Sử Dụng Phương Pháp Bảo Toàn điện Tích để Giải Bài Tập Sự điện Li ...
Có thể bạn quan tâm
- Sổ tay toán lý hóa 12 chỉ từ 29k/cuốn
Bài viết Sử dụng Phương pháp bảo toàn điện tích để giải bài tập sự điện li với phương pháp giải chi tiết giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập Sử dụng Phương pháp bảo toàn điện tích để giải bài tập sự điện li.
- Cách giải và ví dụ minh họa sử dụng Phương pháp bảo toàn điện tích để giải bài tập sự điện li
- Bài tập trắc nghiệm Phương pháp bảo toàn điện tích để giải bài tập sự điện li
Sử dụng Phương pháp bảo toàn điện tích để giải bài tập sự điện li (hay, chi tiết)
Quảng cáoA. Phương pháp giải & Ví dụ minh họa
Nguyên tắc: Trong dung dịch tổng điện tích dương bằng tổng điện tích âm. Từ đó suy ra tổng mol điện tích dương bằng tổng mol điện tích âm.
Ví dụ minh họa
Bài 1: Cho 500 ml dung dịch X có các ion và nồng độ tương ứng như sau:
Na+ 0,6M ; SO42- 0,3M ; NO3- 0,1M ; K+ aM.
a) Tính a?
b) Tính khối lượng chất rắn khan thu được khi cô cạn dung dịch X.
c) Nếu dung dịch X được tạo nên từ 2 muối thì 2 muối đó là muối nào? Tính khối lượng mỗi muối cần hòa tan vào nước để thu được 1 lít dung dịch có nồng độ mol của các ion như trong dung dịch X.
Lời giải:
a. Áp dụng định luật bảo toàn điện tích ta có: 0,6.1 + a = 0,3.2 + 0,1.1 ⇒ a = 0,1
b. m = mNa+ + mK+ + mNO3- + mSO42- = 0,3.23 + 0,05.39 + 0,05.62 + 0,15.96 = 26,35 g.
c. Dung dịch được tạo từ 2 muối là Na2SO4 và KNO3
mNa2SO4 = 142.0,3 = 42,6 gam; mKNO3 = 0,1.101=10,1 gam.
Quảng cáoBài 2: Trong 2 lít dung dịch A chứa 0,2 mol Mg2+ ; x mol Fe3+ ; y mol Cl- và 0,45 mol SO42-. Cô cạn dung dịch X thu được 79 gam muối khan.
a/ Tính giá trị của x và y?
b/ Biết rằng để thu được A người ta đã hòa tan 2 muối vào nước. Tính nồng độ mol/lít của mỗi muối trong A.
Lời giải:
a/ Áp dụng định luật bảo toàn điện tích ta có:
2.0,2 + 3.x = 2.0,45 + y ⇒ 3x – y = 0,5 (1)
Cô cạn dung dịch được 79 gam muối khan:
0,2.24 + 56.x + 35,5.y + 0,45.96 = 79 ⇒ 56x + 35,5y = 31 (2)
Từ (1),(2) ta có: x = 0,3 và y = 0,4.
b/ Dung dịch A có 2 muối là: Fe2(SO4)3 và MgCl2
CM(Fe2(SO4)3) = 0,15 M; CM(MgCl2) = 0,2 M
Bài 3: Một dd Y có chứa các ion: Mg2+ (0,05 mol), K+ (0,15 mol), NO3- (0,1 mol), và SO42- (x mol). Khối lượng chất tan có trong ddY là.
A. 22, 5gam B. 25,67 gam. C. 20,45 gam D. 27,65 gam
Lời giải:
Áp dụng định luật bảo toàn điện tích ta có:
0,05.2+0,15.1 = 1.0,1 + y.2 ⇒ x = 0,075
m = 0,05.24 + 0,15.39 + 0,1.62 + 0,075.96 = 20,45 gam
Quảng cáoBài 4: Dung dịch A chứa 0,02 mol Cu2+, 0,03 mol K+, x mol Cl- và y mol . Tổng khối lượng muối tan trong A là 5,435 gam. Giá trị của x và y lần lượt là:
A.0,01 và 0,03. B. 0,05 và 0,01
C. 0,03 và 0,02. D. 0,02 và 0,05.
Lời giải:
Ta có: 0,02.2+0,03.1 = x.1 + y.2 (1)
- Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có:
m = 0,02.64 + 0,03.39 + 35,5.x + 96.y = 5,435 (2)
Giải hệ hai phương trình (1) và (2) ta được: x = 0,03; y = 0,02
Bài 5: Cho dd Ba(OH)2 dư vào 50 ml dd X chứa các ion:NH4+, SO42-, NO3- đun nóng thì có 11,65 gam kết tủa xuất hiện và có 4,48 lít khí Y thoát ra (đktc). Nồng độ mol mỗi muối trong dd X là:
