Sử Dụng Tranh ảnh, Sơ đồ Tư Duy Vào Giảng Dạy đoạn Trích “chiến ...

Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)
  1. Trang chủ
  2. >>
  3. Giáo Dục - Đào Tạo
  4. >>
  5. Trung học cơ sở - phổ thông
Sử dụng tranh ảnh, sơ đồ tư duy vào giảng dạy đoạn trích “chiến thắng mtao mxây” trích sử thi đăm săn ngữ văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (820.44 KB, 14 trang )

1. MỞ ĐẦU1.1. Lí do chọn đề tàiMôn Ngữ văn trong trƣờng THPT không chỉ có vai trò cung cấp những trithức văn học phong phú, đa dạng mà còn có ý nghĩa to lớn trong quá trình hìnhthành thái độ sống và nhân cách làm ngƣời cho học sinh. Mỗi tác phẩm văn họclà một lát cắt của cuộc sống, ở đó mỗi học sinh đều nhận thấy bóng dáng củahiện thực đời sống hằng ngày, đều nhận ra những chân lí giản đơn mà vô cùngsâu sắc ở hiền gặp lành, ác giả ác báo,…Từ đó các em biết hƣớng tới cái chânthiện - mĩ trƣớc mỗi hành động của mình trong cuộc sống.Trên thực tế, môn Ngữ văn đang dần trở nên nhàm chán đối với học sinh.Một phần do thái độ học tập của các em. Nhƣng một phần khác là do phƣơngpháp truyền tải vấn đề của các thầy cô giáo trong nhà trƣờng. Từ đó, mỗi tiếthọc Ngữ văn gây tâm lí nặng nề cho các em trong từng tiết học. Hiện nay, ngànhgiáo dục nƣớc ta đang đạt ra những yêu cầu quan trọng đối với học sinh: phảisáng tạo, năng động và độc lập trong suy nghĩ và hành động. Vì vậy, trong thờiđại 4.0, cần hơn bao giờ hết việc mỗi giáo viên đổi mới sáng tạo trong cáchtruyền đạt kiến thức cho các em, trong đó có môn Ngữ văn.Trong hệ thống thể loại văn học, các tác phẩm sử thi dân gian (cả sử thiViệt Nam và sử thi nƣớc ngoài) trong chƣơng trình sách Ngữ văn 10/tập 1 đanggây ra những khó khăn nhất định cho học sinh. Nguyên nhân: dung lƣợng củatoàn bộ sử thi rất lớn, trong khi đó học sinh chỉ học một đoạn trích nhỏ nên việcnắm đƣợc cốt truyện và nội dung của toàn bộ tác phẩm rất quan trọng. Phần tiểudẫn sách giáo khoa có trình bày tóm tắt cốt truyện dƣới dạng một đoạn văn, nênhọc sinh rất khó nhớ và khó thuộc. Từ đó dẫn đến một thực trạng là các em khókhăn trong việc gắn kết đoạn trích với tác phẩm chính; học xong đoạn trích vẫnkhông nắm đƣợc ý nghĩa mà tác giả dân gian gửi gắm. Vì vậy, các em khônghứng thú khi tiếp xúc với thể loại này. Học sinh chỉ học thuộc bài học một cáchmáy móc theo những kiến thức mà giáo viên cho ghi trong vở, không thể tự mởrộng sự hiểu biết của mình trong toàn bộ sử thi.Từ thực tế giảng dạy môn Ngữ văn tại trƣờng THPT Nhƣ Xuân, tôi đãthay đổi phƣơng pháp dạy phần tóm tắm tác phẩm sử thi (thuộc phần tiểu dẫn)nhƣ sau: từ chỗ để học sinh đọc tóm tắt tác phẩm trong sách giáo khoa sau đógiáo viên kể lại đến chỗ hình thành sơ đồ tóm tắt, đƣa ra hình ảnh then chốt củađoạn trích cho học sinh dễ nắm bắt, dễ nhớ, dễ thuộc và dễ gắn kết với đoạntrích.Có nhiều đề tài đã đƣa hình thức sơ đồ tƣ duy, tranh ảnh vào dạy học cáctác phẩm văn chƣơng, nhƣng chƣa có một đề tài cụ thể, chuyên sâu về thể loạisử thi dân gian.