SỰ KHÁC BIỆT GIỮA ĐỊNH LƯỢNG VÀ ĐỊNH TÍNH – ĐIỂM MẠNH ...

The difference between Qualitative Research and Quantitative Research

Qualitative Research is primarily exploratory research — Quantitative Research is used to quantify the problem.

SỰ KHÁC BIỆT GIỮA ĐỊNH LƯỢNG VÀ ĐỊNH TÍNH – ĐIỂM MẠNH VÀ HẠN CHẾ

(Nguồn: nhanhoc07.blogspot.com)

I. SỰ KHÁC NHAU GIỮA NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH VÀ ĐỊNH LƯỢNG

Trong nghiên cứu khoa học, phương pháp định lượng và định tính có vai trò rất lớn đối với đề tài nghiên cứu, hai phương pháp này sẽ giúp nhà nghiên cứu thu thập dữ liệu một cách chính xác và nhanh chóng tuy nhiên hai phương pháp này lại trái ngược nhau về cách thức và phương pháp hoạt động.

1/ Về định nghĩa:

Đối với nghiên cứu định tính thì chủ yếu thu thập dữ liệu bằng chữ và là phương pháp tiếp cận nhằm tìm cách mô tả và phân tích đặc điểm của nhóm người từ quan điểm của nhà nhân học.

Còn với nghiên cứu định lượng thì chủ yếu thu thập dữ liệu bằng số và giải quyết quan hệ trong lý thuyết và nghiên cứu theo quan điểm diễn dịch.

2/ Về việc sử dụng lý thuyết:

Trong nghiên cứu định tính nhà nghiên cứu sử dụng theo hình thức quy nạp, tạo ra lý thuyết, phương pháp nghiên cứu định tính còn sử dụng quan điểm diển giải, không chứng minh chỉ có giải thích và dùng thuyết kiến tạo trong nghiên cứu, có nghĩa là nhà nghiên cứu dựa vào các lý thuyết để xây dựng cho mình một hướng nghiên cứu phù hợp với điều kiện.

Còn trong nghiên cứu định lượng chủ yếu là kiểm dịch lý thuyết, sử dụng mô hình Khoa học tự nhiên thực chứng luận, phương pháp NCĐL có thể chứng minh được trong thực tế và theo chủ nghĩa khách quan, do là phương pháp chủ yếu sử dụng con số và tính khách quan cao nên phương pháp định lượng có độ trung thực cao.

3/ Về cách thực thực hiện:

Nghiên cứu định tính là một trong những nghiên cứu đòi hỏi ở nhà nghiên cứu khả năng quan sát và chọn mẫu cho phù hợp vì đây là giai đoạn đầu để hình thành nên đề tài, phương pháo nghiên cứu định tính chủ yếu sử dụng các biện pháp mang tính chủ quan như :

a/ Phỏng vấn sâu :

– phỏng vấn không cấu trúc.

– phỏng vấn bán cấu trúc.

– phỏng vấn cấu trúc hoặc hệ thống.

b/ Thảo luận nhóm:

– thảo luận tập trung.

– thảo luận không chính thức.

c/ Quan sát tham dự:

Đối với nghiên định lượng nhà nghiên cứu phải:

– Nghiên cứu thực nghiệm thông qua các biến.

– nghiên cứu đồng đại chéo có nghĩa là thiết kế n/c trong đó các dữ liệu được thu thập trong cùng một thời điểm.

– vd : nghiên cứu việc học của con gái ở thành thị và nông thôn.

– Nghiên cứu lịch đại thì dữ liệu thu thập theo thời gian trong đó các dữ liệu được so sánh theo thời gian.

– Nghiên cứu trường hợp là thiết kế nghiên cứu tập trung vào một trường hợp cụ thể.

– Nghiên cứu so sánh là thiết kế n/c trong cùng một thời điểm hay qua nhiều thời điểm.

4/ Cách chọn mẫu:

§ Trong nghiên cứu định tính:

– chọn mẫu xác xuất :

– mẫu xác xuất ngẫu nhiên.

– mẫu xác xuất chùm

– mẫu hệ thống.

– mẫu phân tầng.

– mẫu cụm.

– chọn mẫu phi xác xuất.

§ Trong nghiên cứu định lượng:

– theo thứ tự.

– câu hỏi đóng – mở.

– câu hỏi được soạn sẵn.

– câu hỏi ngắn ngọn, xúc tích.

