Sử Dụng Sơ đồ Tư Duy Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Dạy Học Môn địa Lí ...
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ >>
- Cao đẳng - Đại học >>
- Khoa học xã hội
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.68 MB, 18 trang )
1. MỞ ĐẦU1.1. Lí do chọn đề tàiTrong tất cả các môn học, môn Địa lí là môn học cần nhiều đến bản đồ, vì“Đặc trưng của địa lí là bản đồ”, bản đồ vừa là phương tiện để khai thác kiếnthức, vừa là phương tiện để minh hoạ cho bài học.Bên cạnh bản đồ thì lược đồ và biểu đồ cũng là một phương tiện dạy học cóhiệu quả trong môn Địa lí.Tuy nhiên, để bộ môn Địa lí thêm phần hấp dẫn đối với học sinh, tôi đãmạnh dạn sử dụng thêm một phương tiện dạy học tích cực, đó là “sơ đồ tư duy”.Việc sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học đã thực sự đem lại những kết quảkhả quan, nó không những giúp học sinh phát triển kỹ năng tư duy, sáng tạo màcòn rèn luyện ở các em kĩ năng làm việc độc lập, làm việc nhóm, kĩ năng trình bày,giải quyết vấn đề…và hơn hết, nó làm cho các em hứng thú và yêu thích bộ mônĐịa lí hơn.Vậy sơ đồ tư duy là gì? sử dụng sơ đồ tư duy vào giảng dạy như thế nào chocó hiệu quả? có nhất thiết bài nào cũng sử dụng được sơ đồ tư duy không? Đó làcâu hỏi không phải giáo viên nào cũng có thể trả lời được.Qua thực tiễn giảng dạy, áp dụng sơ đồ tư duy vào dạy học môn Địa lí lớp 11,tôi đã đúc kết được một số kinh nghiệm. Từ đó, tôi đã mạnh dạn viết sáng kiếnkinh nghiệm: “Sử dụng sơ đồ tư duy nhằm nâng cao hiệu quả dạy học môn Địalí lớp 11”, xin chia sẻ cùng bạn bè, đồng nghiệp, hi vọng sẽ hữu ích cho các giáoviên dạy Địa lí.1.2. Mục đích nghiên cứuVới mong muốn xây dựng những tiết học sôi nổi, tạo hứng thú học tập, kíchthích tư duy sáng tạo, chủ động của học sinh. Đặc biệt, khi sử dụng sơ đồ tư duytrong giảng dạy đã tạo nên những ấn tượng về các nội dung học tập rõ nét và sâusắc.Nghiên cứu vấn đề này nhằm các mục đích cụ thể sau:1. Tăng cường gợi mở, hướng học sinh tập trung vào hoạt động học. Qua đógiúp học sinh dễ dàng tiếp thu kiến thức và nhận biết các hiện tượng địa lý mộtcách trực quan sinh động, từ đó học sinh tích cực chủ động trong lĩnh hội tri thức.2. Bản thân có điều kiện trau dồi thêm kinh nghiệm trong giảng nhằm truyềnđạt kiến thức tốt hơn và việc tiếp thu của học sinh đạt hiệu quả cao hơn.3. Các giải pháp đề cập trong sáng kiến kinh nghiệm của tôi mang tính thiếtthực gắn với bài giảng môn địa lý lớp 11, chứ không mang tính lý luận hay chungcho nhiều môn học.4. Kết quả của sáng kiến kinh nghiệm nếu được vận dụng rộng rãi trong dạyhọc nó không chỉ góp phần đổi mới phương pháp dạy học mà còn phát huy tínhtích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập của học sinh, mặt khác còn rèn luyện kĩnăng quan sát, phân tích tư duy Địa lý lôgic cho học sinh. Đồng thời nó còn gópphần trau rồi kiến thức, kỹ năng trong dạy học cho mỗi giáo viên.1.3. Đối tượng nghiên cứu- Đề tài này sẽ nghiên cứu và tổng kết về các bước thực hiện việc xây dựng,sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học địa lý lớp 11.11.4. Phương pháp nghiên cứu1.4.