Đó cũng là lí do tôi chọn đề tài: Sử dụng tranh ảnh, sơ đồ tư duy vàogiảng dạy đoạn trích “Chiến thắng Mtao Mxây” trích sử thi Đăm săn Ngữvăn 10 THPT.Qua đề tài này tôi muốn gửi đến một phƣơng pháp đổi mới hình thức dạyhọc truyền thống đó là sử dụng sơ đồ hóa kiến thức, hình ảnh trực quan sinh1động thay cho cách truyền đạt kiến thức bằng ngôn ngữ, giúp các em có hứngthú và tích cực tƣ duy hơn khi học môn Ngữ văn.1.2. Mục đích nghiên cứuVấn đề sử dụng tranh ảnh, sơ đồ tƣ duy kiến thức tác phẩm sử thi. Từ đógiúp học sinh dễ nhớ, dễ nắm bắt bài học, liên hệ tốt với đoạn trích cần học. Tạocho các em hứng thú hơn với bộ môn Ngữ văn, đặc biệt là tác phẩm sử thi dângian.1.3. Đối tượng nghiên cứuSử dụng tranh ảnh, sơ đồ tƣ duy vào giảng dạy đoạn trích chiến thắngMtao Mxây, trích sử thi Đăm săn Ngữ văn 10 THPT.1.4. Phương pháp nghiên cứuTrong quá trình nghiên cứu đề tài, tôi đã sử dụng các phƣơng pháp nghiêncứu sau:+ Phƣơng pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết: là phƣơng pháp thuthập thông tin thông qua đọc sách báo, tài liệu nhằm mục đích tìm chọn nhữngkhái niệm và tƣ tƣởng cơ bản là cơ sở cho lý luận của đề tài.+ Phƣơng pháp thực nghiệm: Dạy học theo giáo án đã biên soạn, kiểm tra,đánh giá kết quả sau dạy học theo đề tài.+ Phƣơng pháp thống kê và xử lí số liệu là phƣơng pháp thống kê, tínhtoán số lƣợng học sinh đạt hiệu quả khi áp dụng đề tài nghiên cứu và số lƣợnghọc sinh không áp dụng đề tài nghiên cứu.2. NỘI DUNG2.1. Cơ sở lí luận2.1.1. Sử thi là gì? Đặc điểm của thể loại sử thi?*Khái niệm sử thi : "là tác phẩm tự sự dân gian có quy mô lớn, sử dụngngôn ngữ có vần, có nhịp, xây dựng những hình tƣợng nghệ thuật hoành tránghào hùng để kể về một hoặc nhiều biến cố lớn diễn ra trong đời sống cộng đồngcủa cƣ dân thời cổ đại " (Trang 17 SGK Ngữ Văn 10 - tập 1 - NXB Giáo dục).* Sử thi có 2 loại : Sử thi thần thoại và Sử thi anh hùng.* Đặc điểm của thể loại sử thi:- Không gian Sử thi : Thƣờng là khung cảnh đại ngàn hùng vĩ, núi rừngbao la , bản làng phồn thịnh, với những cảnh sinh hoạt cộng đồng gắn liền vớinhững tập tục của bộtộc.- Nhân vật Sử thi : Thƣờng là ngƣời anh hùng với vẻ đẹp ngoại hình vàsức mạnh phi thƣờng, những chiến công kỳ vĩ, những việc làm có ý nghĩa vàảnh hƣởng tới toàn cộng đồng, đƣợc tập thể tôn sùng, ngƣỡng mộ.- Ngôn ngữ Sử thi : giàu hình ảnh, nhịp điệu, trang trọng ; sử dụng nhiềuthủ pháp so sánh và phóng đại , trùng điệp, kết cấu tầng lớp và mang tính hiệutriệu cao (kêu gọi)2.1.2. Vai trò của sử thi trong chương trình Ngữ Văn THPT- Giúp học sinh yêu thích văn học dân gian.- Trân trọng nét văn hóa của dân tộc.2- Kích thích sự hƣớng thú nhận thức của học sinh.- Giúp học sinh có trí tƣởng tƣởng tốt trong nhận thức tƣ duy.2.1.3. Vai trò của tranh, ảnh, sơ đồ tư duy trong giảng dạyTranh ảnh, sơ đồ tƣ duy chính là nguồn cung cấp thông tin hữu hiệu nhấtcho não bộ: Bên cạnh việc đọc sách, các nghiên cứu gần đây đã cho thấy rằngviệc sử dụng tranh ảnh cũng nhƣ sơ đồ tƣ duy kết hợp với giảng dạy trong nhàtrƣờng sẽ làm gia tăng khả năng ghi nhớ, tìm hiểu cũng nhƣ sáng tạo của họcsinh. Hơn 90% thông tin mà học sinh nhận đƣợc là không cần thiết, bởi vì cácem không thể nhớ hết, chỉ cần nhớ những từ khoá chính là đủ. Chúng ta hãy thửtƣởng tƣợng 10 trang sách thông tin đƣợc tóm gọn trong 1 sơ đồ tƣ duy thì họcsinh ghi nhớ, và học cái nào sẽ nhanh hơn. Bởi vậy thay vì gò ép học sinh vàonhững kiến thức dài dòng, khô khan cũng nhƣ khó hiểu thì những giáo viên nênvận dụng sơ đồ tƣ duy vào trong bài học, giúp học sinh hứng thú hơn với mônhọc cũng nhƣ bài học.