Sự Gia Tăng Của Việc Tự Chẩn Đoán Bệnh Tâm Thần Qua Internet ...
Có thể bạn quan tâm
Phương pháp điều trị nguy hiểm: Tự chẩn đoán có thể dẫn đến tự điều trị. Điều này mang tới những tác hại không lường không chỉ khiến tình trạng rối loạn tâm lý của bạn thêm nghiêm trọng mà còn ảnh hưởng đến quá trình điều trị chính thức sau này.
Theo Hannah Guy, MSW, chuyên gia về chấn thương tâm lý lâm sàng, việc tự chẩn đoán có thể dẫn đến việc nhận được phương pháp điều trị và can thiệp sai. Theo đó, nếu bạn gặp chuyên gia sức khỏe tâm thần sau khi tự chẩn đoán, mặc dù họ có thể điều chỉnh chẩn đoán nhưng sẽ rất phức tạp bởi sức khỏe tâm thần không giống sức khỏe thể chất. Sức khỏe tâm thần được chẩn đoán bệnh sử (patient history).
Tiến sĩ Billie Katz, một nhà tâm lý học lâm sàng và là trợ lý giáo sư tâm thần học tại Trường Y Icahn ở Mount Sinai nhận thấy sự gia tăng số lượng bệnh nhân tự chẩn đoán, trong phiên đầu tiên của quá trình chẩn đoán & trị liệu tâm lý, họ luôn hỏi xem liệu họ có mắc một bệnh nào đó hay không dựa trên một video TikTok gần đây mà họ đã thấy. Với sự gia tăng đáng báo động này, Katz khuyến nghị rằng bất kỳ ai thắc mắc liệu họ có thực sự mắc các rối loạn tâm thần hay không nên liên hệ ngay với chuyên gia về sức khỏe tâm thần để có chẩn đoán cụ thể và chính xác.
Xem Thêm: Sự Gia Tăng Của Rối Loạn Tics Qua Các Video Trên Tiktok
Vì Sao Bạn Không Nên Tự Chẩn Đoán?
Ngoài các rủi ro nói trên, bạn cần hiểu về sức khỏe tâm thần nói chung và rối loạn tâm thần nói riêng.
Các triệu chứng của bệnh tâm thần thường không có tính rõ ràng như các triệu chứng của bệnh cúm. Chúng xảy ra theo cụm và có những điểm tinh vi mà chỉ một chuyên gia sức khỏe tâm thần được đào tạo mới có thể xác định và chẩn đoán. Ví dụ: một người chỉ được chẩn đoán mắc bệnh trầm cảm sau khi được các chuyên gia tâm lý hoặc bác sĩ tâm thần thực hiện các xét nghiệm lâm sàng, cùng với việc kiểm tra kỹ lưỡng dựa trên các hướng dẫn được quy định trong DSM-V (Sổ tay Chẩn đoán và Thống kê về Rối loạn Tâm thần do Hiệp hội Tâm thần Hoa Kỳ xuất bản) và ICD-10 (Phân loại Bệnh tật Quốc tế do Tổ chức Y tế Thế giới ban hành).
Tự dùng thuốc là một vấn đề lớn khác khi ai đó tự chẩn đoán bệnh tâm thần của họ. Không giống như cơn đau đầu có thể được điều trị bằng thuốc thành phẩm bán tại các cửa hàng thuốc bán lẻ, điều trị các rối loạn tâm thần sẽ cần sử dụng các loại thuốc có tác dụng phụ và được kê đơn cẩn thận dựa trên từng trường hợp cụ thể.
Hiện Tượng Tự Chẩn Đoán Bệnh Tâm Thần Qua Tiktok
Gần đây, một trend mới trên mạng xã hội Tiktok xuất hiện với nhiều các video có các thông tin về sức khỏe tâm thần và chăm sóc sức khỏe tâm thần. Một bài báo gần đây trên USA Today giải thích rằng các nhà trị liệu đang sử dụng TikTok như một nền tảng để giáo dục công chúng về sức khỏe tâm thần, giảm bớt các kỳ thị liên quan đến việc điều trị. Không ai có thể phủ nhận rằng những khía cạnh này của trend này mang lại một lợi ích to lớn cho cộng đồng.