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận- Tìm hiểu phương pháp của các nhà giáo dục về vấn đề có liên quan đến đềtài.- Dựa trên những kiến thức về internet, các phần mềm và xử lí các bài giảng- Dựa trên những quan điểm của giáo dục: Lấy người học làm trung tâm nhằmphát huy các tố chất và gây hứng thú tiếp nhận kiến thức cho học sinh.1.4.2. Phương pháp thống kê xử lý số liệu- Tiến hành kiểm tra thực nghiệm ở một lớp để kiểm chứng các biện pháp sưphạm, trên cơ sở đó rút ra kết luận khoa học.- Nếu vận dụng các biện pháp theo đúng yêu cầu đề tài nêu ra sẽ nâng cao chấtlượng bài giảng, gây hứng thú khi tiếp nhận kiến thức cho học sinh, góp phần nângcao hiệu quả chất lượng dạy và học môn địa lý khối 11.22. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệmViệc phát triển tư duy cho học sinh và giảng dạy kiến thức về thế giới xungquanh luôn là một trong những ưu tiên hàng đầu của những người làm công tácgiáo dục. Nhằm hướng học sinh có cách thức học tập tích cực và tự chủ, chúng takhông chỉ cần giúp các em khám phá các kiến thức mới mà còn phải giúp các emhệ thống được những kiến thức đó. Việc xây dựng được một “hình ảnh” thể hiệnmối liên hệ giữa các kiến thức sẽ mang lại những lợi ích đáng quan tâm về cácmặt: ghi nhớ, phát triển nhận thức, tư duy, óc tưởng tượng và khả năng sáng tạo…Một trong những công cụ hết sức hữu hiệu để tạo nên các “hình ảnh liên kết” là sơđồ tư duy [1].Vậy “sơ đồ tư duy” là gì? Sơ đồ tư duy (hay bản đồ tư duy) là một kĩ thuậthình hoạ, có đường nét, màu sắc, từ ngữ, hoạt động dựa trên sự tưởng tượng và kếtnối. Sơ đồ tư duy giúp chúng ta tự do suy nghĩ và phát huy tiềm năng sáng tạotrong mỗi con người chúng ta.Về lịch sử, con người sử dụng sơ đồ tư duy đã có cách đây hàng thế kỷ,nhằm hỗ trợ trong việc học tập, tư duy, ghi nhớ, giải quyết vấn đề, báo cáo,…,nhưng Tony Buzan được cho là người đầu tiên đưa ra sơ đồ tư duy hiện đại vàonăm 1960. Ông cho rằng, những cách ghi chép cũ bắt buộc mọi người phải đọc từtrái sang phải rồi từ trên xuống dưới, trong khi người đọc thường đọc cả trangkhông theo một trật tự tuyến tính nào cả, vì thế ông cải biến nó. Theo phương phápcải tiến của Tony Buzan, sơ đồ tư duy sẽ có cấu tạo như một “cái cây” (nằm chínhgiữa), xung quanh có nhiều nhánh lớn khác nhau. “Cái cây” ở giữa sơ đồ là một ýtưởng chính hay hình ảnh trung tâm, nối với nó là các nhánh lớn thể hiện các vấnđề liên quan rất quan trọng với ý tưởng chính. Các nhánh lớn này tiếp tục đượcphân thành nhiều nhánh nhỏ, rồi nhánh nhỏ hơn, nhánh nhỏ hơn nữa nhằm thể hiệnchủ đề kiến thức ở mức độ sâu hơn. Sự phân nhánh cứ thế tiếp tục và các kiếnthức, hình ảnh luôn được nối kết với nhau. Sự liên kết này tạo ra một “bức tranhtổng thể” mô tả ý tưởng trung tâm của người dạy (hay người học) một cách đầy đủvà rõ ràng nhất [2].Như vậy, trên thế giới việc sử dụng sơ đồ tư duy đã được nghiên cứu, hệthống hóa và sử dụng một cách phổ biến.