Đối với giáo viên và học sinh: tranh ảnh và sơ đồ tƣ duy giúp giáo viên vàhọc sinh cảm thấy năng nổ và hứng thú hơn trong dạy và học.2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm*Những khó khăn từ chương trình- Hiện nay, thời lƣợng cho 1 bài sử thi ở chƣơng trình sách giáo khoa ngữvăn 10 là từ 1-2 tiết, mà các bài sử thi lại có dung lƣợng lớn, đa số học sinh chƣađọc kĩ tác phẩm khi ở nhà, gây không ít khó khăn cho việc truyền đạt kiến thứctừ giáo viên đến học sinh. Ví dụ nhƣ ở bài “Chiến thắng Mtao Mxây” trích sử thiĐăm Săn, dung lƣợng bài dài đến 7 trang giấy, chỉ riêng việc phân vai cho họcsinh và đọc xong văn bản cũng đã chiếm đến 30 phút của một tiết học. Bởi vậy,việc dạy tác phẩm này theo phƣơng pháp cũ là chƣa thực sự khả thi.- Bên cạnh đó, thể loại sử thi đƣợc coi là một thể loại mới với các em họcsinh, trƣớc đó các em chƣa từng đƣợc tìm hiểu cặn kẽ, sâu sắc về thể loại này(không có bài khái quát) có tiếp xúc thì cũng chỉ qua lời kể, lời hát, chƣa thực sựnắm bắt đƣợc đầy đủ các đặc điểm và cách tiếp cận sử thi hiệu quả.* Phía học sinh- Hiện nay, học sinh đang dần "xa lánh" môn Ngữ văn bởi các em khôngtìm thấy hứng thú và sự đam mê trong từng tiết học.- Đa số học sinh lƣời học văn vì cho rằng học văn khó và không thực tế.Bên cạnh đó cũng có một số học sinh nghĩ chẳng cần phải học văn nhiều vì khilàm bài bịa vài ba dòng là có thể tránh đƣợc điểm liệt.- Học sinh đang còn học theo kiểu đối phó và máy móc. Nhiều khi các emtrình bày kiến thức theo những gì đã đƣợc ghi trong vở mà không hiểu rõ ýnghĩa và tƣ tƣởng của tác phẩm.- Trong các bài kiểm tra, học sinh còn yếu về khâu diễn đạt, sử dụng câuvăn lủng củng, tối nghĩa, ngô nghê.- Khả năng tƣ duy logic của học sinh còn nhiều yếu.- Trƣờng THPT Nhƣ Xuân là một trƣờng của huyện miền núi, rất nhiều họcsinh thuộc hộ nghèo và cận nghèo. Phụ huynh phải đi làm ăn xa, không có điều3kiện quan tâm, kèm cặp các em học tập. Đặc biệt, học sinh đi học theo tƣ tƣởng"phổ cập giáo dục", điểm đầu vào của trƣờng chỉ trừ điểm liệt. Nên năng lực củahọc sinh đa phần là yếu, kém. Khả năng nắm bắt vấn đề của các em còn chậm.Để nắm vững cốt truyện của một tác phẩm sử thi với dung lƣợng lớn theo hìnhthức đoạn văn rất khó khăn với các em. Thậm chí, nhiều học sinh còn không hềchú ý đến phần tóm tắt tác phẩm vì nó quá phức tạp.Tôi chọn 2 lớp 10 C1 và 10 C3 của khối 10 trƣờng THPT Nhƣ Xuân đểtiến hành dạy học thực nghiệm theo đề tài trong năm học 2018 – 2019.Ban đầu tôi dạy thực nghiệm bằng phƣơng pháp truyền thống kết quả thuđƣợc nhƣ sau:Bảng 1. Kết quả của học sinh ở lớp nhóm 1Hứng thúHiểu bàiLớpSĩ sốSố lƣợng%Số lƣợng%10C14113321029Bảng 2. Kết quả của học sinh ở lớp nhóm 2Hứng thúHiểu bàiLớpSĩ sốSố lƣợng%Số lƣợng%10C34018451537* Phía giáo viên- Do điều kiện khách quan nên việc sử dụng đồ dùng dạy học, phƣơng pháptrực quan vào tiết học hạn chế, ảnh hƣởng đến khả năng tiếp thu bài của các emhọc sinh.