Sử Dụng Thuốc Bôi Ngoài Da Có Chứa Corticoid
Có thể bạn quan tâm
Ds Lê Thị Diệu Hiền-Khoa Dược
Các corticoid bôi ngoài có tác dụng làm giảm viêm nhờ co mạch, ức chế chức năng bạch cầu và thay đổi miễn dịch
Ngoài các tác dụng vừa nêu, corticoid còn có khả năng ức chế quá trình tổng hợp và phân chia tế bào da và biểu bì.Đặc tính này được lợi dụng để làm tiêu tổ chức sừng trong một số bệnh về da.
1.Chỉ định: Các bệnh được chỉ định corticoid bôi ngoài là viêm da cho các nguồn khác nhau như eczema tiếp xúc, viêm da dị ứng,lichen(lở da)…Cũng có thể dùng để bôi vào các vết côn trùng cắn.
2.Tác dụng phụ
Khi bôi thuốc trên diện rộng, kéo dài hoặc bang ép sau khi bôi thì khả năng thấm thuốc vào vòng tuần hoàn là rất lớn, gây tác dụng toàn than, điều này cần đặc biệt lưu ý khi dùng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ để tránh tác dụng kiểu cường thượng thận(Cushing), Gây chậm lớn.Cúng xó thể gặp suy thượng thận cấp sau khi ngừng bôi thuốc nhưng rất hiếm.
Tác dụng tại chỗ bao gồm:
-Teo da – thường gặp nhất khi bôi ở mặt và vùng quanh miệng.
- Da ửng đỏ hoặc có nhiều vết lằn,thường gặp ở thanh niên khi bôi thuốc ở vùng da khuỷu tay , khuỷu chân.
-Mất sắc tố da từng phần, ban đỏ thứ phát sau teo da cũng gặp nhưng không phổ biến.
-Chậm liền sẹo.Trường hợp này hay gặp với các vết tổn thương do nằm lâu hoặc cọ xát nhiều(khuỷu tay …)
Trên mắt: gặp khi dùng các dạng thuốc mắt có corticoid : đục thủy tinh thể,glaucom.
3.Chống chỉ định:
-Viêm da do virus, nấm.Những trường hợp viêm da có nhiễm khuẩn thì phải phối hợp kháng sinh.
-Tổn thương có loét.
-Viêm da mặt có rối loạn vận mạch hoặc viêm nang lông(trứng cá).
4.Chọn chế phẩm
Tác dụng điều trị và tác dụng không mong muốn đều xuất phát từ bản chất corticoid nhưng mức độ nghiêm trọng phụ thuộ vào độ mạnh và khả năng thấm qua da của chế phẩm.
Khi dùng điều trị bệnh ngoài da, đa phần corticoid được dùng bôi trực tiếp lên vùng da bị tổn thương(dùng đơn độc hoặc phối hợp với dạng uống).
*Cơ sở lựa chọn:
Độ mạnh – yếu của chế phẩm:
- Loại rất mạnh và mạnh chỉ nên dùng trong thời gian ngắn và bôi ở diện hẹp với một số bệnh như sẹo lồi, vẩy nến, lupus, lichen.
- Loại trung bình và yếu thích hợp với trẻ em cho các vùng da mặt hoặc cho người lớn trên những tổn thương rộng.
Dạng bào chế:
Các dạng thuốc bôi ngoài da thường dùng là:
-Thuốc mỡ (Ointment) là dạng thuốc có thể chất mềm; thành phần cấu tạo có nhiều tá dược than dầu như vaselin, lanolin, mỡ,sáp…thích hợp với các loại da khô,sần sùi,sừng hóa.
-Dạng kem (Cream) cũng có thể chất mềm mịn với tá dược là các chất nhũ tương chứa một lượng chất lỏng đáng kể, thuận lợi với các tổn thương có dịch rỉ hoặc dùng để bôi vào các hốc sâu như âm đạo.
- Dạng gel có tá dược là các polymer thiên nhiên hoặc tổng hợp.Dạng này và các dạng lỏng khác như lotio, spray(dạng xịt) thích hợp với các tổn thương ở vùng có nhiều lông như da đầu hoặc nếp gấp(nách,bẹn).
Thành phần của tá dược ảnh hưởng nhiều đến sinh khả dụng của thuốc do ảnh hưởng đến tốc độ giải phóng hoạt chất và mức độ hấp thu thuốc qua da.
