Sự Giáng Sinh Của Giêsu – Wikipedia Tiếng Việt

Đối với các định nghĩa khác, xem Giáng sinh (định hướng).
Các mục đồng chiêm bái Giê-su (1632), tác phẩm của họa sĩ người Hà Lan Matthias Stomer
Giêsu
Cuộc đời
  • Giáng sinh
  • Mười hai Sứ đồ
  • Phép lạ
  • Dụ ngôn
  • Tiệc Ly
  • Tiệc Thánh
  • Hành hình
  • Phục sinh
  • Giêsu tái lâm
  • Tên và danh hiệu
Nền tảng
  • Tiếng Aram
  • Hi văn
  • Chủng tộc
  • Gia phả
Quan điểm
  • Tân Ước
  • Kitô giáo
  • Do Thái giáo
  • Hồi giáo
Giêsu giáng sinh bên máng cỏ trong hang đá. Bích họa màu nước vẽ nhanh khi vữa còn ướt trên trần nhà nguyện Santa Maria ở San Ciascian, Badia, Ý
Medieval miniature of the Nativity made c. 1350

Sự giáng sinh của Giêsu đề cập đến sự ra đời của Chúa Giê-su, chủ yếu là dựa vào những miêu tả trong hai Phúc âm Luca và Matthew, thứ nữa là từ một số sách ngoài quy điển.

Theo Phúc âm Luca và Mátthêu thì Giê-su được Maria là vợ bác thợ mộc Giuse, sinh ra ở Bethlehem xứ Judea. Theo Luca, Giê-su được sinh ra và đặt nằm trong một máng cỏ vì bà Maria và ông Giuse không tìm được chỗ trọ qua đêm khi đang cùng đoàn người du hành đến Bethlehem.[1] Các thiên sứ loan tin rằng người này sẽ là Đấng cứu thế, và các mục đồng đến chiêm bái. Theo Phúc âm Mátthêu thì các nhà thông thái đã theo hướng một ngôi sao để đến Bethlehem và dâng tặng những phẩm vật lên Chúa hài đồng, vì người sinh ra để làm vua của người Do Thái. Vì âm mưu dùng các nhà thông thái để tìm ra Giêsu thất bại, Hêrôđê Cả đã quyết định tàn sát tất cả các con trẻ ở Bethlehem để tiêu diệt Giêsu bằng được, nhưng gia đình Giêsu đã kịp chạy trốn đến Ai Cập và sau đó định cư tại Nazareth. Các học giả đã tranh luận liệu rằng những thông tin từ 2 cuốn phúc âm này có thể đồng nhất với nhau được hay không, một số quan niệm rằng những miêu tả này không có tính lịch sử.[2][3][4][5] Một số học giả lại có quan điểm chỉ xem những tranh cãi về tính lịch sử của hai bản phúc âm này như là điều thứ yếu mà thôi, cái cốt lõi của những kinh sách này là thần học chứ không phải là những mốc thời điểm theo một trình tự thời gian.[6][7][8][9] Các học giả về truyền thống Kitô giáo khác thì cho rằng hai cuốn phúc âm này không mâu thuẫn với nhau và họ đã chỉ ra những điểm tương đồng giữa chúng.[10]

Trong thần học Kitô giáo, Giêsu giáng sinh đánh dấu sự ra đời của Giêsu nhằm hoàn thành ý muốn thiêng liêng của Thiên Chúa, để cứu thế giới khỏi tội lỗi. Sự miêu tả nghệ thuật về sự tự nhiên đã là một chủ đề quan trọng đối với các nghệ sĩ Kitô giáo từ thế kỷ thứ 4. Những mô tả nghệ thuật về cảnh Giêsu giáng sinh từ thế kỷ 13 đã nhấn mạnh sự khiêm hạ của Giêsu, phản ánh những thay đổi trong cách tiếp cận sau khi châu Âu trải qua nạn dịch Cái chết Đen. Các dòng Phan Sinh và Đa Minh tập chú vào sự khó nghèo và nhỏ bé của hình ảnh Giêsu Hài Nhi. Đối với các tín hữu, ý niệm về Đấng Tạo Hóa toàn năng bỏ ngoài mọi quyền năng để chinh phục trái tim của con người bằng tình yêu và bằng việc trở nên một hài nhi yếu ớt trong máng cỏ cũng tuyệt diệu và cảm động như việc hy sinh trên thập tự giá nơi đồi Calvariô.[11][12][13]

