Sự Khác Biệt Giữa Xét Nghiệm PCR Và Xét Nghiệm Kháng Nguyên ...
Có thể bạn quan tâm
Người dịch: BS.CKII. Võ Đình Lộc – Khoa Huyết Học BVĐK tỉnh Bình Định
Cả hai xét nghiệm PCR và xét nghiệm Kháng nguyên đều có thể được sử dụng để xác định xem bệnh nhân có bị nhiễm virus COVID-19 hay không. Mặc dù thời gian xét nghiệm PCR có thể tốn nhiều hơn để cho ra kết quả, nhưng xét nghiệm PCR thường chính xác hơn xét nghiệm Kháng nguyên.
Bệnh nhân có thể được chỉ định xét nghiệm COVID-19 nếu có:
- Có bất kỳ triệu chứng nào của COVID-19.
- Có tiếp xúc với một bệnh nhân COVID-19 đã được chẩn đoán xác định, có nghĩa là đã tiếp xúc trong khoảng cách 2 mét và thời gian là 15 phút trở lên hoặc có tiếp xúc với người có kết quả xét nghiệm dương tính với COVID-19.
Xét nghiệm PCR hoạt động như thế nào?
Xét nghiệm PCR tìm kiếm sự hiện diện của virusCOVID-19 bằng cách phát hiện vật liệu di truyền (RNA) của nó thông qua một kỹ thuật gọi là phản ứng chuỗi polymerase phiên mã ngược (RT-PCR). Các mẫu bệnh phẩm có thể được lấy cho thử nghiệm này bao gồm:
- Mẫu dịch ngoáy mũi
- Mẫu dịch ngoáy họng
- Mẫu dịch nước bọt
Nếu mẫu bệnh phẩm có chứa virus, RNA của nó sẽ được chiết xuất. RNA được chuyển đổi thành DNA và được tạo thành nhiều bản sao. Các bản sao DNA này sau đó được phát hiện bằng các máy xét nghiệm sinh học phân tử.
Xét nghiệm PCR hiện là xét nghiệm chính xác nhất để chẩn đoán nhiễm virusCOVID-19 và có ít nguy cơ cho kết quả âm tính giả (âm tính giả xảy ra khi bệnh nhân nhận được kết quả PCR âm tính mặc dù bệnh nhân đang bị nhiễm virus).
Độ chính xác của xét nghiệm PCR, giống như các xét nghiệm virus khác, phụ thuộc vào các yếu tố như:
- Kỹ thuật được sử dụng để lấy mẫu bệnh phẩm
- Giai đoạn của bệnh khi mẫu bệnh phẩm được thu thập
- Mẫu bệnh phẩm có được vận chuyển đến phòng xét nghiệm trong các điều kiện thích hợp hay không
Một nhược điểm của xét nghiệm này là kết quả có thể dương tính ngay cả khi bệnh nhân đã khỏi bệnh. Điều này là do xét nghiệm phát hiện được ngay cả một lượng nhỏ RNA của virus khi bệnh nhân đã bị nhiễm bệnh trước đó.
Kết quả xét nghiệm PCR có thể có trong vòng 24 giờ, nhưng có thể lâu hơn nếu phòng xét nghiệm cách xa nơi lấy mẫu hoặc là phòng xét nghiệm phải thực hiện trên một số lượng mẫu lớn.
Xét nghiệm kháng nguyên hoạt động như thế nào?
Xét nghiệm kháng nguyên phát hiện các cấu trúc của một số protein nhất định, được gọi là kháng nguyên virus, hiện diện trên bề mặt của virus COVID-19. Mẫu được lấy từ bông ngoáy mũi.
Xét nghiệm này còn được gọi là “Test nhanh Kháng nguyên” vì kết quả có thể có nhanh hơn nhiều (trong vòng 15-60 phút). Một ưu điểm của Test nhanh kháng nguyên là nó có thể cho phép chẩn đoán và điều trị ngay lập tức nếu bạn có kết quả dương tính, vì xét nghiệm kháng nguyên rất đặc hiệu cho COVID-19.
Tuy nhiên, xét nghiệm kháng nguyên có tỷ lệ cho kết quả “âm tính giả” cao và không chính xác như xét nghiệm PCR. Vì kết quả xét nghiệm kháng nguyên âm tính không có nghĩa là bệnh nhân không bị nhiễm virus, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân làm xét nghiệm PCR để xác nhận kết quả nếu có các triệu chứng viêm đường hô hấp và có yếu tố dịch tễ.
Xét nghiệm PCR thường chính xác hơn xét nghiệm kháng nguyên
Tác giả bài viết :
Nguồn tin : https://www.medicinenet.com/pcr_nasal_swab_vs_covid19_antigen_test/article.htm
Từ khóa » Nguyên Lý Xét Nghiệm Pcr Covid
-
Xét Nghiệm Chẩn đoán Nhiễm Covid – 19 được Thực Hiện Ra Sao?
-
[Xét Nghiệm PCR & Test Nhanh Kháng Nguyên Covid-19 ] Bảng Giá ...
-
Phân Biệt Công Dụng Giữa Test Nhanh Kháng Nguyên Và RT-PCR ...
-
Xét Nghiệm PCR Là Xét Nghiệm Gì? | Vinmec
-
Cơ Bản Về Kiểm Tra COVID-19 | FDA
-
Xét Nghiệm PCR Là Gì Và ý Nghĩa Của Xét Nghiệm PCR Trong Y Học
-
Các Xét Nghiệm Xác định COVID-19 - Tin Liên Quan - Bộ Y Tế
-
Xét Nghiệm COVID-19 'lúc âm, Lúc Dương', Vì Sao? - Tin Liên Quan
-
Phân Biệt Xét Nghiệm RT-PCR Và Xét Nghiệm Nhanh Kháng Nguyên ...
-
[PDF] XÉT NGHIỆM COVID-19 - LA County Public Health
-
Các Quy Trình Xét Nghiệm Chẩn đoán - COVID Reference
-
[PDF] Hướng Dẫn Tạm Thời Xét Nghiệm Covid-19 - Viện Pasteur
-
Xét Nghiệm SARS-CoV-2: Tìm Kháng Nguyên Hay Kháng Thể? - Bộ Y Tế
-
Xét Nghiệm COVID-19: Điều Quý Vị Cần Biết