mức độ các em được chơi trò chơi học tập trong giờ31học Mĩ thuậtBiểu đồ 1.6Thời gian tổ chức trò chơi học tập trong tiết học Mĩ31thuậtBiểu đồ 3.1Mức độ tiếp thu bài của học sinh ở lớp 4/7 và 4/866 DANH MỤC CÁC HÌNHHìnhNội dungTrangHình 2.1Thuộc tính nội dung38Hình 2.2Cửa sổ nhập đề mục38Hình 2.3Cửa sổ trang soạn thảo màn hình38Hình 2.4Thuộc tính cơng cụ38Hình 2.5Thuộc tính tùy chọn39Hình 2.6Cửa sổ cập nhật chức năng39Hình 2.7Thuộc tính cơng cụ sau khi cập nhật chức năng mới39Hình 2.8Cửa sổ đóng gói bài giảng40Hình 2.9Cửa sổ chèn Hyperlink41Hình 2.10Cửa sổ nhập dữ liệu41Hình 2.11Cửa sổ nhập Bài tập Ơ chữ42Hình 2.12Trang trị chơi Ơ chữ43Hình 2.13Cửa sổ thiết kế Game Đi tìm kho báu44Hình 2.14Cửa sổ nhập Game Đi tìm kho báu44Hình 2.15Cửa sổ nhập Game Đua xe45Hình 2.16Cửa sổ nhập Game Cóc vàng tài ba45Hình 2.17Cửa sổ thiết kế Game Tìm cặp giống nhau46Hình 2.18Cửa sổ nhập Game Chú khỉ thơng minh47Hình 2.19Cửa sổ nhập Bài tập Kéo thả chữ48Hình 2.20Cửa sổ nhập phương án nhiễu48 PHẦN MỞ ĐẦU1.Lý do chọn đề tàiNgày nay, với sự phát triển không ngừng của khoa học kĩ thuật trên thế giới, cáchmạng công nghiệp 4.0 đặt ra cho đất nước ta những mục tiêu đổi mới toàn diện để theokịp với những thành tựu văn minh của nhân loại. Trong q trình cơng nghiệp hố,hiện đại hố đất nước ta và ngày nay trong công cuộc hội nhập và phát triển nhằm mụctiêu "Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh", Đảng ta luôn xácđịnh: Nguồn lao động dồi dào, con người Việt Nam có truyền thơng u nước, cần cù,sáng tạo, có nền tảng văn hố, giáo dục, có khả năng nắm bắt nhanh khoa học và côngnghệ là nguồn lực quan trọng nhất - nguồn năng lực nội sinh. Để đáp ứng nhu cầu cấpthiết của đất nước thì việc đào tạo con người tồn diện trên tất cả các mặt “đức, trí, thể,mĩ” là mục tiêu quan trọng hàng đầu của đất nước ta.Với thời đại bùng nổ về khoa học kĩ thuật hiện nay, nhiều phương tiện kĩ thuật rađời nhằm phục vụ cho cuộc sống và lợi ích của con người. Trong giáo dục ở nước ta,việc đổi mới phương pháp dạy học phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh, lấyhọc sinh làm trung tâm, giáo viên là người tổ chức cho học sinh chủ động lĩnh hội kiếnthức của bài học. Chính vì vậy, với sự phát triển của khoa học công nghệ đã mở ranhững khả năng và điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng cơng nghệ thơng tin vào qtrình dạy học. Việc đổi mới nội dung và phương pháp giáo dục phải gắn liền với việcphát triển và ứng dụng công nghệ thông tin, tổ chức hoạt động dạy học phải đa dạnghóa bằng nhiều hình thức để phát huy tinh thần say mê học tập, tích cực hóa hoạt độngcủa học sinh. Từ đó góp phần đào tạo ra những con người toàn diện về các mặt, đápứng mục tiêu quan trọng hàng đầu của đất nước.Nếu như hai mơn Tốn và Tiếng Việt là phần quan trọng trong việc hình thànhkiến thức, kĩ năng cho học sinh thì Mỹ thuật là môn học cơ bản, là phương tiện giáodục thẩm mỹ và nhân cách cho học sinh tiểu học. Môn Mĩ thuật ở tiểu học khôngnhằm đào tạo cho học sinh trở thành những họa sĩ mà chủ yếu giúp các em hiểu biết vàtừng bước nhận thức về cái đẹp, cái thiện, từ đó làm phong phú trí tưởng tượng, kíchthích sự sáng tạo, góp phần hình thành, phát triển ở học sinh các phẩm chất yêu nước,nhân ái, chăm chỉ, có tinh thần trách nhiệm, năng lực giải quyết vấn đề…Với sự phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật đã xuất hiện nhiều phươngtiện dạy học trực quan, trong đó phương tiện nghe – nhìn chiếm một vị trí rất quan1 trọng. Hiện nay có rất nhiều phần mềm hỗ trợ cho việc giảng dạy, nâng cao hiệu quảdạy và học như: Microsoft Powerpoint, Violet, Lecture Maker... Với đặc trưng củamôn Mỹ thuật là cho học sinh tiếp xúc, làm quen, cảm nhận được vẻ đẹp của thiênnhiên, của đời sống và qua các tác phẩm mĩ thuật nên việc thiết kế những bài giảng vớinhiều hình ảnh sống động, những trò chơi đơn giản giúp hiệu quả dạy học được nângcao. Ứng dụng Violet vào dạy học sẽ phát huy được sự hứng thú học tập của học sinh,từ đó các em tích cực, chủ động hơn trong học tập.Xuất phát từ những lý do thực tiễn và hiệu quả của phần mềm Violet mang lại,chúng tôi quyết định chọn đề tài “Sử dụng phần mềm Violet thiết kế trò chơi học tậpmôn Mĩ thuật lớp 4 ở Tiểu học” với mục đích nhằm tăng hứng thú học tập, giúp họcsinh vừa học vừa chơi. Đồng thời, nâng cao chất lượng dạy và học ở tiểu học.2.Mục đích nghiên cứuNghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của việc sử dụng cơng nghệ thơng tin nóichung và Violet nói riêng trong thiết kế trị chơi học tập mơn Mĩ thuật lớp 4 cụ thểvới sự hỗ trợ của Violet nhằm nâng cao chất lượng học tập môn Mĩ thuật 4.3.Nhiệm vụ nghiên cứu- Nghiên cứu những cơ sở lí luận và thực tiễn liên quan đến đề tài.- Điều tra tìm hiểu thực trạng sử dụng trị chơi trên phần mềm Violet trong dạy họcMĩ thuật.- Đề xuất quy trình và thiết kế một số trị chơi học tập môn Mĩ thuật 4 với sự hỗ trợcủa phần mềm Violet.