Chủ đề công tác năm 2024: “Năm Thanh niên tình nguyện”
- Tinh gọn bộ máy: Không thể "xếp hàng xong mới chạy"!
- Cao su Dầu Tiếng: Đoàn Nông trường Đoàn Văn Tiến phối hợp tổ chức chương trình “Bữa ăn sáng đồng hành – đoàn kết thi đua sản xuất” trong giai đoạn nước rút cuối năm 2024 cho công nhân lao động Nông trường
- Vươn mình bước vào kỷ nguyên mới dưới sự lãnh đạo của Đảng
- Bình Dương: Hội nghị tập huấn nghiệp vụ, kỹ năng, trang bị kiến thức về tuyên truyền và phòng, chống ma túy năm 2024
- Cao su Dầu Tiếng: Đoàn Thanh niên Nông trường Thanh An tổ chức trao tặng công trình thanh niên “Bục phát biểu di động” chào mừng Đại hội Đảng các cấp, nhiệm kỳ 2025-2030
- Cao su Dầu Tiếng: Chi đoàn cơ sở Khối cơ quan ra quân thực hiện công trình thanh niên chào mừng Đại hội Đảng các cấp, nhiệm kỳ 2025-2030
- Cao su Dầu Tiếng: Đoàn thanh niên Xí nghiệp chế biến phối hợp tổ chức chuỗi hoạt động kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội quốc phòng toàn dân
- Bình Dương: Thăm và chúc mừng chức sắc Kito Giáo nhân dịp Giáng sinh năm 2024 tại Tu viện Lời chúa
- Lan tỏa, truyền cảm hứng, lôi cuốn các tầng lớp nhân dân thi đua học và làm theo Bác
- Bình Dương: Tham gia tập huấn toàn quốc về công tác tài năng trẻ năm 2024 do Trung ương Đoàn tổ chức
Trang chủ Chủ tịch Hồ Chí Minh Tư tưởng HCM
01/05/2022 12:00 AM GMT+7 Chia sẻ: Sự khác biệt trong con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc
TTBD-Ban biên tập website giới thiệu đến bạn đọc bài viết "Sự khác biệt trong con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc" của ThS.Nguyễn Thị Mai - Giảng viên Khoa Lý luận cơ sở, Trường Chính trị tỉnh Bình Dương.
Quyết định ra đi tìm đường cứu nước Sinh ra trong cảnh nước mất nhà tan, chứng kiến hàng loạt các cuộc khởi nghĩa của nhân dân chìm trong bể máu, mang trong mình lòng yêu nước thương nòi, một truyền thống bất khuất của dân tộc và lòng căm thù giặc sâu sắc, đồng thời vượt qua hạn chế của các nhà yêu nước đương thời, Nguyễn Tất Thành quyết định ra đi tìm đường cứu nước. Ngày 5/6/1911, anh xin làm phụ bếp trên chiếc tàu Latouche Treville thuộc hãng Vận tải hợp nhất, rời cảng Nhà Rồng (Sài Gòn) chính thức bắt đầu cuộc hành trình ra đi tìm đường cứu nước. Phải khẳng định rằng, trước Nguyễn Tất Thành đã có những người Việt Nam xuất dương cứu nước. Chỗ khác nhau cơ bản ở đây không phải ở hành động xuất dương, mà ở cách đi, hướng đi và mục đích ra đi khi quyết định xuất dương của Bác so với các bậc tiền bối. Về hướng đi, nếu các bậc tiền bối (như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh…) hướng sang phương Đông (Nhật, Trung Quốc…) thì Bác hướng sang phương Tây và nước đầu tiên Người chọn là Pháp. Tại sao Bác lại chọn Pháp? Bởi vì, Pháp lúc này là trung tâm của châu Âu và quan trọng hơn đây là nước đang thống trị chúng ta, điều này thể hiện triết lý nhân sinh của người phương Đông “Muốn bắt hổ phải vào tận hang”, muốn đánh Pháp thì phải hiểu Pháp trước đã, điểm này thể hiện sự sáng tạo trong hướng đi, đúng như Bác trước đó đã tâm sự: “Tôi muốn đi ra nước ngoài xem nước Pháp và các nước khác. Sau khi xem xét họ làm thế nào, tôi sẽ trở về giúp đồng bào chúng ta”. Sự sáng tạo của Bác còn là ở cách đi, nếu như các bậc tiền bối đưa người sang phương Đông bằng tiền quyên góp của các hào phú yêu nước, từ sự viện trợ; thì Bác ra đi bằng đôi bàn tay trắng, tự lao động, tự kiếm tiền để sống và để đi, cách đi ấy thể hiện sự tự chủ (trước hết là tự chủ về tài chính). Về mục đích đi, nếu như các bậc tiền bối muốn dựa vào các thế lực bên ngoài để giành độc lập cho dân tộc thì Bác lại chọn cho mình một mục