– câu hỏi không gây tranh luận.

5/ Cách lập bảng hỏi.

a/ Trong nghiên cứu định tính

– không theo thứ tự.

– câu hỏi mở.

– câu hỏi dài.

– câu hỏi gây tranh luận.

b/ Đối với nghiên cứu định lượng:

– theo thứ tự.

– câu hỏi đóng – mở.

– câu hỏi được soạn sẵn.

– câu hỏi ngắn ngọn, xúc tích.

– câu hỏi không gây tranh luận.

II. ĐIỂM MẠNH VÀ HẠN CHẾ CỦA PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG.

 Đối với bất kì một phương pháp nào cũng đều có điểm mạnh và hạn chế của nó, không có một phương pháo nào hoàn hảo chính vì vậy mà khi làm một đề tài nghiên cứu nhà nghiên cứu thường sử dụng rất nhiều phương pháp trong việc thu thập và sử lí thông tin, thường thì các phương pháp là khác nhau nhưng nó lại hổ trợ cho nhau rất nhiều.

Với phương pháp nghiên cứu định lượng cũng vậy nó cũng có điểm mạnh và hạn chế riêng của nó cụ thể như trong điều tra KAP .

Nghiên cứu KAP cho phép suy luận thống kê từ kết quả thu được ở các mẫu tương đối nhỏ ra quần thể lớn hơn; nó cũng cho phép đo lường và đánh giá mối liên quan giữa những biến số; tiến hành điều tra khá dễ và triển khai khá nhanh chóng; và kết quả thu được từ các cuộc điều tra tốt có thể sử dụng để so sánh theo thời gian hoặc giữa các vùng. Tuy nhiên KAP có một số nhược nhược điểm và cần được sử dụng một cách thận trọng. Đáng lưu ý nhất là những sai số không do chọn mẫu, ví dụ người được hỏi trả lời không đúng các câu hỏi vì không nhớ hoặc do hiểu sai hoặc cố tình nói dối. Hai vấn đề nghiêm trọng nhất là:

– Sự phiên dịch lại về mặt văn hóa: xảy ra khi đối tượng phỏng vấn không hiểu câu hỏi đặt ra như ý định của nhà nghiên cứu mà lại hiểu khác đi và trả lời theo cách hiểu của họ.

– Những sai số ngữ cảnh là những yếu tố liên quan đến bản thân cuộc phỏng vấn. phương pháp nghiên cứu định lượng giả định rằng hành vi và thái độ của con người không thay đổi theo ngữ cảnh. Tuy nhiên, câu trả lời của đối tượng có thể thay đổi phụ thuộc vào các ngữ cảnh khác nhau.

Nghiên cứu định tính cho phép các nghiên cứu viên hạn chế các sai số ngữ cảnh bằng cách sử dụng các kỹ thuật phỏng vấn và tạo ra một môi trường phỏng vấn mà trong đó đối tượng cảm thấy thoải mái nhất.

Các phương pháp này thu thập thông tin khác nhau đem lại thông tin khác nhau. Vì vậy trước khi quyết định sử dụng phương pháo nào cần phải xác định loại thông tin nào cần thiết nhất cho mục đích nghiên cứu Các phương pháp NCĐT và NCĐL có thể kết hợp để bổ sung lẫn cho nhau.

Ví dụ:

– NCĐT có thể hỗ trợ cho NCĐL bằng cách xác định các chủ đề phù hợp với phương pháo điều tra.

– NCĐL có thể hỗ trợ cho NCĐT bằng cách khái quát hóa các phát hiện ra một mẫu lớn hơn hay nhận biết các nhóm cần nghiên cứu sâu

– NCĐT có thể giúp giải thích các mối quan hệ giữa các biến số được phát hiện trong các NCĐL.

Trong một nghiên cứu khác về phương pháp nghiên cứu định lượng trong nghiên cứu thị trường của tác giả Trần Thị Thu Phượng thì tác giả cho rằng Nghiên cứu thị trường có thể được chia thành hai nhóm: các phương pháp phân tích định tính đối lại với định lượng.