- Thực nghiệm sư phạm để kiểm chứng tính khả thi và hiệu quả của các trò chơinâng cao hiệu quả dạy học môn Mĩ thuật 4.4.Giả thiết khoa họcĐề tài đưa ra một số trò chơi thiết kế trên phần mềm Violet, áp dụng hiệu quảvào dạy học Mĩ thuật lớp 4, từ đó nâng cao chất lượng dạy học.5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu5.1. Đối tượng nghiên cứuQ trình dạy học mơn Mĩ thuật lớp 4 ở Tiểu học.5.2. Phạm vi nghiên cứuThiết kế trò chơi sử dụng phần mềm Violet trong dạy học Mĩ thuật lớp 4.2 6. Phương pháp nghiên cứu6.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết- Tìm hiểu, nghiên cứu, tham khảo một số tài liệu, sách báo để tiến hành thu thập,phân tích, tổng hợp các tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu.- Sử dụng phiếu điều tra, khảo sát thực trạng ở trường tiểu học.6.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn- Phương pháp thực hành: Soạn giáo án, dạy thực nghiệm.- Phương pháp hỏi ý kiến chuyên gia: Phỏng vấn giáo viên, các nhà quản lý giáo dụcđể thu thập thơng tin, ý kiến về trị chơi học tập trên phần mềm Violet trong dạy họcmôn Mĩ thuật lớp 4 ở tiểu học.6.3. Phương pháp thực nghiệmThẩm định lại những trò chơi học tập trên phần mềm Violet nâng cao hiệuquả dạy học môn Mĩ thuật lớp 4 ở Tiểu học, từ đó có những điều chỉnh cho hợp lývà đưa ra ý kiến đề xuất.3 PHẦN NỘI DUNGCHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đềVào những năm 40 của thế kỷ XIX, một số nhà khoa học giáo dục Nga như:P.A.Bexonova, OP.Seina, V.I.Đalia, E.A.Pokrovxki ... đã đánh giá cao vai trị giáodục, đặc biệt và tính hấp dẫn của trò chơi dân gian Nga đối với trẻ mẫu giáo.E.A.Pokrovxki trong lời đề tựa cho tuyển tập “Trò chơi của trẻ em Nga” đã chỉ ranguồn gốc, giá trị đặc biệt và tính hấp dẫn lạ thường của trị chơi dân gian Nga [14]Bên cạnh kho tàng trò chơi học tập trong dân gian cịn có một số hệ thống trị chơi dạyhọc khác do các nhà giáo dục có tên tuổi xây dựng.Đại diện cho khuynh hướng sử dụng trị chơi dạy học làm phương tiện phát triểntồn diện cho trẻ phải kể đến nhà sư phạm nổi tiếng người tiệp khắc I.A.Komenxki(1592-1670). Ơng coi trị chơi là hình thức hoạt động cần thiết, phù hợp với bản chấtvà khuynh hướng của trẻ. Trò chơi dạy học là một dạng hoạt động trí tuệ nghiêm túc,là nơi mọi khả năng của trẻ em được phát triển, mở rộng phong phú thêm vốn hiểubiết. Với quan điểm trò chơi là niềm vui sướng của tuổi thơ, là phương tiện phát triểntoàn diện cho trẻ I.A.Komenxki đã khuyên người lớn phải chú ý đến trò chơi dạy họccho trẻ và phải hướng dẫn, chỉ đạo đúng đắn cho trẻ chơi.Trong nền giáo dục cổ điển, ý tưởng sử dụng trò chơi với mục đích dạy học đượcthể hiện đầy đủ trong hệ thống giáo dục của nhà sư phạm người Đức Ph.Phroebel(1782-1852). Ông là người đã khởi xướng và đề xuất ý tưởng kết hợp dạy học với tròchơi cho trẻ. Quan điểm của ơng về trị chơi phản ánh cơ sở lý luận sư phạm duy tâmthần bí. Ơng cho rằng thơng qua trị chơi trẻ nhận thức được cái khởi đầu do thượng đếsinh ra tồn tại ở khắp mọi nơi, nhận thức được những qui luật tạo ra thế giới, tạo rangay chính bản thân mình. Vì thế ông phủ nhận tính sáng tạo và tính tích cực của trẻtrong khi chơi. Ph.Phroebel cho rằng, nhà giáo dục chỉ cần phát triển cái vốn có sẵncủa trẻ, ơng đề cao vai trò giáo dục của trò chơi trong q trình phát triển thể chất, làmvốn ngơn ngữ cũng như phát triển tư duy, trí tưởng tượng của trẻ [11 tr22].I.B.Bazedov cho rằng, trò chơi là phương tiện dạy học. Theo ông, nếu trên tiết học,giáo viên sử dụng các phương pháp, biện pháp chơi hoặc tiến hành tiết học dưới hìnhthức chơi thì sẽ đáp ứng được nhu cầu và phù hợp với đặc điểm của người học và tấtnhiên hiệu quả tiết học sẽ cao hơn. Ông đã đưa ra hệ thống trò chơi học tập dùng lời4 như: trò chơi gọi tên, trò chơi phát triển kỹ năng khái qt tên gọi của cá thể, trị chơiđốn từ trái nghĩa, điền những từ còn thiếu ... Theo ông, những trò chơi này mang lạicho người học niềm vui và phát triển năng lực trí tuệ của chúng [11 tr 25-26]Đầu thế kỉ XX, phương pháp trò chơi học tập đã được nhà tâm lí học người Thụy SĩJ.Piaget (1896-1980) rất quan tâm và ủng hộ. Luận điểm “Thông qua hoạt động vuichơi để tiến hành hoạt động học tập” của ông được triệt để khai thác trong các nhàtrường hiện nay, nhất là đối với những em học sinh những lớp đầu cấp.Năm 1974, trên tạp chí văn học trường Matxcova (Tr53) tác giả B.C Gie-nhi-xloai-acho rằng: “Chúng ta khơng phải tạo ra cho trẻ thì giờ để chơi mà cịn phải làm chotồn bộ cuộc sống của trẻ được ni dưỡng bằng trị chơi” [11].Năm 1999, Nhà xuất bản Meadowbook đã xuất bản cuốn “Phương pháp giúp trẻvừa chơi mà học (biên dịch Mạnh Linh- Minh Đức NXB Phụ nữ) của tác giả PennyWarner, cuốn sách đã được tác giả nghiên cứu và viết về trò chơi học tập, trong đó mỗitrị chơi có hướng dẫn từng bước, liệt kê các kĩ năng mà trẻ học được qua mỗi trị chơi[12].