- Một số giáo viên tâm huyết với nghề, nhƣng chƣa phát huy đƣợc hứng thúvà tính tích cực trong học tập của các em học sinh.* Phía thể loại văn học- Sử thi dân gian là một thể loại văn học có dung lƣợng tác phẩm lớn, nhiềusự kiện xảy ra thời cổ đại - thời đại mà học sinh chƣa thể hình dung yếu tố lịchsử, đặc trƣng vùng miền. Vấn đề trong sử thi lại mang tính cộng đồng, ý nghĩatƣ tƣởng lớn. Nhiều học sinh "ngại" tiếp xúc với thể loại văn học này, đặc biệt làhọc sinh miền núi.- Trong chƣơng trình Ngữ văn 10- ban cơ bản, ngoài tác phẩm sử thi dângian Việt Nam (đoạn trích "Chiến thắng MtaoMxây" - sử thi "Đăm Săn"), còn cóhai tác phẩm sử thi dân gian nƣớc ngoài: sử thi Hy Lạp (đoạn trích "Uy-lit-xơtrở về"- sử thi Ô-đi-xê) và sử thi Ấn Độ (đoạn trích "Ra-Ma buộc tội"-sử thi Rama-ya-na) . Ba tác phẩm sử thi với dung lƣợng rất lớn, nhiều sự kiện xoayquanh nhân vật, tạo ra những khó khăn cho việc tiếp nhận kiến thức của họcsinh.2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề2.3.1. Sử dụng tranh ảnh, sơ đồ tư duy vào giảng dạy đoạn trích“chiến thắng Mtao Mxây” trích “ Sử thi Đăm Săn4*Mục đích: Cần phải có sự đổi mới phƣơng pháp và cách thức giảng dạy:sử dụng sơ đồ tóm tắt tác phẩm,các tranh ảnh minh họa để khơi gợi hứng thúhọc tập của học sinh, giúp các em tiếp cận với tác phẩm sử thi dân gian một cáchtrực quan,ngắn gọn,mạch lạc và logic hơn.*Cách sử dụng- Trƣớc hết, giáo viên cho học sinh tìm hiểu lần lƣợt từng vấn đề trongphần tiểu dẫn: nêu khái niệm sử thi, thể loại sử thi. Đến phần tác phẩm cụ thể,giáo viên cung cấp cho học sinh tranh ảnh liên quan đến bài học, phần tóm tắttác phẩm giáo viên sử dụng sơ đồ tóm tắt đã chuẩn bị từ trƣớc. Sơ đồ kiến thứcđó sẽ tác động đầu tiên vào "kênh hình" của học sinh (bƣớc đầu thu hút sự chú ýcủa học sinh). Tranh ảnh sẽ tạo điểm nhấn về mặt kiến thức then chốt cho họcsinh trong quá trình tiếp nhận. Giáo viên gọi một học sinh dựa vào phần tóm tắttrong sách giáo khoa và sơ đồ trên tự tóm tắt lại tác phẩm cho cả lớp cùng nghe.Giáo viên có nhiệm vụ nhận xét, bổ sung và hoàn chỉnh cho học sinh.- Với sơ đồ tóm tắt tác phẩm, học sinh có dịp nhìn nhận toàn bộ sử thi mộtcách tổng quát nhất và nhận ra vị trí đoạn trích sẽ học trong dòng chảy của từngsự kiện xảy ra. Sau khi nắm đƣợc cốt truyện, học sinh sẽ tự rút ra nội dung chínhcủa tác phẩm sử thi và chủ đề tƣ tƣởng mà tác giả dân gian gửi gắm qua nhânvật chính.- Với một số tranh ảnh liên quan đến sử thi, sẽ dễ dàng tạo sự chú ý vàhứng thú cho học sinh. Đặc biệt, giáo viên đã bƣớc đầu tái hiện lại không khívùng miền trong từng sử thi.2.3.2. Thiết kế, vận dụng sơ đồ tư duy vào giảng dạy đoạn trích“Chiến thắng Mtao Mxây” trích Sử thi Đăm SănI. Tìm hiểu tiểu dẫn1. Thể loại: sử thi- Khái niệm: Sử thi là những tác phẩm tự sự dân gian có quy mô lớn, sửdụng ngôn ngữ có vần, nhịp, xây dựng những hình tƣợng nghệ thuật hoànhtráng, hào hùng để kể về một hay nhiều biến cố lớn diễn ra trong đời sống cộngđồng của cƣ dân thời cổ đại.