đích rất khác. Bác rất khâm phục các sĩ phu dũng cảm tìm đường đấu tranh cứu dân, cứu nước nhưng người thanh niên Nguyễn Tất Thành cũng sớm nhận ra những hạn chế trong con đường của các vị ấy… Cụ Phan Chu Trinh yêu cầu thực dân Pháp thực hiện cải lương, việc này “chẳng khác nào xin giặc rủ lòng thương”. Cụ Phan Bội Châu hy vọng Nhật giúp ta đuổi Pháp cũng chẳng khác gì “đưa hổ cửa trước, rước beo cửa sau”. Cụ Hoàng Hoa Thám thực tế hơn, đã trực tiếp đấu tranh chống Pháp, nhưng còn nặng cốt cách phong kiến, mà con đường theo lập trường phong kiến thì đã hết thời… Nguyễn Tất Thành xác định mục đích ra đi tìm đường cứu nước hoàn toàn khác: tìm một con đường cứu nước mới để dân tộc Việt Nam được hưởng độc lập thật sự trong đó chủ yếu phải là “đem sức ta mà giải phóng cho ta”. Rõ ràng, trước lúc ra đi Người đã nhận thức một cách rõ ràng, cái mà dân tộc cần trước tiên chưa phải là súng đạn, của cải, mà là cách đuổi giặc cứu nước, là làm cách mạng, hay nói cách khác là lý luận cách mạng và phương pháp cách mạng. Trải nghiệm thực tế phong phú để đến với con đường cách mạng vô sản Chọn cho riêng mình con đường trải nghiệm thực tế ở các quốc gia trên thế giới, với 30 năm bôn ba ở nước ngoài (1911-1941), bàn chân của Người đã từng in dấu trên 3 đại dương, 4 châu lục (Âu, Á, Phi, Mỹ) và khoảng ba chục quốc gia, đặc biệt Người đã dừng chân khảo sát khá lâu ở ba nước đế quốc lớn nhất thời đó là Mỹ, Anh và Pháp, Bác đã tiếp xúc nhiều nền văn hóa, chính trị và đã dần hiểu rõ thực chất của nền văn minh tư sản, nền dân chủ tư sản dưới các hình thức khác nhau của nó. Ngày 6 - 7 - 1911 (sau một tháng lênh đênh trên biển), tàu cập cảng Macxay lần đầu tiên đặt chân đến nước Pháp, Bác thấy ở nước Pháp cũng có người nghèo khổ, thấy cảnh của nhà thổ và gái làm tiền, Người đặt câu hỏi: “Tại sao người Pháp không “khai hóa” đồng bào của họ trước khi đi “khai hóa” chúng ta”, qua nhiều lần tiếp xúc, Người nhận ra rằng: “Người Pháp ở Pháp tốt và lễ phép hơn người Pháp ở Đông Dương”. Ở Pháp việc lập hội, mít-tinh, tranh luận trong các hội thảo, các câu lạc bộ chính trị là những sinh hoạt dân chủ, nhưng những ai dám vạch tội ác của thực dân, dám đấu tranh cho quyền độc lập dân tộc, thì sẽ bị cảnh sát mua chuộc, dụ dỗ, dọa dẫm và cấm đoán. Đến các thuộc địa của Pháp, Người thấy rằng, những người Pháp thực dân rất hung ác và vô nhân đạo. Người thấy nhiều người Pháp hết sức căm phẫn khi biết những tội ác của thực dân Pháp ở các thuộc địa. Người nhận ra rằng, trong cuộc chiến đấu để giải phóng đồng bào, giành độc lập cho Tổ quốc, chúng ta không cô độc, bên cạnh chúng ta còn có những người bạn Pháp dân chủ, chân chính… Đến Mỹ, quê hương của bản Tuyên ngôn độc lập và thăm tượng nữ thần tự do nổi tiếng…. tại đây Người vừa đi làm thuê kiếm sống, vừa nghiên cứu lịch sử hình thành nước Mỹ. Nguyễn Tất Thành đã đọc và nghiền ngẫm bản Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của nước Mỹ. Có thể coi đó là một sự kiện rất quan trọng, bởi bản tuyên ngôn này đã gây cảm hứng cho Người trên hành trình đi tìm đường cứu nước sau này. Trong bản Tuyên ngôn độc lập này, Nguyễn Tất Thành rất thích câu: “Mọi người sinh ra đều bình đẳng, rằng tạo hóa đã cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được, trong đó có quyền sống, quyền được tự do và mưu cầu hạnh phúc”. Bác thường đến thăm khu Haclem của người da đen, đây được coi là “cái đáy” của nước Mỹ – nơi bộc lộ rõ nhất bản chất của xã hội tư bản. Sự bần cùng ở khu vực người da đen vẫn hiện lên rất rõ như một minh chứng về sự tương phản giàu nghèo mạnh mẽ. Bởi vậy, khi tới thăm tượng nữ thần tự do tại Mỹ, Bác đã có trăn trở: “Ánh sáng trên đầu Thần Tự do tỏa rộng khắp trời xanh, còn dưới chân Thần thì người da đen bị chà đạp. Bao giờ thì người da đen mới hết bị chà đạp? Bao giờ thì người da đen và người phụ nữ mới có bình đẳng? Bao giờ mới có sự bình đẳng giữa các dân tộc?”