Ở Việt Nam, những năm gần đây, sơ đồ tư duy mới được biết đến nhưng nóđã thực sự thổi một luồng gió mới vào công tác dạy và học, tạo ra sự hào hứngkhông chỉ trong học sinh mà cả trong giáo viên.Đối với học sinh, khi các em muốn xây dựng một sơ đồ tư duy thì các emphải sử dụng hết tất cả các kĩ năng quan sát, kĩ năng đọc, phân tích tài liệu, đặc biệtlà kĩ năng tư duy (gồm các thao tác phân tích, tổng hợp, so sánh, trừu tượng hoá,khái quát hoá) và cuối cùng là kĩ năng vẽ. Trong khi vẽ sơ đồ tư duy để thể hiệnmối liên hệ giữa các kiến thức thì các em còn tưởng tượng, sáng tạo ra các cách thểhiện khác nhau, cách phối hợp màu sắc để nhấn mạnh các kiến thức quan trọng đểkhi nhìn vào sơ đồ sẽ gây ấn tượng mạnh làm cho não nhớ nhanh mà không cầnhọc thuộc nhiều lần [3].Tóm lại, sơ đồ tư duy là phương pháp dễ nhất để chuyển tải thông tin vào bộ3não rồi đưa thông tin ra ngoài bộ não. Nó là một phương tiện ghi chép đầy tínhsáng tạo và rất hiệu quả theo đúng nghĩa của nó.2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệmLà một giáo viên đứng lớp nhiều năm, bản thân tôi cũng như nhiều giáo viênkhác nhận thấy rằng: học sinh ở trường sở tại tôi đang giảng dạy nói riêng và đa sốhọc sinh Việt Nam nói chung có nhiều điểm yếu, mà nguồn gốc của những điểmyếu này chính là ở phương pháp dạy học “thụ động” một chiều, “thầy đọc - tròchép” trước đây. Có thể kể ra một vài điểm yếu sau:Điểm yếu thứ nhất là kĩ năng thuyết trình, chỉ trừ một số em có năng khiếubẩm sinh, thì đa số học sinh có kĩ năng thuyết trình rất yếu. Các em thường khôngtự tin, rất ngại và lúng túng khi đứng trước đám đông, điều này đã hạn chế sự bộclộ năng khiếu của mỗi em.Điểm yếu thứ hai là kĩ năng làm việc nhóm, do tâm lí ỷ lại, dựa dẫm, nên kếtquả làm việc nhóm (nhóm 4 người trở lên) của học sinh thường rất hạn chế, khôngphát huy được năng lực tổng hợp của cả nhóm, mà chỉ là kết quả làm việc của mộtđến hai em.Điểm yếu thứ ba là khả năng khái quát hoá vấn đề, cho các em học thuộc bàithì có thể các em học rất nhanh vì đa số là học vẹt, học lí thuyết là chính, còn kĩnăng khái quát hoá, tổng hợp kiến thức thì rất yếu, bởi các em chưa nắm được bảnchất của vấn đề.Điểm yếu thứ tư là kĩ năng tư duy, sáng tạo; chính vì tâm lí ỷ lại, cùng vớicách học thụ động đã phần nào hạn chế khả năng tư duy, sáng tạo của các em….