Sự Khác Biệt Giữa Viêm Gan A, B, C Là Gì? - Hello Bacsi

Viêm gan có thể do nhiều nguyên nhân, bao gồm virus, thuốc men, tích tụ mỡ thừa trong gan, uống nhiều rượu… Thế nhưng, khi nhắc đến viêm gan, hầu hết mọi người thường nghĩ đến bệnh viêm gan do virus gây ra, phổ biến nhất là viêm gan A, viêm gan B và viêm gan C. Tuy nhiên, không nhiều người biết được sự khác biệt giữa viêm gan A, B, C là gì?

Viêm gan là thuật ngữ để chỉ tình trạng gan bị viêm, trong đó, viêm gan do virus được gọi là viêm gan siêu vi. Viêm gan A, B, C đều do những loại virus khác nhau gây ra và lây lan theo những cách khác nhau. Trong khi một số bệnh viêm gan do virus gây ra chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn (cấp tính), những bệnh viêm gan siêu vi khác lại  kéo dài rất lâu (mãn tính). Vậy cụ thể thì viêm gan A, B, C khác nhau thế nào? Cách để phân biệt viêm gan A, B, C là gì? Những thông tin được tổng hợp trong bài viết dưới đây của Hello Bacsi sẽ so sánh viêm gan A, B, C và cho bạn thấy được sự khác nhau giữa viêm gan A, B, C là gì.

Tổng quan: Viêm gan A, B, C là gì?

1. Viêm gan A là gì?

Bạn thắc mắc viêm gan A, B, C là gì? Viêm gan A là bệnh do virus viêm gan A (HAV) gây ra tình trạng viêm cấp tính của gan. Mặc dù viêm gan A có thể nghiêm trọng hơn ở những bệnh nhân lớn tuổi hoặc những người đã từng mắc bệnh gan, hầu hết các trường hợp nhiễm virus viêm gan A đều tự khỏi. 

Viêm gan A dễ dàng lây lan từ người này sang người khác, trong thức ăn và nước uống và có thể lây nhiễm cho nhiều người cùng một lúc. Ví dụ, nếu một đầu bếp tại một nhà hàng bị mắc bệnh viêm gan A, những người ăn thức ăn do người đó chế biến có thể bị nhiễm bệnh. Viêm gan A có thể được ngăn ngừa bằng cách tiêm chủng.

Bạn có thể xem thêm:

Bệnh viêm gan A lây lan như thế nào? Điều trị và phòng ngừa ra sao?

2. Viêm gan B là gì?

Sự khác biệt giữa viêm gan A, B, C là gì? Viêm gan B là bệnh do virus viêm gan B (HBV) gây ra, có thể là bệnh viêm gan cấp tính hoặc mãn tính. Viêm gan B lây lan qua máu hoặc các chất dịch cơ thể khác theo nhiều cách khác nhau. 

Tương tự như bệnh viêm gan A, vắc xin phòng bệnh viêm gan B đã được điều chế để ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm HBV, với điều kiện là bạn chưa bị phơi nhiễm trước khi tiêm chủng. Mặc dù không thể chữa khỏi HBV mãn tính, nhưng vẫn có các loại thuốc uống để điều trị và kiểm soát virus.

3. Viêm gan C là gì?

Cách phân biệt viêm gan A, B, C là gì? Viêm gan C là bệnh do virus viêm gan C (HCV) gây ra. Bệnh có thể là cấp tính hoặc mãn tính, nhưng hầu như luôn tiến triển thành mãn tính và lây lan chủ yếu qua đường máu tiếp xúc trực tiếp với máu, mẹ truyền sang con trong thai kỳ. Mặc dù có thể ngăn ngừa viêm gan A và B bằng cách tiêm phòng, nhưng viêm gan C thì không. Tuy nhiên, hiện nay có những loại thuốc uống có khả năng chữa khỏi bệnh viêm gan C (95% các trường hợp mắc bệnh có thể được chữa khỏi) bất kể tiền sử điều trị trước đó.

Triệu chứng của bệnh viêm gan A, B, C là gì?

viêm gan A, B, C là gì

Khi so sánh viêm gan A, B, C về các dấu hiệu nhận biết và triệu chứng của bệnh, có thể thấy, các triệu chứng của bệnh viêm gan A, B và C đều khá giống nhau, bao gồm:

  • Sốt
  • Mệt mỏi
  • Đau ở vùng trên bên phải của bụng
  • Đau khớp
  • Buồn nôn hoặc nôn mửa
  • Tiêu chảy (thường chỉ xảy ra ở bệnh viêm gan A)
  • Ăn kém, ăn mất ngon
  • Vàng da, vàng mắt
  • Nước tiểu sẫm màu
  • Phân nhạt màu

Mặc dù các triệu chứng viêm gan A, B, C là giống nhau, nhưng người bệnh có thể nhiễm virus viêm gan mà không có bất kỳ triệu chứng đáng chú ý nào. Do đó, một số người không biết bản thân bị viêm gan siêu vi.