. Như vậy, cho tới lúc này, người thanh niên Nguyễn Tất Thành đã nắm được bản chất khái quát của thế giới hiện tại, đó là thiểu số người giàu cai trị và áp bức người nghèo. Các nước giàu mạnh xâm lược, thống trị và đàn áp các nước nhược tiểu. Bạo lực, bất công, bóc lột thay cho “Tự do – Bình đẳng – Bác ái” và “Dù màu da có khác nhau, trên đời này chỉ có hai giống người: giống người bóc lột và giống người bị bóc lột”. Những nhận biết căn bản đó càng thôi thúc Người quyết tâm tìm con đường giải phóng mà Người đã từng nung nấu, ấp ủ từ ngày rời Tổ quốc. Đầu năm 1919, Người gia nhập Đảng Xã hội Pháp, một đảng tiến bộ và là đảng duy nhất lúc đó lên tiếng chống lại chính sách áp bức, bóc lột của thực dân Pháp ở các thuộc địa. Ngày 18/6/1919, lấy tên Nguyễn Ái Quốc, thay mặt Hội những người yêu nước Việt Nam ở Pháp, Người đã gửi tới hội nghị Véc-xây bản Yêu sách của nhân dân Việt Nam đòi chính phủ Pháp phải thừa nhận các quyền tự do, dân chủ và quyền bình đẳng của dân tộc Việt Nam, bản yêu sách tất nhiên nhanh chóng bị bác bỏ. Sau sự kiện ấy Người nhận rõ thực chất của chủ nghĩa thực dân. Người thanh niên ấy đã dũng cảm vạch tội ác của chủ nghĩa thực dân. Ở giữa trung tâm, sào huyệt của chủ nghĩa đế quốc, một người bản xứ duy nhất trong số đại biểu các thuộc địa có mặt trong Đại hội toàn quốc lần thứ XVIII Đảng xã hội Pháp đã bình tĩnh, dõng dạc, đĩnh đạc phản kháng những tội ác ghê tởm của chủ nghĩa thực dân trên đất nước thuộc địa. Người vạch rõ: “… Chủ nghĩa tư bản Pháp đã vào Đông Dương từ nửa thế kỷ nay; vì lợi ích của nó, nó đã dùng lưỡi lê chinh phục đất nước chúng tôi. Từ đó chúng tôi không những bị áp bức và bóc lột một cách nhục nhã, mà còn bị hành hạ, đầu độc một cách thê thảm… Nhà tù nhiều hơn trường học… Người ta đã làm chết hàng nghìn người An Nam và tàn sát hàng nghìn người khác”. Đồng thời, từ thực tế nhiều nước phương Tây Người nhận ra rằng nền dân chủ tư sản “tiếng là cộng hòa và dân chủ, kỳ thực trong thì nó tước lục công nông, ngoài thì nó áp bức thuộc địa”. Vì thế, Nguyễn Ái Quốc chính thức đoạn tuyệt với học thuyết dân chủ tư sản, từ chối nền dân chủ tư sản dưới các hình thức của nó. Người chỉ rõ, cách mạng Mỹ và cách mạng Pháp đã dạy chúng ta rằng, làm cách mạng thì không nên sợ phải hy sinh, và “Chúng ta đã hy sinh làm cách mạng thì nên làm cách mạng cho đến nơi, nghĩa là làm cách mệnh rồi quyền phải giao về tay dân chúng số nhiều, chớ để trong tay một bọn ít người”. Như vậy, những trải nghiệm thực tế phong phú trong 10 năm đầu ở nhiều quốc gia trên thế giới đã giúp người nhận thức rõ bản chất xấu xa của chủ nghĩa thực dân và sự bóc lột của nền dân chủ tư sản, thấy rõ trên thế giới này ở đâu nhân dân lao động cũng là bạn, chủ nghĩa đế quốc ở đâu cũng là thù, vì vậy trong cuộc chiến chống chủ nghĩa thực dân chúng ta không đơn độc, bên cạnh chúng ta có những người bạn chính quốc yêu hòa bình, dân chủ và những nước thuộc địa khao khát tự do, từ đó mà hình thành trong Bác tư tưởng đại đoàn kết quốc tế để giành độc lập – một điểm mới trong tư tưởng của một người yêu nước trẻ, khác hẳn với các bậc tiền bối trước đó. Khi nhận rõ bản chất của thực dân và đoạn tuyệt với nền dân chủ tư sản thì người thanh niên ấy đã bắt gặp một chân trời mới, tháng 7-1920 Bác đọc được Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin (thường