Sử Dụng Thuốc Giảm đau Bụng Kinh An Toàn Và đúng Cách
Có thể bạn quan tâm
Nội dung bài viết
- Vì sao đau bụng kinh?
- 2. Triệu chứng đau bụng kinh thường gặp:
- 3. Tham khảo một số thuốc giảm đau bụng kinh
- 4. Những cách giảm đau bụng kinh không dùng thuốc
Đau bụng kinh là triệu chứng thường gặp ở nhiều chị em phụ nữ. Việc giảm nhẹ triệu chứng và hạn chế ảnh hưởng đến khả năng sinh sản thì các chị em nên sử dụng thuốc giảm đau đúng cách. Hãy cùng Youmed tìm hiểu về triệu chứng đau bụng kinh và thuốc giảm đau nhé!
Vì sao đau bụng kinh?
Trong giai đoạn chu kỳ kinh nguyêt, khi rụng trứng và không được tiến hành giao hợp thụ tinh sẽ khiến niêm mạc tử cung bong tróc và tống ra ngoài. Quá trình này gây ảnh hưởng đến một số co quan khác nhau trong cơ thể như tử cung, buồng trứng, âm đạo, vú… Vậy nên khi đến ngày hành kinh, cơ thể phụ nữ thường xuất hiện cơn đau bụng dưới được gọi là đau bụng kinh.
Đau bụng kinh nguyên phát là cơn đau bụng kinh không có nguyên nhân bệnh lý ở vùng chậu.
Đau bụng kinh thứ phát thường xảy ra khi phát hiện kèm với bệnh lý vùng chậu. Biểu hiện của đau bụng kinh thứ phát cũng tương tự như nguyên phát nhưng cơn đau xảy ra 1 -2 tuần trước chu kỳ kinh nguyệt và kéo dài cho đến khi hết kinh.
2. Triệu chứng đau bụng kinh thường gặp:
Các triệu chứng đau bụng kinh thường gặp:
- Đau nhói hay đau co rút ở vùng bụng dưới.
- Cơn đau thường bắt đầu từ 1 đến 3 ngày trước kỳ kinh và đau nhất trong 24 giờ sau khi bắt đầu kinh nguyệt, thuyên giảm dần sau 2 – 3 ngày.
- Đau âm ỉ, liên tục và có thể lan đến lưng dưới và vùng đùi.
- Một số phụ nữ khác còn đau đầu, chóng mặt, buồn nôn và đi phân lỏng.
3. Tham khảo một số thuốc giảm đau bụng kinh
Dưới đây là một số thuốc hay dùng để giảm đau bụng kinh:
Thuốc kháng viêm non-steroid
Thuốc kháng viêm non-steroid là thuốc đầu tiên điều trị đau bụng kinh. Cơ chế của thuốc này là làm giảm chất gây ra cơn đau. Một số thuốc phổ biến được sử dụng hiện nay là diclofenac, ibuprofen, naproxen và acid mefenamic.
Phụ nữ nên dùng thuốc khi bắt đầu đau và kéo dài cho đến khi hết cơn đau (2-3 ngày). Lưu ý khi sử dụng thuốc này là uống sau ăn no để giảm kích thích đường tiêu hóa.
Một số lưu ý khi dùng nhóm thuốc này:
- Thuốc không được khuyến cáo sử dụng cho người bị viêm loét dạ dày
- Dị ứng với bất kì thuốc nào thuộc nhóm non-steroid
Paracetamol & Caffein
Đối với những người không thể sử dụng NSAIDS thì paracetamol là lựa chọn điều trị đau bụng kinh hiệu quả và ít tác dụng phụ hơn.
Các chế phẩm paracetamol có phối hợp thêm caffein giúp tăng hiệu qảu giảm đau.
Lưu ý: liều tói đa khi dùng paracetamol là 4 g/ngày.
Thuốc chống co thắt
Alverin là thuốc tức chế các cơn co thắt và hay được dùng trong trường hợp đau do co thắt như đau bụng kinh.
Lưu ý là chống chỉ định cho bệnh nhân có huyết áp thấp.
