SỰ KẾT HỢP KHÁM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG

Trong chẩn đoán; theo dõi; điều trị bệnh và gói khám sức khỏe định kỳ.

1. Khái niệm về khám lâm sàng; Khám cận lâm sàng.

1.1.Khám lâm sàng

Khám lâm sàng là hoạt động thăm khám ban đầu của các bác sĩ để theo dõi tình trạng sức khỏe, phát hiện dấu hiệu bất thường thông qua các hình thức khám bệnh như: Hỏi, nhìn(quan sát), sờ, gõ, nghe … được sử dụng khi thăm khám tất cả các bệnh(chưa có can thiệp khám cận lâm sàng)

1.2 Khám cận lâm sàng.

Đây chính là các bằng chứng khoa học, được tính toán, xác định qua các thiết bị, máy móc y học như các máy Chụp X-quang, Siêu âm, chụp cắt lớp vi tính (CT), chụp cộng hưởng từ (MRI), các máy thực hiện kỹ thuật y học cận lâm sàng(bao gồm các xét nghiệm về chuyên ngành Hóa Sinh, Huyết Học, Vi Sinh, Miễn dịch, Sinh Học Phân Tử, Giải Phẫu Bệnh, Ký Sinh Trùng…) là sự hỗ trợ đắc lực cho các bác sĩ trong quá trình chẩn đoán, theo dõi, điều trị bệnh.

2. Mục đích kết hợp sử dụng khám lâm sàng và cận lâm sàng

Để có thể chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh và điều trị hiệu quả, ngoài việc thăm khám lâm sàng, các bác sĩ còn phải kết hợp khám cận lâm sàng đó là sử dụng những kỹ thuật y học cận lâm sàng hỗ trợ chẩn đoán bệnh hay chẩn đoán phân biệt với các bệnh khác, đồng thời giúp theo dõi diễn biến, đánh giá hiệu quả điều trị và tiên lượng bệnh.

3. Áp dụng khám lâm sàng và cận lâm sàng:

Khám lâm sàng và cận lâm sàng được sử dụng song hành khi thăm khám tất cả các bệnh. Khám lâm sàng và cận lâm sàng chúng hỗ trợ, tương tác nhau để đưa ra kết luận về tình trạng bệnh chính xác, hiệu quả nhất.

Khám lâm sàng bước khám này cho biết tình trạng bệnh ban đầu, nguy cơ mắc bệnh, có thể tìm ra nguyên nhân gây bệnh.

Khám cận lâm sàng là bước tiếp theo trong khâu khám bệnh của bác sĩ, khám cận lâm sàng nhằm giúp bác sĩ có thêm các bằng chứng khoa học để chứng minh, đồng thời cũng hỗ trợ bác sĩ trong quá trình thăm khám để đưa ra chẩn đoán; theo dõi; điều trị bệnh chính xác, hiệu quả tốt nhất trong công tác khám và chữa bệnh cho người bệnh.

Khám lâm sàng – cận lâm sàng là 2 khâu không thể thiếu được trong công tác khám và chữa bệnh. Nếu khi khám bệnh thiếu 1 trong 2 khâu này thì hiệu quả, chất lượng của việc chẩn đoán, theo dõi, điều trị bệnh sẽ giảm sút rất nhiều, đồng thời nguy cơ bỏ sót, chẩn đoán nhầm bệnh là rất lớn. Chính vì vậy khi khám bệnh cần phải được khám song hành về lâm sàng và cận lâm sàng.

BSCK I Hồ Thị Phi Nga

Chia sẻ ngay

Từ khóa » Các Khoa Lâm Sàng Và Cận Lâm Sàng