Trong những năm 1970-80, các phương pháp định tính chiếm ưu thế. Chúng dựa vào tâm lý học nhằm khám phá, tìm hiểu sở thích của người tiêu dùng, cách ứng xử hay hành vi của họ. Nhờ đó, doanh nghiệp có được thông tin tốt hơn trong việc lựa chọn các chiến lược phân khúc thị trường (segmentation), định giá (pricing), khuyến mãi (promotion), marketing mix, và xây dựng thương hiệu (brand equity). Nhưng gần đây, kết quả nghiên cứu của các phương pháp định tính này không mấy khả quan. Như Peter Rossi (University of Chicago) và Marco Vriens (Microsoft Corp) đã chỉ ra: “tỷ lệ trả lời [các câu hỏi phỏng vấn] thấp tới mức đáng ngại. Câu trả lời cho các bảng hỏi dài của nghiên cứu thị trường thường bị quá thiên lệch, và “những “nhà chuyên nghiệp” giờ đây cũng hành ghề trong focus groups và những phương pháp nghiên cứu đinh tính khác.

Dữ liệu thu thập được bởi các nhà nghiên cứu thị trường ngày càng bị khách hàng của họ đặt thành vấn đề.” Có lẽ những lời nhận định trên đây lý giải phần nào cho một vài kinh nghiệm không mấy tốt đẹp mà các công ty Việt nam đã gặp phải. Chẳng hạn như những nghiên cứu thị trường cho việc định giá máy laptop lắp ráp ở TP HCM. Sự quá tốn kém và thiếu tin cậy của những phân tích này khiến cho một số nhà kinh doanh đầy kinh nghiệm bị nản lòng. Những biểu đồ ngay ngắn, nhiều mầu sắc, với những lời nhận xét chung chung không giúp họ vạch ra được một chiến lược kinh doanh cụ thể, có hiệu quả.

Một dòng nghiên cứu thị trường khác là các phương pháp định lượng phổ biến mạnh nhất ở Mỹ. Dòng nghiên cứu này bắt đầu vào khoảng cuối thập kỷ 1970, nhờ sự tiến bộ của các công cụ đo lường kinh tế (econometrics), mà nó cho phép phân tích và đánh giá tác động tâm lý của người tiêu dùng vào hành vi chi tiêu của họ.

Để hình dung, ta hãy xét một ví dụ cụ thể. Ai trong chúng ta đôi khi cũng phải ra một quyết địnhlớn như lập gia đình, xây nhà, hoặc mua xe ô tô. Khi đó, trong đầu bạn diễn ra những cân nhắc thiệt hơn của việc làm một quyết định lớn như vậy. Nếu ích lợi ròng của việc mua sắm đó là dương, thì bạn quyết định mua, và nếu là âm, thì bạn không mua.

Độ lớn của ích lợi ròng này phụ thuộc vào một loạt các yếu tố, như nghề nghiệp, thu nhập, tình trạng hôn nhân, và sở thích, vân vân. Không ai có thể “đọc” được những phân tích thiệt hơn như vậy trong đầu bạn. Nhưng rõ ràng là các đại lý bán nhà đất hoặc xe hơi có thể quan sát được hành động của bạn. Tức là việc bạn quyết định mua hay không.

Quan trọng hơn, các quyết định đó bộc lộ ý nguyện tiềm ẩn trong đầu bạn. Rằng nhu cầu mua sắm đó đã đủ chín muồi chưa để đi đến quyết định mua. Dựa vào quan hệ như vậy, đại lý bán xe hơi có thể dự đoán đuợc khả năng bạn sẽ mua xe (tức là mức độ chín muồi của quyết định như vậy), nếu như biết được các dữ kiện về thu nhập, tình trạng gia đình, và sở thích về sở hữu xe hơi của bạn.

(Yếu tố cuối cùng có thể được đo lường được, nhờ chấm điểm từ 1, 2,…, đến 5 chẳng hạn, thể hiện mức độ ưa thích tăng dần). Nhờ vào những phân tích định lượng này, các nhà đại lý nhà đất hay bán xe hơi có thể xác định được nhu cầu tiềm tàng của lớp người tiêu dùng trên thị trường ngách của họ.

Ví dụ nêu trên bao hàm bốn điểm quan trọng đáng được nhấn mạnh lại.