- Đặc điểm:Sơ đồ đặc trưng của sử thi5Phân loại:Sơ đồ phân loại sử thib. Tác phẩm sử thi Đăm Săn- Xuất xứ: Sử thi Ê Đê ( dân tộc Tây Nguyên)- Tên đầy đủ: Bài ca chàng Đăm Săn- Thể loại: sử thi anh hùng- Sơ đồ tƣ duy tác phẩm:Sứ mệnh tùtrƣởngLấy Hơ Nhị vàĐăm SănHơ Bhi làm vợTù trƣởng giàu có,hùng mạnhTù trƣởng KênKênTù trƣởng Sắt(Mtao Mxây)Chặt cây thần vợ chếtlên trời tìm thuốcCầu hôn nữ thần mặt thờiChết  Sinh ra Đăm Săn cháu6II. Đọc- hiểu văn bản1.Vị trí đoạn tríchTác phẩm gồm 7 khúc ca trong đó đoạn trích thuộc khúc ca thứ 62.Hình tƣợng nhân vật Đăm Săn:* Ngoại hình[1] Chân chàng to bằng cây xà ngang Đôi mắt long lanh nhƣ mắt chim gếch Mình khoác một tấm áo chiến=> Đăm Săn là một tù trƣởng mới giàu lên đang tràn đầy sức trẻ.Hình ảnh về vẻ đẹp của Đăm săn[1]* Cuộc chiến giữa hai tù trƣởng:7- Đăm Săn khiêu chiến và Mtao Mxây đáp lại; nhƣng tỏ ra run sợ (sợ bịđâm lén, dáng tần ngần do dự, đắn đo...).- Vào cuộc chiến:Hiệp1Hiệp Mtao Mxây múa trƣớc thể hiện rõ sự kém cỏi nhƣng vẫn huênhhoang Đăm Săn vẫn bình tĩnh Đăm Săn múa trƣớc Mtao Mxây hoảng hốt bỏ chạyH Đăm Săn múa rất đẹp và dũng mãnh Mtao Mxây bị Đăm Săn đâm trúng nhƣng không thủngiệpH Đăm Săn nhờ ông trời chỉ cách đã giết chết kẻ thù. Mtao Mxây chếtiệp=>Qua cuộc chiến, ta thấy đƣợc sự vƣợt trội của Đăm Săn về tài năng,bản lĩnh, xứng đáng đại diện cho cả cộng đồng.Hình ảnh trận đấu của Đăm săn và Mtao Mxây[1]- Chi tiết miếng trầu và ông trời: Biểu tƣợng cho sức mạnh của thị tộc tiếpsức mạnh cho ngƣời anh hùng. Nó chứng tỏ rằng ở thời đại sử thi, con ngƣờikhông thể sống tách rời thị tộc.*Nhận xét:- Cuộc quyết đấu không gây cảm giác ghê rợn mà ngƣời đọc, ngƣời nghevui say với chiến thắng oai hùng, yêu mến, cảm phục Đăm Săn.- Mục đích của cuộc quyết đấu: Đòi lại vợ.8=> Bảo vệ danh dự của tù trƣởng anh hùng, của bộ tộc, trừng phạt kẻcƣớp, đem lại sự yên ổn cho buôn làng. Bên cạnh đó, cuộc chiến cũng là cái cớlàm nảy sinh mâu thuẫn giữa các bộ tộc dẫn tới chiến tranh mở rộng bờ cõi, làmnổi uy danh của cộng đồng.Vẻ đẹp của người Ê Đê trong chiến đấu và lao động[1]- Sau cuộc chiến đấu, tác giả dân giann không đề cập đến chết chóc,không có cảnh tàn sát, đốt phá,… mà phần tiếp lại là cảnh nô lệ của Mtao Mxâynô nức theo Đăm Săn về và họ cùng mở tiệc mừng chiến thắng.3. Vẻ đẹp nhân vật trong cảnh ăn mừng chiến thắng:- Không gian: đậm bản sắc văn hóa Ê-Đê Tây Nguyên:Nhà rông- nơi người dân thường ăn mừng chiến thắng[1]9- Hình tuợng Đăm Săn trong cuộc đối thoại, thuyết phục tôi tớ của MtaoMxây:+ Cuộc hỏi đáp diễn ra với 3 nhịp hỏi- đáp: Đăm Săn kêu gọi mọi ngƣờitheo mình cùng xây dựng thành một thị tộc hùng mạnh.+ Đăm Săn để dân làng tự quyết định số phận của mình từ đó thể hiệnlòng khoan dung và đức nhân hậu của chàng.+Đăm Săn có uy tín lớn với cộng đồng. Bởi vậy lời kêu gọi của chàngnhanh chóng đƣợc đáp ứng.=> Những điều đó đã khiến tôi tớ của Mtao Mxây hoàn toàn bị thuyếtphục và tự nguyện đi theo chàng.- Ý nghĩa của cảnh mọi ngƣời nô nức theo Đăm Săn về:+ Thể hiện lòng yêu mến, sự tuân phục của tập thể cộng đồng đối với cánhân ngƣời anh hùng.