Ở Việt Nam, có nhiều tác giả nghiên cứu về việc thiết kế trò chơi sử dụng trị chơidạy học dưới các góc độ và các bộ môn khác nhau. Một số tác giả như Phan QuỳnhHoa, Vũ Minh Hồng, Phan Kim Liên, Lê Bích Ngọc… đã để tâm nghiên cứu một sốtrò chơi và trò chơi học tập. Những trò chơi và trò chơi học tập đã được tác giả đề cậpđến chủ yếu nhằm củng cố kiến thức phục vụ một số môn học như: Hình thành biểutượng tốn sơ đẳng, Làm quen với môi trường xung quanh, … rèn các giác quan chú ý,ghi nhớ, phát triển tư duy và ngôn ngữ cho trẻ.Ngồi ra, nhóm tác giả Đỗ Tiến Đạt, Trần Ngọc Lan, Phạm Thanh Tâm đã choxuất bản cuốn “100 trò chơi học tập Toán 1” – NXB Giáo dục, 2007. Tác giả NgôThúc lanh cho xuất bản cuốn “Giúp em vui học Toán 1” đã đưa ra nhiều câu đố vànhiều trị chơi tốn học giúp em củng cố nội dung bài học, rèn trí thơng minh và khảnăng sáng tạo mà vẫn đảm bảo học mà chơi, chơi mà học[13]. Tác giả Bùi PhươngNga (chủ biên) với cuốn “Trò chơi học tập môn Tự nhiên và xã hội 1,2,3” – NXB Giáodục,2004. Trong mơn Tiếng Việt, nhóm tác giả Trần Mạnh Hưởng, Nguyễn Thị Hạnh,Lê Phương Nga cho xuất bản cuốn “Trò chơi học tập Tiếng Việt lớp 3” – NXB Giáodục, 2004. Sách đã đưa ra các trò chơi học tập gắn với nội dung bài học thuộc các phânmơn Tập đọc, Kể chuyện, Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn trong sách giáo5 khoa Tiếng Việt 3 tập 1, tập 2, giúp các em học sinh vừa học vừa vui, mang lại hệuquả, tạo hứng thú học tập.Giáo trình "Mỹ thuật và phương pháp dạy học mỹ thuật" của Nguyễn QuốcToản (chủ biên) - NXBGD - 2007 chủ yếu cung cấp nội dung và kiến thức cơ bản vềmỹ thuật và phương pháp dạy học mỹ thuật [8].Một số đề tài nghiên cứu về vấn đề này như:- Sử dụng hình thức trị chơi học tập trong dạy học môn Tự nhiên và xã hội lớp 1,2,3– Lê Thị Thắm – Đại học Sư Phạm, Đại học Đà Nẵng, 2013.- Thiết kế và sử dụng trò chơi học tập trong dạy học phân mơn Địa lí lớp 4 ở Tiểu học– Trần Thị Mận – Đại học Sư Phạm, Đại học Đà Nẵng, 2013.Tuy nhiên, chưa có cơng trình nào đi sâu nghiên cứu xây dựng trò chơi học tậptrên phần mềm Violet trong dạy học môn Mĩ thuật lớp 4 một cách cụ thể, hệ thống vàhoàn chỉnh. Mặc dù vậy, các tài liệu trên vẫn là nguồn tham khảo bổ ích cho chúng tơitrong q trình thực nghiệm đề tài của mình.1.2 Trị chơi học tập1.2.1 Khái niệm trị chơi, trị chơi học tậpa, Trò chơiMột số nhà tâm lý – giáo dục học theo trường phái sinh học như K.Gross, S.Hall,V.Stern ... cho rằng, trò chơi là do bản năng quy định, chơi chính là sự giải tỏa nănglượng dư thừa. Còn G.Piagie cho rằng, trò chơi là hoạt động trí tuệ thuần túy là mộtnhân tố quan trọng đối với sự phát triển trí tuệ.Trên quan điểm macxit, các nhà khoa học Xơ Viết đã khẳng định rằng, trị chơi cónguồn gốc từ lao động và mang bản chất xã hội. Trò chơi được truyền thụ từ thế hệnày sang thế hệ khác chủ yếu bằng con đường giáo dục [1].Cịn tác giả Đặng Thành Hưng thì trị chơi là một thuật ngữ có hai nghĩa khác nhautương đối xa:+ Một là kiểu loại phổ biến của chơi. Nó chính là chơi có luật (tập hợp quy tắc địnhrõ mục đích, kết quả và yêu cầu hành động) và có tính cạnh tranh hoặc tính tháchthức đối với người tham gia.+ Hai là những thứ công việc được tổ chức và tiến hành dưới hình thức chơi, nhưchơi bằng chơi, chẳng hạn: học bằng chơi, giao tiếp bằng chơi, rèn luyện thân thểdưới hình thức chơi...6 Các trị chơi đều có luật lệ, quy tắc, nhiệm vụ, yêu cầu tức là có tổ chức và thiếtkế, nếu khơng có những thứ đó thì khơng có trị chơi mà chỉ có sự chơi đơn giản.Như vậy, trị chơi là tập hợp các yếu tố chơi, có hệ thống và có tổ chức, vì thế luậthay quy tắc chính là phương tiện tổ chức tập hợp đó.Tóm lại, Đặng Thành Hưng cho rằng: Trò chơi là một kiểu loại phổ biến củachơi có luật (tập hợp quy tắc định rõ mục đích, kết quả và yêu cầu hành động) và cótính cạnh tranh hoặc tính thách thức đối với người tham gia; là những công việcđược tổ chức và tiến hành dưới hình thức chơi bằng chơi: học bằng chơi, giao tiếpbằng chơi, rèn luyện thân thể dưới hình thức chơi... [2]b, Trị chơi học tậpVề tên gọi, tùy thuộc vào tác giả nhìn nhận trị chơi theo chức năng và ý nghĩagiáo dục mà có các khái niệm khác nhau:Theo A.Nleonchiev: “Trị chơi đó được gọi là trò chơi dạy học tập hay trò chơi dạyhọc là vì trị chơi đó gắn liền với một mục đích dạy học nhất định và đòi hỏi khi tổchức phải có tài liệu dạy học kèm theo phù hợp với mục đích của trị chơi.” [3]Trong tâm lý học đại cương và giáo dục học trẻ em đưa ra khái niệm trò chơi họctập như sau: “Trò chơi học tập là trị chơi có luật và những nội dung cho trước, làtrò chơi của sự nhận thức, hướng đến sự mở rộng, chính xác hóa, hệ thống hóa cácbiểu tượng đã có nhằm phát triển các năng lực trí tuệ, giáo dục lịng ham hiểu biếtcủa trẻ, trong đó nội dung học tập kết hợp với hình thức chơi”. [4]1.2.2 Phân loại và vai trò của trò chơi học tập:1.2.2.1 Phân loạiHiện nay vẫn chưa có sự thống nhất về việc phân loại trị chơi nói chung và trị chơihọc tập nói riêng. Theo nghiên cứu của nhà giáo dục học Xơ-Viết P.G.Xamarucova[5], dựa vào tính chất sử dụng đồ chơi và tài liệu học tập, trò chơi học tập được phânthành các nhóm sau:- Trị chơi học tập với các đồ vật: là trò chơi với các đồ vật học tập dân gian, với cáchình ghép, với các đồ vật thiên nhiên... Đây là những trò chơi giúp trẻ phát triển trigiác màu sắc, tri giác độ lớn và tri giác hình dạng.