được gọi tắt là Luận cương của Lênin) đăng trên báo Nhân đạo, bản Luận cương đã ngay lập tức thu hút sự chú ý đặc biệt của Nguyễn Ái Quốc. Người đã đọc đi, đọc lại nhiều lần, Bác thấy Lênin đã diễn đạt một cách đầy đủ và sâu sắc những điều mình đang nung nấu, do vậy Người đã vui mừng đến phát khóc và reo to lên như đang nói trước quần chúng đông đảo: “Hỡi đồng bào bị đọa đày đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta”. Đến với chủ nghĩa Mác – Lênin là bước ngoặt trọng đại trong quá trình khảo sát, nghiên cứu lý luận cách mạng của Nguyễn Ái Quốc. Từ đây Người càng tham gia tích cực vào cuộc đấu tranh trong Đảng Xã hội Pháp ủng hộ Lênin. Tại Đại hội lần thứ XVIII của Đảng Xã hội Pháp (cuối tháng 12/1920), diễn ra ở thành phố Tua, Nguyễn Ái Quốc đã bỏ phiếu tán thành tham gia Quốc tế III và tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp. Sau cuộc bỏ phiếu tham gia Quốc tế cộng sản, nữ đồng chí Rôdơ (Rose), người ghi biên bản tốc ký Đại hội, hỏi Nguyễn ái Quốc: Tại sao đồng chí lại bỏ phiếu cho Quốc tế III? Người trả lời: “Rất giản đơn. Tôi không hiểu chị nói thế nào là chiến lược, chiến thuật vô sản và nhiều điểm khác! Nhưng tôi hiểu rõ một điều: Quốc tế III rất chú ý đến vấn đề giải phóng thuộc địa… Tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho Tổ quốc tôi, đấy là tất cả những điều tôi muốn, đấy là tất cả những điều tôi hiểu”. Đây là sự kiện đánh dấu bước ngoặt trong nhận thức, tư tưởng của Nguyễn Ái Quốc và cách mạng Việt Nam, từ người yêu nước trở thành người cộng sản, đồng thời xác lập cơ sở lý luận cho cách mạng Việt Nam, theo lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin. Như vậy, từ một người với khởi nguồn là chủ nghĩa yêu nước chân chính, Bác đã tiếp nhận ánh sáng chủ nghĩa Mác – Lênin, để tìm ra con đường đi đúng đắn giải phóng dân tộc và đất nước khỏi ách thực dân, Người nhận ra một chân lý: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”. Chỉ có chủ nghĩa cộng sản mới có thể chỉ ra con đường đúng đắn nhằm vào mục tiêu giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người. Từ đó, Lênin và Quốc tế 3 là nguồn động lực tinh thần cho Nguyễn Ái Quốc tiếp bước vững chắc trên con đường đã được định hướng rõ ràng. Cách mạng Việt Nam từ đây đã trở thành một bộ phận của cách mạng vô sản thế giới. Đây chính là điểm gặp gỡ có ý nghĩa then chốt giữa con người Nguyễn Ái Quốc, dân tộc Việt Nam với chủ nghĩa cộng sản với thời đại Lênin. Với thực tế tìm hiểu, trãi nghiệm và với sự mẫn cảm chính trị đặc biệt, khi bắt gặp luận cương của Lênin, Bác đã nhận ra rằng không phải hệ tư tưởng phong kiến hay hệ tư tưởng của giai cấp tư sản có thể đưa nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do… mà chính hệ tư tưởng của giai cấp vô sản, con đường cách mạng vô sản và tư tưởng của Mác – Lênin mới là “kim chỉ nam cho hành động của chúng ta”, là “mặt trời soi sáng con đường chúng ta đi đến thắng lợi cuối cùng.” Cách mạng Việt Nam đã trở thành một bộ phận của cách mạng vô sản thế giới – điều mà từ trước cho tới đó, ngoài Nguyễn Ái Quốc chưa một người Việt Nam nào nghĩ tới. Người viết ThS.Nguyễn Thị Mai Khoa Lý luận cơ sở, Trường Chính trị Bình Dương TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII; 2. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2021), Giáo trình TCLLCT , Nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb Lý luận Chính trị; 3. Hồ Chí Minh: Toàn tập (2012), Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, tập 1, tập 4, tập 7; 4. Trần Dân Tiên (1970), Những mẫu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, Nxb. Văn học.