Ý thức được những điểm yếu này của học sinh và trách nhiệm của bản thâncần phải rèn luyện, khắc phục những điểm yếu này cho các em. Cho nên, trong quátrình giảng dạy, tôi luôn đổi mới phương pháp dạy học, tăng cường sử dụng cácphương pháp dạy học tích cực, kết hợp với sử dụng các phương tiện dạy học hiệnđại, kết quả đạt được cũng rất khả quan.Tuy nhiên, với đặc thù bộ môn Địa lí là một môn khoa học xã hội, khốilượng kiến thức rất lớn nên không thể tránh khỏi là học sinh phải học thuộc lòng vànhớ máy móc. Chính vì vậy, tôi luôn băn khoăn, làm thế nào để các em ít phải họcthuộc bài mà vẫn nắm được cốt lõi của bài học, đồng thời hạn chế đến mức thấpnhất những điểm yếu của các em (như đã trình bày ở trên) và hơn hết là làm thếnào để các em yêu thích bộ môn Địa lí hơn.Trong quá trình tìm kiếm giải pháp, tôi đã đọc được cuốn sách “How tomind Map - Lập sơ đồ tư duy” của tác giả Tony Buzan, chính cuốn sách này đã làmtôi nảy ra sáng kiến là sử dụng sơ đồ tư duy vào tiết dạy Địa lý. Cụ thể, tôi đã ápdụng sơ đồ tư duy vào trong các tiết dạy Địa lí lớp 11 (chương trình chuẩn). Kếtquả đạt được đã làm tôi thực sự bất ngờ vì nó đã tạo ra sự hứng thú cao độ tronghọc sinh, các điểm yếu của các em phần nào đã được cải thiện đáng kể.Vậy làm thế nào để lập được một sơ đồ tư duy? Giáo viên và học sinh cầnchuẩn bị những gì?2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề2.3.1. Cách thức để lập một sơ đồ tư duy2.3.1.1. Các yêu cầu đối với giáo viên và học sinh4* Đối với giáo viênGiáo viên cần có kiến thức cơ bản về sơ đồ tư duy, nên đọc cuốn sách “Howto mind map - Lập sơ đồ tư duy” của Tony Buzan (NXB tổng hợp thành phố HồChí Minh). Giáo viên cũng cần tiến hành tự vẽ một số sơ đồ tư duy trước để cókinh nghiệm hướng dẫn cho học sinh. Để thuận lợi hơn, tôi đã trực tiếp giới thiệucho các em về cuốn sách này để các em photo lại hoặc tìm mua để học.* Đối với học sinhHọc sinh cần chuẩn bị kiến thức muốn thể hiện trên sơ đồ, một số dụng cụđể lập sơ đồ như giấy trắng cỡ A4 hoặc A3 hoặc mặt sau của tờ lịch treo tường; bútchì, bút chì màu, thước, bút, tẩy,….Và cuối cùng là trí tưởng tượng cũng như sựsáng tạo của các em.2.3.1.2. Các bước cơ bản để lập một sơ đồ tư duyVẽ trung tâm: trung tâm sơ đồ là nội dung chính cần thể hiện. Tuy nhiên,chúng ta cần dùng một hình ảnh hay một bức tranh để thể hiện cho ý tưởng trungtâm , nó giúp người vẽ sử dụng trí tưởng tượng của mình và tập trung hơn vàođiểm quan trọng, đặc biệt nó làm bộ não phấn chân lên. Ngoài ra nên dùng màu sắcđể vẽ. [4].Tạo các nhánh sơ đồ và nối với trung tâm: Từ trung tâm chúng ta tỏa ra cácnhánh chính là những ý lớn của nội dung. Từ mỗi nhánh cấp 1 chúng ta lại tạo ranhánh cấp 2, cấp 3, cấp 4,….dựa vào nội dung của nhánh đó. Cuối cùng, chúng tacó nội dung với các mối liên hệ thể hiện đầy đủ và chính xác trên sơ đồ. [5].Ví dụ: Bài 5 - Tiết 1. Một số vấn đề của Châu phi (Địa lí 11)Ý trung tâm của sơ đồ là dòng chữ : Một số vấn đề của Châu Phi. Từ ý trungtâm của sơ đồ chúng ta toả ra các nhánh chính (nhánh cấp 1) là những ý lớn củanội dung. Từ mỗi nhánh cấp 1 chúng ta lại tạo ra các nhánh cấp 2, cấp 3, cấp 4,…dựa vào nội dung của nhánh đóCó thể minh hoạ bằng hình vẽ sau:BÀI 5- TIẾT 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA CHÂU PHI52.3.1.3. Những lưu ý khi vẽ sơ đồ tư duy- Luôn dùng hình ảnh, màu sắc để nhấn mạnh các nội dung quan trọng.