+Thể hiện sự thống nhất cao độ giữa quyền lợi, khát vọng của cá nhânngƣời anh hùng và của cộng đồng.- Hình tƣợng Đăm Săn trong tiệc mừng chiến thắng:+Đăm Săn tự bộc lộ niềm vui chiến thắng, sự tự hào và niềm tin vào sứcmạnh và sự giàu có của thị tộc mình với tôi tớ.+Sức mạnh và vẻ đẹp dũng mãnh của Đăm Săn: Tóc: dài, hứng tóc là mộtcái nong hoa.Uống: không biết say; Ăn: không biết no; Chuyện trò: không biếtchán. Đầu đội khăn nhiễu, vai mang nải hoa,… Bắp đùi: to bằng cây xà ngang,to bằng ống bễ. Nằm sấp thì gãy rầm sàn, nằm ngửa thì gãy xà dọc.=> Vẻ đẹp hình thể: có phần cổ sơ, hoang dã, mộc mạc nhƣng hài hoà vớithiên nhiên Tây Nguyên. Thể hiện sức khoẻ: phi phàm, dũng mãnh, oai hùng,“vốn đã ngang tàng từ trong bụng mẹ”. Từ đó cho thấy cái nhìn thẩm mĩ của dẫntộc Ê Đê Tây Nguyên.=> Bút pháp lí tƣởng hoá và biện pháp tu từ so sánh – phóng đại đã khắchoạ bức chân dung đẹp, oai hùng, kì vĩ của Đăm Săn. Thể hiện cách nhìn của tácgiả sử thi: đầy ngƣỡng mộ, sùng kính, tự hào.- Cách miêu tả:+ Sử dụng nhiều hình ảnh so sánh trùng điệp+ Biện pháp phóng đại+ Giọng văn trang trọng, hào hùng, tràn đầy cảm hứng ngợi ca, lí tƣởnghoá.III. Tổng kết1. Nội dungĐoạn trích đã làm sống lại quá khứ anh hùng của ngƣời Ê Đê Tây Nguyênthời cổ đại:+ Ngƣời Tây Nguyên tự hào về tổ tiên mình, vì có Đăm Săn, Xinh Nhã..cũng nhƣ ngƣời Kinh tự hào vì có Thánh gióng, An Dƣơng Vƣơng...+ Đoạn trích thể hiện vai trò của ngƣời anh hùng với cộng đồng: trọngdanh dự, gắn bó với hạnh phúc gia đình và thiết tha với cuộc sống bình yên,phồn vinh của thị tộc.102. Nghệ thuậtNgôn ngữ trang trọng, giàu hình ảnh, giàu nhịp điệu với phép so sánh vàphóng đại đƣợc sử dụng có hiệu quả cao là những đặc điểm tiêu biểu của thể loạisử thi.2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục,với bản thân, đồng nghiệp và nhà trườngDạy học thực nghiệm sử dụng tranh ảnh, sơ đồ tư duy vào giảng dạyđoạn trích “Chiến thắng Mtao Mxây” trích sử thi Đăm săn Ngữ văn 10THPTSau khi áp dụng dạy học theo phƣơng pháp đề tài ở hai lớp 10C1 và 10C3tôi thu đƣợc kết quả nhƣ sau:Bảng 1. Kết quả của học sinh ở lớp nhóm 1Hứng thúHiểu bàiLớpSĩ sốSố lƣợng%Số lƣợng%10C14123561946Bảng 2. Kết quả của học sinh ở lớp nhóm 2Hứng thúHiểu bàiLớpSĩ sốSố lƣợng%Số lƣợng%10C34038953586So sánh kết quả giữa lớp dạy theo đề tài 10C3 và lớp dạy học truyền thống10C1 đƣợc thể hiện trên biểu đồ.Biểu đồ 1. So sánh kết quả giữa lớp dạy theo đề tài và truyền thốngTừ thực tiễn thực hiện sáng kiến kinh nghiệm đã thu đƣợc các kết quả nhƣsau:* Với bản thân và đồng nghiệp:Đề tài đã đƣợc bản thân tôi và một số đồng nghiệp trong tổ Ngữ văn kiểm11nghiệm qua thực tiễn giảng dạy ở khối 10. Việc sử dụng tranh ảnh, sơ đồ tƣ duygiúp chúng tôi đổi mới phƣơng pháp dạy học, giúp học sinh học tập tích cực vàhứng thú hơn với bài học. Ngoài ra chúng tôi còn sử dụng tranh ảnh, sơ đồ tƣduy một cách linh hoạt trong các phần khác nhau của bài học, tạo ra những tiếthọc thú vị đã giúp học sinh hứng thú, chủ động trong tiết học nhiều hơn.