Sử Dụng Và Hướng Dẫn Lập Bản đồ Tư Duy Giúp Học Sinh Cũng Cố, Hệ ...

Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)
  1. Trang chủ
  2. >>
  3. Giáo án - Bài giảng
  4. >>
  5. Sinh học
Sử dụng và hướng dẫn lập bản đồ tư duy giúp học sinh cũng cố, hệ thống hóa kiến thức các bài học trong chương IV sinh sản, sinh học 11 cơ bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (567.12 KB, 21 trang )

I. MỞ ĐẦU1.1 Lí do chọn đề tài:Năm học 2016 – 2017 trong kỳ thi THPT Quốc gia môn Sinh học là môn thithuộc bài thi tổ hợp tự nhiên. Những năm trước trong kỳ thi THPT Quốc gia thìmôn Sinh học chủ yếu tập trung dung lượng kiến thức của khối lớp 12. Tuy nhiêndo đổi mới và yêu cầu của giáo dục hiện nay, chương trình thi kiểm tra kiến thức sẽrộng hơn, bao gồm cả kiến thứ khối 10, khối 11.Sinh học là môn học có dung lượng kiến thức rất rộng. Để nắm vững toàn bộkiến thức chương trình sinh học của THPT là một trong những khó khăn khôngnhỏ cho học sinh tham gia kì thi THPT Quốc gia( THPT QG), vì nó đòi hỏi tổnghợp, ghi nhớ, vận dụng kiến thức xuyên suốt 3 năm học tại trường THPT.Vì đây là một trong những đổi mới trong các học cách dạy của Bộ giáo dục,nên tài liệu hướng dẫn cho việc ôn thi THPT QG trong nội dung chương trình 11 và10 còn rất ít, và không được quan tâm nhiều. Mặt khác học sinh còn phải tập trunghọc nhiều môn học để phục vụ kì thi, thời gian ôn luyện dành cho mỗi môn thi là cóhạn.Để khắc phục những khó khăn cho học sinh trong việc hệ thống và nắm rõnội dung kiến thức sinh học từ lớp 10 cần giúp các em tìm ra được một phươngpháp học tập hiệu quả, có thể hệ thống đầy đủ, ghi nhớ kiến thức dễ dàng và tiếtkiệm thời gian. Đó là mong muốn và trăn trở của bản thân tôi, một giáo viên(GV)đang làm công tác giảng dạy môn Sinh học ở trường THPT. Vì vậy qua thực tếgiảng dạy tại khối 10 và khối 11 trường THPT nhiều năm, năm học 2016-2017 tôiđã đề xuất phương pháp : Sử dụng và hướng dẫn lập Bản đồ tư duy giúp học sinhcũng cố, hệ thống hóa kiến thức các bài học trong chương IV- Sinh sản, Sinhhọc 11 cơ bản”.1.2. Mục đích nghiên cứu:- Trên cơ sở nghiên cứu đặc điểm tâm lí của HS THPT, khả năng tư duylogic, khả năng ghi nhớ, phương pháp học của học sinh,… đề ra biện pháp giúphọc sinh phát triển sự ghi nhớ, khả năng ghi nhận hình ảnh của não bộ. Để ghi nhớchi tiết, để tổng hợp, hay để phân tích một vấn đề ra thành một dạng của lược đồphân nhánh.- Giúp các em có khả năng ghi nhớ sâu sắc, đồng thời tìm ra phương pháphọc thích hợp với chương trình học hiện nay, các em sẽ triển khai toàn bộ ý chínhcủa những dòng lý thuyết trên một sơ đồ phân nhánh hình cây. Nhìn vào bản đồ tưduy các em không chỉ biết được nội dung lý thuyết mà còn có thể hình dung ra toànbộ cấu trúc môn Sinh học và các mối liên hệ rõ ràng giữa các phần.1.3 Đối tượng nghiên cứu:1- Đề tài này được viết trong quá trình tôi dạy học, rút kinh nghiệm từ côngtác giảng dạy tại trường Trung học phổ thông (THPT). Đối tượng được áp dụngtrong đề tài này là HS yếu, trung bình, khá đến đối tượng HS giỏi các lớp từ 11B1đến 11B4 Trường THPT Lam Kinh- Thọ Xuân –Thanh Hóa.1.4. Phương pháp nghiên cứu:- Các phương pháp nghiên cứu lý thuyết:+ Tham khảo tài liệu sách, báo, tạp chí chuyên nghành, truy cập thông tin trêninternet.+ Phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa các nguồn tài liệu để xây dựngcơ sở lý thuyết và nội dung của đề tài.- Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn:+ Khảo sát thực tế các tiết dạy môn Sinh học.+ Thực nghiệm sư phạm.- Phương pháp xử lý số liệu bằng toán học.II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM2.1. Cơ sở lí luận :2.1.1 Bản đồ tư duy.Bản đồ tư duy (BĐTD) còn gọi là sơ đồ tư duy, lược đồ tư duy,… là hìnhthức ghi chép sử dụng màu sắc, hình ảnh để mở rộng và đào sâu các ý tưởng.BĐTD được hiểu là một hình thức ghi chép theo mạch tư duy của mỗi người bằngviệc kết hợp nét vẽ, màu sắc và chữ viết. Đặc biệt đây là một sơ đồ mở, việc thiếtkế BĐTD theo mạch tư duy của mỗi người, không yêu cầu tỉ lệ, chi tiết khắt khenhư bản đồ địa lí, có thể vẽ thêm hoặc bớt các nhánh, mỗi người vẽ một kiểu khácnhau, dùng màu sắc, hình ảnh, các cụm từ diễn đạt khác nhau, cùng một nội dungnhưng mỗi người có thể “thể hiện” nó dưới dạng BĐTD theo một cách riêng do đóviệc lập BĐTD phát huy được tối đa khả năng sáng tạo của mỗi người.[1]Cơ chế hoạt động của BĐTD chú trọng tới hình ảnh, màu sắc, với các mạnglưới liên tưởng (các nhánh). BĐTD là công cụ đồ họa nối các hình ảnh có liên hệvới nhau vì vậy có thể vận dụng BĐTD vào hỗ trợ dạy học kiến thức mới, củng cốkiến thức sau mỗi tiết học, ôn tập hệ thống hóa kiến thức sau mỗi chương,... [1]2.1.2. Ưu điểm của BĐTD- Dễ nhìn, dễ viết.- Kích thích hứng thú học tập và khả năng sáng tạo của HS.- Phát huy tối đa tiềm năng ghi nhớ của bộ não.- Rèn luyện cách xác định chủ đề và phát triển ý chính, ý phụ một cách logic.- Sáng tạo hơn- Tiết kiệm thời gian.- Ghi nhớ tốt hơn2- Nhìn thấy bức tranh tổng thể- Phát triển nhận thức, tư duy, …[1]2.1.3. Vai trò của việc cũng cố và hệ thống kiến thức bài học:Theo N.M.IACÔPLEP, củng cố bài là một khâu không thể thiếu trong quátrình giảng dạy. Nó thể hiện được tính toàn vẹn của bài học. Thông qua việc củngcố, ôn luyện mà giáo viên có thể khắc sâu kiến thức cho học sinh [3]. Bài học dùhay, hấp dẫn đến đâu nếu không có củng cố thì chưa thể coi là thành công. Bởi vìnếu không củng cố thì bài không sâu, học sinh dễ quên. Củng cố là giai đoạn giáoviên chốt lại những tri thức và kĩ năng quan trọng đã truyền thụ, đồng thời đây làkhâu hình thành, rèn luyện và phát triển khả năng tư duy, sáng tạo cho học sinh. Vìvậy nó là một trong những căn cứ quan trọng để đánh giá tiết dạy tốt. Có không ítgiáo viên chưa thấy hết tác dụng của củng cố thường bỏ qua hay làm một cáchchiếu lệ. Thực tế dạy học đã chứng minh thông qua củng cố sẽ giúp học sinh:- Ghi nhớ tốt các kiến thức đã học. Việc nhắc lại kiến thức khi cũng cố giúp ích rấtnhiều cho sự ghi nhớ.- Nắm bài (kiến thức trọng tâm, những ý chính của bài học) một cách vững chắchơn.- Hệ thống hóa kiến thức đã học.- Rèn luyện kĩ năng vận dụng tri thức mới vào thực tế học tập, sản xuất và đờisống, giải thích một số hiện tượng thực tế đang diễn ra hằng ngày.- Bằng các câu hỏi, bài tập để củng cố bài giáo viên sẽ rèn luyện cho học sinh cáchdiễn đạt, trả lời và tái hiện những nội dung mà các em đã lĩnh hội. Học sinh sẽ họctập hiệu quả hơn.