- Chỉ dùng mỗi từ khoá trong mỗi dòng. Vì sao? Vì các từ khoá mang lại chosơ đồ tư duy nhiều sức mạnh và khả năng linh hoạt cao. Mỗi từ hay những hìnhảnh đơn lẻ giống như cấp số nhân, mang đến cho sự liên tưởng và liên kết của nódiện mạo đặc biệt.- Vẽ nhiều đường cong hơn đường thẳng.- Có thể vẽ bằng các hình tượng khác nhau mà vẫn thể hiện được các mốiquan hệ.Ví dụ: bài 5 - tiết 2. Một số vấn đề của Mĩ La Tinh (Địa lí 11)BÀI 5- TIẾT 2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA MỸ LA TINH2.4. Sử dụng có hiệu quả sơ đồ tư duy trong các tiết dạy Địa lí lớp 11Đối với môn Địa lí lớp 11, có thể sử dụng sơ đồ tư duy để kiểm tra bài cũ,hỗ trợ dạy học kiến thức mới, củng cố kiến thức sau mỗi tiết học, hệ thống hoákiến thức trong tiết ôn tập.Tuy nhiên, giáo viên cần vận dụng linh hoạt sơ đồ tư duy vào bài dạy, khôngnhất thiết bài nào cũng có thể sử dụng được sơ đồ tư duy (có những bài chỉ sử dụngsơ đồ tư duy vào một mục lớn hoặc có những bài không thể sử dụng sơ đồ tư duyđược). Nói chung, tuỳ thuộc vào nội dung của từng bài, điều kiện học tập, đốitượng học sinh…mà giáo viên sử dụng sơ đồ tư duy cho có hiệu quả.2.4.1. Sử dụng sơ đồ tư duy để kiểm tra bài cũ- Đối với một số bài học có sơ đồ tư duy tương đối đơn giản thì:+ Cách 1: Giáo viên có thể kiểm tra bài cũ bằng cách vẽ sơ đồ tư duy lênbảng, sau đó yêu cầu học sinh hoàn thiện và trình bày kiến thức bằng sơ đồ tư duy.+ Cách 2: Giáo viên có thể chuẩn bị một sơ đồ tư duy, sau đó yêu cầu họcsinh trình bày nội dung yêu cầu lên sơ đồ tư duy.6Ví dụ: Trình bày các biểu hiện chủ yếu của toàn cầu hóa kinh tế. Xu hướng toàncầu hóa kinh tế dẫn đến những hệ quả gì?XU HƯỚNG TOÀN CẦU HÓA, KHU VỰC HÓA KINH TẾ (BÀI 2)2.4.2. Sử dụng sơ đồ tư duy để hỗ trợ dạy học kiến thức mớiMột số hoạt động dạy học trên lớp với sơ đồ tư duy:Hoạt động 1: Học sinh lập sơ đồ tư duy theo nhóm hay cá nhân với gợi ý của giáoviên.Hoạt động 2: Học sinh hoặc đại diện của các nhóm học sinh lên báo cáo, thuyếtminh về sơ đồ tư duy mà nhóm mình đã thiết lập.Hoạt động 3: Học sinh thảo luận, bổ sung, chỉnh sửa để hoàn thiện sơ đồ tư duy vềkiến thức của bài học đó. Giáo viên sẽ là người cố vấn, là trọng tài giúp học sinhhoàn chỉnh sơ đồ tư duy, từ đó dẫn dắt đến kiến thức của bài học.Hoạt động 4: Giáo viên chuẩn kiến thức bằng một sơ đồ tư duy do giáo viên đãchuẩn bị sẵn hoặc một sơ đồ tư duy mà cả lớp đã tham gia chỉnh sửa hoàn chỉnh.Lưu ý: Sơ đồ tư duy là một sơ đồ mở nên không yêu cầu tất cả các nhóm học sinhcó chung một kiểu sơ đồ tư duy, giáo viên chỉ nên chỉnh sửa cho học sinh về mặtkiến thức, góp ý thêm về đường nét vẽ, màu sắc và hình thức, mục tiêu chính là đểkhắc sâu bài học và HS tiếp thu bài nhanh, hiệu quả.Ví dụ: Sử dụng sơ đồ tư duy vào bài 5 - tiết 2. Một số vấn đề của Châu Phi.Hoạt động 1: Lập sơ đồ tư duy.Trước tiên, giáo viên có thể cho học sinh lập sơ đồ tư duy theo nhóm hay cánhân với câu hỏi:- Nêu đặc điểm tự nhiên của Châu Phi. Những đặc điểm đó gây nên nhữngkhó khăn gì cho sự phát triển kinh tế Châu Phi.