0 người Đã xem : 136106 Tweet Các tin đã đưa
- Tài liệu học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2022 (13/11/2022 12:00 AM)
- “Sửa đổi lối làm việc” - Đề cương một cuộc chỉnh đốn vĩ đại! (08/11/2022 12:00 AM)
- Từ cách mạng Tháng mười Nga đến cách mạng tháng Tám ở Việt Nam – Những sáng tạo vĩ đại của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc (08/11/2022 12:00 AM)
- Nguyễn Ái Quốc với Cách mạng Tháng Mười và Luận cương của Lênin (08/11/2022 12:00 AM)
- Học tập phong cách lãnh đạo bằng nêu gương của Chủ tịch Hồ Chí Minh (31/10/2022 12:00 AM)
Ý KIẾN BẠN ĐỌC
Gửi bình luận
Nhập thông tin của bạn Gửi
Bạn chưa nhập nội dung bình luận. CÒN 0 0 Ngày 0 0 Giờ 0 0 Phút 0 0 Giây ĐẾN ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH TỈNH BÌNH DƯƠNGLẦN THỨ X, NHIỆM KỲ 2017 - 2022
Thông báo Xem tất cả »
- Phát động phong trào thi đua đặc biệt chào mừng các ngày Lễ lớn và sự kiện chính trị của đất nước, của tỉnh; Chào mừng Đại hội đảng bộ các cấp, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XII, nhiệm kỳ 2025 - 2030 tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng với chủ đề “Tuổi trẻ Bình Dương tự hào, vững tin theo Đảng”
- Tổ chức các hoạt động Mừng Đảng - Mừng Xuân, chăm lo cán bộ Đoàn, đoàn viên, thanh thiếu nhi nhân dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025
- Về việc thay đổi thời gian kiểm tra Đề án “Đoàn kết, tập hợp Thanh niên công nhân và Lao động trẻ tỉnh Bình Dương giai đoạn 2021 - 2025” năm 2024
- Chương trình là việc quý IV/2024 của Thường trực, Ban Thường vụ và Ban Chấp hành Tỉnh Đoàn Bình Dương
- V/v hỗ trợ, tạo điều kiện tổ chức Lễ phát động toàn Đoàn hưởng ứng Ngày pháp luật Nước Cộng hòa XHCN Việt Nam 09/11
Tài liệu chuyên đề
- CHUYẾN DỊCH THANH NIÊN TÌNH NGUYỆN HÈ NĂM 2024
- Tài liệu tuyên truyền Nghị quyết Đại hội Đoàn
- Đoàn TNCS HCM tỉnh Bình Dương
- Hội LHTN VN tỉnh Bình Dương
- Hội Sinh viên VN tỉnh Bình Dương
- Đội TNTP HCM tỉnh Bình Dương
- Các chương trình
- Đề án
- Nguồn quỹ - Các Giải thưởng
Video
RADIO CHIẾN SĨ 1: TRIỆU NIỀM TIN GỬI TUYẾN ĐẦU CHỐNG DỊCH RADIO CHIẾN SĨ 1: TRIỆU NIỀM TIN GỬI TUYẾN ĐẦU CHỐNG DỊCH | |
Tuổi trẻ Bình Dương - Tự hào tuổi trẻ thế hệ Bác Hồ | |
Thanh niên Binh Dương hưởng ứng Chiến dịch Giờ Trái dất 2020 | |
Hưởng ứng giờ Trái đất - Tỉnh Bình Dương - Tắt điện 20h30 ngày 28/03/2020 | |
Hướng dẫn khai báo y tế tự nguyện trên ứng dụng NCOVI | |
Phóng sự tổng kết công tác Đoàn - Hội tỉnh Bình Dương năm 2019 | |
Báo cáo sơ kết Công tác Đoàn - Hội và phong trào thanh niên tỉnh Bình Dương 6 tháng đầu năm 2019 | |
Tuổi trẻ Bình Dương với phong trào Sáng tạo - Khởi nghiệp năm 2019 | |
Học bổng "DTL - Thắp sáng ước mơ sinh viên Bình Dương" đợt 1 năm 2019 | |
Bình Dương:"TIẾP NỐI TRUYỀN THỐNG - VỮNG BƯỚC TƯƠNG LAI" | |
Phóng sự tổng kết công tác Đoàn - Hội và phong trào thanh thiếu nhi tỉnh Bình Dương năm 2018 | |