Thứ nhất, phân tích định lượng kiểu như vậy tập trung vào việc đánh giá tác động của các yếu tố kinh tế, tâm lý, và xã hội của các cá nhân đến hành vi tiêu dùng của họ. Tương tự, phương pháp đó cũng có thể dùng để đo lường tác động của các chiến lược về giá cả, quảng cáo, khuyến mãi, và dịch vụ hậu bán hàng của một công ty lên doanh số của nó. Những mối quan hệ tương tác đó được đúc kết lại trong các lý thuyết kinh tế và kinh doanh, giảng dạy tại các công ty lớn hay trường quản trị kinh doanh ở Mỹ, Tây Âu, hay Nhật Bản. Nó là một sự trừu tượng hoá thực tiễn thành lý luận. Nó chỉ ra đâu là các yếu tố thiết yếu nhất tác động đến hành vi của các tác nhân thị trường; và các tác động đó diễn ra như thế nào. Chẳng hạn, ta tin rằng giá cả càng mang tính cạnh tranh, thì số lượng bán ra của công ty càng nhiều. Phí tổn quảng cáo càng lớn, thì người tiêu dùng càng tin vào chất lượng sản phẩm của công ty. Bởi vì họ lý giải rằng, nếu chất lượng sản phẩm không thật sự tốt, thì công ty lấy đâu ra đủ doanh số bán để bù đắp cho chi phí quảng cáo dài hạn.

Thứ hai, dựa trên cơ sở lý thuyết về các mối quan hệ kinh tế nêu trên, người làm nghiên Cứu thị trường có thể lập ra những bảng hỏi ngắn gọn, logic, có độ “phân giải” cao, hàm ý rất rõ ràng, “sắc nét”. Ở đây, ta thấy có sự giao lưu giữa phương pháp định tính và định Lượng trong nghiên cứu thị trường. Cả hai phương pháp đều dựa trên việc điều tra để lấy thông tin về người tiêu dùng hay nhà phân phối. Nhưng bảng hỏi của phương pháp định lượng thường ngắn hơn, cụ thể hơn, và chỉ tập trung vào các yếu tố chứa đựng lượng thông tin lớn nhất cho việc lý giải hành vi của đối tượng được nghiên cứu. Sự lựa chọn các yếu tố mang thông tin đó không lệ thuộc nhiều vào khả năng hiểu biết về tâm lý học của người lập bảng hỏi. Nó được chỉ dẫn bởi lý thuyết kinh tế, đúc kết từ các tương tác trong kinh doanh của hàng triệu tác nhân trong bối cảnh tương tự với đối tượng được nghiên cứu. Trong kinh tế học lý thuyết này được gọi là lý thuyết trò chơi.

Thứ ba, dựa vào dữ liệu thu thập được, các phương pháp đo lường kinh tế cho phép đánhgiá các quan hệ kinh tế, với độ tin cậy xác định về mặt thống kê. Những đánh giá đó có thể được sử dụng cho phân tích và dự báo. Không ngạc nhiên, những kỹ thuật đo lường này cũng được sử dụng từ phân tích và dự báo thời tiết, cho đến việc xác định quỹ đạo của tên lửa bắn tới các hành tinh. Nếu nhìn một cách thuần tuý định tính, chúng ta có thể mô tả với một danh sách rất dài và phức tạp về các đặc trưng của một cơn bão. Nhưng dựa trên đo lường kinh tế, bằng cách chỉ tập trung vào những yếu tố khí tượng thủy văn thiết yếu nhất, ta có thể dự báo khá chính xác đường đi và vận tốc của cơn băo, mà không một phân tích định tính nào có thể hy vọng làm được như vậy.

Cuối cùng, kết quả phân tích và dự báo định lượng được đối chiếu lại với cơ sở lý luận cho việc lập mô hình phân tích và dự báo. Sự phù hợp giữa lý luận và thực tiễn sẽ cho phép cho ra những quyết định kinh doanh rất có lợi cho công ty, như là hệ quả trực tiếp của việc có được những thông tin đáng tin cậy về thị trường. Một phân tích thực nghiệm không phù hợp với lý thuyết thường dẫn tới việc kiểm định lại lý thuyết hay cách đặt vấn đề, mà dựa vào đó để lập mô hình phân tích. Điều đó dẫn đến vòng lặp: lý thuyết định hướng việc nghiên cứu thực tiễn; và kết quả phân tích thực tiễn thúc đẩy sự phát triển của lý luận. Có lẽ chính nhờ vòng lặp này, mà các quan điểm kinh tế thực chứng hay “thực dụng” kiểu Mỹ chiếm ưu thế hơn hẳn so với trường phái kinh viện ở châu Âu, nơi cho đến giờ vẫn tiên phong về vẻ đẹp thuần tuý của lý thuyết với tính trừu tượng của nó.