Nhưng, có rất nhiều vấn đề nảy sinh. Như đã nói ở trên, các thông tin trên Tiktok thường không được kiểm chứng, đặc biệt với những “chuyên gia tự xưng”. Trong khi đó, mọi người có xu hướng lấy thông tin từ những video này và sử dụng nó để tự chẩn đoán. Điều quan trọng là với việc không có kiến thức chuyên môn về lĩnh vực tâm thần, việc nắm bắt và hiểu đúng các thông tin được cung cấp chính xác đã là một thử thách, chứ chưa nói đến việc nhận thức đâu là những thông tin sai lệch, gây nguy cơ và rủi ro về chăm sóc sức khỏe tâm thần.
Ngay cả các chuyên gia tâm lý được cấp phép hành nghề, với độ uy tín và có nhiều năm kinh nghiệm trên các nền tảng MXH cũng sẽ không thể đưa ra các chẩn đoán cụ thể về tình huống đặc biệt của bạn chỉ dựa vào các thông tin chung nhất mà họ chia sẻ. Thực tế, sự chia sẻ này không mang tính chẩn đoán, mà được sử dụng nhằm mục đích giáo dục nhận thức.
Video trên TikTok có thể cung cấp cho bạn một số kiến thức cơ bản giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh tâm thần, nhưng điều đó không có nghĩa là chúng đảm bảo tính chính xác. Bạn cần theo dõi và tìm hiểu về nguồn của các thông tin trên Tiktok cũng như đối với những chuyên gia có chia sẻ về các thông tin trên nền tảng này.
Điều đặc biệt là ngay cả các chuyên gia tâm lý, nhà trị liệu có tài khoản TikTok của riêng họ cũng cảnh báo rằng bạn không nên sử dụng các thông tin trên MXH này để thay thế cho việc chẩn đoán chính thức.
Bài viết tham khảo từ các nguồn:
Social Media Raises Mental Health Awareness But Increases Risk of Flawed Self-Diagnosis - VeryWellMind
Dangers of Self Diagnoses - highlandspringsclinic
The Risks of Using the Internet to Self-Diagnose - VeryWellMind
Why the internet cannot diagnose your mental illness - WhiteSwanFoundation
The Harm In Using Social Media To Self Diagnose Your Mental Health - SBTreatment
Từ khóa » Chẩn đoán Bệnh Tâm Lý
-
Chẩn đoán Trầm Cảm ở Người Trưởng Thành - Vinmec
-
Các Rối Loạn Trầm Cảm - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Các Rối Loạn Lưỡng Cực - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Chẩn đoán Bệnh Tâm Thần
-
Trầm Cảm: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu, đối Tượng Và Cách điều Trị
-
Rối Loạn Lưỡng Cực: Nguyên Nhân Triệu Chứng Chẩn đoán Và điều Trị
-
Những Vấn đề Chẩn đoán: Dấu Hiệu Tâm Lý Bất Thường
-
Bệnh Trầm Cảm: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Chữa Trị Không Dùng ...
-
Khi Nào Cần Tham Khảo ý Kiến Của Bác Sĩ Tâm Lý
-
[PDF] CHẨN ĐOÁN VÀ LẬP KẾ HOẠCH ĐIỀU TRỊ CÁC VẤN ... - IACAPAP
-
Phân Loại Một Số Rối Loạn Tâm Thần Và Hành Vi Theo ICD 10
-
Khoa Tâm Bệnh Học & Liệu Pháp Tâm Lý
-
HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN VÀ QUẢN LÝ CÁC RỐI LOẠN TÂM ...