- Củng cố bài thường xuyên còn giúp giáo viên đánh giá được chất lượng bài giảng,mức độ lĩnh hội kiến thức của học sinh, từ đó có biện pháp bổ sung và sửa chữa kịpthời phương pháp lên lớp của mình.Hệ thống hóa kiến thức là sự tái hiện kiến thức, thể hiện được sự hệ thốnghóa, khái quát hóa và vận dụng, nâng cao toàn diện kiến thức của nội dung đã học.Khi chuẩn bị bài ôn tập cần sắp xếp các kiến thức cần khái quát, hệ thống cho mộtchương hay một phần theo hệ thống có logic chặt chẽ, theo tiến trình phát triển củakiến thức, cùng các kỹ năng cần rèn luyện.2.1.4.Lập bản đồ tư duy.Một bản đồ tư duy hoạt động giống như cách mà bộ não chúng ta hoạt động.Mặc dù, bộ não có thể xử lý hầu hết các sự kiện phức tạp, song nó lại dựa trên cácnguyên tắc hết sức đơn giản. Đó là lý do tại sao, tạo ra các Bản đồ Tư duy lại dễdàng và thú vị, bởi vì chúng theo nhu cầu sẵn có và năng lực tiềm tàng của bộ nãochứ không phải là đối lập với chúng.a, Cách viết bản đồ tư duy- Nghĩ trước khi viết.3- Viết ngắn gọn.- Viết có tổ chức.- Viết lại theo ý của mình, nên chừa khoảng trống để có thể bổ sung ý (nếusau này cần). [1]b, Phương tiện để thiết kế BĐTD.Phương tiện khá đơn giản, chỉ cần giấy, bìa, bảng phụ, phấn màu, bút chìmàu, tẩy,…hoặc dùng phần mềm hỗ trợ như Mindmap, vì vậy có thể vận dụng vớibất kì điều kiện cơ sở vật chất nào của các nhà trường hiện nay.c, Các bước lập BĐTD- Bước 1: Vẽ chủ đề ở trung tâm trên một mảnh giấy (đặt nằm ngang)+ Chúng ta sẽ bắt đầu từ trung tâm với hình ảnh của chủ đề. Hình ảnh có thểthay thế cho cả ngàn từ và giúp chúng ta sử dụng tốt hơn trí tưởng tượng của mình.Sau đó có thể bổ sung từ ngữ vào hình vẽ chủ đề nếu chủ đề không rõ ràng.+ Sử dụng màu sắc vì màu sắc có tác dụng kích thích não như hình ảnh, đặcbiệt là các màu sắc bản thân yêu thích.+ Có thể dùng từ khóa, kí hiệu, câu danh ngôn, câu nói nào đó gợi ấn tượngsâu sắc về chủ đề.+ Không nên đóng khung hoặc che chắn mất hình vẽ chủ đề vì chủ đề cầnđược làm nổi bật dễ nhớ+ Chủ đề phải đủ to, rõ, nổi bật trọng tâm cần ghi nhớ.[7]- Bước 2: Vẽ thêm các tiêu đề phụ vào chủ đề trung tâm+ Tiêu đề phụ có thể viết bằng chữ in hoa nằm trên các nhánh to để làm nổibật.+ Tiêu đề phụ được gắn với trung tâm.+ Tiêu đề phụ nên được vẽ chéo góc để nhiều nhánh phụ khác có thể được vẽtỏa ra một cách dễ dàng.[7]- Bước 3: Trong từng tiêu đề phụ vẽ thêm các ý chính và các chi tiết hỗ trợ+ Khi vẽ các ý chính và các chi tiết hỗ trợ nên tận dụng các từ khóa và hìnhảnh.+ Nên dùng những biểu tượng, cách viết tắt để tiết kiệm không gian vẽ vàthời gian. Mọi người ai cũng có cách viết tắt riêng cho những từ thông dụng. Bạnhãy phát huy và sáng tạo thêm nhiều cách viết tắt riêng.+ Mỗi từ khóa, hình ảnh nên được vẽ trên một đoạn gấp khúc riêng trênnhánh. Trên mỗi khúc chỉ nên có tối đa một cụm từ khóa.+ Sau đó nối các nhánh chính cấp 1 đến hình ảnh trung tâm, nối các nhánhcấp 2 đến các nhánh cấp 1, nối các nhánh cấp 3 đến các nhánh cấp 2…bằng đườngkẻ. Các đường kẻ càng ở gần trung tâm thì càng được tô đậm hơn.4+ Nên dùng các đường kẻ cong thay vì các đường kẻ thẳng vì đường kẻ congđược tổ chức rõ ràng sẽ thu hút được sự chú ý của mắt nhiều hơn.+ Tất cả các nhánh tỏa ra cùng một điểm nên có cùng một màu. Chúng tathay đổi màu sắc khi đi từ ý chính ra đến các ý phụ cụ thể hơn.[7]- Bước 4: Người viết có thể thêm nhiều hình ảnh nhằm giúp các ý quan trọng thêmnổi bật cũng như giúp lưu chúng vào trí nhớ tốt hơn. Kiểm tra lại BĐTD đã hoànthành và diễn đạt, trình bày được các ý tưởng về kiến thức đã tạo lập.