- Trị chơ học tập in ấn – trên bàn: được thiết kế theo nội dung nhất định, hướng đếnviệc làm chính xác thêm các biểu tượng về thế giới xung quanh, hệ thống hóa kiến7 thức, phát triển các thao tác tư duy (phân tích, tổng hợp, phân loại...) Ví dụ: trị chơiGhép tranh, trị chơi Lơtơ, Đơminơ...- Những trị chơi bằng lời: trong nhóm trị chơi này, có một lượng lớn là trị chơi dângian. Nhóm trị chơi này chủ yếu giúp trẻ phát triển khả năng chú ý, trí thơng minh,phản ứng nhanh nhạy ...Ngồi ra cịn có thể phân loại trị chơi học tập theo các yếu tố như chủ đề, dạng bài,mục đích sử dụng, ... Hầu hết giáo viên đều thiết kế trị chơi theo mục đích sử dụng.Trong tạp chí Khoa học ĐH Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh [6], Nguyễn Thị BíchHồng đã phân trị chơi học tập thành 3 loại theo mục đích sử dụng:Loại trị chơiKhởi độngMục tiêuTạo hưng phấn trước khi Kích thích tính tích Khám phá tri thứchọcTác dụngKích thích học tậpKhám phá tri thứccực học tậpThư giãn, kích thích tâm Học hào hứng, sơi Trải nghiệm, tạothế học tậpnổitình huống có vấnđềĐặc điểmChơi ra chơi, học ra họcThao tác chơi là Thao tác chơi là nộihình thức học tậpu cầuTrị chơi đa dạngdung học tậpSử dụng kĩ thuật, Sáng tạocông nghệTùy vào mục đích của giáo viên muốn học sinh lĩnh hội tri thức mà có thể sử dụngcác loại trị chơi dạy học khác nhau trong quá trình giáo dục để mang lại hiệu quả choviệc dạy và học.1.2.2.2 Vai trò:Vui chơi là hoạt động cần thiết, góp phần phát triển nhân cách con người ở mọilứa tuổi, nhất là đối với học sinh tiểu học. Vì vậy, giáo viên phải tạo ra các em môitrường học tập: chơi mà học, học mà chơi.Trị chơi học tập là một hình thức hoạt động thường được đông đảo học sinh hứngthú tham gia trong và ngồi lớp học. Trị chơi học tập nhằm tạo điều kiện cho các emhọc sinh thực hành rèn luyện những kiến thức, kỹ năng ở các môn học, đồng thời tiếpthu kiến thức môn học một cách tự giác và sáng tạo. Tham gia vào các trò chơi học8 tập, học sinh còn được rèn luyện kĩ năng, phát triển cả về trí tuệ, đáp ứng mục tiêumơn học.Chính vì vậy, trị chơi học tập được sử dụng như là một phương pháp dạy học quantrọng với những vai trò quan trọng như:- Giúp các em thoải mái tham gia trò chơi nhưng vẫn củng cố được kiến thức bài họcvới hình thức vừa chơi vừa học. Việc tổ chức cho học sinh các trò chơi để củng cốkiến thức, rèn luyện kĩ năng vào kiểm tra bài cũ, củng cố kiến thức cuối giờ học haycho những tiết luyện tập, ôn tập...Củng cố cho các em kiến thức về những tác giả, tênbức tranh...- Giúp trẻ nhận thức nhanh và khắc sâu hơn, tạo tâm lý học tập thoải mái. Điều này sẽkích thích cho các em bộc lộ năng lực, sở trường, ý thích một cách tự nhiên và vậndụng những kỹ năng đó vào học tập.- Qua trị chơi học sinh có cơ hội để thể nghiệm những thái độ, hành vi. Chính sự thểnghiệm này sẽ hình thành được ở các em niềm tin vào những thái độ, hành vi tích cực,tạo ra động cơ bên trong cho những hành vi ứng xử trong cuộc sống. Thơng qua trịchơi có thể giáo dục những phẩm chất đạo đức cho học sinh như tính trung thực, nhẫnnại, đồn kết, có kỷ luật. Giúp cho các em có tính sáng tạo có óc quan sát nhanh, nhậnđịnh được lời nói nhanh, phán đốn và ứng xử khơn khéo, nhớ được lâu, khéo léo. Rènluyện cho người chơi sự nhanh nhạy tai mắt, tay chân…- Trò chơi học sinh được hình thành năng lực quan sát, được rèn luyện kỹ năng nhậnxét, đánh giá hành vi.- Bằng trò chơi, việc học tập được tiến hành một cách nhẹ nhàng, sinh động, khôngkhô khan, nhàm chán. Học sinh được lơi cuốn vào q trình luyện tập một cách tựnhiên, hứng thú và có tinh thần trách nhiệm, đồng thời giải trừ được những mệt mỏi,căng thẳng trong học tập.- Trò chơi còn giúp phát huy tinh thần đồng đội, tăng cường khả năng làm việcnhóm, khả năng giao tiếp giữa học sinh với học sinh, giữa giáo viên với học sinh.Tuy nhiên, khơng có một phương pháp nào là vạn năng và trò chơi học tập cũng vậy.Vậy nên việc lựa chọn và sử dụng các phương pháp dạy học cần sự kết hợp khéo léo,có chọn lọc để có thể thực hiện tốt hơn các mục tiêu bài học.9 1.2.3 Thiết kế trò chơi học tập bằng các phần mềm Công nghệ thông tin1.2.3.1Microsoft PowerPointMicrosoft PowerPoint (gọi tắt là PowerPoint) là một phần mềm trình diễn dohãng Microsoft phát triển. Chương trình là một cơng cụ có tính chun nghiệp cao đểdiễn đạt các ý tưởng cần trình bày khơng chỉ bằng lời văn mà cịn có âm thanh, hìnhảnh, các đoạn phim một cách sống động. Vì vậy nó là một cơng cụ giảng dạy rất tốttrong dạy học.Chương trình trình diễn có thể bổ trợ hoặc thay thế cho việc sử dụng các đồ dùngtrực quan quen thuộc như tài liệu phát tay, bảng đen, bảng phụ...MS PowerPoint còn giúp giáo viên thực hiện nhiều thứ mà cách dạy truyền thốngkhông làm được: sơ đồ sống động, tài liệu minh họa đa dạng, hình ảnh động, video...phù hợp với tư duy trực