Sử Dụng Trợ Từ Trong Tiếng Nhật – Hướng Dẫn Cho Người Mới Bắt đầu

Sử dụng trợ từ trong tiếng Nhật – hướng dẫn cho người mới bắt đầu Nếu đang học tiếng Nhật, chắc hẳn bạn sẽ biết đến trợ từ (nó cũng gần giống như giới từ trong tiếng anh ấy!). Chúng sẽ giúp xác định vai trò của các từ khác trong câu. Nghe khó hiểu nhỉ? Nhưng đừng lo, hãy cùng cởi bỏ những thắc mắc về nó qua bài viết này heng!

Trợ từ là một thành phần câu sẽ giúp chỉ ra mối quan hệ giữa các từ khác. Trong tiếng Nhật, những từ này được chia ra thành các nhóm tùy vào vai trò và vị trí của chúng.

3 trợ từ quan trọng nhất trong tiếng Nhật là 3 từ nhất định bạn phải hiểu đầu tiên! Dưới đây là 3 từ đó.

1) 「が」đi cùng chủ từ

Các trợ từ cách chỉ ra mối quan hệ giữa các từ và cụm từ. Khi bạn kết hợp chúng với một từ khác, chúng sẽ xác định ra vai trò của từ trong câu.

Bạn sẽ thường bắt gặp các trợ từ cách cơ bản của tiếng Nhật đứng gần đại từ, tân ngữ hoặc đại từ sở hữu. Giống như trong tiếng Anh, đại từ sẽ dùng để chỉ người hoặc vật đang thực hiện hành động nào đó, tân ngữ sẽ chỉ người hoặc vật bị tác động bởi hành động nào đó và đại từ sở hữu sẽ chỉ ra mối quan hệ phụ thuộc giữa các danh từ.

Trong tiếng Nhật,「が」là một trong những từ phổ biến thường được dùng để xác đệnh các mệnh đề chủ ngữ.

Dưới đây là một ví dụ:

  • わたし-が-する。= Watashi – ga -suru (Tôi làm)

Watashi là “Tôi” còn suru là “làm/ thực hiện” Ga chính là trợ từ đứng sau watashi. Trong tiếng Nhật, trợ từ sẽ đứng sau từ mà nó hỗ trợ. Vì vậy, nó được gọi là hậu tố, trái ngược với những “tiền tố” trong tiếng Anh. Không có từ dịch tương xứng trong tiếng Anh hoặc tiếng Việt cho từ「が」này. 「が」xác định vai trò của watashi trong câu. Trong trường hợp này, watashi là chủ ngữ. Nếu ta thử sử dụng một trợ từ khác thay cho が, ý nghĩa của câu sẽ thay đổi hoàn toàn. Ví dụ, nếu ta chuyển thành 「私とする」(watashi-to-suru) thì câu sẽ chuyển thành “làm cùng với tôi”.

Cuối cùng「の」”no” cũng là một loại trợ từ có thể giúp ta xác định từ nào là chủ ngữ. Tuy nhiên hãy cẩn thận một chút, bởi vì「の」sẽ có nhiều ý nghĩa khác nhau, bạn sẽ hiểu sau vài phút nữa.

2) 「を」đi cùng tân ngữ

Nếu ga thường xác định chủ ngữ thì「を」/wo sẽ là từ đứng gần tân ngữ.

Đây là một vài ví dụ:

  • わたしをびょういんにはこぶ。= watashi wo byouin (bệnh viện) ni (tới) hakobu (đưa) = Đưa tôi đến bệnh viện

Từ watashi vẫn đứng ở đầu câu, nhưng theo sau nó lúc nào là từ 「を」– trợ từ khiến nó được xác định là tân ngữ.

  • 本を読む。=  hon (sách) wo yomu (đọc) = Đọc sách

Trong câu này, động từ là yomu (đọc) và tân ngữ là hon (quyển sách). Cấu trúc từ đảo ngược lại và trợ từ đứng sau tân ngữ. Điều này khá là lạ lẫm với người Việt chúng ta nhỉ?

3) 「の」/no đi cùng đại từ sở hữu

Trong trường hợp này, “no” được dùng để diễn tả sự sở hữu. Nó giống như là sở hữu cách trong tiếng anh vậy.

  • 先生の本 = sensei (giáo viên) – no (của) – sách = sách của giáo viên
  • 彼の服 = kare (anh ấy) – no (của) – fuku (quần áo) = quần áo của anh ấy
  • わたしのペン = watashi (tôi) – no (của) – pen (bút) = bút của tôi

「の」không chỉ được dùng để xác định sự sở hữu của đại từ. Nó dùng để chỉ sự sở hữu nói chung của mọi danh từ.

Từ khóa » Các Trợ Từ Và Cách Dùng Trong Tiếng Nhật