home HOME close
- ENGLISH
- CHINESE
- JAPANESE
- VIETNAMESE
- THAI
- INDONESIAN
- ARABIC
- UZBEK
- MONGOLIAN
- BANGLADESH
- NEPAL
- CAMBODIA
Menu Open VIETNAMESE
Sử dụng phương tiện giao thông công cộng - Việc quản lý an toàn tàu điện ngầm được tiến hành thế nào?
- Việc quản lý vận hành an toàn được thực hiện thế nào?
- Không được thực hiện các hành vi này trên tàu điện ngầm!
Việc quản lý an toàn tàu điện ngầm được tiến hành thế nào? Quản lý an toàn tàu điện ngầm và các cơ sở vật chất liên quan - Trong trường hợp muốn vận hành tàu điện ngầm hoặc quản lý cơ sở vật chất của tàu điện ngầm thì người vận hành tàu điện ngầm và người quản lý cơ sở vật chất tàu điện ngầm (sau đây gọi là "người vận hành tàu điện ngầm v.v…", ngoại trừ người vận hành đường sắt chuyên dụng) phải được trang bị hệ thống mang tính hữu cơ liên quan đến quản lý an toàn tàu điện ngầm và cơ sở vật chất liên quan (sau đây gọi là "hệ thống quản lý an toàn") như nguồn nhân lực, cơ sở vật chất, tàu, trang thiết bị, trình tự vận hành, đào tạo huấn luyện và kế hoạch ứng phó khẩn cấp; đồng thời phải nhận được phê duyệt của Bộ trưởng Địa chính và Giao thông (Nội dung chính Khoản 3 và Khoản 1 Điều 7 「Luật an toàn đường sắt」). · Người vận hành tàu điện ngầm hoặc quản lý cơ sở vật chất của tàu điện ngầm mà không được phê duyệt hệ thống quản lý an toàn thì sẽ bị xử lý phạt tiền tối đa 30 triệu won hoặc phạt tù tối đa 3 năm (Điểm 1 Khoản 2 Điều 79 「Luật an toàn đường sắt」). Người được phê duyệt hệ thống quản lý an toàn bằng cách gian dối hoặc các biện pháp bất chính khác sẽ bị xử lý phạt tiền tối đa 20 triệu won hoặc phạt tù tối đa 2 năm (Điểm 1 Khoản 3 Điều 79 「Luật an toàn đường sắt」). - Trong trường hợp muốn vận hành tàu điện ngầm hoặc quản lý cơ sở vật chất của tàu điện ngầm thì người vận hành tàu điện ngầm v.v. phải liên tục duy trì hệ thống quản lý an toàn đã được phê duyệt theo các quy định trên (Khoản 1 Điều 8 「Luật an toàn đường sắt」). · Người gây ra trở ngại rõ ràng và nghiêm trọng cho việc vận hành tàu điện ngầm hoặc quản lý cơ sở vật chất tàu điện ngầm sẽ bị xử lý phạt tiền tối đa 20 triệu won hoặc phạt tù tối đa 2 năm (Điểm 2 Khoản 3 Điều 79 「Luật an toàn đường sắt」).
<Hãy ứng phó như sau khi phát sinh tình huống khẩn cấp như hỏa hoạn!> · Nếu có khói xuất hiện hoặc đám cháy phát sinh tại ga tàu điện ngầm thì hãy thông báo ngay lập tức cho nhân viên nhà ga bằng máy bộ đàm nội bộ liên lạc khẩn cấp ở khu vực lên xuống tàu. · Hãy đi lánh nạn một cách bình tĩnh theo hướng dẫn của nhân viên nhà ga. √ Lánh nạn trên mặt đất: Xếp hàng dọc cầu thang theo đường đèn sáng để lánh nạn. Di chuyển với tư thế hạ thấp, bịt miệng bằng khăn hoặc tay áo ướt. √ Lánh nạn ở đường hầm: Đi lánh nạn theo đường ray sau khi mở cửa ra vào đường ra ở phía cuối nơi lên xuống tàu. Di chuyển với tư thấp hạ thấp, bịt miệng bằng khăn hoặc tay áo ướt. · Có thể xem các nội dung chi tết về cách sử dụng bình dập lửa tại nhà ga, mặt nạ phòng độc chống vũ khí hóa học, sinh học và phóng xạ, đèn chiếu sáng khẩn cấp, máy bộ đàm nội bộ liên lạc khẩn cấp tại <Blog chính thức của Tổng công ty giao thông Seoul>. <Nguồn: Blog chính thức của Tổng công ty giao thông Seoul>
Việc quản lý vận hành an toàn được thực hiện thế nào? Tạm dừng vận hành tàu điện ngầm - Trường hợp thuộc một trong số các mục dưới đây, có thể sẽ bị tạm dừng vận hành tàu điện ngầm nếu được ghi nhận là có gây trở ngại cho việc vận hành tàu an toàn (Khoản 1 Điều 40 「Luật an toàn đường sắt」). · Trường hợp dự kiến sẽ phát sinh thiệt hại hay đã phát sinh thiệt hại do thiên tai hoặc điều kiện thời tiết xấu như động đất, bão, mưa lớn, bão tuyết · Trường hợp dự kiến sẽ phát sinh hoặc đã phát sinh trở ngại nghiêm trọng cho việc vận hành tàu điện khác