PHÓNG SỰ ĐẠI HỘI ĐOÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG LẦN THỨ X | |
Phóng sự gương học tập 2018 | |
Phóng sự công trình thanh niên trường học 2018 | |
Tuyển tình nguyện viên phục vụ cho các sự kiện WTA tại Bình Dương | |
Tuổi trẻ sáng tạo: Nguyễn Thành Đạt và Huỳnh Quang Thịnh | |
Gặp gỡ, đối thoại giữa Lãnh đạo tỉnh và cán bộ Đoàn, đoàn viên, thanh niên về Đề án Thành phố thông minh Bình Dương | |
Liên hoan Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác tỉnh Bình Dương lần thứ V - Năm 2018 | |
Ngân hàng ý tưởng sáng tạo thanh niên Việt Nam | |
Liên hoan tuổi trẻ sáng tạo và khởi nghiệp với chủ đề "Bình Dương Smart City" | |
Phóng sự Sơ kết 02 năm thực hiện Chỉ thị 05 CT/TW của Bộ Chính trị | |
Các nhiệm vụ trọng tâm trong Tháng Thanh niên năm 2018 | |
Kết quả công tác Đoàn - Hội và phong trào thanh thiếu nhi tỉnh Bình Dương năm 2017 | |
Trần Tố Nga - Ngọn lửa không bao giờ tắt | |
Phó Bí thư Tỉnh ủy tiếp đoàn đại biểu Cựu Chiến binh tỉnh và đoàn đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Bình Dương dự Đại hội toàn quốc | |
Tuổi trẻ Bình Dương chúc mừng kỷ niệm 35 năm Ngày nhà giáo Việt Nam (20/11) | |
Cuộc thi sáng tạo và thiết kế nhãn dán, sáng tạo phim ngắn cổ động An toàn giao thông năm 2017 | |
Trailer chào mừng Đại hội Đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Bình Dương lần thứ X, nhiệm kỳ 2017 - 2022 | |
Phim tài liệu Biển đảo Việt Nam | |
Bài hát "Tự hào huy hiệu Đoàn trên ngực chúng tôi" | |
Tiếp sức mùa thi năm 2017 "Đồng hành cùng thí sinh có hoàn cảnh khó khăn | |
Chương trình Tiếp sức mùa thi năm 2017 | |
Hành trình theo bước chân những người anh hùng tại đến các tỉnh miền núi tây bắc | |
Trailer đối thoại giữa đ/c Bí thư thứ nhất TW Đoàn với đoàn viên, thanh niên năm 2017 | |
Trailer giới thiệu hội thi "Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng | |
Những thói quen xấu khi tham gia giao thông | |
Giới thiệu Những thông tin hữu ích khi tham gia giao thông | |
Giới thiệu các tiêu chí đạt Sinh viên 5 tốt tỉnh Bình Dương | |
Chào mừng kỷ niệm 67 năm ngày truyền thống Học sinh, sinh viên Việt Nam (09/01/1950 - 09/01/2017) | |
Tuổi trẻ Bình Dương chào mừng kỷ niệm 20 năm Bình Dương phát triển | |
Phóng sự Tuyên dương và công nhận huấn luyện viên Hội LHTN cấp tỉnh Bình Phước - Bình Dương | |
Video Clip tuyên truyền Tôi yêu Bình Dương chào mừng kỷ niệm 60 năm Truyền thống Hội LHTN Việt Nam | |
Thể lệ cuộc thi Chinh phục vũ môn mùa 3 năm 2016 | |
Chương trình Tuổi trẻ Bình Dương ngày 20-07-2016 | |
Chương trình Tuổi trẻ Bình Dương ngày 13-7-2016 | |
Chương trình Tuổi trẻ Bình Dương ngày 06-07-2016 | |
Trailer phát động 30 ngày thi đua cao điểm chào mừng kỷ niệm 60 năm Ngày truyền thống Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam (15/10/1956 – 15/10/2016) | |
[Phóng sự] 5 năm thành lập website Tỉnh Đoàn Bình Dương | |
Giới thiệu chương trình "Tri thức trẻ Vì giáo dục" giai đoạn 2016-2020 | |