[7]2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng SKKN.Thực tế cho thấy một số HS học rất chăm chỉ nhưng vẫn học kém, nhất làmôn Sinh học nói riêng và môn Khoa học Tự nhiên nói chung, các em này thườnghọc bài nào biết bài đấy, học phần sau đã quên phần trước và không biết liên kếtcác kiến thức với nhau, không biết vận dụng kiến thức đã học trước đó vào nhữngphần sau. Phần lớn số HS này khi đọc sách hoặc nghe giảng trên lớp không biếtcách tự ghi chép để lưu thông tin, lưu kiến thức trọng tâm vào trí nhớ của mình.- Nội dung môn Sinh học THPT, đặc biệt là sinh học lớp 11 trừu tượng,nhiều lí thuyết … nên HS khó hệ thống.- Về cơ sở vật chất, Nhà trường đã có phòng công nghệ thông tin, đèn chiếu,máy chiếu, bảng phụ…giúp việc hướng dẫn học sinh xây dựng BĐTD thuận lợi.- Nhiều học sinh học khối A chưa đầu tư, dành sự quan tâm, chưa chú ý, xemthường hoặc học cho xong đối với bộ môn Sinh học. Nhưng nay thi theo tổ hợpmôn có thêm môn sinh học. Các em cảm thấy lo lắng và không biết nên bắt đầu ôntập như thế nào cho hiệu quả.2.3. Giải quyết vấn đề.2.3.1.Mục tiêu và nội dung chương IV Sinh sản – Sinh học 11 cơ bản.* Mục tiêu dạy học về kiến thức:- Nêu được sinh sản vô tính là sự sinh sản không có sự hợp nhất các giao tử đực vàgiao tử cái (không có sự tái tổ hợp di truyền), con cái giống nhau và giống bố mẹ.- Phân biệt được các kiểu sinh sản vô tính.- Phân biệt được sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính.- Nhận biết được sinh sản hữu tính ở thực vật có hoa.- Trình bày được các khái niệm về sinh sản vô tính ở động vật.- Nêu được các hình thức sinh sản vô tính ở động vật.- Phân biệt được sinh sản vô tính và tái sinh các bộ phận của cơ thể.- Mô tả được nguyên tắc nuôi cấy mô và nhân bản vô tính (nuôi mô sống, cấy môtách rời vào cơ thể, nhân bản vô tính ở động vật).- Nêu được khái niệm về sinh sản hữu tính ở động vật.- Phân biệt được các hình thức sinh sản hữu tính ở động vật (đẻ trứng, đẻ con).5- Nêu và phân biệt được chiều hướng tiến hoá trong sinh sản hữu tính ở động vật(thụ tinh ngoài, thụ tinh trong, đẻ trứng, đẻ con).- Trình bày được cơ chế điều hoà sinh sản.- Nêu rõ những khả năng tự điều tiết quá trình sinh sản ở động vật và ở người.- Nêu được khái niệm tăng sinh ở động vật.- Phân biệt được điều khiển số con và điều khiển giới tính của đàn con ở động vật.+ Nêu được vai trò của thụ tinh nhân tạo.+ Mô tả được nguyên tắc nuôi cấy phôi.- Nêu được khái quát các vấn đề về dân số và chất lượng cuộc sống.[4]* Về kĩ năng:Thực hiện được các cách giâm, chiết, ghép cành ở vườn trường hay ở gia đình.[4]*Nội dung chương IV- Sinh sản – Sinh học 11 cơ bản.Bài 41: Sinh sản vô tính ở thực vật.Bài 42: Sinh sản hữu tính ở thực vật.Bài 43: Thực hành: Nhân giống vô tính vô tính ở thực vật.Bài 44: Sinh sản vô tính ở động vật.Bài 45: Sinh sản hữu tính ở động vật.Bài 46: Cơ chế điều hòa sinh sảnBài 47: Điều khiển sinh sản ở động vật và sinh đẻ có ké hoạch ở người.[5]2.3.2. Tìm hiểu các phương pháp cũng cố và ôn tập thường dùng:Một số phương pháp củng cố bài thường dùng:*Củng cố bài giảng bằng thiết kế và sử dụng các sơ đồ, bảng biểu.[6]Biện pháp củng cố này giúp HS hiểu được kiến thức thông qua khả năngphân tích, so sánh và móc nối các kiến thức.Thường áp dụng với những bài mang tính so sánh hay tổng quát, có thể sửdụng các sơ đồ, bảng biểu để hệ thống lại kiến thức.*Củng cố bài giảng bằng việc sử dụng hệ thống câu hỏi, bài tập.