- Nêu đặc điểm dân cư, xã hội của Châu Phi.- Nguyên nhân nào làm cho nền kinh tế Châu Phi kém phát triển….Hoạt động 2: Báo cáo, thuyết minh về sơ đồ tư duy.Cho một vài học sinh hoặc đại diện của các nhóm học sinh lên báo cáo,thuyết minh về sơ đồ tư duy mà nhóm mình đã thiết lập.7Hoạt động 3: Thảo luận, chỉnh sửa, hoàn thiện sơ đồ tư duy.Tổ chức cho học sinh thảo luận, bổ sung, chỉnh sửa để hoàn thiện sơ đồ tư duy .Hoạt động 4: Chuẩn kiến thức bằng một sơ đồ tư duy do giáo viên đã chuẩn bị sẵnhoặc một sơ đồ tư duy mà cả lớp đã tham gia chỉnh sửa hoàn chỉnh.2.4.3. Sử dụng sơ đồ tư duy để củng cố kiến thức sau mỗi tiết học- Cách 1: Giáo viên có thể vẽ một sơ đồ tư duy lên bảng hoặc giáo viên cóthể chuẩn bị sẵn một sơ đồ tư duy (chưa điền nội dung), sau đó gọi học sinh lênhoàn thành sơ đồ tư duy mà giáo viên đã vẽ.- Cách 2: Giáo viên yêu cầu học sinh lên bảng vẽ một sơ đồ tư duy để hệthống hoá kiến thức bài vừa học.- Sau khi học sinh điền xong nội dung trên sơ đồ tư duy hoặc vẽ xong sơ đồtư duy, giáo viên nên chuẩn lại kiến thức.Ví dụ: Sau khi dạy xong bài. Giáo viên có thể cho học sinh củng cố kiến thức bằngsơ đồ tư duy.BÀI 9- TIẾT 2. NHẬT BẢN ( KINH TẾ)82.4.4. Sử dụng sơ đồ tư duy để hệ thống hóa kiến thức trong tiết ôn tậpTrong tất cả các tiết dạy, có lẽ tiết ôn tập là tiết mà giáo viên gặp nhiều khókhăn, bởi khối lượng kiến thức thì nhiều mà thời gian của một tiết học thì khôngthể đủ để có thể truyền tải hết nội dung ôn tập. Tuy nhiên, sử dụng sơ đồ tư duy làmột trong những phương pháp hiệu quả góp phần làm cho tiết ôn tập trở nên nhẹnhàng hơn, nó vừa hệ thống hoá được kiến thức, vừa huy động được tất cả học sinhtham gia xây dựng bài một cách hào hứng.Vậy sử dụng sơ đồ tư duy trong tiết ôn tập như thế nào cho có hiệu quả?Có thể tóm tắt các bước sử dụng sơ đồ tư duy trong tiết ôn tập như sau:- Giáo viên hướng dẫn và giao cho học sinh hoặc nhóm học sinh về nhàchuẩn bị trước nội dung của tiết ôn tập thể hiện bằng sơ đồ tư duy (giáo viên nêngiới hạn thời gian trình bày).- Trong tiết ôn tập, đại diện học sinh lên trình bày trước lớp, các học sinhkhác nhận xét, bổ sung.- Giáo viên góp ý và chuẩn lại kiến bằng sơ đồ tư duy do giáo viên chuẩn bịtrước hoặc một sơ đồ tư duy mà cả lớp đã chỉnh sửa hoàn chỉnh.Học sinh làm tốt, giáo viên nên khuyến khích bằng cách cộng điểm, hoặc chođiểm các em.Ví dụ: Tiết 17 - Ôn tập (Địa lí 11)Trước tiết ôn tập: Giáo viên chia học sinh làm 4 nhóm lớn (các nhóm lớn lại chiathành các nhóm nhỏ), mỗi nhóm vẽ một sơ đồ tư duy với nội dung:Nhóm 1: Hợp chúng quốc Hoa Kỳ (Tự nhiên, dân cư)Nhóm 2: Hợp chúng quốc Hoa Kỳ (Kinh tế)Nhóm 