Sự Khác Biệt Giữa Chiến Lược Và Chiến Thuật – Wikipedia Tiếng Việt

Bước tới nội dung

Nội dung

chuyển sang thanh bên ẩn
  • Đầu
  • 1 Xem thêm
  • 2 Tham khảo
  • 3 Liên kết ngoài
  • Bài viết
  • Thảo luận
Tiếng Việt
  • Đọc
  • Sửa đổi
  • Sửa mã nguồn
  • Xem lịch sử
Công cụ Công cụ chuyển sang thanh bên ẩn Tác vụ
  • Đọc
  • Sửa đổi
  • Sửa mã nguồn
  • Xem lịch sử
Chung
  • Các liên kết đến đây
  • Thay đổi liên quan
  • Trang đặc biệt
  • Thông tin trang
  • Trích dẫn trang này
  • Lấy URL ngắn gọn
  • Tải mã QR
In và xuất
  • Tạo một quyển sách
  • Tải dưới dạng PDF
  • Bản để in ra
Tại dự án khác
  • Khoản mục Wikidata
Giao diện chuyển sang thanh bên ẩn Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Chiến lược và chiến thuật là hai khái niệm khác nhau. Trong một thời gian dài các nhà quân sự đã cố gắng tìm cách định nghĩa chúng,[1] và thảo luận về sự khác biệt giữa chúng.[2] Một cách khái quát, chiến lược là một tập hợp các lựa chọn được sử dụng để đạt được mục tiêu tổng thể trong khi chiến thuật là những hành động cụ thể được sử dụng khi áp dụng những lựa chọn chiến lược đó. Nếu có chiến lược mà không có chiến thuật thì sẽ không biết hành động cụ thể ra sao. Nếu có chiến thuật nhưng không có chiến lược sẽ rối loạn vì không có phương hướng tổng thể dẫn đường.[3][4][5] Trong một tổ chức, chiến lược được quyết định bởi hội đồng quản trị cấp cao, và chiến thuật của các trưởng bộ phận được thực hiện bởi cán bộ cơ sở và nhân viên.[6]

Phân tích sự khác biệt [7]
Chiến lược Chiến thuật

Mục đích

Để xác định các mục tiêu rộng hơn rõ ràng thúc đẩy tổ chức tổng thể và tổ chức nguồn lực

Sử dụng các nguồn lực cụ thể để đạt được các mục tiêu phụ hỗ trợ nhiệm vụ được xác định

Vai trò

Cá nhân có ảnh hưởng đến nguồn lực trong tổ chức. Họ hiểu làm thế nào một tập hợp các chiến thuật làm việc cùng nhau để đạt được mục tiêu

Các lãnh đạo một bộ phận cụ thể điều động các nguồn lực hạn chế để chuyển thành các hành động nhằm đạt được một tập hợp các mục tiêu

Trách nhiệm giải trình

Được tổ chức chịu trách nhiệm về năng lực tổng thể của tổ chức

Được tổ chức chịu trách nhiệm đối với các nguồn lực cụ thể được chỉ định

Phạm vi

Tất cả các nguồn lực trong các tổ chức, cũng như các điều kiện môi trường rộng lớn hơn bao gồm cả đối thủ cạnh tranh, khách hàng, nền kinh tế, đồng minh, quốc tế,...

Một tập hợp con các nguồn lực được sử dụng trong một kế hoạch hoặc quy trình. Chiến thuật thường là chiến thuật cụ thể với nguồn lực hạn chế để đạt được mục tiêu rộng hơn

Thời lượng

Dài hạn, thay đổi không thường xuyên

Ngắn hạn, linh hoạt với điều kiện cụ thể

Phương pháp

Sử dụng kinh nghiệm, nghiên cứu, phân tích, suy nghĩ, sau đó giao tiếp

Sử dụng trải nghiệm, phương pháp hay nhất, kế hoạch, quy trình và nhóm

Đầu ra

Tạo ra các mục tiêu tổ chức rõ ràng, kế hoạch, bản đồ, guidepost và các phép đo hiệu suất chính

Sản xuất phân phối và đầu ra rõ ràng bằng cách sử dụng con người, công cụ, thời gian

Trong việc thực thi kế hoạch, kết quả cuối cùng có thể không giống nhau. Đôi khi thành công về chiến lược nhưng thất bại về chiến thuật, hoặc ngược lại, thành công chiến thuật nhưng thất bại về chiến lược. Trong Lịch sử quân sự Mỹ của tác giả Vincent H. Demma, phần viết về chiến tranh Việt Nam có ghi: "chiến thuật dường như tồn tại ngoài những vấn đề lớn hơn, chiến lược và mục tiêu. Tuy nhiên, ở Việt Nam quân đội đã trải qua thành công chiến thuật và thất bại chiến lược...thành công không chỉ nằm trong hiệu quả chiến đấu mà còn trên phân tích chính xác bản chất của cuộc xung đột cụ thể, hiểu chiến lược của kẻ thù, và đánh giá những điểm mạnh và điểm yếu của các đồng minh, chiến tranh cay đắng ở Việt Nam".

Xem thêm

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Thắng lợi chiến lược
  • Thắng lợi chiến thuật
  • Chiến thắng kiểu Pyrros

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Ralph Henry Gabriel (1927). The Pageant of America: The winning of freedom, by William Wood and R. H. Gabriel. Yale University Press. tr. 9.
  2. ^ Julian Lider (1985). British Military Thought After World War II. Gower. tr. 160. ISBN 9780566006388.
  3. ^ Mary Albright, Clay Carr (2012). Cạm bẫy trong quản lý. First News. tr. 216.
  4. ^ Zvi Bar'el (ngày 15 tháng 7 năm 2018). “Hamas Has a Strategy, Israel Has Only Tactics (Hamas có chiến lược, Israel chỉ có chiến thuật)”. Haaretz. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 3 năm 2019. Truy cập ngày 27 tháng 6 năm 2019.
  5. ^ “Bóc trần sự thật bẽ bàng về cuộc chiến không hồi kết của Mỹ tại Afghanistan”. Viện Chính sách, Pháp luật & Quản lý. ngày 13 tháng 12 năm 2019. Truy cập ngày 30 tháng 7 năm 2022., phần Chiến thuật thiếu chiến lược rõ ràng là con đường dẫn tới thất bại
  6. ^ “Tactics (vi:Chiến thuật)”. Businessdictionary (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 3 năm 2020. Truy cập ngày 12 tháng 8 năm 2018.
  7. ^ Jeremiah Owyang (ngày 14 tháng 1 năm 2013). “The difference between strategy and tactics” [Sự khác biệt giữa chiến lược và chiến thuật] (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 12 tháng 8 năm 2018.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Khác biệt giữa chiến thuật và chiến lược: (tiếng Anh) Difference Between Tactics and Strategy, Lưu trữ, truy cập ngày 23 tháng 3 năm 2020.
  • Thế Uyên (1968). Chiến-tranh cách-mạng: tiểu luận tài liệu. Washington, DC: NXB Thái Độ. tr. 19.
Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Sự_khác_biệt_giữa_chiến_lược_và_chiến_thuật&oldid=71512314” Thể loại:
  • Chiến lược
  • Chiến thuật
Thể loại ẩn:
  • Nguồn CS1 tiếng Anh (en)

Từ khóa » Chiến Lược Chiến Thuật Là Gì