Sự khác nhau giữa viêm gan A, B, C là gì về con đường lây lan và yếu tố nguy cơ?

Để biết được điểm khác nhau giữa viêm gan A, B, C là gì, cùng xét đến yếu tố nguy cơ và con đường lây lan: 

1. Viêm gan A

Khi tìm hiểu viêm gan A, B, C là gì, không thể không đề cập đến con đường lây lan. Virus viêm gan A có thể có trong phân và máu của người nhiễm virus. Vì vậy, viêm gan A chủ yếu lây truyền qua đường phân – miệng, liên quan đến việc nhiễm phải virus có trong phân của người bị viêm gan A, bao gồm:

  • Tiếp xúc trực tiếp với người bị viêm gan A, chẳng hạn như:
    • Chăm sóc một người hiện đang bị bệnh viêm gan A
    • Quan hệ tình dục với người nhiễm virus viêm gan A
  • Tiêu thụ thực phẩm hoặc đồ uống bị nhiễm virus viêm gan A
    • Ăn thức ăn do người bị viêm gan A chế biến, nhưng người bệnh này đã không rửa tay sau khi đi vệ sinh và trước khi chế biến thức ăn 
    • Uống nước sống, chưa qua xử lý, nước bị nhiễm trùng
    • Ăn thực phẩm đã được rửa hoặc chế biến bằng nước chưa qua xử lý
    • Ăn động vật có vỏ (nghêu, sò, ốc, hến…) sinh sống ở những nguồn nước thải bị ô nhiễm nhưng lại không nấu chín hoàn toàn
  • Tiếp xúc với các vật bị ô nhiễm, chẳng hạn như đi vệ sinh hoặc thay tã xong nhưng không rửa tay

Yếu tố nguy cơ của viêm gan A, B, C là gì? Tỷ lệ mắc bệnh viêm gan A gia tăng ở:

  • Những người đi du lịch đến những nơi mà bệnh viêm gan A phổ biến
  • Đàn ông quan hệ tình dục đồng giới
  • Những người sử dụng thuốc tiêm hoặc không tiêm
  • Người chăm sóc những người bị viêm gan A
  • Những người vô gia cư

2. Viêm gan B

viêm gan A, B, C là gì

Con đường lây lan và yếu tố nguy cơ của viêm gan A, B, C là gì? Đối với viêm gan B, bạn có thể nhiễm HBV khi tiếp xúc với máu hoặc chất dịch cơ thể của người bị viêm gan B. Điều này có thể xảy ra do:

  • Quan hệ tình dục với người bị viêm gan B
  • Dùng chung dụng cụ tiêm chích với người bị viêm gan B
  • Người mẹ bị viêm gan B có thể truyền bệnh sang con
  • Tiếp xúc trực tiếp với máu hoặc vết loét hở của người bị viêm gan B
  • Bị thương do tai nạn, chẳng hạn như kim đâm hoặc vết thương do vật sắc nhọn có dính virus viêm gan B
  • Tiếp xúc với máu hoặc các chất dịch cơ thể khác do dùng chung các vật dụng cá nhân, chẳng hạn như dao cạo râu, bàn chải đánh răng hoặc đồ cắt móng tay. 

Yếu tố nguy cơ của viêm gan A, B, C là gì? Những người có nguy cơ nhiễm viêm gan B cao hơn là:

  • Bạn tình của người bị viêm gan B
  • Đàn ông quan hệ tình dục đồng tính
  • Trẻ sơ sinh có mẹ bị viêm gan B
  • Những người tiêm ma túy 
  • Những người có nguy cơ cao tiếp xúc nghề nghiệp với virus viêm gan B, chẳng hạn như nhân viên y tế
  • Những người được lọc máu

Bạn có thể xem thêm:

Viêm gan B có lây qua đường ăn uống không? Viêm gan B lây qua đường nào?

