Sự Giống Và Khác Nhau Của Các Loại Bộ Nhớ Trong Máy Tính
Có thể bạn quan tâm
Bộ nhớ trong – Bộ nhớ ngoài là 2 loại bộ nhớ nằm trong hệ thống nhớ của máy tính. Các loại bộ nhớ trong máy tính này có điểm gì giống và khác nhau? Chức năng của từng loại bộ nhớ là gì? Đừng quên tham khảo bài viết dưới đây của SPEEDCOM.VN!
MỤC LỤC
- Sự giống và khác nhau của các loại bộ nhớ trong máy tính
- Điểm giống nhau của các loại bộ nhớ trong máy tính
- Sự khác nhau giữa bộ nhớ ngoài và bộ nhớ trong
- Bộ nhớ trong
- Bộ nhớ ngoài
- Bộ nhớ trong hay bộ nhớ ngoài quan trọng hơn?
- Ảnh hưởng của RAM đến máy tính
- Tầm quan trọng của ổ cứng trong máy tính
Sự giống và khác nhau của các loại bộ nhớ trong máy tính
Điểm giống nhau của các loại bộ nhớ trong máy tính
Đều là bộ phận được sử dụng để lưu trữ thông tin, dữ liệu máy tính là điểm tương đồng cơ bản nhất giữa bộ nhớ ngoài và bộ nhớ trong của máy tính. Mọi dữ liệu về phần mềm, chương trình, hoạt động đang diễn ra của máy tính đều được lưu trữ trên các loại bộ nhớ này.
Bên cạnh chức năng cơ bản, hệ thống nhớ của máy tính còn là bộ phận đảm bảo máy có thể khởi động, vận hành mượt mà, không giật lag. Máy cần có dung lượng RAM lớn để hoạt động đa nhiệm ổn định, ổ cứng tốc độ đọc nhanh cao để chạy phần mềm ổn định…
Sự khác nhau giữa bộ nhớ ngoài và bộ nhớ trong
Chức năng cơ bản giữa các loại bộ nhớ trong máy tính là giống nhau nhưng về đặc điểm, nhiệm vụ thực sự, đặc điểm lại có khá nhiều điểm khác biệt:
Bộ nhớ trong
Ngoài ROM thì RAM và bộ nhớ đệm Cache của bộ nhớ trong thực hiện hiện nhiệm vụ lưu trữ dữ liệu tạm thời. Dữ liệu trong cả 2 loại bộ nhớ trong này đều sẽ mất đi nếu nguồn điện bị ngắt. Dữ liệu được lưu trữ trong RAM và bộ nhớ đệm Cache được lưu lại giúp CPU có thể truy xuất và xử lý dữ liệu nhanh hơn.
RAM- Bộ nhớ trong
Riêng với ROM, dữ liệu đã được lập trình sẵn nên chức năng của nó chỉ là đọc.
ROM
Bộ nhớ trong được gắn bên trong thùng máy. Tốc độ đọc ghi của bộ nhớ trong cao hơn nhiều so với những thiết bị của bộ nhớ ngoài.
Bộ nhớ ngoài
Bộ nhớ ngoài là những thiết bị dùng ngoài thùng máy, có chức năng lưu trữ, sao lưu dữ liệu của máy. Những dữ liệu này sẽ không biến mất ngay cả khi ngắt máy. Tuy tốc độ đọc ghi của bộ nhớ ngoài thấp nhưng vì mức giá trên mỗi Gigabyte thấp nên đây chính là lựa chọn tối ưu với những ai có nhu cầu lưu trữ tệp, dữ liệu lớn.
Ổ cứng máy tính
Dưới đây là bảng tổng hợp so sánh điểm khác biệt của các loại bộ nhớ trong máy tính:
Bộ nhớ trong | Bộ nhớ ngoài | |
Thiết kế bên ngoài | Dạng chip hoặc thanh RAM được gắn vào Main | Là thiết bị lưu trữ dạng rời: ổ, CD… có thể kết nối với mọi tính |
Lưu trữ dữ liệu | Lưu trữ tạm thời giúp truy cập tệp nhanh hơn | Lưu trữ vĩnh viễn |
Kết nối | Gắn vào bo mạch chủ hoặc được chèn sẵn | Thông qua cáp, mạng bên ngoài, khe cắm |
Dung lượng dữ liệu | Không thể lưu trữ dữ liệu rộng rãi | Lưu trữ được lượng lớn dữ liệu |
Loại | RAM, ROM | Ổ đĩa cứng, ổ đĩa quang |
Với sự so sánh kể trên, hy vọng bạn có thể phân biệt được điểm khác nhau của các loại bộ nhớ trong máy tính.