[6]Biện pháp này đánh giá việc học của HS, rèn cho HS khả năng diễn đạt.Nhưng sẽ tạo áp lực cho các HS tiếp thu chậm và không hiểu bài ngay tại lớp.Phương pháp áp dụng đối với những bài học nhiều lý thuyết.*Củng cố bài giảng bằng việc tổ chức các trò chơi.[6]Biện pháp này tạo sự vui vẻ, hứng khởi cho HS đối với môn học. Nhưng cóhạn chế là tốn nhiều thời gian để tổ chức cho lớp tham gia trò chơi. Nguyên tắc cơbản là trò chơi phải đơn giản, nhưng lại phải đi sâu vào vấn đề trọng tâm của bài.*Củng cố bài giảng bằng cách cho HS tự tổng kết kiến thức.[6]Biện pháp củng cố này rèn cho HS kĩ năng trình bày vấn đề trước đám đôngvà kĩ năng tóm lược vấn đề. Phương pháp áp dụng với những bài nội dung đơngiản, dễ tổng kết lại kiến thức.6Như vậy, mỗi phương pháp trên có ưu, nhược điểm riêng. Tuy nhiên khidùng BĐTD, chúng ta có thể khắc phục được các nhược điểm, phát huy tối đa cácưu điểm của các phương pháp ở trên. Sử dụng BĐTD gần như là một biện pháp cóthể kết hợp các phương pháp trên với nhau một cách linh hoạt, hiệu quả (Đó làtrò chơi, là sơ đồ tổng kết, có những câu hỏi củng cố…). Tôi nhận thấy rằng BĐTDlà công cụ tư duy mang tính tự nhiên, nếu vận dụng vào dạy học sẽ gây cảm hứngvà niềm say mê học tập cho HS. Đặc biệt, BĐTD rất phù hợp cho việc đọc, ôn tập,ghi chú...Có thể nói, phương pháp bản đồ tư duy được mệnh danh là công cụ vạn năngcho bộ não. Đây là công cụ vô giá giúp cho HS trong việc thu thập, phân loại thôngtin [8]. Từ đó, tôi đã tiến hành sử dụng BĐTD và hướng dẫn HS lập bản đồ tư duyđể cũng cố bài học và hệ thống kiến thức.2.3.3. Sử dụng và hướng dẫn học sinh lập BĐTD trong cũng cố và hệ thống kiếnthức:- Cho HS làm quen với bản đồ tư duy bằng cách giới thiệu cho HS một số “bản đồ”cùng với dẫn dắt của GV để các em làm quen.- Tập “đọc hiểu” BĐTD, sao cho chỉ cần nhìn vào BĐTD bất kỳ HS nào cũng cóthể thuyết trình được nội dung một bài học hay một chủ đề, một chương theo mạchlôgic của kiến thức.- Hướng cho HS có thói quen khi tư duy lôgic theo hình thức sơ đồ hoá trênBĐTD.- Từ nội dung bài học HS xác định được từ khóa, các ý lớn thứ nhất, ý lớn thứ hai,thứ ba... mỗi ý lớn lại có các ý nhỏ liên quan với nó, mỗi ý nhỏ lại có các ý nhỏ hơn... các nhánh này như “bố mẹ” rồi “con, cháu, chắt, chút chít”... các đường nhánhcó thể là đường thẳng hay đường cong- Cho HS thực hành vẽ BĐTD trên giấy theo cách hiểu của các em.- Vẽ BĐTD theo nhóm hoặc từng cá nhânSỻ� thức trò chơi.- Tổ chức 2 nhóm (4-5) HS- Mỗi nhóm, các HS phải phối hợp với nhau chọn thẻ, sắp xếp và dán và kẻcác đường liên kết để hoàn thành sơ đồ:+ Nhóm 1: hoàn thành sơ đồ cơ chế điều hòa sinh tinh.+ Nhóm 2: hoàn thành cơ chế điều hòa sinh trứng.+ Thời gian hoàn thành 4 phútKết quả thu được sau củng cố bài là dạng sơ đồ như sau:Nhóm 1:Cơ chế điều hòa sinh tinhDạng sơ đồ thứ nhất:GnRHVÙNG DƯỚI ĐỒITUYẾN YÊNFSHKích thích ống sinh tinh sảnxuất tinh trùngLHỨc chếngượcKích thích TB kẽHooc môn testoteron12Dạng sơ đồ thứ 2:FSHGnRHKích thích ống sinh tinh sảnxuất tinh trùngTUYẾN YÊNLHVÙNG DƯỚIĐỒIKích thíchTB kẽHooc môntestoteronức chế ngượcNhóm 2: Cơ chế điều hòa sinh trứngVÙNG DƯỚI ĐỒIGnRHTUYẾN YÊNLHFSHKích thích nang trứng pháttriển và tiết ra ƠstrogenỨc chếngượcTrứng chínvà rụngTạo thểvàngƠstrogen+PrôgestêrônNiêm mạc tử cungdày lênVới cách cũng cố này các em vừa tái