3. Viêm gan C

Khi nhắc đến con đường lây bệnh và yếu tố nguy cơ, sự khác nhau giữa viêm gan A, B, C là gì? Với viêm gan C, virus gây bệnh lây truyền qua máu và các chất dịch cơ thể có thể chứa máu. Con đường lây nhiễm viêm gan C có thể bao gồm những trường hợp sau:

  • Dùng chung dụng cụ tiêm chích
  • Người mẹ bị viêm gan C có thể truyền bệnh sang con
  • Quan hệ tình dục với người bị viêm gan C
  • Xỏ khuyên hoặc xăm mình bằng dụng cụ được sử dụng lại hoặc chưa được khử trùng đúng cách
  • Bị thương do tai nạn, chẳng hạn như kim đâm hoặc vết thương do vật sắc nhọn có dính virus viêm gan C
  • Dùng chung các vật dụng cá nhân có thể tiếp xúc với máu hoặc các chất dịch cơ thể khác, chẳng hạn như dao cạo râu, bàn chải đánh răng hoặc đồ cắt móng tay
  • Nhận máu, sản phẩm máu hoặc nội tạng được hiến tặng trước những năm 1990

Yếu tố nguy cơ của viêm gan A, B, C là gì? Từ đó, có thể thấy, những người sau đây có nguy cơ mắc bệnh viêm gan C cao hơn:

  • Người tiêm chích ma túy
  • Người nhiễm HIV
  • Trẻ sơ sinh có mẹ bị HCV
  • Những người có nguy cơ tiếp xúc nghề nghiệp với HCV, chẳng hạn như nhân viên y tế
  • Những người đã được lọc máu
  • Những người được truyền máu hoặc cấy ghép nội tạng trước năm 1992
  • Những người đã nhận được các yếu tố đông máu trước năm 1987

Bạn có thể xem thêm:

Bệnh nhân viêm gan C sống được bao lâu?

Viêm gan A, B, C khác nhau thế nào về thời gian ủ bệnh?

viêm gan A, B, C là gì

1. Viêm gan A

Sự khác nhau về thời gian ủ bệnh của viêm gan A, B, C là gì? Thời gian ủ bệnh viêm gan A có thể từ 15-50 ngày, trung bình là 28 ngày. Sau giai đoạn ủ bệnh, các triệu chứng sẽ xuất hiện. Không giống như viêm gan B và C, viêm gan A chỉ gây bệnh cấp tính hoặc ngắn hạn.

2. Thời gian ủ bệnh của viêm gan A, B, C là bao nhiêu? Viêm gan B

Thời gian ủ bệnh viêm gan B có thể từ 60-150 ngày, trung bình 90 ngày. Tuy nhiên, không phải ai mắc bệnh viêm gan B cấp tính cũng sẽ gặp phải các triệu chứng.

Khoảng 95% người lớn mắc bệnh viêm gan B khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, bệnh viêm gan B cũng có thể trở thành mãn tính. Nguy cơ mắc bệnh viêm gan B mãn tính cao nhất ở những người tiếp xúc với HBV khi còn nhỏ. Nhiều người bị viêm gan B mãn tính không có triệu chứng cho đến khi gan bị tổn thương nghiêm trọng. Những người có hệ thống miễn dịch suy yếu và những người đang điều trị viêm gan C có nguy cơ tái nhiễm HBV cao hơn.

3. Viêm gan C

Điểm khác biệt trong thời gian ủ bệnh của viêm gan A, B, C là gì? Thời gian ủ bệnh trung bình của bệnh viêm gan C là từ 14-84 ngày, nhưng giai đoạn này cũng có thể kéo dài đến 182 ngày. Một số người chỉ trải qua một đợt bệnh cấp tính, sau đó, cơ thể tự đào thải virus. Cũng giống như viêm gan B, viêm gan C cấp tính có thể kéo dài từ vài tuần đến vài tháng.

Hơn 50% những người bị viêm gan C phát triển thành một dạng bệnh mãn tính. Nhiều người bị viêm gan C mãn tính không có triệu chứng, trong khi một số người có thể có các triệu chứng không đặc hiệu như mệt mỏi hoặc cảm giác trầm cảm.

Ở những người bị viêm gan C mãn tính, bệnh có thể tiến triển dẫn đến xơ gan hoặc ung thư gan. Điều này thường mất nhiều năm để xảy ra. Một số yếu tố có thể khiến bạn tăng nguy cơ phát triển bệnh xơ gan bao gồm:

  • Trên 50 tuổi
  • Giới tính nam
  • Uống nhiều rượu bia
  • Dùng thuốc ức chế miễn dịch
  • Mắc một loại bệnh gan khác

Bạn có thể xem thêm:

“Vén màn” mối liên hệ giữa xơ gan và viêm gan C

Cách điều trị và phòng ngừa viêm gan A, B, C như thế nào?

viêm gan A, B, C là gì

1. Phương pháp điều trị và phòng ngừa viêm gan A, B, C là gì? Viêm gan A

Viêm gan A có thể được điều trị bằng các biện pháp đơn giản như nghỉ ngơi, bổ sung chất lỏng và ăn các loại thực phẩm lành mạnh. Một số loại thuốc cũng có thể giúp giảm bớt một vài triệu chứng như sốt, đau nhức. Hầu hết những người bị viêm gan A đều hồi phục mà không có bất kỳ biến chứng nào. Tuy nhiên, một số người có thể tăng nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng do viêm gan A, bao gồm:

  • Người cao tuổi
  • Người nhiễm HIV
  • Những người đã mắc bệnh gan

Không có trường hợp tái nhiễm viêm gan A. Các kháng thể chống lại virus viêm gan A sẽ bảo vệ cơ thể suốt đời.