A. (NH4)2SO4 1M; NH4NO3 2M.
B. (NH4)2SO4 1M; NH4NO3 1M.
C. (NH4)2SO4 2M; NH4NO3 2M.
D. (NH4)2SO4 1M; NH4NO3 0,5M.
Lời giải:
nBaSO4 = 11,65/233 = 0,05 mol; nNH3 = 4,48/22,4 = 0,2 mol
⇒ [NH4+] = 0,2/0,05 = 4 M; [SO42-] =0,05/0,05 = 1 M
Áp dụng định luật bảo toàn điện tích cho dung dịch X:
4 = 2.1 + x ⇒ x =2 M
Bài 6: Dung dịch X có chứa 5 ion: Mg2+, Ba2+, Ca2+, 0,1 mol Cl- và 0,2 mol NO3-Thêm dần V lít dung dịch K2CO3 1M vào X đến khi thu được lượng kết tủa lớn nhât. Giá trị của V là
A. 0,15 B. 0,3 C. 0,2 D. 0,25
Lời giải:
Vì cả 3 ion Mg2+, Ca2+ và Ba2+ đều tạo kết tủa với CO32- nên đến khi được kết tủa lớn nhất thì dung dịch chỉ chứa K+, Cl-, và NO3-. Ta có: nK+ = nCl- + nNO3- ⇒ nK2CO3 = 0,15 mol ⇒ V = 0,15 lít
Bài 7: Chia hỗn hợp X gồm 2 kim loại có hóa trị không đổi thành 2 phần bằng nhau. Phần 1: Hòa tan hoàn toàn bằng dung dịch HCl dư thu được 1,792 lít H2 (đktc). Phần 2: Nung trong không khí dư, thu được 2,84 gam hỗn hợp rắn chỉ gồm các oxit. Khối lượng hỗn hợp X là:
A. 1,56g B. 2,4g C. 1,8g D. 3,12g
Lời giải:
⇒ 2nO2- = 1.nCl- ; nCl- = nH+ = 2nH2 = 0,16 mol
⇒ nO2- = 0,16 /2 = 0,08 mol
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng cho phản ứng ở phần 2:
Moxit = mKl + mO ⇒ mKl = 2,84 – 0,08.16 = 1,56 gam
⇒ Khối lượng hỗn hợp X = 2.1,56 = 3,12 (gam)
Quảng cáoB. Bài tập trắc nghiệm
Bài 1: Trong một cốc nước chứa a mol Ca2+, b mol Mg2+, c mol Cl–, và d mol HCO3-. Lập biểu thức liên hệ giữa a, b, c, d
A. a + b = c + d B. 2a + 2b = c + d
C. 40a + 24b = 35,5c + 61d D. 2a + 2b = -c - d
Lời giải:
Đáp án: B
Bài 2: Một dung dịch X gồm 0,25 mol CO32- , 0,1 mol Cl; 0,2 mol HCO3- và x mol Na+. Khối lượng chất tan có trong dd X là.
A. 49,5 gam B. 49,15 gam C. 50,5 gam D. 62,7 gam
Lời giải:
Đáp án: B
Bài 3: Cho 200 ml dd X chứa các ion NH4+, K+, SO42-, Cl- với nồng độ tương ứng là 0,5M; 0,1M; 0,25M và a M. Biết rằng dd X được điều chế bằng cách hoà tan 2 muối vào nước. Khối lượng của 2 muối được lấy là
A. 6,6g (NH4)2SO4;7,45g KCl B.6,6g (NH4)2SO4;1,49g KCl
C. 8,7g K2SO4;5,35g NH4Cl D. 3,48g K2SO4;1,07g NH4Cl
Lời giải:
Đáp án: B
0,5.1 + 0,1.1 = 0,25.2 + a ⇒ a = 0,1 M ⇒ mMuối.
Bài 4: Một dung dịch chứa các ion : Cu2+ (0,02 mol), K+ (0,10 mol), NO 3-(0,05 mol) và SO42- (x mol). Giá trị của x là
A. 0,050. B. 0.070. C. 0,030. D. 0,045.
Lời giải:
Đáp án: D
Theo bảo toàn điện tích:
nCu2+ + nK+ = nNO3- + 2nSO42-
⇒ 2.0,02 + 0,1 = 0,05 + 2x ⇒ x = 0,045 (mol)
Bài 5: Một dung dịch chứa Mg2+ (0,02 mol), K+ (0,03 mol) , Cl- (0,04 mol) và ion Z (y mol). Ion Z và giá trị của y là
A. NO3- (0,03). B. CO32- (0,015). C. SO42- (0,01). D. NH4+ (0,01)
Lời giải:
Đáp án: A
Gọi điện tích của ion Z là x, số mol là y
Theo bảo toàn điện tích: 2nMg2+ + nK+ + (-1)na + xy = 0
⇒ xy = -0,03
Vậy Z là anion
Đáp án phù hợp là A: x = -1, y = 0,03 mol. Anion là
Nếu x = -2, y = 0,015 mol, anion là CO32- loại, vì ion này tạo kết tủa với Mg2+
Bài 6: Dung dịch X gồm: 0,09 mol Cl- ,0,04 mol Na+ , a mol Fe3+ và b mol SO42-. Khi cô cạn X thu được 7,715 gam muối khan. Giá trị của a và b lần lượt là