Cấm mang theo vật gây nguy hiểm lên tàu - Bất kỳ ai cũng không được mang theo các chất hoặc vật có nguy cơ sẽ gây hại hoặc gây hại cho hành khách như vũ khí, chất nổ, chất hóa học gây hại hoặc chất có tính dẫn lửa cao (sau đây gọi là "vật gây hại") lên tàu (Điều 42 「Luật an toàn đường sắt」 và Khoản 1 Điều 78 「Quy tắc thi hành Luật an toàn đường sắt」). 1. Chất nổ 2. Khí ga áp lực cao 3. Dung dịch dễ cháy 4. Chất dễ cháy 5. Chất có tính ôxy hóa 6. Các loại chất độc như chất dễ làm lan truyền mầm bệnh, chất độc 7. Chất phóng xạ 8. Chất có tính ăn mòn có thể gây hại nặng nề cho tổ chức của sinh vật thể hoặc gây tổn hại về mặt vật chất cho bản thân đoàn tàu. 9. Chất gây mê mang đến sự khó chịu hoặc đau đớn cực độ, khiến nhân viên trên tàu không thể làm việc bình thường được. 10. Súng, đao kiếm và các loại hung khí tương tự 11. Các chất có thể làm tổn hại về mặt vật chất cho hàng hóa được chất xếp lên tàu hoặc gây hại cho người do sự biến đổi hóa học ngoài các chất từ 1. đến 10. - Nhân viên đường sắt có thể di chuyển hoặc loại bỏ các vật gây hại và người mang theo chúng ra khỏi tàu (Điểm 1 Điều 50 「Luật an toàn đường sắt」) - Người mang theo hoặc chất xếp chất gây hại lên tàu mà không có lý do chính đáng sẽ bị phạt tiền tối đa 20 triệu won hoặc phạt tù tối đa 2 năm (Điểm 16 Khoản 3 Điều 79 「Luật an toàn đường sắt」).
Kiểm tra an nình để đảm bảo an toàn cho hành khách - Cán bộ quản lý Cảnh sát tư pháp đặc biệt ngành đường sắt có thể thực hiện kiểm tra an ninh đối với hành lý và đồ vật mang theo, thân thể của người lên tàu trong trường hợp cần thiết nhằm bảo vệ cơ sở vật chất của tàu điện ngầm và việc vận hành tàu an toàn (Khoản 1 Điều 48.2 「Luật an toàn đường sắt」). · Trong khi thực thi công việc quản lý, cảnh sát tư pháp đặc biệt ngành đường sắt có thể sử dụng trang thiết bị chuyên dụng như còng số tám, dây trói, súng hơi ga, súng sốc điện, dùi cui, v.v. trong mức giới hạn được đánh giá là hợp lý nếu có lý do chính đáng được công nhận là cần thiết để tiến hành nhiệm vụ theo như điều trên (Khoản 1 và Khoản 2 Điều 48.5 「Luật an toàn đường sắt」). · Nhân viên đường sắt có thể đưa người không chịu tuân theo việc kiểm tra an ninh trên ra khỏi tàu hoặc ga tàu (Điểm 6 Điều 50 「Luật an toàn đường sắt」).
Tuân theo chỉ thị công việc của nhân viên đường sắt - Trường hợp sử dụng tàu hoặc cơ sở vật chất tàu điện ngầm thì phải tuân theo chỉ thị công việc của nhân viên đường sắt nhằm duy trì trật tự và bảo đảm an toàn đường sắt (Khoản 1 Điều 49 「Luật an toàn đường sắt」). · Nhân viên đường sắt có thể đưa người không tuân theo chỉ thị công việc của mình ra khỏi tàu hoặc ga tàu (Điểm 7 Điều 50 「Luật an toàn đường sắt」). · Người không tuân theo chỉ thị công việc của nhân viên đường sắt có thể bị phạt hành chính tối đa 10 triệu won (Điểm 14 Khoản 1 Điều 82 「Luật an toàn đường sắt」). - Bất kỳ ai cũng không được cản trở việc thi hành nhiệm vụ của nhân viên đường sắt bằng cách bạo hành hay uy hiếp (Khoản 2 Điều 49 「Luật an toàn đường sắt」). · Nhân viên đường sắt có thể đưa người cản trở việc thi hành nhiệm vụ của mình ra khỏi tàu hoặc ga tàu (Điểm 7 Điều 50 「Luật an toàn đường sắt」). · Người cản trở việc thi hành nhiệm vụ của nhân viên đường sắt bằng cách bạo hành hay uy hiếp sẽ bị phạt tiền tối đa 5 triệu won hoặc bị phạt tù tối đa 5 năm (Khoản 1 Điều 79 「Luật an toàn đường sắt」).