quan, sinh động của trẻ.1.2.3.2Phần mềm VioletViolet được viết tắt từ cụm từ tiếng Anh: Visual & Online Lesson Editor forTeachers (công cụ soạn thảo bài giảng trực tuyến dành cho giáo viên).Violet là phầnmềm cơng cụ giúp cho giáo viên có thể tự xây dựng được các bài giảng trên máy tínhmột cách nhanh chóng và hiệu quả. So với các cơng cụ khác, Violet chú trọng hơntrong việc tạo ra các bài giảng có âm thanh, hình ảnh, chuyển động và tương tác... rấtphù hợp với học sinh từ tiểu học đến THPT.Tương tự phần mềm Powerpoint, Violet có đầy đủ các chức năng dùng để tạo cáctrang nội dung bài giảng như: cho phép nhập các dữ liệu văn bản, công thức, các filedữ liệu multimedia (hình ảnh, âm thanh, phim, hoạt hình Flash...), sau đó lắp ghép cácdữ liệu, sắp xếp thứ tự, căn chỉnh hình ảnh, tạo các hiệu ứng chuyển động và biến đổi,thực hiện các tương tác với người dùng... Riêng đối với việc xử lý những dữ liệumultimedia, Violet tỏ ra mạnh hơn so với Powerpoint, ví dụ như cho phép thể hiện vàđiều khiển các file Flash hoặc cho phép thao tác quá trình chạy của các đoạn phimv.v...giúp giáo viên sử dụng linh hoạt hơn trong quá trình dạy học.1.2.3.3Phần mềm Lecture Maker 2.0Lecture Maker là phần mềm soạn thảo bài giảng đa phương tiện, đây là phần mềmđược Cục Công nghệ Thông tin Bộ GD – ĐT khuyến khích sử dụng để tạo ra các bàigiảng điện tử và có thể siwr dụng trong cơng tác giảng dạy như một phương tiện dạyhọc có hiệu quả. Lecture Maker là một phần mềm dễ dùng, giao diện thân thiện, có cấu10 trúc gần giống chương trình MS PowerPoint 2007, bên cạnh đó Lecture Maker có mộtsố điểm mạnh như chèn được nhiều định dạng file PowerPoint, PDF, Flash, HTLM,Audio... có thể thu âm trực tiếp vào video. Vì vậy giáo viên có thể tận dụng lại các bàogiảng đã được soạn thảo từ các phần mềm khác vào nội dung bài gảng của mình.1.2.3.4Một số lưu ý khi sử dụng Trị chơi học tập.Để sử dụng trò chơi học tập một cách có hiệu quả, cần lưu ý những điểm sau:- Trò chơi phải dễ tổ chức và thực hiện, phù hợp với nội dung bài học, với dặc điểm vàtrình độ học sinh, với thời gian, hoàn cảnh, điều kiện thực tế của lớp học và không gâynguy hiểm cho học sinh.- Trò chơi học tập phải phục vụ cho mục tiêu bài học.- Luật chơi rõ ràng, quá trình chơi phải thực hiện cơng bằng, nghiêm minh.- Trị chơi phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh- Đa dạng hóa trị chơi, thay đổ một cách hợp lí để khơng gây nhàm chán cho học sinh.- Trị chơi sử dụng một cách hợp lí, đúng thời điểm, khơng lạm dụng trị chơi q mức.1.3 Tổng quan về phần mềm Violet1.3.1 Khái niệmViolet được viết tắt từ cụm từ tiếng Anh: Visual & Online Lesson Editor forTeachers (công cụ soạn thảo bài giảng trực tuyến dành cho giáo viên). Violet là phầnmềm công cụ giúp cho giáo viên có thể tự xây dựng được các bài giảngtrên máy tính một cách nhanh chóng và hiệu quả.Có thể cài download và cài đặt phần mềm Violet từ đĩa CD hoặc cài phần mềm dùngthử miễn phí trên website của công ty Bạch Kim: www.bachkim.vn.1.3.2 Các ứng dụng của Violet trong dạy họcViolet cũng có các module cơng cụ dùng cho vẽ hình cơ bản và soạn thảo vănbản nhiều định dạng (Rich Text Format). Ngoài ra, Violet còn cung cấp sẵn nhiều mẫubài tập chuẩn thường được sử dụng trong các SGK và sách bài tập như:- Bài tập trắc nghiệm, gồm có các loại: một đáp án đúng, nhiều đáp án đúng, ghép đôi,chọn đúng sai,...- Bài tập ô chữ: học sinh phải trả lời các ô chữ ngang để suy ra ô chữ dọc.- Bài tập kéo thả chữ / kéo thả hình ảnh: học sinh phải kéo thả các đối tượng này vàođúng những vị trí được quy định trước trên một hình ảnh hoặc một đoạn văn bản. Bàitập này cịn có thể thể hiện dưới dạng bài tập điền khuyết hoặc ẩn/hiện.11 Ngoài các module dùng chung và mẫu bài tập như trên, Violet còn hỗ trợ sử dụng rấtnhiều các module chun dụng cho từng mơn học, giúp người dùng có thể tạo đượcnhững trang bài giảng chuyên nghiệp một cách dễ dàng:- Vẽ đồ thị hàm số: Cho phép vẽ được đồ thị của bất kỳ hàm số nào, đặc biệt cịn thểhiện được sự chuyển động biến đổi hình dạng của đồ thị khi thay đổi các tham số củabiểu thức.- Vẽ hình hình học: Chức năng này tương tự như phần mềm Geometer SketchPad,cho phép vẽ các đối tượng hình học, tạo liên kết và chuyển động. Đặc biệt, người dùngcó thể nhập được các mẫu mơ phỏng đã làm bằng SketchPad vào Violet.-Ngơn ngữ lập trình mơ phỏng: Một ngơn ngữ lập trình đơn giản, có độ linh hoạtcao, giúp người dùng có thể tự tạo ra được các mẫu mơ phỏng vơ cùng sinh động.Violet cịn cho phép chọn nhiều kiểu giao diện (skin) khác nhau cho bài giảng, tùythuộc vào bài học, môn học và ý thích của giáo viên.Sau khi soạn thảo xong bài giảng, Violet sẽ cho phép xuất bài giảng ra thành mộtthư mục chứa file EXE hoặc file HTML chạy độc lập, tức là khơng cần Violet vẫn cóthể chạy được trên mọi máy tính, hoặc đưa lên máy chủ thành các bài giảng trực tuyếnđể sử dụng qua mạng Internet.Violet có giao diện được thiết kế trực quan và dễ dùng, ngơn ngữ giao tiếp và phầntrợ giúp đều hồn toàn bằng tiếng Việt, nên phù hợp với cả những giáo viên không giỏiTin học và Ngoại ngữ. Mặt khác, do sử dụng Unicode nên font chữ trong Violet vàtrong các sản phẩm bài giảng đều đẹp, dễ nhìn và có thể thể hiện được mọi thứ tiếngtrên thế giới. Thêm nữa, Unicode là bảng mã chuẩn quốc tế nên font tiếng Việt lnđảm bảo tính ổn định trên mọi máy tính, mọi hệ điều hành và mọi trình duyệt Internet.1.3.3 Ý nghĩa của việc sử dụng phần mềm Violet trong thiết kế trò chơi học tậpở Tiểu học.Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào thiết kế bài giảng điện tử cũng như tổchức trò chơi trong dạy học hiện nay là rất cần thiết. Với nhiều tính năng vượt trội,phần mềm Violet là một công cụ hỗ trợ rất tốt cho giáo viên.Phần mềm Violet giúp học sinh xây dựng kiến thức một cách có hệ thống, lấyđược thơng tin nhanh và chính xác, phát huy khả năng sáng tạo. Đồng thời việc sửdụng Violet thiết kế những trò chơi học tập đa dạng, sinh động, nhiều màu sắc sẽ thuhút, kích thích trí tị mị của học sinh bằng những hình ảnh, âm thanh sống động.12 Thơng qua hình thức học sinh vừa học tập vừa vui chơi, thư giãn từ đó giảm căngthẳng (nhất là những giờ học kiến thức mới), tạo hứng thú học tập, các em tiếp thukiến thức một cách chủ động, từ đó nhớ kĩ và nhớ lâu hơn.Việc thiết kế trò chơi học tập bằng phần mềm Violet sẽ giúp giáo viên đơn giảnhóa cơng việc, tạo trị chơi một cách dễ dàng, nhanh chóng, hấp dẫn, giúp kiến thứcđược truyền tải một cách tự nhiên, gây ấn tượng đậm nét với học sinh. Ngồi ra, khitham gia trị chơi học sinh còn được rèn luyện những kĩ năng cơ bản như kĩ năng phảnứng nhanh, luyện tập các giác quan,... Đặc biệt những trị chơi theo nhóm sẽ phát huytinh thần đồng đội, nâng cao khả năng hợp tác giữa các em.Vì vậy, việc sử dụng trị chơi học tập thiết kế trên phần mềm Violet là rất cầnthiết, làm đa dạng các hình thức dạy học, thay đổi khơng khí, giúp học snh nắm bắtkiến thức một cách chủ động, tự giác.1.4 Đặc điểm tâm lý học sinh tiểu học.Học sinh tiểu học thuộc độ tuổi từ 7 đến 11 tuổi, trong giai đoạn này những đặcđiểm về tâm sinh lý của trẻ phát triển chưa ổn định, nhận thức của trẻ cịn mang tínhcụ thể, trực quan. Vì vậy, trong q trình dạy học cần có những phương pháp phù hợpnhằm thực hiện mục tiêu phát triển con người toàn diện ở bậc tiểu học.Tri giác của học sinh tiểu học mang tính đại thể, ít đi sâu vào chi tiết và nặngnề về tính khơng chủ định, do đó mà các em phân biệt được các đối tượng cịn chưachính xác, dễ mắc sai lầm và có khi lẫn lộn. Thường gắn với hành động, hoạt độngthực tiễn. Vì vậy, cái trực quan, sinh động sẽ thu hút học sinh, giúp học sinh tri giác tốthơn. Các hình ảnh, âm thanh sống động được thiết kế trong trò chơi học tập là cơ sởtrực quan để học sinh tri giác.Ngơn ngữ tạo hình của học sinh tiểu học nhìn chung rất đơn giản nhưng cũngrất sáng tạo, phong phú. Các em thường vẽ tranh theo nhiều nội dung đề tài khác nhau,một số em cũng tìm cho mình nội dung và cách thể hiện rất dí dỏm, lạ mắt nhưng cũngkhơng ít bố cục thể hiện sự lỏng lẻo, vụng về, lúng túng.Trí nhớ trực quan là đặc điểm của học sinh tiểu học. Hình tượng phát triểnchiếm ưu thế hơn trí nhớ từ ngữ - logic, ghi nhớ máy móc của học sinh chiếm ưu thế(nhất là học sinh lứa tuổi đầu tiểu học). Mỗi trị chơi học tập chứa nội dung bài học, cóthể sử dụng trị chơi học tập là một cơng cụ giúp học sinh khắc sâu tri thức, từ đó nhớkĩ và nhớ lâu hơn.13 Với học sinh cuối bậc tiểu học, trí tưởng tượng, trí nhớ trực quan của các em đã dầndần phát triển, bước đầu hình thành tư duy có phân tích. Trẻ quan sát có chủ định, tậptrung. Nhận thức phong phú tạo cơ sở diễn tả được những gì trẻ thấy và những gì thíchthú. "Trẻ đã có ý thức hướng đến đề tài nhất định và vẽ rất hồn nhiên, sinh động, mangtính tưởng tượng cao về những ước mơ trong sáng, bay bổng. Hình vẽ của các em pháttriển hồn chỉnh hơn, sát thực hơn"[6].Đây là thời kì then chốt nhất của sự phát triển hình tượng tranh thiếu nhi. Về hìnhtượng thì đa phần các em có suy nghĩ tìm tịi về dáng, hình, động tác để vẽ còn chungchung, thiếu cái động, tĩnh, thiếu chiều sâu của bức tranh. Các em vẽ tranh chỉ đơngiản là kể, tả lại những hoạt động, động tác của nhân vật, người hay vật, hay mộtquang cảnh nào đó. Đa số học sinh thể hiện màu sắc trong tranh thường rực rỡ đôi khitrở nên đối lập về màu sắc khiến cho tranh trở nên khô cứng. Những đề tài được cácem yêu thích nhất thường là tranh phong cảnh, bởi vì đó là những thứ gần gũi được cácem quan sát thu nhận một cách thường xuyên thể hiện trí tưởng tượng ghi nhớ của cácem hết sức phong phú và đa dạng. Nghệ thuật ngơn ngữ tạo hình của các em từ đó màđược hình thành, bộc lộ từng đặc trưng của lứa tuổi.Tình cảm của học sinh tiểu học được hình thành trong đời sống và học tập của cácem. Tình cảm của học sinh tiểu học mang tính cụ thể, trực tiếp và ln gắn liền với cácsự vật hiện tượng sinh động, rực rỡ... Ở giai đoạn này khả năng kiếm chế cảm xúc củatrẻ cịn non nớt, dễ xúc động, rất hồn nhiên vơ tư...Vì