Hyocine cũng là thuốc có tác dụng chống co thắt làm giảm đau các cơn đau bụng kinh. Tác dụng phụ thường gặp của thuốc này là khô miệng, táo bón và giảm tầm nhìn do tác dụng kháng cholinergic.
Chống chỉ định cho phụ nữ có glaucoma góc hẹp hoặc dùng các thuốc có tính kháng cholinergic.
Thuốc tránh thai
Phương pháp sử dụng thuốc tránh thai để giảm cơn đau bụng kinh có hiệu quả đến 90%. Cơ chế của thuốc này là giữ cho hormone cơ thể ở trạng thái ổn định, ít sản xuất lượng prostagladin là chất gây ra cơn đau bụng.
Tác dụng phụ thường gặp của thuốc tránh thai gồm:
- Thay đổi tâm trạng, đau đầu
- Buồn nôn
- Đau ngực
- Tăng cân do giữ nước.
4. Những cách giảm đau bụng kinh không dùng thuốc
Có nhiều cách khác giúp giảm đau bụng kinh mà không cần dùng đến thuốc như thay đổi lối sống, duy trì chế độ dinh dưỡng thích hợp để giảm thiểu các cơn đau bụng kinh như:
- Bổ sung nhiều các vitamin A, E, C, B6, B12, Sắt, Magie…
- Chế độ ăn uống lành mạnh giàu chất xơ, ít dầu mỡ
- Tập thể dục
- Ngủ đủ giấc, ngủ ngon
- Giảm căng thẳng, uống nhiều nước
- Vệ sinh vùng kín trong những ngày hành kinh giúp ngăn ngừa vi khuẩn gây viêm nhiễm
- Mỗi lần đau bụng kinh nên chườm nóng lên vùng bụng dưới để giảm đau
- Massage nhẹ nhàng ở vùng bụng dưới theo hướng vòng tròn, thực hiện iên tục cho đến khi thấy cơn đau bụng dịu đi.
- Sử dụng gừng tươi để đắp lên vùng bụng dưới khaorng 5 – 7 phút. Tính nóng của gừng sẽ giúp xoa dịu cơn đau.
- Phối hợp nhiều phương pháp với nhau để giảm cơn đau
- Biện pháp giảm đau bụng kinh không dùng thuốc
Nếu cơn đau bụng kinh kéo dài, chảy máu bất thường hoặc xuất hiện nhiều triệu chứng khác bất thường thì cần phải liên lạc với bác sĩ.
Đau bụng kinh là cơn đau hầu hết các chị em phụ nữ đều phải trải qua. Việc sử dụng các thuốc trị đau bụng kinh an toàn và hiệu quả đã được tóm tắt thông qua bài viết này. Nếu bạn có thắc mắc hãy liên lạc với bác sĩ để được hỗ trợ và tư vấn!
Từ khóa » Giảm đau Bụng Kinh Bằng Thuốc
-
Sử Dụng Thuốc Giảm đau Bụng Kinh đúng Cách | Vinmec
-
Có Thể Giảm đau Bụng Kinh Bằng Thuốc? | Vinmec
-
Các Loại Thuốc Làm Giảm đau Bụng Kinh - 4 Nhóm Thường Dùng Nhất
-
Các Loại Thuốc Giảm đau Bụng Kinh Và Lưu ý Khi Sử Dụng | Medlatec
-
Đau Bụng Kinh Có Nên Dùng Thuốc Giảm đau Không?
-
Đau Bụng Kinh Nên ăn, Uống Gì để Giảm đau Hiệu Quả? - Hapacol
-
Các Loại Thuốc Giảm đau Bụng Kinh Hiệu Quả Hiện Nay - Docosan
-
Giảm đau Bụng Kinh Bằng Thuốc - Hello Bacsi
-
Đau Bụng Kinh Nên Uống Gì để Giảm đau Nhanh Chóng?
-
Top 20+ Cách Giảm đau Bụng Kinh Tại Nhà Dễ áp Dụng Trong Ngày ...
-
10+ Cách Giảm đau Bụng Kinh Nhanh Nhất & đơn Giản Tại Nhà
-
12+ Loại Thuốc đau Bụng Kinh Phổ Biến: Hướng Dẫn Sử Dụng & Lưu ý
-
Đau Bụng Kinh - Dùng Thuốc Gì?