hiện được kiến thức đã học đồng thờiđòi hỏi các em phải nắm rõ cơ chế để lựa chọn đúng thẻ bài tương ứng với từng cơchế. Bởi vậy kiến thức sẽ khắc sâu vào não bộ tốt hơn.13Học sinh có thể hoàn thành hoặc chưa hoàn thành toàn bộ sơ đồ. Săp xếpcó thể có chỗ chưa đúng theo yêu cầu. Nhưng các em rất hứng thú khi được họcvới hình thức này, học sinh dưới lớp theo dõi rất chăm chú. Bên cạnh đó còn giúpHS rèn luyện khả năng thuyết trình, diễn giải khi các em trình bày về BĐTD củanhóm Sau đó, GV khuyến khích, gợi mở, hướng dẫn các em hoàn thiện đúng sơ đồchuẩn. Cuối cùng GV trình chiếu BĐTD đã chuẩn bị bằng phần mềm và khắc sâukiến thức trọng tâm 1 lần nữa.Vùngdưới đồiGnRhTuyếnyênFSLHhNang trứngphát triển,Ơstrogentrứngchín,rụngƠstrogenKích thíchức chếAHình 1:A. Cơ chế điều hòa sinh tinh.Tạo thểvàngPrôgestêrônNiêm mạctử cung dàylênBB. Cơ chế điều hòa sinh trứngSau khi học sinh đã tiếp cận và nắm được cách thức lập BĐTD, GV có thểyêu cầu các em tự lập BĐTD để cũng cố bài học. Cách này giúp cũng cố, khắc sâukiến thức một cách rất hiệu quả. Mặt khác học sinh được tự do thể hiện sự sáng tạocủa mình nên các em rất hứng thú với dạng yêu cầu này.14Ví dụ 3 : Trong phần cũng cố bài 45: Sinh sản hữu tính ở động vật. Gv yêucầu: Phân biệt các hình thức sinh sản hữu tính ở động vật bằng cách lập BĐTDHình 2: PHÂN BIỆT ĐẺ TRỨNG VÀ ĐẺ CONMột số hình ảnh về BĐTD do học sinh thực hiện với bài tập trên.Hệ thống hóa kiến thức nhóm bài hoặc cả chương thông qua BĐTD :- Hệ thống hóa sau mỗi bài học có thể tiến hành trong phần cũng cố( như đãtrình bày ở trên) hoặc GV hướng dẫn để học sinh tự lập BĐTD ở nhà và kiểm travào phần kiểm tra bài cũ của tiết học tiếp theo hoặc bài ôn tập.15- Hệ thống hóa kiến thức nhóm bài hoặc cả chương bằng BĐTD trong tiếtôn tập có thể tiến hành theo các bước sau:Bước 1. Lập BĐTD theo nhóm bài hoặc chương.Bước 2. Trình bày BĐTD của nhóm, Thảo luận.Bước 3. Tổng kết.Bước 1. Thông thường GV giao cho HS( cá nhân hoặc nhóm) hoàn thiệnBĐTD ở nhà.Bước 2. Trong tiết ôn tập trên lớp, HS đại điện các nhóm đã phân công lêntrình bày nội dung, ý tưởng đã sắp xếp trong BĐTD của mình ( nhóm mình). HSkhác và GV đánh giá, góp yù, bổ sung những nội dung còn thiếu trong những phầnđã học trong BĐTD. Qua phần này còn giúp GV kiểm tra sự chuẩn bị cũng nhưkiểm tra sự ghi nhớ, liên kết các kiến thức đã học của HS.Bước 3. Hình thành BĐTD chuẩn (GV chuẩn bị sơ đồ chuẩn). HS hoàn thiệnBĐTD của mình( bổ sung, chỉnh sửa...). GV hướng dẫn HS ôn tập theo những chủđiểm đã có trong BĐTD.Về mặt thời gian:- Nên quy định về thời gian trình bày ý tưởng BĐTD của mỗi nhóm(3-5 phúthoặc dài hơn) tùy theo nội dung kiến thức của nhóm bài và chương. Quy định nhưvậy để các em biết cách tô liệu, cô đọng kiến thức sắp xếp cho phù hợp với quỹthời gian đã cho.Với cách tổ chức như vậy, sau tiết ôn tập toàn bộ kiến thức của nhóm bài,hoặc 1 chương đã được sơ đồ hóa trên BĐTD. Nhìn vào là có thể thấy được tổngthể nội dung và mối liên quan giữa các nhóm kiến thức với nhau. Có thể nói, đây làmột phương pháp giúp người học lưu kiến thức trong trí nhớ một cách có hệ thống,nhớ sâu và dài hơn so với các phương pháp khác.Ví dụ: Hệ thống kiến thức chương IV- Sinh sản, Sinh học 11- cơ bản.- Sau học xong các bài thuộc chương IV, GV yêu cầu các tổ (4 tổ) lập BĐTD thểhiện nội dung của chương ở nhà để chuẩn bị cho tiết ôn tập.