* Với học sinh:- Nhờ tranh ảnh, sơ đồ tƣ duy học sinh dễ nắm bắt cốt truyện, từ đó có cáinhìn khái quát hơn với bài học, cảm nhận tốt hơn về nội dung, nghệ thuật, giá trịtƣ tƣởng của đoạn trích và toàn bộ tác phẩm. Dẫn đến kết quả là học sinh viếtbài sẽ tốt hơn.- Việc sử dụng sơ đồ tƣ duy, tranh ảnh giúp học sinh tích cực tƣ duy, rènluyện khả năng tự trình bày, tự diễn đạt bằng ngôn ngữ của mình. Hạn chế tìnhtrạng học sinh học bài một cách máy móc và mang tính đối phó.- Việc sử dụng sơ đồ tƣ duy, tranh ảnh giúp học sinh mở rộng sự hiểu biếtcủa bản thân vƣợt ra ngoài đoạn trích trong sách giáo khoa.- Học sinh không còn ngại khi tiếp xúc với những tác phẩm tự sự dunglƣợng lớn và phức tạp về sự việc. Bởi các em biết tự rút ra kĩ năng tóm tắt tácphẩm tự sự bằng sơ đồ kiến thức và cũng tự biết cách hệ thống kiến thức củatừng bài học cụ thể.3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ3.1. Kết luậnVấn đề đổi mới phƣơng pháp dạy học theo hƣớng tích cực và khơi gợihứng thú cho học sinh là một vấn đề cấp thiết đối với các môn học, đặc biệt làbộ môn Ngữ Văn. Từ thực tế nghiên cứu và giảng dạy, tôi rút ra một số kết luậnsau:Thứ nhất: Việc mở rộng việc áp dụng tranh ảnh, sơ dồ tƣ duy vào giảngdạy các tác phẩm tự sự là vô cùng cần thiết. Đề tài “Sử dụng tranh ảnh, sơ đồtư duy vào giảng dạy đoạn trích “ Chiến thắng Mtao Mxây”, trích sử thi Đămsăn Ngữ văn 10 THPT ” đã đƣợc tôi vận dụng trong các bài giảng trên lớp,nhận thấy rõ hiệu ứng tích cực từ thái độ học tập, khả năng diễn đạt và trình bàycủa học sinh. Kết quả chất lƣợng giáo dục đƣợc nâng cao rõ rệt.Thứ hai: Đây là một đề tài mang tính ứng dụng cao vào thực tế giảng dạybởi sự đơn giản, dễ thực hiện, phù hợp với đặc điểm của nhiều trƣờng, phù hợpvới trình độ và năng lực của mọi giáo viên.Thứ ba: Phù hợp với mọi đối tƣợng học sinh+Đối với học sinh yếu: Việc sử dụng sơ đồ tƣ duy và tranh ảnh giúp cácem nắm bắt vấn đề một cách ngắn gọn, rành mạch, rõ ràng, từ đó rèn luyện chocác em kĩ năng tự diễn đạt vấn đề. Bên cạnh đó, việc sử dụng tranh ảnh và sơ đồtƣ duy còn giúp cho các em nhớ lâu hơn, tạo cho các em động lực và hứng thúhọc tập.+ Đối với học sinh khá giỏi: giúp các em tích cực hơn trong tƣ duy, tựđộng làm chủ tiết học, tự xây dựng sơ đồ hệ thống kiến thức sau mỗi bài học’ từđó nhìn bài học một cách khái quát và logic.123.2. Kiến nghịĐối với Sở giáo dục: tăng cƣờng tổ chức các buổi giao lƣu sinh hoạtchuyên môn giữa các trƣờng THPT trong tỉnh (đặc biệt là tổ chức giao lƣu kinhnghiệm chuyên môn giữa các trƣờng miền núi với những trƣờng có bề dày thànhtích) để các giáo viên có điều kiện học hỏi, trao đổi những phƣơng pháp giảngdạy mới mang tính tích cực. Từ đó, các giáo viên sẽ ngày càng linh hoạt và sángtạo trong việc áp dụng vào từng trƣờng với những đối tƣợng học sinh cụ thể.Đối với nhà trƣờng: Nên đầu tƣ hệ thống máy chiếu trong các phòng họcđể trong các tiết học giáo viên có thể thay thế sơ đồ, tranh ảnh trên bảng phụbằng các slide trong chƣơng trình máy tính. Từ đó tiết kiệm hơn đƣợc thời gian,công sức sáng tạo cũng nhƣ kích thích sự tƣ duy của học sinh hơn nữa.