Như vậy với hai ví dụ này chúng ta có thể thấy rằng phương pháp định lượng có nhiều điểm mạnh và hạn chế mà chúng ta cân lưu ý tới.

III. ĐIỂM MẠNH VÀ HẠN CHẾ CỦA PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH.

Tìm hiểu từ bài nghiên cứu: MẠI DÂM Ở VIỆT NAM: CÁC TÁC ĐỘNG TỚI DỰ PHÒNG HIV/AIDS? – Tác giả: Vũ Ngọc Bảo

TÓM TẮT: Bài viết nghiên cứu tập trung tìm hiểu các yếu tố hoàn cảnh văn hóa- xã hội chi phối việc những người mại dâm nữ (NMDN) và khách hàng của họ thực hiện hành vi tình dục có nguy cơ. Các phát hiện thu được từ một nghiên cứu Nhân học tiến hành ở tỉnh Cần Thơ thuộc đồng bằng sông Cửu Long. Kết quả điều tra cho thấy nguyên nhân chủ yếu khiến NMDN thực hiện hành vi quan hệ tình dục không an toàn- tình dục không dung bao cao su là nỗi lo sợ bị bắt giữ trong thời gian diễn ra chiến dịch phòng chống “tệ nạn xã hội”. Vì mại dâm có tính di biến động và trá hình, NMDN gặp khó khăn khi tiếp cận và sử dụng bao cao su.. Khách hang nam giới thường là người ra quyết định về việc dung bao cao su trong quan hệ tình dục. NMDN không có khả năng kinh tế và khả năng thương thuyết để yêu cầu một khách hang tiềm năng sử dụng bao cao su, trong khi đó, khách hang thường dựa theo sở thích cảm tính và các niềm tin cá nhân và khoái cảm tình dục và tình dục “an toàn” đề quyết định dùng hay không dùng bao cao su. Nghiên cứu gợi ý cần tăng cường quảng bá rộng rãi cách tiếp cận theo hướng giảm thiểu nguy cơ và can thiệp dành cho nam giới qua các chương trình thay đổi hành vi đối với NMDN và khách hàng của họ.

ƯU ĐIỂM

1. Xem xét vấn đề bằng nhãn quan của đối tượng nghiên cứu:

Bằng các phương pháp phỏng vấn sâu và quan sát, nhà nghiên cứu đã phát hiện ra các yếu tố văn hóa- xã hội tác động tới NMDN và khách hàng của họ sử dụng bao cao su.Ở đây, nhà nghiên cứ đóng vai trò là người quan sát và ghi lại những thong tin mà đối tượng cung cấp chứ hoàn toàn không can thiệp vào các dữ liệu của bài nghiên cứu bằng cái nhìn chủ quan của mình.

2. Miêu tả nhấn mạnh đến bối cảnh.

Các nhà nghiên cứu định tính thường cung cấp các chi tiết miêu tả nhiều hơn các nhà nghiên cứu định lượng vì vai trò của việc hiểu bối cảnh là rất quan trọng để có thể hiểu được các hành vi xã hội. Trong bài nghiên cứu, hoạt động mại dâm ở Việt Nam tồn tại trong bối cảnh chính sách và các thiệt chế pháp luật nhằm xóa bỏ mại dâm. Mại dâm là bất hợp pháp và là tệ nạn xã hội, hủy hoại thuần phong mỹ tục của quốc gia, ảnh hưởng tới đời sống văn hóa- xã hội, gây ra bệnh AIDS và phải được loại trừ. Ngoài ra, việc sử dụng bao cao su hay không cũng bị chi phối trong bối cảnh văn hóa truyền thống, nơi mà người đàn ông là người thường đưa ra quyết định còn phụ nữ phải thực hiện theo.Việc đưa ra được một bối cảnh cụ thể trong nghiên cứu có thể cugn cấp them bằng chứng cho việc vận động thay đổi chính sách và chương trình hỗ trợ nhằm giảm thiểu nguy cơ và thay đổi hành vi để dự phòng HIV/AIDS cho MDN và khách hang của họ.

3. Nhấn mạnh đến quá trình:

Các nhà nghiên cứu đã tiến hành các quan sát tổng thể và gặp gỡ trao đổi không chính thức với các đối tượng khác nhau ở 10 “điểm nóng” trong thời gian hơn 1 tháng. Bằng cách thâm nhập vào bối cảnh xã hội trong một thời gian dài, các nhà nghiên cứu có thể lưu ý đến yếu tố thời gian ảnh hưởng tới sự kiện như thế nào.