vậy trong tiết học giáo viên cầnquan tâm xây dựng môi trường học tập nhằm tạo ra những xúc cảm, tình cảm tích cựcở trẻ để trẻ chủ động trong học tập. Sử dụng trò chơi học tập sẽ tạo ra môi trường họctập thoải mái, giúp học sinh giảm bớt căng thẳng, mệt mỏi.Tóm lại, học sinh lứa tuổi tiểu học chịu tác động và ảnh hưởng nhiều từ mơitrường xung quanh. Các em cịn ham chơi, hiếu động ít chú ý vào bài học nên giáoviên cần sử dụng phối hợp các phương pháo và hình thức dạy học lơi cuốn, hợp lí.Trong đó, trị chơi học tập trên phần mềm Violet là lựa chọn hợp lí, phù hợp với đặcđiểm tâm sinh lí của học sinh.1.5 Cơ sở thực tiễn1.5.1 Khái quát môn Mĩ thuật ở nhà trường tiểu họcMục tiêu của môn Mĩ thuật ở trường tiểu học là nhằm giáo dục thẩm mĩ cho họcsinh, tạo điều kiện cho học sinh làm quen với nghệ thuật thị giác, biết cảm nhận được14 vẻ đẹp của thiên nhiên, của đời sống và của các sản phẩm mỹ thuật. Dạy học Mĩ thuậtở trường tiểu học là dạy cho học sinh tiếp xúc, làm quen, cảm nhận, thưởng thức vàvận dụng những hiểu biết của mình về cái đẹp vào học tập, và cuộc sống- đó chính làgiáo dục thẩm mĩ. Như Marx đã khẳng định: "Nếu muốn thưởng thức nghệ thuật thìtrước hết phải được giáo dục về nghệ thuật". Một trong những yếu tố cần thiết giúpcác em hình thành và phát triển một nhân cách toàn diện để trở thành con người củathời đại mới. Thơng qua đó, năng lực quan sát, trí tưởng tượng, tính sáng tạo của cácem được phát triển. Các em biết cảm nhận cái đẹp, và hơn thế nữa là tạo ra cái đẹpkhông chỉ cho bản thân mà còn cho mọi người xung quanh.Mĩ thuật là một môn học mà hầu hết các em học sinh rất hứng thú, say mê, đặcbiệt là với các em có năng khiếu hội họa. Dạy học Mĩ thuật không nhằm đào tạo cácem thành họa sĩ mà thông qua những kiến thức cơ bản, sơ đẳng của Mĩ thuật nhằmkhơi dậy và phát huy khiếu thẩm mĩ vốn có ở các em, đồng thời hướng dẫn một sốphương pháp để học sinh tập quan sát, tập vẽ, tập nặn, tập xếp đặt, tiến tới xem tranh,vẽ tranh, ... sao cho phù hợp với lứa tuổi. Từ đó tạo cho các em hứng thú tìm tịi tới cáiđẹp, hình thành thị hiếu thẩm mỹ tốt cho học tập, vui chơi và trong sinh hoạt hằngngày. Môn Mĩ thuật ở bậc tiểu học giúp cho học sinh bước đầu làm quen với cácphương tiện và ngơn ngữ tạo hình như đường nét, hình khối, màu sắc, bố cục, ... cókhả năng liên kết, tích hợp với các mơn học khác như Tốn, Tiếng Việt, Thủ Cơng - Kĩthuật, ... tạo cho nhận thức của học sinh phong phú và sâu sắc hơn trong tiếp thu bàihọc. Nhờ môn Mĩ thuật mà các em biết cách trình bày sản phẩm của mình (như bàivăn, bài tốn, hoặc các sản phẩm khác) có tính thẩm mĩ cao hơn. Các bài vẽ thực hànhln u cầu học sinh phải có óc quan sát, vận dụng trí nhớ và tư duy tưởng tượngsáng tạo. Do đó, cả q trình học tập là q trình hình thành và phát triển trí tưởngtượng, năng lực sáng tạo của học sinh.Từ năm học 2014 - 2015, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo triển khai phươngpháp dạy - học mĩ thuật (DHMT) mới, vận dụng những quy trình DHMT của Dự ánSAEPS ở tất cả các trường tiểu học trên toàn quốc. Bên cạnh việc triển khai các khoátập huấn về phương pháp và cách tổ chức các hoạt động dạy học mĩ thuật mới theotinh thần của Dự án SAEPS, Tài liệu Dạy học Mĩ thuật dành cho giáo viên tiểu học làsự đúc kết những kinh nghiệm quý báu từ Vương quốc Đan Mạch và các nền giáo dụcnghệ thuật tiên tiến trên thế giới. Bộ sách học Mĩ thuật theo định hướng phát triển15 năng lực từ lớp 1 đến lớp 5 được biên soạn nhằm vận dụng linh hoạt phương pháp dạyhọc mới vào thực tiễn một cách hiệu quả với mục tiêu:• Lấy học sinh (HS) làm trung tâm.• Kích thích sự tương tác, tư duy sáng tạo và phát triển nhận thức giúp HS có được cáckhả năng:+ Biểu đạt sáng tạo và giao tiếp thơng qua hình ảnh.+ Khám phá, hiểu và đề cao văn hố thơng qua nghệ thuật thị giác.+ Hình thành các kĩ năng sống và phát triển năng lực cá nhân thông qua việc học mônMĩ thuật.+ Yêu thích cái đẹp và biết vận dụng vào cuộc sống sinh hoạt, học tập hằng ngày.1.5.2.Tổng quan về môn Mĩ thuật lớp 41.5.2.1.Mục tiêu môn họcMĩ thuật là mơn học có vị trí đặc biệt quan trọng, giúp học sinh tiếp xúc, làm quen,cảm nhận, thưởng thức và bằng kiến thức, kinh nghiệm của bản thân thể hiện cái hay,cái đẹp trong thiên nhiên, trong cuộc sống; đồng thời vận dụng những hiểu biết về cáiđẹp vào sinh hoạt, học tập hàng ngày và góp phần tạo dựng mơi trường thẩm mĩ choxã hội.Mục tiêu chính của mơn học nhằm giúp học sinh hình thành và phát triển các nănglực:+ Năng lực trải nghiệm: Cho các em được làm việc với những chủ đề liên quanđến kinh nghiệm đã có của bản thân.+ Năng lực kĩ năng và kĩ thuật thông qua các hoạt động: Vẽ cùng nhau, vẽ theonhạc, chân dung biểu đạt, tạo hình từ vật tìm được, nặn hoặc uốn tạo dáng, xây dựngcốt truyện (xây dựng bối cảnh câu chuyện).+ Năng lực biểu đạt: Có nghĩa là học sinh ứng dụng ngơn ngữ mĩ thuật để diễnđạt sự trải nghiệm và thái độ của bản thân.