- Đến tiết ôn tập:+ GV kiểm tra sự chuẩn bị của các nhóm: yêu cầu trình bày nhanh SP của nhóm( vừa kiểm ra sự chuẩn bị vừa kiểm tra sự ghi nhớ kiến thức trong chương vừa học)Mỗi nhóm 3-5 phút.+ Thời gian còn lại, GV cùng các HS khác góp yù, đánh giá, trình chiếu sơ đồ màGV đã vẽ sẵn bằng phần mềm và cả bản vẽ BĐTD trên giấy để các em đối chiếu, sosánh, chỉnh sửa lại cho hợp lí.16Hình 3: HỆ THỐNG KIẾN THỨC CHƯƠNG IV- SINH SẢN17III. KẾT LUẬN VÀ KIÊN NGHỊ3.1. Kết luậnVới việc sử dụng BĐTD vào cũng cố và hướng dẫn học sinh tự ôn tập hệthống hóa kiến thức sau mỗi bài học, tôi nhận thấy:- HS nắm vững kiến thức và có khả năng nhớ lâu hơn nhờ tác dụng của sơ đồtạo hình sinh động và khoa học.- Sau khi đã quan sát BĐTD, HS tái hiện được kiến thức đã học một cáchđầy đủ.- Đa số HS tự vẽ được BĐTD sau khi đã học xong nội dung kiến thức và cóthể liến kết kiến thức nhiều bài một cách hệ thống.- Kĩ năng thuyết trình, hoạt động nhóm tốt hơn rất nhiều so với trước khi ápdụng.- Thông qua hệ thống bản đồ tư duy này các em học sinh có thể lưu lại đểlàm tài liệu ôn tập THPT QG cho năm lớp 12.Kết quả cụ thể.Sau khi áp dụng BĐTD vào phần cũng cố và hệ thống hóa kiến thức các bàihọc của chương IV- Sinh sản ở 2 lớp 11B1 và 11B3. Kết quả kiểm tra ngẫu nhiên30 học sinh của cả 2 lớp trên về khả năng ghi nhớ, tái hiện và hệ thống kiến thức.Thống kê được kết quả như sau:- 30/30 (100%) HS sau khi đã quan sát BĐTD tái hiện lại kiến thức trình bàytrong BĐTD.- 26/30 (86,6%) HS tự lập được BĐTD sau khi đã học xong nội dung kiếnthức- 24/30 (80 %) HS lập được BĐTD liên kết được các nội dung kiến thức củanhiều bài đã học hoặc cả chương đã đã học.Kết quả bài khảo sát hết chương IV của 4 lớp 11B1 ,11B3 (Sử dụng BĐTD)và 11B2, 11B4 (Không sử dụng BĐTD) (từng nhóm 2 lớp có số HS và lực họctương đương) cụ thể qua bảng so sánh sau:Lớp11 B1(TN)11 B2 (ĐC)Lớp11 B3(TN)Sĩ số4444Sĩ số458,0-10846,5-7,526218,0-1066,5-7,523Điểm5,0-6,01018Điểm5,0-6,0143,5-4,501Dưới 3,5003,5-4,52Dưới 3,501811 B4 (ĐC) 453191571Nhận xétÁp dụng BĐTD học sinh điểm khá, giỏi tăng, HS yếu, kém giảm3.2. Kiến nghịĐể đáp ứng được mục tiêu của đổi mới phương pháp dạy học đặc biệt là vớimôn Sinh học và hướng dẫn học sinh phương pháp ôn tập hiệu quả, tôi có một sốkiến nghị sau:- Vận dụng BĐTD vào việc hệ thống hóa kiến thức bài học, các chương,trong chương trình Sinh học THPT.- Nhà trường, tổ chuyên môn cần có những chuyên đề, thảo luận về sử dụngBĐTD và xây dựng thư viện BĐTD để GV và HS có thể khai thác, sử dụng.- Cần có sự đầu tư cơ sở vật chất, phòng bộ môn, đồ dùng, mẫu vật, máytính, máy chiếu....để có thể áp dụng các PPDH hiệu quả trong đó có BĐTD.Trên đây chỉ là đôi chút kinh nghiệm rút ra từ thực tế giảng dạy của tôi, xinviết ra để chia sẻ với các đồng nghiệp.Do thời gian và năng lực có hạn chắc chắn nội dung tôi trình bày ở trên cónhiều thiếu sót. Rất mong sự góp thêm nhiều ý kiến của đồng nghiệp để tôi hoànthiện nội dung trên.XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNGĐƠN VỊThanh Hóa, ngày 28/5/2017Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mìnhviết không sao chép nội dung của ngườikhácNgười viếtHà Thị Liên19TÀI LIỆU THAM KHẢO[1]. Tập huấn sử dụng Bản đồ tư duy trong dạy học THCS (Bộ Giáo dục và đàotạo)[2]. Sinh học lớp 11 – Sách GV (NXBGD)[3] Phương pháp và kĩ thuật lên lớp ở trường phổ thông tập II (NXB Giáo dục,người dịch Nguyễn Hữu Chương, Phạm Văn Minh.)