Đối với tổ chuyên môn: Khuyến khích giáo viên trong tổ sử dụng sơ đồtóm tắt, tranh ảnh trong việc dạy học các tác phẩm văn học tự sự để học sinh dễnắm bắt vấn đề, rèn luyện kiểu tƣ duy mới và đặc biệt là tạo hứng thú học tập.XÁC NHẬN CỦATHỦ TRƢỞNG ĐƠN VỊThanh Hóa, ngày 30 tháng 3 năm 2019Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến của mình,không sao chép nội dung của ngƣời khác.Tác giảNguyễn Thị Tuyết13TÀI LIỆU THAM KHẢO1. Sách giáo khoa Ngữ văn lớp 10 – NXB giáo dục năm 2018.2. Sách giáo viên Ngữ Văn lớp 10 – NXB giáo dục năm 2018.3. Thiết kế bài dạy của Phan Trọng Luận.4. Mạng Internet và công cụ tìm kiếm Google.14

Tài liệu liên quan

  • sử dụng hiệu quả sơ đồ tư duy trong giảng dạy hình học sử dụng hiệu quả sơ đồ tư duy trong giảng dạy hình học
    • 6
    • 4
    • 30
  • sử dụng sơ đồ tư duy trong giảng dạy chương “ tính quy luật của hiện tượng di truyền” – sinh học 12 để nâng cao chất lượng, hiệu quả giảng dạy sử dụng sơ đồ tư duy trong giảng dạy chương “ tính quy luật của hiện tượng di truyền” – sinh học 12 để nâng cao chất lượng, hiệu quả giảng dạy
    • 18
    • 5
    • 2
  • vận dụng phương pháp sơ đồ tư duy vào dạy học chương iii “việt nam từ năm 1945 đến năm 1954” (lịch sử 12) vận dụng phương pháp sơ đồ tư duy vào dạy học chương iii “việt nam từ năm 1945 đến năm 1954” (lịch sử 12)
    • 37
    • 1
    • 3
  • Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng sơ đồ tư duy trong giảng dạy môn Ngữ văn Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng sơ đồ tư duy trong giảng dạy môn Ngữ văn
    • 18
    • 4
    • 34
  • Một số biện pháp ứng dụng sơ đồ tư duy trong giảng dạy phần văn học sử ở  THPT Một số biện pháp ứng dụng sơ đồ tư duy trong giảng dạy phần văn học sử ở THPT
    • 22
    • 786
    • 0
  • skkn ỨNG DỤNG sơ đồ tư DUY TRONG GIẢNG dạy hóa học skkn ỨNG DỤNG sơ đồ tư DUY TRONG GIẢNG dạy hóa học
    • 23
    • 586
    • 0
  • Sáng kiến sử dụng sơ đồ tư DUY trong giảng dạy môn sinh học ở trường trung học phổ thông Sáng kiến sử dụng sơ đồ tư DUY trong giảng dạy môn sinh học ở trường trung học phổ thông
    • 36
    • 559
    • 3
  • Sáng kiến sử dụng sơ đồ tư duy trong giảng dạy lý luận chính trị ( học phần lịch sử đảng cộng sản việt nam) tại trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện thới bình Sáng kiến sử dụng sơ đồ tư duy trong giảng dạy lý luận chính trị ( học phần lịch sử đảng cộng sản việt nam) tại trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện thới bình
    • 6
    • 964
    • 7
  • Skkn vận dụng sơ đồ tư duy vào tiết dạy từ vựng của kĩ năng reading tiếng anh 10 – CTC có hiệu quả Skkn vận dụng sơ đồ tư duy vào tiết dạy từ vựng của kĩ năng reading tiếng anh 10 – CTC có hiệu quả
    • 24
    • 1
    • 4
  • SKKN Ứng Dụng Sơ Đồ Tư Duy Trong Giảng Dạy SKKN Ứng Dụng Sơ Đồ Tư Duy Trong Giảng Dạy
    • 31
    • 837
    • 0

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

(820.44 KB - 14 trang) - Sử dụng tranh ảnh, sơ đồ tư duy vào giảng dạy đoạn trích “chiến thắng mtao mxây” trích sử thi đăm săn ngữ văn Tải bản đầy đủ ngay ×

Từ khóa » Sơ đồ Tư Duy Tóm Tắt Sử Thi đăm Săn