Sự Khác Biệt Giữa Kiểm Toán Nội Bộ Và Kiểm Soát Nội Bộ - THAIHA LAW

Hiện nay có rất nhiều sự nhầm lẫn trong việc phân biệt quá trình kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ. Thực chất đây là hai hoạt động hoàn toàn khác nhau. Trước hết, ta phải hiểu kiểm soát nội bộ là gì và thế nào là kiểm toán nội bộ.

MỤC LỤC

  • 1. Khái niệm kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ
  • 2. Mối quan hệ giữa kiểm toán nội bộ và kiểm soát nội bộ
  • 3. Tầm quan trọng của kiểm toán nội bộ và kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp
  • 4. So sánh giữa kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ

1. Khái niệm kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ

Kiểm soát nội bộ là một quá trình chịu sự chi phối của chủ thể quản lý với đối tượng quản lý, được thiết lập để đảm bảo nội quy của công ty nhằm đạt các mục tiêu như: hiệu quả của hoạt động, sự tin cậy của báo cáo tài chính và việc tuân thủ các luật lệ và quy định.

Kiểm toán nội bộ là một bộ phận độc lập, nhằm đảm bảo các hoạt động đã được hoạch định đạt hiệu quả, gia tăng giá trị và cải thiện rủi ro thông qua các phương pháp tiếp cận mang tính hệ thống.

2. Mối quan hệ giữa kiểm toán nội bộ và kiểm soát nội bộ

Đây là hai quá trình quan trọng trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp ở Việt Nam, là hình thức kiểm soát các hoạt động trong doanh nghiệp nhằm giảm thiểu tối đa rủi ro để tránh những thất thoát đáng tiếc

3. Tầm quan trọng của kiểm toán nội bộ và kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp

Trong bộ máy kinh doanh của doanh nghiệp kiểm toán nội bộ chiếm lĩnh vị trí quan trọng. Dựa vào kiểm toán nội bộ giúp doanh nghiệp đánh giá và xác định, xem xét các bước kiểm soát nội bộ có thực hiện hiệu quả hay không? Căn cứ vào các bước này có thể xác định và cảnh báo những rủi ro trọng yếu, đưa ra các khuyến nghị và kế hoạch hành động cho hoạt động của doanh nghiệp. Bên cạnh đó kiểm toán nội bộ hỗ trợ tốt cho quá trình phân tích và quản lý của doanh nghiệp. Nó đóng vai trò chủ động trong môi trường kinh doanh luôn thay đổi, hỗ trợ doanh nghiệp ứng phó với rủi ro và tận dụng cơ hội để tối ưu hóa kết quả.

Kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp được đánh giá là khâu trọng yếu được coi như là nền tảng, kết cấu cho việc quản lý, vận hành doanh nghiệp đạt hiệu quả. Kiểm soát nội bộ hoạt động mạnh mẽ, đáng tin cậy có thể mang đến nhiều lợi ích cho các đơn vị trên nhiều mặt:

– Hạn chế ngăn ngừa rủi ro và thiệt hại không đáng có giúp bộ máy doanh nghiệp vận hành trơn chu, minh bạch quá trình quản lý và điều hành. – Đảm bảo tính liên hoàn, chính xác, logic của các số liệu kế toán, tài chính, thống kê cho tất cả các mặt như đầu tư, sản xuất và kinh doanh. – Ngăn chặn gian lận, tham nhũng, lợi dụng nguồn lực của doanh nghiệp để tư lợi cá nhân. – Tạo điều kiện cho các nhân viên trong doanh nghiệp tuân thủ các quan điểm của ban quản trị, ban quản lý đưa ra.

4. So sánh giữa kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ

Giống nhau

– Bản chất của kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ đều hướng tới quản trị rủi ro trong doanh nghiệp.

– Kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ đều là một hình thức kiểm soát các hoạt động trong doanh nghiệp.

Khác nhau

– Kiểm soát nội bộ là công cụ để vận hành doanh nghiệp đảm bảo tính hiệu quả, tính tuân thủ pháp lý, việc này do ban giám đốc thực hiện. Kiểm toán nội bộ là công cụ để kiểm tra xem doanh nghiệp có thực hiện kiểm soát nội bộ như đã đặt ra hay không, việc này do hội đồng quản trị hoặc ban kiểm soát trực thuộc hội đồng quản trị thực hiện.

– Kiểm soát nội bộ là nói đến cả một hệ thống, trong đó bao gồm cả kiểm toán nội bộ.

– Công cụ của hệ thống kiểm toán nội bộ là các nguyên tắc, chuẩn mực, quy định, quy chế,… của doanh nghiệp đề ra theo đúng pháp luật, nhằm đạt hiệu quả kinh tế, xã hội.

– Kiểm toán nội bộ bao gồm: kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán hoạt động và kiểm toán tuân thủ, tuỳ theo đặc thù của mỗi doanh nghiệp mà quy định chức năng, nhiệm vụ của kiểm toán nội bộ.

Trong nhiều doanh nghiệp hiện nay, vẫn còn tồn tại hai hình thức kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ. Để đảm bảo tính độc lập, tránh sự chồng chéo trong hoạt động, mỗi doanh nghiệp cần phải quy định rõ quyền hạn, trách nhiệm của hai loại hình này góp phần thúc đẩy kinh tế, ổn định và phát triển doanh nghiệp.

Nhấn vào đây để quay về chuyên trang luật sư tư vấn doanh nghiệp hoặc liên hệ luật sư tư vấn doanh nghiệp : 0904 902 429   0913 597 479

Từ khóa » Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Bao Gồm Cả Kiểm Toán Nội Bộ