[4]. Chuẩn kiến thức Sinh học 11( Ngô văn Hưng, (Chủ biên)- NXBGD[5]. Sinh học lớp 11 (NXBGD)[6]. Sử dụng BĐTD trong dạy học Sinh học.(http://www 123.doc- Kho tài liệutổng hợp)[7]. Lập bản đồ tư duy (Tác giả Tony Buzan. Dịch giả Nguyễn Thế Anh - NXBLao động Xã hội - 2008)[8]. Bản đồ tư duy - Khai thác tối đa tiềm năng bộ não của trẻ (http://www Báomới.com)*Bản đồ tư duy trong SKKN này được vẽ trên phần mềm iMindMap82021

Tài liệu liên quan

  • Bài giảng CHUYÊN ĐỀ TỔ vĂN: SƠ ĐỒ HÓA KIẾN THỨC CÁC BÀI VĂN HỌC SỬ TRONG CHƯƠNG TRÌNH THPT Bài giảng CHUYÊN ĐỀ TỔ vĂN: SƠ ĐỒ HÓA KIẾN THỨC CÁC BÀI VĂN HỌC SỬ TRONG CHƯƠNG TRÌNH THPT
    • 16
    • 712
    • 2
  • tài chính công chương 5, hệ thống hóa kiến thức môn tài chính công chương 5, phân tích chi phí và lợi ích dự án đầu tư công tài chính công chương 5, hệ thống hóa kiến thức môn tài chính công chương 5, phân tích chi phí và lợi ích dự án đầu tư công
    • 11
    • 1
    • 0
  • Sử dụng phương pháp hệ thống hóa kiến thức qua sơ đồ, bảng biểu trong dạy học Lịch sử 12 nâng cao Sử dụng phương pháp hệ thống hóa kiến thức qua sơ đồ, bảng biểu trong dạy học Lịch sử 12 nâng cao
    • 15
    • 3
    • 10
  • hướng dẫn học sinh ôn tập, hệ thống hóa kiến thức chương điện học vật lý 9 với sự hỗ trợ của bản đồ tư duy hướng dẫn học sinh ôn tập, hệ thống hóa kiến thức chương điện học vật lý 9 với sự hỗ trợ của bản đồ tư duy
    • 108
    • 733
    • 1
  • hệ thống hóa kiến thức cơ bản về hóa nguyên tố và xây dụng hệ thống bài tập trọng tâm nâng dần mức độ từ dễ đến khó hệ thống hóa kiến thức cơ bản về hóa nguyên tố và xây dụng hệ thống bài tập trọng tâm nâng dần mức độ từ dễ đến khó
    • 129
    • 1
    • 1
  • TÍCH hợp LIÊN môn và sử DỤNG bản đồ tư DUY GIÚP học SINH học tốt TIẾT ôn tập CHƯƠNG và tìm HIẾU DI TÍCH LỊCH sử của THỦ đô hà nội TÍCH hợp LIÊN môn và sử DỤNG bản đồ tư DUY GIÚP học SINH học tốt TIẾT ôn tập CHƯƠNG và tìm HIẾU DI TÍCH LỊCH sử của THỦ đô hà nội
    • 14
    • 520
    • 0
  • bài giảng liên môn tích hợp lịch sử 9 TÍCH hợp LIÊN môn và sử DỤNG bản đồ tư DUY GIÚP học SINH học tốt TIẾT ôn tập CHƯƠNG và tìm HIẾU DI TÍCH LỊCH sử của THỦ đô hà nội bài giảng liên môn tích hợp lịch sử 9 TÍCH hợp LIÊN môn và sử DỤNG bản đồ tư DUY GIÚP học SINH học tốt TIẾT ôn tập CHƯƠNG và tìm HIẾU DI TÍCH LỊCH sử của THỦ đô hà nội
    • 23
    • 582
    • 0
  • skkn sử DỤNG PHƯƠNG PHÁP hệ THỐNG hóa KIẾN THỨC và SO SÁNH TRONG dạy học LỊCH sử 10 skkn sử DỤNG PHƯƠNG PHÁP hệ THỐNG hóa KIẾN THỨC và SO SÁNH TRONG dạy học LỊCH sử 10
    • 33
    • 661
    • 2
  • skkn sử DỤNG PHƯƠNG PHÁP hệ THỐNG hóa KIẾN THỨC  skkn sử DỤNG PHƯƠNG PHÁP hệ THỐNG hóa KIẾN THỨC
    • 23
    • 403
    • 0
  • Hệ thống hóa kiến thức và các dạng câu hỏi, bài tập phần nhiệt độ không khí trong bồi dưỡng học sinh giỏi quốc gia Hệ thống hóa kiến thức và các dạng câu hỏi, bài tập phần nhiệt độ không khí trong bồi dưỡng học sinh giỏi quốc gia
    • 25
    • 556
    • 0

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

(2.96 MB - 21 trang) - Sử dụng và hướng dẫn lập bản đồ tư duy giúp học sinh cũng cố, hệ thống hóa kiến thức các bài học trong chương IV sinh sản, sinh học 11 cơ bản Tải bản đầy đủ ngay ×

Từ khóa » Sơ đồ Tư Duy Chương Sinh Sản Lớp 11