Lễ Chúa Giêsu giáng sinh đóng một vai trò quan trọng trong năm phụng vụ Kitô giáo. Các hội thánh Kitô giáo theo truyền thống Tây phương (bao gồm Công giáo, Anh giáo và nhiều người Tin Lành) bắt đầu kỷ niệm Mùa Vọng từ bốn Chủ nhật trước Giáng sinh. Lễ cử hành truyền thống cho Giáng sinh được đặt vào ngày 25 tháng 12.[14][15]

Các Giáo hội Chính thống giáo Đông phương và Chính thống giáo Cổ Đông phương cử hành một mùa chuẩn bị tương tự để dọn mình đón Giáng sinh, đôi khi gọi là Mùa Vọng nhưng thường được gọi là Mùa Chay Giáng sinh (Nativity Fast), bắt đầu bốn mươi ngày trước đại lễ. Một số Kitô hữu Chính thống giáo (ví dụ người Hy Lạp và Syria) tổ chức lễ Giáng sinh vào ngày 25 tháng 12. Chính thống giáo khác (như người Copt, Ethiopia, Gruzia và Nga) tổ chức lễ Giáng sinh vào ngày (lịch Gregorius) 7 tháng 1 (29 Kiahk theo lịch Coptic) do việc họ tiếp tục giữ lịch Julius, thay vì lịch Gregorius.[16] Trong Chính thống giáo Đông phương, lễ Giáng sinh là lễ quan trọng thứ ba trong năm phụng vụ, sau lễ Phục Sinh và lễ Ngũ Tuần.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ "biblical literature." Encyclopædia Britannica. Encyclopædia Britannica Online. Encyclopædia Britannica, 2011. Web. ngày 22 tháng 1 năm 2011. [1].
  2. ^ The Gospel of Matthew by Daniel J. Harrington 1991 ISBN 0-8146-5803-2 page 47
  3. ^ Vermes, Géza (ngày 2 tháng 11 năm 2006). The Nativity: History and Legend. Penguin Books Ltd. tr. 64. ISBN 0-14-102446-1.
  4. ^ Sanders, E. P. The historical figure of Jesus. Penguin, 1993. Sanders discusses both birth narratives in detail, contrasts them, and judges them not historical on pp. 85–88.
  5. ^ Jeremy Corley New Perspectives on the Nativity Continuum International Publishing Group, 2009 pg. 22.
  6. ^ Interpreting Gospel Narratives: Scenes, People, and Theology by Timothy Wiarda 2010 ISBN 0-8054-4843-8 pages 75-78
  7. ^ Jesus, the Christ: Contemporary Perspectives by Brennan R. Hill 2004 ISBN 1-58595-303-2 page 89
  8. ^ The Gospel of Luke by Timothy Johnson 1992 ISBN 0-8146-5805-9 page 72
  9. ^ Recovering Jesus: the witness of the New Testament Thomas R. Yoder Neufeld 2007 ISBN 1-58743-202-1 page 111
  10. ^ Mark D. Roberts Can We Trust the Gospels?: Investigating the Reliability of Matthew, Mark, Luke and John Good News Publishers, 2007 page 102
  11. ^ Brooke, Rosalind B. (2006). The Image of St Francis: Responses to Sainthood in the Thirteenth Century. Cambridge: Cambridge University Press. ISBN 0-521-78291-0.