3: Liên minh Châu Âu ( EU)Nhóm 4: Liên bang Nga (Tự nhiên, dân cư và xã hội)Thời gian trình bày của mỗi nhóm giới hạn từ 5 - 11 phút.Trong tiết ôn tập, đại diện các nhóm lên trình bày. Các nhóm khác bổ sung.Giáo viên chuẩn lại kiến thức bằng 4 sơ đồ tư duy sau:BÀI 6 - HỢP CHÚNG QUỐC HOA KÌ (TỰ NHIÊN – DÂN CƯ)9BÀI 6 - HỢP CHÚNG QUỐC HOA KÌ (KINH TẾ)BÀI 7- LIÊN MINH CHÂU ÂU (EU)10BÀI 8 - LB NGA2.5. Giới thiệu một số phần mềm lập sơ đồ tư duy2.5.1. Phần mềm Imind MapĐây chính là phần mềm do Tony Buzan sáng tạo nên, phần mềm này cónhiều ưu điểm và rất dễ sử dụng, có thể xuất ra file Word hoặc file Power Point khádễ dàng. Giáo viên có thể cài vào máy phần mềm này và giới thiệu cho học sinh,bằng cách gõ vào ô tìm kiếm của google cụm từ “download phần mềm Imindmap”,hoặc có thể trực tiếp vào trang web: www.imindmap.com để tải phần mềm imindMap về máy. [7].Phần hướng dẫn sử dụng, giáo viên xem hoặc download trên Youtube.com.[8].Hiện nay, phần mềm Imind map đã có phiên bản 3D với hình ảnh rất đẹp,đồng thời có ưu điểm là không cần chuột máy tính để vẽ, có thể vẽ bằng bút trựctiếp lên màn hình máy tính, điều này làm cho người sử dụng không bị gián đoạnsuy nghĩ mà thoả sức sáng tạo.11Giao diện của phần mềm Imind Map2.5.2. Phần mềm Mind MenergeMind Menerge cũng là một phần mềm để vẽ sơ đồ tư duy nhưng so vớiImind Map thì phần mềm này sử dụng khó hơn, sản phẩm vẽ ra vẽ ra không đẹpbằng.Giao diện của phần mềm Mind Menerge122.6. Kết quảHọc kì I, năm học 2019 - 2020, tôi bắt đầu sử dụng sơ đồ tư duy vào tiết dạy.Để đánh giá tác dụng thực tế của việc lập sơ đồ tư duy đối với quá trình tiếp thu,ghi nhớ và vận dụng kiến thức của học sinh. Tôi đã cho kiểm tra 15 phút và kiểmtra học kì 1 tiết, sau đó so sánh kết quả giữa 2 lớp thực nghiệm (lớp 11B5: 40 họcsinh và lớp 11B7: 41 học sinh) và 2 lớp đối chứng (lớp 11B2: 40 học sinh; lớp11B6: 40 học sinh). Lớp thực nghiệm là lớp có ứng dụng sơ đồ tư duy trong tiếthọc, còn lớp đối chứng là lớp không sử dụng loại sơ đồ này. Kết quả được liệt kê ởbảng 1 và bảng 2, đồng thời được khái quát hoá bằng biểu đồ (hình 1 và hình 2):Bảng 1: Kết quả kiểm tra 15 phút (của học kì I)Đơn vịLớp thựcnghiệmLớp đốichứngHọc sinh%Học sinh%Điểm dưới TB Điểm TB, TB khá
Từ khóa » Sơ đồ Tư Duy Mĩ La Tinh địa 11
-
Sơ đồ Tư Duy địa Lý Lớp 11
-
Một Số Vấn đề Của Mĩ La Tinh - Hoc24
-
Sơ đồ Tư Duy Địa Lí Lớp 11 - YouTube
-
Một Số Vấn đề Của Lĩ La Tinh - YouTube
-
Sơ đồ Tư Duy Lịch Sử 12 Bài 5 Ngắn Gọn Nhất - TopLoigiai
-
Sơ đồ Tư Duy Lịch Sử 12 Bài 11 Ngắn Gọn Nhất - TopLoigiai
-
Sơ đồ Tư Duy Bài 6 Lịch Sử 12: Nước Mĩ - Khoa Học
-
Sơ đồ Tư Duy Môn Lịch Sử 12 Và Bài Tập Trắc Nghiệm - Bài 5 (Có đáp ...
-
Sử Dụng Sơ đồ Tư Duy để ôn Tập Kiến Thức Địa Lí 11 Nhằm Giúp Học ...
-
Sơ Đồ Tư Duy Bài Nhật Bản Lịch Sử 11 Bài 1
-
Sơ đồ Tư Duy Phần Khái Quát Nền Kinh Tế - Xã Hội Thế Giới - Hocmai
-
Top 29 Sơ đồ Tư Duy Nhật Bản Lớp 11 2022