Để phòng ngừa viêm gan A, cách tốt nhất là tiêm chủng. Điều này thường được khuyến cáo cho trẻ em cũng như cho những người có nguy cơ nhiễm virus cao.

Ngoài ra, tiêm một liều vắc xin phòng viêm gan A có thể phòng ngừa nhiễm bệnh trong trường hợp đã phơi nhiễm với virus viêm gan A. Để có hiệu quả, vắc xin cần được tiêm trong vòng 2 tuần kể từ khi tiếp xúc với virus gây bệnh.

Bạn có thể xem thêm:

Tiêm phòng viêm gan A cho trẻ: Cha mẹ cần lưu ý những gì?

2. Viêm gan B

Cách phòng ngừa và điều trị viêm gan A, B, C là gì? Tương tự như viêm gan A, viêm gan B cấp tính thường được điều trị bằng các biện pháp hỗ trợ đơn giản. Một số loại thuốc kháng virus cũng có thể được dùng để điều trị viêm gan B, chẳng hạn như:

  • Entecavir (Baraclude)
  • Tenofovir alafenamide (Vemlidy)
  • Tenofovir disoproxil fumarate (Viread)

Các triệu chứng của viêm gan B cấp tính có thể kéo dài hàng tuần đến hàng tháng và thường nhẹ. Bệnh nghiêm trọng hơn có thể xảy ra ở người lớn tuổi.

Bị viêm gan B mãn tính có thể làm tăng nguy cơ phát triển thành xơ gan hoặc ung thư gan. Những người bị viêm gan B mãn tính cần được các bác sĩ theo dõi sức khỏe để kịp thời phát hiện bất kỳ dấu hiệu nào của tổn thương gan hoặc ung thư gan. Nếu HBV được chẩn đoán và điều trị sớm, nguy cơ biến chứng nghiêm trọng sẽ thấp hơn.

Cách phòng ngừa viêm gan B hiệu quả nhất là chủng ngừa. Loại vắc xin này thường được tiêm cho tất cả trẻ sơ sinh (trong vòng 24 giờ đầu sau sinh), trẻ em và thanh thiếu niên theo lộ trình cụ thể. Phương pháp chủng ngừa cũng được khuyến cáo cho những người trưởng thành có nguy cơ nhiễm HBV cao hơn.

Bạn có thể xem thêm:

Chích ngừa viêm gan B: Lộ trình tiêm cho trẻ và người lớn

3. Cách điều trị và phòng ngừa viêm gan A, B, C như thế nào? Viêm gan C

Một số người bị viêm gan C cấp tính có thể tự khỏi. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp viêm gan C đều tiến triển thành mãn tính. Bất kể là cấp tính hay mãn tính, viêm gan C đều có thể điều trị được bằng thuốc kháng virus. Cả viêm gan C cấp tính và mãn tính đều được khuyến cáo chữa bằng các loại thuốc kháng virus giống nhau, bao gồm:

  • Daclatasvir (Daklinza)
  • Elbasvir / grazoprevir (Zepatier)
  • Ledipasvir / sofosbuvir ( Harvoni )
  • Simeprevir (Olysio)
  • Sofosbuvir (Sovaldi)

Một đợt điều trị bệnh viêm gan C bằng thuốc kháng virus thường bao gồm 8-12 tuần thuốc uống. Ước tính rằng hơn 90% những người bị viêm gan C có thể loại bỏ virus ra khỏi cơ thể chỉ với một đợt điều trị bằng thuốc kháng virus. Tuy nhiên, vẫn có thể tái nhiễm HCV sau khi đã hoàn thành điều trị. Việc chẩn đoán và điều trị sớm rất quan trọng để ngăn ngừa tổn thương gan xảy ra.

Hiện nay, không có thuốc chủng ngừa cho bệnh viêm gan C. Cách để phòng ngừa viêm gan C là giảm nguy cơ tiếp xúc với virus nhất có thể.

Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn biết được sự khác nhau giữa viêm gan A, B, C là gì.

[embed-health-tool-bmr]

Từ khóa » Bạn Biết Gì Về Bệnh Viêm Gan A