A. 0.05 và 0,05. B. 0,03 và 0,02.
C. 0,07 và 0,08. D. 0,018 và 0,027.
Lời giải:
Đáp án: B
Theo bảo toàn điện tích: 3a + 0,04 = 0,09 + 2b (1)
Theo bảo toàn khối lượng: 56a + 0,04.23 + 0,09.35,5 + 96b = 7,715 (2)
Giải hệ (1) và (2) ⇒ a = 0,03 và b = 0,02
Bài 7: Hoàn toàn 10g hỗn hợp X gồm Mg và Fe bằng dung dịch HCl 2M. Kết thúc thí nghiệm thu được dung dịch Y và 5,6 lit khí H2 (đktc). Để kết tủa phản ứng hoàn toàn với dung dịch Y cần vừa đủ 300ml NaOH 2M. Thể tích dung dịch HCl đã dùng là:
A. 0,2 lít B. 0,24 lít C. 0,3 lít D. 0,4 lít
Lời giải:
Đáp án: C
nNa+ = 0,3.0,2 = 0,6 mol
Dd sau phản ứng: Na+ và Cl-. Áp dụng định luật bảo toàn điện tích cho dung dịch này ta có: nNa+ = nCl- = 0,6 mol ⇒ V = 0,6/0,2 = 0,3 lít
Bài 8: Cho hỗn hợp X gồm x mol FeS2 và 0,045 mol Cu2S tác dụng vừa đủ với HNO3 loãng, đun nóng thu được dung dịch chỉ chứa muối sunfat của các kim loại. Và giải phóng khí NO duy nhất. Giá trị của x là
A. 0,045 B. 0,09. C. 0,135. D. 0,18.
Lời giải:
Đáp án: B
DD sau phản ứng chứa:Fe3+: x mol; Cu2+: 0,09; SO42-: (x + 0,045) mol
- Áp dụng định luật bảo toàn điện tích cho dd sau phản ứng ta có:
3x + 2.0,09 = 2(x + 0,045) → x = 0,09
Xem thêm các dạng bài tập Hóa học lớp 11 có trong đề thi Tốt nghiệp THPT khác:
- Dạng 1: Bài tập lý thuyết về sự điện li, chất điện li, viết phương trình điện li
- Dạng 3: Phương pháp tính pH
- Dạng 4: Các dạng bài tập về sự điện li
- Dạng 5: Dạng bài tập Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch
- Dạng 6: Phản ứng thủy phân muối
- 100 câu trắc nghiệm Sự điện li có lời giải (cơ bản - phần 1)
- Tài liệu cho giáo viên: Giáo án, powerpoint, đề thi giữa kì cuối kì, đánh giá năng lực, thi thử THPT, HSG, chuyên đề, bài tập cuối tuần..... độc quyền VietJack, giá hợp lí
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
- Trọng tâm Toán - Văn- Anh- Lý -Hoá lớp 10 (từ 99k )
- Trọng tâm Toán - Văn- Anh- Lý -Hoá lớp 11 (từ 99k )
- 30 đề DGNL Bách Khoa, DHQG Hà Nội, tp. Hồ Chí Minh 2025 (cho 2k7) (từ 119k )
ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 11
Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official
Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85
Từ khóa » Các Bài Tập Về Phương Pháp Bảo Toàn điện Tích
-
30 Bài Tập Về Bảo Toàn điện Tích Có Lời Giải (phần 1)
-
Giải Bài Tập Hóa Bằng Phương Pháp Bảo Toàn điện Tích
-
PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP BẢO TOÀN ĐIỆN TÍCH - HÓA 11
-
Định Luật Bảo Toàn điện Tích - Dạng Bài Tập Thường Gặp Trong đề Thi
-
Áp Dụng định Luật Bảo Toàn điện Tích Giải Bài Tập Hóa Học Vô Cơ
-
Dạng 2: Phương Pháp Bảo Toàn điện Tích Và Cách Giải
-
Bài Tập Phương Pháp Bảo Toàn điện Tích
-
Phương Pháp Bảo Toàn điện Tích (hay Và đầy đủ)
-
Phương Pháp Bảo Toàn điện Tích- Lớp 11– Thầy Phạm Thanh Tùng
-
Phương Pháp Bảo Toàn điện Tích Trong Hóa Học Hay, Chi Tiết, Có Lời ...
-
Phương Pháp Bảo Toàn điện Tích Giải Bài Tập Trắc Nghiệm Hóa Học
-
Phương Pháp Bảo Toàn điện Tích Giải Nhanh Bài Tập Hóa Học THPT
-
Phương Pháp Bảo Toàn điện Tích – Hóa 11 – GV Đặng Xuân Chất
-
Sử Dụng Phương Pháp Bảo Toàn điện Tích Trong Giải Bài Tập Hóa Học ...