4. Tính linh hoạt và không có tính cấu trúc:

Bằng các phương pháp tham dự và phỏng vấn, nhà nghiên cứu có thể linh hoạt trong việc xử lí các dữ liệu mà cụ thể ở đây là những lí do khiến cho NMDN và khách hàng của họ có hay không sử dụng bao cao su. Nhà nghiên cứu không hề phải phụ thuộc vào bất cứ một công thức nào sẵn có để xác lập hệ thống lý thuyết cho đề tài nghiên cứu mà chỉ phụ thuộc vào các thông tin mà đối tượng cung cấp.

5. Các khái niệm và lí thuyết dựa trên dữ liệu:

Đối với các nhà nghiên cứu định tính, khái niệm và lí thuyết thường được quy nạp từ dữ liệu thu thập được. Các phát hiện trong nghiên cứu này cung cấp những bằng chứng thực tế củng cố việc nhấn mạnh tầm quan trọng của các yếu tố hoàn cảnh đối với việc chấp thuận các hành vi bảo vệ cho dự phòng HIV. Đồng thời, thông qua những dữ liệu thu thập được, nhà nghiên cứu có thể đưa ra các chứng cứ quan trọng nhằm góp phần vào việc phát triển các chính sách nhấn mạnh các chương trình can thiệp giảm tác hại được đưa ra trong chiến lược quốc gia phòng chống HIV/AIDS đến năm 2010 và tầm nhìn 2020.

NHƯỢC ĐIỂM

1. Có quá nhiều tính chủ quan:

Trong bài nghiên cứu, nhà nghiên cứu bắt đầu bằng một phương thức tương đối mở là phỏng vấn sâu với 10 NMDN và 10 khách làng chơi. Trong đó tập trung vào đối tượng NMDN giá thấp với giả thuyết ban đầu là họ có thể có nguy cơ nhiễm HIV cao hơn những đối tượng NMDN giá cao hơn vì họ hành nghề trong những điều kiện khó khăn và không có khả năng thương thuyết với khách hàng. Do dựa vào các quan điểm thường là không có hệ thống nên trong quá trình xử lí dữ liệu sẽ nghiêng về tính chủ quan của đối tượng nghiên cứu.

2. Vấn đề khái quát hóa bị hạn chế:

Phạm vi của bài nghiên cứu chỉ hạn chế ở tỉnh Cần Thơ nên những trường hợp tại đây không thể đại diện cho một bộ phận lớn các trường hợp khác ở những nơi mà hoàn cảnh xã hội khác đi.

4. Thiếu sự minh bạch:

Việc các đối tượng tham gia trả lời phỏng vấn được giấu tên vì tính chất nhạy cảm của vấn đề và nhà nghiên cứu cũng không thể trình bày quá trình chọn lựa người quan sát hay đối tượng phỏng vấn là nguyên tắc nghề nghiệp của các nhà nghiên cứu nên ta không xét vấn đề này . Tuy nhiên , sự thiếu sự minh bạch ở đây thể hiện qua cách thức chọn mẫu .Với cách thức chọn mẫu của phương pháp nghiên cứu định tính thì mẫu ban đầu ( hay mẫu mầm ) là mẫu mà nhà nghiên cứu cho rằng có tính chất phù hợp với vấn đề thông tin cần khai thác, như vậy mang tính chủ quan của tác giả . Với phương pháp khai thác thông tin từ việc tìm thêm mẫu nghiên cứu : khi đã có mối quan hệ thân quen với một đối tượng là gái mại dâm hay khách làng chơi có thể nhờ mối quan hệ đó để tìm thêm những mẫu nghiên cứu khác . Tuy nhiên , phương pháp này không thật sự minh bạch , khó có ai có thể kiểm chứng những thông tin thu thập được , từ đó dẫn đến việc xử lí thông tin cũng thiếu sự minh bạch .

Xem thêm:

  • Định lượng và Định tính
  • Giới thiệu các phương pháp nghiên cứu định tính (Qualitative Research)

————-&&————–

Chia sẻ:

  • Facebook
  • X
Thích Đang tải...

Có liên quan

Filed under: Thống kê |

Từ khóa » Khái Niệm định Lượng Và định Tính