Bộ nhớ trong hay bộ nhớ ngoài quan trọng hơn?
Bộ nhớ ngoài hay bộ nhớ trong, không có cái nào quan trọng hơn cái nào vì không có chúng máy của bạn khó có thể hoạt động ổn định. Có nhiều lý do để khẳng định như vậy:
Ảnh hưởng của RAM đến máy tính
Chất lượng RAM ảnh hưởng lớn đến độ ổn định, tốc độ xử lý nhanh chóng của máy tính. Một số thông số quan trọng của RAM như:
- DDR3, DDR4: tốc độ truyền tải dữ liệu những loại RAM này khác nhau, DDR4 được đánh giá cao hơn DDR3.
- Bus: giá trị càng lớn, tốc độ truyền tải dữ liệu của RAM càng nhanh
- Băng thông: tốc độ đọc ghi. Giá trị này ảnh hưởng lớn đến khả năng load khi bạn chuyển giữa các tab đang hoạt động.
Bất cứ một chỉ số nào thay đổi ở RAM cũng ảnh hưởng đến tốc độ truy xuất dữ liệu trên máy tính của bạn. Ngay cả số lượng thanh RAM trong máy cũng ảnh hưởng đến tốc độ xử lý này. Máy có nhiều thanh RAM sẽ hình thành hệ thống truyền thông tin đa kênh → Mỗi chu kì sẽ tăng nhiều lần hiệu quả nạp xuất dữ liệu.
Tầm quan trọng của ổ cứng trong máy tính
Ổ cứng đang trở thành một thiết bị thuộc bộ nhớ ngoài không thể thiếu trong máy tính để bàn. Ổ đĩa cứng giúp lưu trữ lượng lớn dữ liệu, hỗ trợ chạy phần mềm máy tính nhanh hơn. Với những PC đặc thù như: thiết kế đồ họa, dựng video, gaming thì ổ cứng lại càng được chú trọng đầu tư hơn.
Một ổ cứng dung lượng lớn, chất lượng sẽ giúp máy khởi động chương trình, phần mềm, ứng dụng nặng nhanh hơn. Hiện nay, ổ cứng máy tính thường được gắn trực tiếp vào thùng máy tính.
Ổ cứng Kingston được đánh giá cao về chất lượng
⇒ Bộ nhớ trong hay bộ nhớ ngoài đều quan trọng với máy tính. Tùy vào nhu cầu sử dụng, bạn cần nâng cấp, lựa chọn từng thiết bị cho phù hợp.
Bài viết trên được viết với mục đích giúp bạn phân biệt rõ ràng hơn các loại bộ nhớ trong máy tính cũng như chức năng của chúng. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!
Từ khóa » Bộ Nhớ Trong Và Bộ Nhớ Ngoài Có Gì Khác Nhau
-
Rom Và Ram Là Gì? Ram Là Bộ Nhớ Trong Hay Ngoài? - Nguyễn Kim
-
Hãy Nêu Sự Khác Nhau Giữa Bộ Nhớ Trong Và Bộ Nhớ Ngoài? - Dell Dell
-
So Sánh Bộ Nhớ Trong Và Bộ Nhớ Ngoài Về Máy ... - Thiet Ke Web
-
So Sánh Sự Giống Nhau Và Khác Nhau Giữa Bộ Nhớ Trong Và Bộ Nhớ ...
-
So Sánh Bộ Nhớ Trong Và Bộ Nhớ Ngoài, Về Dung Lượng Và Tốc độ Xử Lý
-
Phân Biệt Bộ Nhớ Ngoài Và Bộ Nhớ Trong Trên Android - .vn
-
Sự Khác Nhau Cơ Bản Nhất Giữa Bộ Nhớ Trong Và Bộ Nhớ Ngoài Về ...
-
Bộ Nhớ Trong Và Bộ Nhớ Ngoài Có Những điểm Gì Khác Biệt? - ThinkPro
-
So Sánh Bộ Nhớ Trong Và Bộ Nhớ Ngoài - Webtretho
-
So Sánh Bộ Nhớ Trong Và Ngoài - Hàng Hiệu
-
Bộ Nhớ Ngoài Của Máy Tính Là Gì? Có Chức Năng Gì? Gồm Thiết Bị Nào?
-
Bộ Nhớ Trong Trên điện Thoại, Máy Tính Là Gì? Bao Gồm Những Gì?
-
Bộ Nhớ Trong Là Gì? Các Thành Phần Của Bộ Nhớ Trong - Bizfly Cloud
-
So Sánh Sự Giống Nhau Và Khác Nhau Giữa Bộ Nhớ Trong Và Bộ ...