  12. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên Raab
  13. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên GFinger
  14. ^ "Có phải Chúa Giêsu thực sự được sinh vào ngày 25 tháng Mười Hai không?"
  15. ^ "Lễ Giáng sinh có thật là kế tục một ngày lễ của dân ngoại không?"
  16. ^ “29 كيهك - اليوم التاسع والعشرين من شهر كيهك - السنكسار”. st-takla.org.
  • x
  • t
  • s
Maria, mẹ của Giê-su
Tổng quan
  • Maria, mẹ của Giêsu
  • Đức Trinh nữ Maria (Công giáo)
Thánh mẫu học
  • Công giáo Rôma
  • Anh giáo
  • Chính thống giáo
  • Đại kết (Kitô giáo)
  • Tin Lành
  • Giáo hội Luther
  • Hồi Giáo
Cuộc đời trong Kinh thánh
  • Truyền Tin
  • Thăm viếng
  • Kinh Ngợi Khen
  • Sự giáng sinh của Giêsu
  • Dâng Chúa Giê-su trong đền thánh
  • Trốn sang Ai Cập
  • Tìm thấy Chúa Giê-su trong đền thánh
  • Tiệc cưới ở Cana
  • Phục sinh
  • Hạ xác
  • Thánh thần hiện xuống
Cuộc đời Theo truyền thống
  • Lễ sinh nhật của Đức Maria
  • Đức Mẹ An giấc
  • Akathist
  • Hodegetria
  • Panagia
  • Lễ dâng Đức Maria vào đền thánh
  • Đức Mẹ sinh Chúa Giê-su
  • Lên trời
  • Trọn đời đồng trinh
  • Vô nhiễm nguyên tội
  • Trái tim vô nhiễm
  • Người phụ nữ trong sách Khải Huyền
  • Nữ vương thiên đàng
Danh sách
  • Thánh ca Maria
  • Đức Mẹ hiện ra
  • Tôn kính Đức Maria
  • Tháng Hoa
  • Tháng Mân Côi (Đức Mẹ Mân Côi)
  • Lễ kính
  • Bảo trợ
  • Đền thánh
  • Tước hiệu
Danh hiệu
  • Mẹ Đức Kitô
  • Mẹ Thiên Chúa
  • Bảy Sự thương khó của Đức Mẹ
  • Đồng công cứu chuộc
  • Đức Mẹ Mân Côi
  • Đức Mẹ Fatima
  • Đức Mẹ Guadalupe
  • Đức Mẹ Lộ Đức
  • Đức Mẹ La Salette
  • Đức Mẹ La Vang
  • Đức Mẹ Knock
  • Đức Mẹ Banneux
  • Đức Mẹ Beauraing
  • Đức Mẹ Laus
  • Đức Mẹ Akita
  • Đức Mẹ Cột Trụ
  • Đức Mẹ núi Camêlô
  • Đức Mẹ Pontmain
  • Đức Mẹ Vladimir
  • Đức Mẹ Derzhavnaya
  • Đức Mẹ Sao Biển
  • Đức Mẹ Ban Ơn
  • Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp
  • Đức Mẹ Hòa Bình
  • Đức Nữ Trung gian
  • Eva mới
  • Ngai tòa khôn ngoan
  • Suối nguồn sự sống
Liên quan
  • Đức Maria trong nghệ thuật
    • Tượng Đức Bà Hòa Bình
  • Đức Bà Đen
  • Kinh Mân Côi
  • Kinh Cầu Đức Bà
  • Pietà
  • Ngụy thư Giacôbê
  • Antidicomarianite
  • Nhà Đức Maria
  • Hình Ảnh
  • Cổng thông tin:Kitô giáo
Hình tượng sơ khai Bài viết liên quan đến tôn giáo này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
  • x
  • t
  • s
Sự giáng sinh của Giêsu Cuộc đời Chúa Giêsu
Tiền nhiệmMaria thăm viếng Elizabeth Sự kiện trongTân Ước Kế nhiệmThiên thần báo tin cho các mục đồng

Từ khóa » Sự Tích Chúa Jesu Ra đời