[TRAILER] Tháng Thanh niên 2016 | |
Chương trình Tuổi trẻ Bình Dương ngày 13-01-2016 | |
Chương trình Tuổi trẻ Bình Dương ngày 06-01-2016 | |
Chương trình Tuổi trẻ Bình Dương ngày 30-12-2015 | |
Chương trình Tuổi trẻ Bình Dương ngày 9-12-2015 | |
Chương trình Tuổi trẻ Bình Dương ngày 11-11-2015 | |
Chương trình Tuổi trẻ Bình Dương ngày 07-10-2015 | |
Chương trình Tuổi trẻ Bình Dương ngày 30-9-2015 | |
Chương trình Tuổi trẻ Bình Dương ngày 23-9-2015 | |
Chương trình Tuổi trẻ Bình Dương ngày 26-8-2015 | |
[TRAILER] Đại hội công dân trẻ tỉnh Bình Dương lần I - năm 2015 | |
TRAILER ĐẠI HỘI CÔNG DÂN TRẺ TỈNH BÌNH DƯƠNG LẦN 1 NĂM 2015 | |
[Trailer] Hội thi Tin học trẻ tỉnh toàn quốc lần thứ XXI | |
6 BÀI LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ - TẬP 6 | |
6 BÀI LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ - TẬP 5 | |
6 BÀI LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ - TẬP 4 | |
6 BÀI LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ - TẬP 3 | |
6 BÀI LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ - TẬP 2 | |
6 BÀI LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ - TẬP 1 | |
65 năm truyền thống lực lượng Thanh niên xung phong | |
Chương trình Tuổi trẻ Bình Dương ngày 08-7-2015 | |
Chương trình Tuổi trẻ Bình Dương ngày 01-7-2015 | |
Chương trình Tuổi trẻ Bình Dương ngày 24-6-2015 | |
Chương trình Tuổi trẻ Bình Dương ngày 17-6-2015 | |
Chương trình Tuổi trẻ Bình Dương ngày 10-6-2015 | |
Chương trình Tuổi trẻ Bình Dương ngày 03-6-2015 | |
Chương trình Tuổi trẻ Bình Dương ngày 20-05-2015 | |
Chương trình Tuổi trẻ Bình Dương ngày 13-05-2015 | |
Chương trình Tuổi trẻ Bình Dương ngày 06-05-2015 | |
Chương trình Tuổi trẻ Bình Dương ngày 22-04-2015 | |
Chương trình Tuổi trẻ Bình Dương ngày 15-04-2015 | |
Chương trình Tuổi trẻ Bình Dương ngày 08-04-2015 | |
Chương trình Tuổi trẻ Bình Dương ngày 01-04-2015 | |
Chương trình Tuổi trẻ Bình Dương ngày 25-03-2015 | |
Chương trình Tuổi trẻ Bình Dương ngày 11-03-2015 | |
Chương trình Tuổi trẻ Bình Dương ngày 04-03-2015 | |
Chương trình Tuổi trẻ Bình Dương ngày 25-02-2015 | |
Chương trình Tuổi trẻ Bình Dương ngày 11-02-2015 | |
Chương trình Tuổi trẻ Bình Dương ngày 04-02-2015 | |
Chương trình Tuổi trẻ Bình Dương ngày 21-01-2015 | |
Chương trình Tuổi trẻ Bình Dương ngày 14-01-2015 | |
Chương trình Tuổi trẻ Bình Dương ngày 07-01-2015 | |
Chương trình Tuổi trẻ Bình Dương ngày 31-12-2014 | |
Chương trình Tuổi trẻ Bình Dương ngày 24-12-2014 | |
Chương trình Tuổi trẻ Bình Dương ngày 17-12-2014 | |
Chương trình Tuổi trẻ Bình Dương ngày 10-12-2014 | |
Chương trình Tuổi trẻ Bình Dương ngày 3-12-2014 | |
Tổng kết chương trình Tuổi trẻ Bình Dương hướng về biển đảo quê hương 2014 | |
Chương trình Tuổi trẻ Bình Dương ngày 26-11-2014 | |
Chương trình Tuổi trẻ Bình Dương ngày 19-11-2014 | |
Chương trình Tuổi trẻ Bình Dương ngày 13-11-2014 | |