+ Năng lực phân tích và trình bày: Thơng qua các hoạt động trình bày về tácphẩm của mình, tham gia giải thích, phân tích, nhận xét về nghệ thuật, kỹ thuật thểhiện tác phẩm.+ Năng lực giao tiếp và đánh giá: Học sinh tham gia giao tiếp, thảo luận và đánhgiá tất cả các hoạt động trong tiết Mĩ thuật, đánh giá những gì đã làm được, có nhưmong muốn hay không?16 Môn học Mĩ thuật trong nhà trường tiểu học không nhằm đào tạo các em trởthành họa sĩ mà thông qua các hoạt động tạo hình để khơi gợi và phát huy khiếu thẩmmĩ vốn có ở trẻ, gây hứng thú cho các em trước cái đẹp tiến tới hình thành thị hiếuthẩm mĩ của riêng mình trong cuộc sống hàng ngày. Điểm nổi bật của phương phápdạy học mới mơn Mĩ thuật là giáo viên có thể chủ động theo từng nội dung tiết dạy màkết hợp nhiều kĩ thuật trong một bài dạy như: Vẽ biểu cảm, Vẽ theo nhạc, Vẽ cùngnhau, Xây dựng cốt truyện, …1.5.2.2 Đặc điểm mơn họcNếu như nội dung chương trình năm học 2014 – 2015 trở về trước, các bài họcđược chia ra riêng lẻ theo từng dạng bài như vẽ theo mẫu, vẽ trang trí, thường thức mĩthuật, tập nặn tạo dáng. Các bài học kế tiếp nhau khơng có sự nối tiếp về nội dung, bàihọc thiếu sự liên kết và khả năng vận dụng bài học trước vào bài học sau rất ít thìphương pháp dạy học theo hướng đổi mới của Đan Mạch – dạy học theo quy trình thìcác bài học có liên quan đến nhau sẽ được liên kết lại, tạo sự nối tiếp giữa các bài, bàihọc sau củng cố làm rõ hơn cho bài học trước, học sinh cũng từ đó phát triển được suynghĩ, nhận thức liên tục – kết nối qua mỗi bài, nhìn thấy ngay tính ứng dụng của bàitrước trong bài sau. Hơn nữa, với phương pháp Mĩ thuật mới, các hình thức hoạt độngmà học sinh tham gia được mở rộng; sự giao lưu, học tập, trải nghiệm và thể hiện củahọc sinh chú trọng nhiều hơn, không bị hạn chế cảm xúc, suy nghĩ, ý tưởng hay rậpkhuôn theo các khn mẫu đã được định sẵn nữa.Ví dụ: Theo chủ đề dạy minh họa; Mĩ thuật khối lớp 4 có các bài: - Chủ đề 5: Sựchuyển động của dáng người; Chủ đề 6: Ngày tết, lễ hội và mùa xuân; Chủ đề 11: Emtham gia giao thông....Điểm nổi bật của phương pháp dạy học Mĩ thuật theo phương pháp mới là giáoviên có thể chủ động theo từng nội dung mà kết hợp nhiều quy trình trong một chủ đềnhư: Vẽ biểu cảm, Vẽ cùng nhau, Vẽ theo nhạc, tạo hình 2D, 3D; Xây dựng cốttruyện, Xây dựng câu chuyện v.v…Với phương pháp dạy học Mĩ thuật mới, học sinhhọc tập hứng thú hơn, ham thić h hoa ̣t đô ̣ng thể hiê ̣n rõ ở làm viê ̣c theo nhóm. Ho ̣c sinhcó năng khiế u thì đươ ̣c bô ̣c lô ̣ hế t khả năng của miǹ h, học sôi nổi, hào hứng, thỏa sứcsáng tạo theo sự tưởng tượng của mình. Khơng những thế nó còn mang la ̣i niề m vuicho các thầ y cô giáo, những người hằ ng ngày chứng kiế n các em tìm thấ y niề m vui, sựsáng ta ̣o, lòng đam mê trong từng sản phẩ m do chính tay các em và ba ̣n làm ra.17
Tài liệu liên quan
- Sử dụng phần mềm Activinspire thiết kế bài lên lớp phần hóa học vô cơ lớp 11 chương trình nâng cao
- 165
- 4
- 47
- SỬ DỤNG PHẦN MỀM LECTORA THIẾT KẾ BÀI HỌC CHƯƠNG 4, MÔN CÔNG NGHỆ 10 THEO PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CHƯƠNG TRÌNH HOÁ ĐỂ RÈN LUYỆN KỸ NĂNG TỰ HỌC CHO HỌC SINH
- 105
- 4
- 10
- nghiên cứu sử dụng phần mềm ispring thiết kế đa phương tiện dạy học
- 93
- 1
- 3
- BÁO CÁO THỰC TẬP CƠ BẢN-SỬ DỤNG PHẦN MỀM ORCAD THIẾT KẾ VÀ VẼ MẠCH IN
- 19
- 619
- 2
- SỬ DỤNG PHẦN MỀM ORCAD THIẾT KẾ MẠCH IN.
- 52
- 381
- 0
- Sử dụng phần mềm Geometers Sketchpad hỗ trợ dạy học toán
- 38
- 478
- 0
- sử dụng phần mềm lecturemaker thiết kế hồ sơ bài giảng điện tử lớp 10 ban cơ bản theo hướng dạy học tích cực
- 163
- 701
- 3
- sử dụng phần mềm toolbook thiết kế ebook hỗ trợ học sinh tự học môn hóa học lớp 10 ban cơ bản trung học phổ thông
- 159
- 642
- 0
- SỬ DỤNG PHẦN MỀM VIOLET SOẠN GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ BỘ MÔN TOÁN LỚP 11
- 13
- 594
- 0
- Sử dụng phần mềm working model hỗ trợ dạy học chương động lực học chất điểm (vật lý 10 cơ bản) theo hướng phát huy tính tích cực cho học sinh ở trung tâm giáo dục thường xuyên
- 112
- 673
- 0
Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về
(2.92 MB - 92 trang) - Sử dụng phần mềm violet thiết kế trò chơi học tập môn mĩ thuật lớp 4 ở tiểu học Tải bản đầy đủ ngay ×Từ khóa » Câu đố Vui Cho Học Sinh Tiểu Học Violet
-
Câu đố Cho Học Sinh Tiểu Học - Bài Giảng Khác - Vũ Ngọc Vinh
-
48 Câu đố Dành Cho HS Tiểu Học - Tự Nhiên Và Xã Hội 3
-
48 Câu Đố Dành Cho Học Sinh Tiểu Học ❤️ Có Đáp Án A-Z
-
LIST 1000+ Câu đố Vui Cho Học Sinh Tiểu Học Có đáp án TUYỂN TẬP ...
-
Tổng Hợp 40 Bài Dự Thi "Hạnh Phúc Vì Tôi Là Cô Giáo' Nhân ...
-
Những Câu Hỏi Dành Cho Học Sinh Lớp 2
-
Đề Thi Học Sinh Giỏi Tiếng Anh Lớp 5 Violet - Alokiddy
-
Những Lời Khuyên Giúp Giáo Viên Tổ Chức Học Trực Tuyến Một Cách ...
-
Top 19 Toán đố Vui Cho Học Sinh Tiểu Học Mới Nhất 2022
-
[PDF] Dạy Học Toán ở Tiểu Học Theo Hướng Tiếp Cận Phẩm
-
TOP 40 Trò Chơi PowerPoint Cho Học Sinh Tiểu Học
-
Kế Hoạch Cá Nhân Tiểu Học Năm Học 2022-2022 Violet
-
Bộ Câu Hỏi Và đáp án Môn Giáo Dục Kỹ Năng Sống Cho Học Sinh Tiểu ...