Sự Giống Và Khác Nhau Giữa Máy Thu Thanh Và Máy Thu Hình

Cùng Top lời giải trả lời chi tiết, chính xác câu hỏi: “Sự giống và khác nhau giữa máy thu thanh và máy thu hình” và đọc thêm phần kiến thức tham khảo giúp các bạn học sinh ôn tập và tích lũy kiến thức bộ môn Công nghệ 12.

Mục lục nội dung Trả lời câu hỏi: Sự giống và khác nhau giữa máy thu thanh và máy thu hìnhKiến thức tham khảo về máy thu thanh và máy thu hình I. Máy thu thanhII. Máy thu hình

Trả lời câu hỏi: Sự giống và khác nhau giữa máy thu thanh và máy thu hình

- Giống nhau: Cả máy thu thanh và máy thu hình đều là thiết bị thu một thứ nào đó.

- Khác nhau:

+ Máy thu thanh là thu âm thanh.

+ Máy thu hình là thu hình ảnh.

Kiến thức tham khảo về máy thu thanh và máy thu hình 

I. Máy thu thanh

1. Khái niệm về máy thu thanh

- Máy thu thanh là thiết bị điện tử thu sóng điện từ ngoài không gian.

- Phân loại: 

+ Máy điều biên (AM).

+ Máy điều tần (FM).

2. Sơ đồ khối và nguyên lý làm việc của máy thu thanh

Sự giống và khác nhau giữa máy thu thanh và máy thu hình

Chức năng các khối như sau:

- Khối chọn sóng: Có nhiệm vụ điều chỉnh cộng hưởng, để lựa chọn sóng cần thu.

- Khối khuếch đại cao tần: Khuếch đại tín hiệu cao tần để tăng độ nhạy.

- Khối dao động ngoại sai: Tạo ra sóng cao tần (fd) trong máy với quy luật là luôn cao hơn sóng định thu (ft) một trị số không đổi 465 kHz (hoặc 455 kHz).

- Khối trộn sóng: Trộn sóng thu của đài phát thanh (ft) với sóng cao tần trong máy fd cho ra tần số trung tần fd - ft = 465 kHz.

- Khối khuếch đại trung tần: Khuếch đại tín hiệu trung tần.

- Khối tách sóng: Có nhiệm vụ tách, lọc tín hiệu âm tần ra khỏi sóng mang trung tần 465 kHz, để đưa tới khối khuếch đại âm tần.

- Khối khuếch đại âm tần: Khuếch đại tín hiệu âm tần lấy từ đầu ra của tầng tách sóng phát ra loa.

- Khối nguồn: Cung cấp điện cho máy thu.

Đối với máy thu FM, về cơ bản cũng có sơ đồ khối như trên. Tuy nhiên trong máy thu FM tín hiệu trung tần là 10,7 MHz và khối tách sóng là mạch tách sóng điều tần.

3. Nguyên lí làm việc của khối tách sóng

Sự giống và khác nhau giữa máy thu thanh và máy thu hình (ảnh 2)

- Sóng vào là sóng trung tần, nhờ điôt tách sóng D và tụ lọc sóng mang nên sóng ra là sóng một chiều (sóng âm ban đầu).

II. Máy thu hình

1. Khái niệm máy thu hình

Sự giống và khác nhau giữa máy thu thanh và máy thu hình (ảnh 3)

Máy thu hình là thiết bị nhận và tái tạo lại tín hiệu âm thanh và hình ảnh của đài truyền hình.

2. Sơ đồ khối và nguyên lý làm việc của máy thu hình

Máy thu hình có hai loại là máy thu hình đen trắng và máy thu hình màu. Nguyên lí cơ bản của chúng gần giống nhau.

Máy thu hình gồm 7 khối chính:

- Khối cao tần, trung tần, tách sóng có nhiệm vụ nhận tín hiệu từ ăng ten, khuyếch đại tín hiệu này, tách sóng hình, tự động điều chỉnh tần số ngoại sai và hệ số khuyếch đại, đưa các tín hiệu tới khối 2, 3, 4.

- Khối xử lý tín hiệu âm thanh có nhiệm vụ nhận tín hiệu sóng mang âm thanh, khuyếch đại sơ bộ, tách sóng và khuyếch đại công suất để phát ra loa.

- Khối xử lý hình có nhiệm vụ nhận tín hiệu hình ảnh, khuyếch đại tín hiệu này, giải mã màu, khuyếch đại các tín hiệu màu đưa tới 3 catôt đèn hình màu.

- Khối đồng bộ và tạo xung quét có nhiệm vụ tách lấy các xung đồng bộ dòng và xung đồng bộ mành, xung quét mành đưa tới cuộn lái tia của đèn hình. Đồng thời trong khối này còn tạo điện áp cao đưa tới anôt đèn hình

- Khối phục hồi hình ảnh có nhiệm vụ nhận tín hiệu hình ảnh màu, tín hiệu quét để phục hồi hình ảnh phát lên màn hình.

- Khối xử lý và điều khiển có nhiệm vụ nhận lệnh điều khiển từ xa hay phím bấm để điều khiển các hoạt động của máy thu hình.

- Khối nguồn có nhiệm vụ tạo các mức điện áp cần thiết để cung cấp cho các khối làm việc.

Sự giống và khác nhau giữa máy thu thanh và máy thu hình (ảnh 4)

3. Nguyên lý hoạt động của máy thu hình

Sự giống và khác nhau giữa máy thu thanh và máy thu hình (ảnh 5)

- Cơ cấu phát và thu màu trong truyền hình màu là phối hợp các màu cơ bản là đỏ (R), lục (G), lam (B). 

- Tín hiệu từ tách sóng hình tới: Khối 1 khuyếch đại và xử lý tín hiệu chói Y. Khối 2 giải mã màu R-Y và B-Y. 

- Đầu ra của khối 1 và khối 2 đưa tới mạch ma trận 3 để khôi phục lại 3 tín hiệu màu cơ bản. 

- Các tín hiệu màu cơ bản này được khuyếch đại lần cuối qua các khối 4, 5, 6 để biên độ đủ lớn và đảo pha thành cực tím âm rồi đưa tới ba catôt đèn hình màu điều khiển ba tia điện tử bắn lên các điểm phát màu tương ứng đỏ, lục, lam trên màn hình. 

- Các màu cơ bản trên hoàn trộn với nhau thành hình ảnh màu.

Từ khóa » Sử Khác Nhau Giữa Máy Thu Thanh Và Máy Thu Hình