Chương trình Tuổi trẻ Bình Dương ngày 05-11-2014 | |
Chương trình Tuổi trẻ Bình Dương ngày 29-10-2014 | |
Chương trình Tuổi trẻ Bình Dương ngày 15-10-2014 | |
Chương trình Tuổi trẻ Bình Dương ngày 08-10-2014 | |
Chương trình Tuổi trẻ Bình Dương ngày 01-10-2014 | |
Chương trình Tuổi trẻ Bình Dương ngày 24-9-2014 | |
Chương trình Tuổi trẻ Bình Dương ngày 10-9-2014 | |
Chương trình Tuổi trẻ Bình Dương ngày 03-9-2014 | |
Chương trình Tuổi trẻ Bình Dương ngày 27-8-2014 | |
Chương trình Tuổi trẻ Bình Dương ngày 20-8-2014 | |
Chương trình Tuổi trẻ Bình Dương ngày 13-8-2014 | |
Chương trình Tuổi trẻ Bình Dương ngày 06-8-2014 | |
Chương trình Tuổi trẻ Bình Dương ngày 30-7-2014 | |
Chương trình Tuổi trẻ Bình Dương ngày 23-7-2014 | |
Chương trình Tuổi trẻ Bình Dương ngày 16-7-2014 | |
Chương trình Tuổi trẻ Bình Dương ngày 9-7-2014 | |
Chương trình Tuổi trẻ Bình Dương ngày 2-7-2014 | |
Chương trình Tuổi trẻ Bình Dương ngày 25-6-2014 | |
Chương trình Tuổi trẻ Bình Dương ngày 18-6-2014 | |
Chương trình Tuổi trẻ Bình Dương ngày 11-6-2014 | |
Chương trình Tuổi trẻ Bình Dương ngày 4-6-2014 | |
Liên kết hữu ích ----Liên kết website---- Báo Điện Tử - Đảng Cộng Sản Việt Nam Trung Ương Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí Minh Cổng thông tin điện tử tỉnh Bình Dương Triển khai thi hành Hiến pháp Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam Thừa phát lại Quốc Hội nước Cộng Hòa XHCN Việt Nam Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam Bộ Ngoại Giao Việt Nam Bộ Tài Chính Việt Nam Bộ Giáo Dục và Đào Tạo Bộ Khoa Học và Công Nghệ Bộ Giao Thông Vận Tải Báo Bình Dương Báo Nhân Dân Báo Lao Động Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Dương Sở Văn hóa Thể thao và Du Lịch tỉnh Bình Dương Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bình Dương Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bình Dương Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Bình Dương Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Dương Sở Tư Pháp tỉnh Bình Dương Sở Xây Dựng tỉnh Bình Dương Sở Y Tế tỉnh Bình Dương Sở Tài Chính tỉnh Bình Dương Sở Tài Nguyên và Môi Trường tỉnh Bình Dương Đoàn Đại biểu Quốc Hội và Hội Đồng Nhân Dân tỉnh Bình Dương Liên Minh Hợp Tác Xã tỉnh Bình Dương
Thống kê truy cập Lượt truy cập: 55068706 Hôm nay: 1528 Đang online: 113 Ban biên tập
Trần Thị Diễm Trinh (Trưởng ban) Nguyễn Minh Sơn (Phó ban TT) Nguyễn Thành Lâm (Phó Ban) Trang chủ
| Cơ cấu tổ chức
| Liên hệ
| Hỏi đáp
| Sở đồ site
© Bản quyền thuộc về Tỉnh Đoàn Bình Dương Mọi chi tiết xin liên hệ Ban biên tập Website Tỉnh Đoàn Bình Dương - Tầng 08-Tháp B, Tòa nhà Trung tâm Chính trị - Hành chính tỉnh Bình Dương Điện thoại: (0274) 3844330 (Web) - 3822470 (Vp) | Fax: (0274) 3833722 | E-mail: ttbd.vn@gmail.com
Giấy phép số 23/GP-STTTT ngày 18/3/2016 của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bình Dương
Thiết kế bởi: BINHDUONG CISTI