Sự Hình Thành Và Phát Triển Nang Noãn

Sự hình thành và phát triển nang noãn là một quá trình rất quan trọng, đặc biệt trong đảm bảo tính ổn định và tiến hoá của loài qua sự di truyền. Quá trình này gồm sự hình thành, lớn lên và trưởng thành của noãn.

Mục lục

  • 1 Sự xuất phát và di chuyển của các tế bào mầm
  • 2 Sự sinh noãn
    • 2.1 Sự trưởng thành tiền phóng noãn
    • 2.2 Thay đổi về hình thái học
    • 2.3 Cấu trúc nang noãn sơ cấp
  • 3 Nang tiền khoang (nang thứ cấp)
    • 3.1 Sự phóng noãn

Sự xuất phát và di chuyển của các tế bào mầm

Các tế bào mầm nguyên thuỷ là các tiền thân sớm nhất của giao tử. Ở người, các tế bào mầm nguyên thuỷ có thể được nhận biết lúc thai 4 tuần tuổi ở nội bì túi noãn hoàng. Chúng di chuyển đến gờ sinh dục lúc 4-6 tuần tuổi, trong giai đoạn sớm của sự phát triển phôi.

Nang noãn trước rụng trứng trong buồng trứng

Sự nguyên phân: Các tế bào mầm nguyên thuỷ tiếp tục nhân lên qua sự nguyên phân trong quá trình di chuyển của chúng. Khi đến tuyến sinh dục, các tế bào mầm nguyên thuỷ này bắt đầu giai đoạn tăng sinh nguyên phân nhanh chóng. Những tế bào mầm nguyên phân tạo thành các noãn nguyên bào. Trong suốt giai đoạn này, mật độ tế bào mầm tăng lên theo cấp số mũ từ chỉ vài ngàn lên đến gần bảy triệu (khoảng 2 triệu noãn nguyên bào, 4.8 triệu noãn bào sơ cấp). Sau đó, số lượng các tế bào mầm giảm đi nhanh chóng còn khoảng 2 triệu vào lúc sinh.

Sự giảm phân: Khi các noãn nguyên bào hoàn thành lần phân chia tiền giảm phân cuối cùng, sẽ trở thành noãn bào và đi vào giảm phân, trước hết là noãn bào sơ cấp (lần giảm phân I) và sau đó là noãn bào thứ cấp (lần giảm phân II).

Sự sinh noãn

Trưởng thành về cấu trúc và chức năng của noãn

Sự trưởng thành tiền phóng noãn

Lúc bắt đầu sự trưởng thành tiền phóng noãn trong nang Graaf, noãn vẫn còn là noãn bào sơ cấp. Khoảng ngày 13-14 chu kỳ kinh, thời điểm đạt đỉnh LH, tiếp tục quá trình giảm phân phá vỡ túi mầm  (15 giờ sau đỉnh LH) và sự giảm phân I hoàn tất nhanh chóng, tạo hai tế bào con không giống nhau. Một tế bào lớn nhận hầu hết các bào tương, được gọi là noãn bào thứ cấp. Tế bào kia là một tế bào nhỏ không có chức năng gọi là thể cực thứ nhất.

Ngay sau khi thể cực thứ nhất bị đẩy ra, noãn bào thứ cấp đi vào giảm phân lần II, nhưng lại một lần nữa quá trình giảm phân lại ngừng trệ, đây là thời điểm trung kỳ II (35 giờ sau đỉnh LH). Nói chung, sự phóng noãn xảy ra khi noãn bào thứ cấp ở giai đoạn trung kỳ II. Block lần thứ hai của giảm phân được giải thoát khi noãn được thụ tinh với một tinh trùng.

Thay đổi về hình thái học

Kích thước noãn trưởng thành khoảng 120µm. Trong giai đoạn lớn lên, các tế bào hạt bao xung quanh phân chia nguyên phân và noãn bào tổng hợp màng trong suốt của noãn. Đây là một cấu trúc phức tạp, có tác dụng bảo vệ noãn trong việc ngăn chặn đa tinh trùng thụ tinh và duy trì sự toàn vẹn của phôi trong giai đoạn sớm.

Sự hình thành và phát triển nang noãn: đảm bảo cho sự phát triển và biệt hoá của noãn, tạo môi trường ổn định xung quanh noãn cũng như hoạt động chế tiết hormone sinh dục giúp noãn trưởng thành, phóng noãn và giai đoạn hoàng thể.

Sự hình thành nang noãn: Các noãn bào được bao quanh bởi những lớp tế bào sinh dưỡng đặc hiệu gọi là các tế bào nang.

Cấu trúc nang noãn sơ cấp

Một số các nang hoàn thành giai đoạn lớn lên gọi là nang tiền khoang (nang thứ cấp). Gonadotropins trong tuần hoàn chuyển các nang tiền khoang thành thành nang thật sự. Đỉnh LH sau đó gây ra sự tích luỹ dịch nhanh chóng lúc này gọi là giai đoạn tiền phóng noãn (nang De Graff) – khoảng 36 giờ đặc trưng bởi một khoang chứa đầy dịch nang.

Nang tiền khoang (nang thứ cấp)

Nang noãn trưởng thành tiền phóng noãn

Sự phóng noãn

Sự phóng noãn là một quá trình giải phóng noãn có khả năng thụ tinh từ một nang noãn. Thời gian phóng noãn rất thay đổi trong từng chu kỳ kinh, ngay cả trên cùng một người phụ nữ. Ước tính thời gian phóng noãn là 34-38 giờ sau đỉnh LH. Đỉnh LH khởi phát một chuỗi các biến cố:

– Đỉnh LH kích thích sự tiếp tục phân chia giảm phân của noãn, hoàng thể hoá các tế bào hạt, tổng hợp progesterone và prostaglandin bên trong nang.

– Progesterone làm tăng hoạt động các men ly giải, cùng với prostaglandin làm vỡ thành nang.

– Đỉnh FSH giữa chu kỳ góp phần làm chuyển plasminogen thành plasmin là men ly giải, và đảm bảo đầy đủ thụ thể LH trên tế bào hạt để tạo giai đoạn hoàng thể bình thường.

Benh.vn ( Theo BV ĐH Y Dược Huế)

Chia sẻ

Từ khóa » Cấu Tạo Của Nang Noãn