Sử Dụng Vôi Trong Nuôi Trồng Thủy Sản để ổn định PH, Giảm Tảo, Khử ...

1. Vôi nông nghiệp/đá vôi hoặc vỏ sò nghiền (CaCO3)

- Dạng đá vôi hay vỏ sò nghiền, chất lượng của loại vôi này khác nhau. Vôi mịn sẽ thích hợp cho nuôi trồng thủy sản hơn, nên dùng vôi có hàm lượng CaCO3 < 75%, loại vôi này làm tăng khả năng đệm của nước và có thể được dùng với số lượng lớn mà không ảnh hưởng nhiều đến độ pH của nước.

- Liều lượng thường được bón 100-300kg/ha/lần.

caco3 dung trong thuy san

Đá vôi CaCO3

2. Đá vôi đen (CaMg(CO3)2)

- Một loại đá vôi nghiền có chứa Mg, được sử dụng để cung cấp thêm Mg vào ao. Loại vôi này cũng ít ảnh hưởng đến pH của nước.

- Thường bón 100-300kg/ha/lần

da voi den

Đá vôi đen

3. Vôi tôi hay vôi ngậm nước (Ca(OH)2)

- Nung đá vôi ở nhiệt độ 800-900 oC, sau khi nung thì cho nước vào khi đá vôi còn nóng cho vôi mịn ra sẽ được loại vôi ngậm nước hay vôi tôi. Vôi tôi được dùng làm tăng pH nước hoặc pH trong đất.

- Lượng vôi thường bón là 50-100kg/ha/lần.

4. Vôi sống/vôi nung hay vỏ sò nung (CaO)

- Được sản xuất bằng cách nung đá vôi ở nhiệt độ cao nhưng không cho nước vào, dùng trong giai đoạn cải tạo ao không dùng cho ao đang có tôm cá vì ảnh hưởng rất lớn đế pH của ao.

* Tác dụng của vôi trong nuôi trồng thủy sản

- Hạ phèn: Bón vôi giúp giảm phèn trong ao, khắc phục phèn rửa trôi sau mưa, xì phèn đáy ao.

- Diệt tạp, mầm bệnh trong ao: Vôi còn có tác dụng diệt tạp và một số mầm bệnh gây hại cho đối tượng nuôi.

- Bổ sung khoáng giúp cho quá trình lột xác của tôm được được diễn ra thuận lợi.

- Đáy ao được khoáng hóa khi bón vôi giúp phân hủy các chất cặn bã hữu cơ tích tụ đáy ao.

- Ổn định pH: pH quá cao hay quá thấp sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự sinh trưởng, phát triển và tỷ lệ sống của đối tượng nuôi. Dùng vôi giúp ổn định pH của ao, giảm thiệt hại, năng suất cao.

- Làm giảm sự phát triển của tảo: khi ao nuôi thừa dinh dưỡng, tảo thường phát triển mạnh, một số loại tiết chất độc gây hại cho đối tượng nuôi. Bón vôi sẽ giúp giảm sự phát triển của tảo trong ao.

* Cách sử dụng vôi trong nuôi trồng thủy sản

1. Cải tạo ao nuôi: dùng vôi bột CaCO3 hay vôi tôi Ca(OH)2, lượng sử dụng: 10 – 15 kg/ 100m2.

2. Hạ phèn: khắc phục hiện tượng rửa trôi phèn sau mưa và xì phèn từ đáy ao. Dùng vôi bột CaCO3.

  • Với ao nuôi cá con: hòa với nước, lóng lấy nước trong tạt xuống ao (có thề làm nhiều lần). Lượng sử dụng: 1 - 2 kg/100m2.
  • Với ao nuôi cá lớn, tôm: hòa với nước, không cần lóng trong, tạt xuống ao. Lượng sử dụng: 1 – 2 kg/100m2.
  • Với bè nuôi cá: cho vôi vào các bịch vải nhỏ, treo vào bè, ở đầu dòng chảy. Lượng sử dụng: 2 – 4 kg/10m3 nước trong bè.

3. Lắng chìm các chất hữu cơ lơ lửng trong nước sau khi mưa, làm giảm độ đục của nước. Lượng sử dụng: 1 – 2 kg vôi CaCO3 /100m2. Hòa vôi với nước rồi tạt khắp ao.

4. Phòng bệnh cho tôm, cá: trong quá trình nuôi, định kỳ 10 – 15 ngày một lần bón vào ao 1 – 2 kg vôi CaCO3 /100m2. Đối với bè thì treo túi vôi 2 – 4 kg/10m3 nước bè.

Từ khóa » Giá Vôi Bột Cho Ngành Thủy Sản