Không được thực hiện các hành vi này trên tàu điện ngầm! Không được thực hiện các hành vi sau trên tàu điện (Khoản 1 Điều 47 「Luật an toàn đường sắt」, Điều 79 và Điều 80 「Quy tắc thi hành Luật an toàn đường sắt」). 1. Hành vi ra vào địa điểm cấm hành khách lai vãng như phòng điều khiển, phòng máy, phòng phát điện, phòng phát thanh mà không có lý do chính đáng 2. Hành vi vận hành các thiết bị hoặc dụng cụ của tàu đường sắt như mở cửa ra vào dùng khi lên xuống tàu ở mặt trước tàu hoặc ấn vào nút dừng khẩn cấp khi tàu đang chạy mà không có lý do chính đáng 3. Hành vi ném các đồ vật có nguy cơ sẽ gây nguy hiểm cho người ở bên ngoài tàu ra ngoài 4. Hành vi hút thuốc lá 5. Hành vi gây hổ thẹn về mặt giới tính cho hành khách và nhân viên đường sắt 6. Hành vi uống nước thuốc hoặc rượu rồi gây hại cho người khác 7. Hành vi mang theo động thực vật có nguy cơ gây hại cho hành khách mà không thực hiện các biện pháp xử lý an toàn 8. Hành vi lên tàu của người mang bệnh truyền nhiễm theo luật định mà không có sự cho phép của nhân viên đường sắt 9. Hành vi gây khó chịu cho hành khách như bán hàng, phân phát sản phẩm hoặc diễn thuyết, khuyên bảo, hay yêu cầu quyên góp mà không được sự cho phép của nhân viên đường sắt - Trong trường hợp cần thiết, người lái tàu, nhân viên phục vụ trên tàu, nhân viên phục vụ tại nhà ga có thể ghi âm, ghi hình hoặc chụp ảnh hành vi bị cấm và ngăn chặn hành vi bị cấm đối với người đã thực hiện các hành vi bị cấm ở trên (Khoản 2 Điều 47 「Luật an toàn đường sắt」).
Sẽ có thể bị xử phạt như thế này. - Nhân viên đường sắt có thể loại bỏ hoặc đưa vật hay người có hành vi bị cấm trên ra khỏi tàu hoặc ga tàu (Điểm 4 Điều 50 「Luật an toàn đường sắt」). - Vi phạm phần 1. và 3. trên; phạt tiền hành chính tối đa 5 triệu won đối với người có hành vi ném đồ vật ra khỏi tàu và tự ý ra vào nơi cấm hành khách ra vào (Điểm 8 Khoản 2 Điều 82 「Luật an toàn đường sắt」). - Vi phạm phần 2. trên; phạt tù tối đa 2 năm hoặc phạt tiền (hình sự) tối đa 20 triệu won đối với người nhấn nút dừng khẩn cấp hoặc mở cửa thang máy khi xe đang vận hành (Điểm 18 Khoản 3 Điều 79 「Luật an toàn đường sắt」). - Vi phạm phần 4. trên, phạt tiền hành chính tối đa 1 triệu won đối với trường hợp hút thuốc trên tàu (Điểm 2 Khoản 4 Điều 82 「Luật an toàn đường sắt」). - Vi phạm phần 5. trên, phạt tiền (hình sự) tối đa 5 triệu won cho trường hợp có hành vi gây xấu hổ về tính dục (Khoản 5 Điều 79 「Luật an toàn đường sắt」). - Vi phạm phần 6. trên, phạt tù tối đa 1 năm hoặc phạt tiền (hình sự) tối đa 10 triệu won cho trường hợp uống rượu, sử dụng ma túy và có hành vi gây hại cho người khác (Điểm 12 Khoản 4 Điều 79 「Luật an toàn đường sắt」). - Vi phạm phần 7. bên trên, phạt tiền hành chính tối đa 500,000 won cho trường hợp gây tổn hại đến hành khách hoặc người khác (Điểm 2 Khoản 5 Điều 82 「Luật an toàn đường sắt」). go top
- Copyright(c)1997-2023 Ministry of Government Legislation. All rights reserved.
- creativecommons