*Cách dùng:
- Bôi 1-2 lần/ngày,xoa nhẹ đến khi thuốc thấm hết và nếu cần có thể bang ép.
- Việc bang kín sau khi bôi có ích với những tổn thương ở long bàn chân, tay với diện hẹp và cũng chỉ nên bang trong thời gian ngắn.
- Nếu điều trị kéo dài >8 ngày thì khi ngừng thuốc cũng phải giảm dần độ mạnh và nới rộng khoảng cách đưa thuốc để tránh phản ứng dội ngược làm bệnh bột phát nặng them.
Cần cân dặn bệnh nhân không tự ý dùng lặp lại nếu không có ý kiến của bác sĩ điều trị.
Bảng phân loại corticoid theo độ mạnh là cơ sở lựa chọn thuốc
Độ mạnh | Hoạt chất | Biệt dược | Hàm lượng(%) |
Rất mạnh | Betametason dipropionat/propylenglycol Clobetason propionat | Diprolen Eumovate | 0,05 0,05 |
Mạnh | Betamethason Dipropionat Valerat Fluocinolon acetonid Hydrocortison Aceponat Butirat Desoximetason | Diproson Betneval Synarlar,Flucinar Efficort Locoid Topicort | 0,05 0,10 0,25 0,127 0,10 0,25 |
Vừa | Betametason valerat Flucinolon acetonid Clobetason butyrat | Celestoder Synarlar Flucort | 0,05 0,01 0,05 |
Yếu | Hydrocortison acetat Prednisolon acetat Dexamethason | Hydracort Prednisolon Dexamethason | 0,50 0,50 0,10 |
- 17/07/2018 07:41 - Các nội dung thay đổi/ bổ sung đối với thuốc chứa …
- 11/03/2018 14:07 - Những lưu ý khi lựa chọn kháng sinh theo cơ địa bệ…
- 06/03/2018 08:00 - Hướng dẫn thanh toán alphachymotrypsin dùng đường …
- 13/01/2018 07:49 - Đảm bảo cung ứng thuốc dịp tết nguyên đán Mậu Tuất…
- 29/12/2017 09:04 - Cập nhật thông tin mới về các chế phẩm tiêm chứa S…
- 15/12/2017 15:30 - Các Kháng sinh thường dùng và lưu ý khi sử dụng tr…
- 30/11/2017 14:10 - Các nội dung thay đổi / bổ sung đối với thuốc chứa…
- 26/11/2017 13:43 - Cập nhật thông tin về tính an toàn khi sử dụng một…
- 26/08/2017 11:29 - Thông tin liên quan đến tính an toàn của một số th…
- 10/08/2017 18:47 - Đảm bảo dịch chuyền điều trị sốt xuất huyết
Từ khóa » Bôi Corticoid Lên Vết Thương Hở
-
Những Ngộ Nhận Về Corticosteroid Trong Viêm Da Dị ứng
-
Thuốc Bôi Ngoài Da Chứa Corticoid: Không Thể Dùng Bừa
-
Lưu ý Tác Dụng Phụ Của Thuốc Mỡ Bôi Ngoài Da Có Chứa Corticoid
-
Thận Trọng Với Thuốc Bôi Có Chứa Corticoid - Báo Lao Động
-
Các Nguyên Tắc Của Trị Liệu Da Liễu Tại Chỗ
-
Tác Dụng Phụ Kinh Hoàng Của Thần Dược Corticoid - Tiền Phong
-
Các Sai Lầm Hay Gặp Khi Dùng Thuốc | Báo Dân Trí
-
Lựa Chọn Kháng Sinh điều Trị Vết Thương Hở - Dizigone
-
Thuốc Corticoid - “con Dao Hai Lưỡi” - Tuổi Trẻ Online
-
Thuốc Corticoid - Lợi Và Hại
-
Điều Trị Vết Thương Hở Chọn Loại Kháng Sinh Nào?
-
Những điều Bạn Cần Biết Về Thuốc Bôi Fucidin - Hello Bacsi
-
Thuốc Dùng Ngoài Da Cho Phụ Nữ Có Thai
-
Betacylic - Mekophar
-
Bỏ Túi Ngay Cách Chữa Viêm Da Cơ địa An Toàn Và Hiệu Quả - Medlatec
-
Top 15+ Thuốc Trị Viêm Da Cơ Địa Tốt Nhất [Được Khuyên Dùng]