Sự Khác Biệt Về Kỹ Thuật Tạo Bọt Sữa Dùng Cho Cappuccino Và Latte ...

Có không ít học viên pha chế lẫn Barista đang hành nghề quan niệm rằng kỹ thuật tạo bọt sữa dùng cho Cappuccino và Latte là giống nhau. Thực tế không phải vậy, yêu cầu bọt sữa thành phẩm dùng cho 2 loại cà phê này là khác nhau. Vậy thì sự khác biệt đó nằm ở đâu, Hoteljob.vn sẽ giúp ứng viên tìm việc pha chế cà phê giải đáp câu hỏi này.

Sự khác biệt về kỹ thuật tạo bọt sữa dùng cho Cappuccino và Latte không phải Barista nào cũng biết

Bọt sữa dùng cho Cappuccino khác Latte ở điểm nào? (Ảnh nguồn Internet)

► Bọt sữa dùng cho Cappuccino và Latte – có gì khác nhau?

Với Cappuccino, yêu cầu lớp lọt sữa (Foam) phải dày, thức uống có vị cà phê đậm do ít sữa nóng – được phục vụ trong tách nhỏ 160 – 180ml.

Còn với Latte, thì chỉ cần lớp bọt sữa mỏng, vị cà phê trong thức uống sẽ nhẹ hơn do có tỷ lệ sữa nóng nhiều – được phục vụ trong ly lớn >220ml.

Sự khác biệt về kỹ thuật tạo bọt sữa dùng cho Cappuccino và Latte không phải Barista nào cũng biết

Cappuccino cần foam dày và foam mỏng sử dụng cho Latte mới đảm bảo chất lượng của từng loại thức uống (Ảnh nguồn Internet)

Tìm hiểu thêm: 7 LOẠI LY/ TÁCH CHUYÊN PHỤC VỤ CÀ PHÊ BARISTA CẦN BIẾT

► Sự khác biệt về kỹ thuật tạo bọt sữa dùng cho Cappuccino và Latte

Cappuccino

Latte

Chuẩn bị

  • Sữa thanh trùng, giữ lạnh ở nhiệt độ 1 – 3 độ C, sử dụng ca đánh sữa 450ml cho 200ml sữa – ca 600ml cho 250ml sữa.
  • Với máy tạo bọt sữa, lau vòi và xả hơi để loại bỏ hết sữa và nước còn dư trong vòi, đến khi chỉ còn hơi nước sạch.
  • Giữ ca sữa thẳng đứng, đặt vòi đánh sữa nằm dưới bề mặt sữa khoảng 1 cm.

Đánh sữa giai đoạn 1

  • Khởi động vòi đánh sữa, khi sữa bắt đầu xoáy, hạ xuống – nâng lên ca đánh sữa liên tục, nghe được tiếng xẹt xẹt to để tạo nhiều foam.
  • Khi ca sữa đạt đến 100 độ F (40 độ C, hơi ấm tay) hoặc canh lượng bọt sữa gấp đôi so với mực sữa ban đầu thì tắt máy.
  • Khởi động vòi đánh sữa, khi sữa bắt đầu xoáy, hạ xuống – nâng lên ca đánh sữa chậm và đều, nghe được tiếng xẹt xẹt nhỏ để tạo foam.
  • Khi sữa đạt đến 40 độ C hoặc canh lượng bọt sữa tăng khoảng 2 – 4cm so với mực sữa ban đầu thì ngừng thao tác.
  • Lưu ý:

+ Khi nhiệt độ sữa đạt trên 40 độ C, nếu tiếp tục tạo foam, bề mặt sữa sẽ sinh ra nhiều bong bóng và bọt sữa sẽ không mịn.

+ Trong quá trình đánh sữa, bạn cần để ý nghe tiếng xẹt và canh độ dâng của bọt sữa, tiếng xẹt càng nhiều – to thì foam tạo ra sẽ càng dày.

Đánh sữa giai đoạn 2

  • Cho vòi hơi vừa đủ ngập trong sữa, khởi động lại máy để tạo thành dòng xoáy theo chiều kim đồng hồ hoặc ngược lại. Dòng xoáy này sẽ giúp làm tan bớt lượng bong bóng ban đầu tạo ra và sữa sẽ mịn hơn. Trong giai đoạn này chỉ giữ cho dòng sữa xoáy, không tạo thành tiếng xẹt; không đẩy ca lên quá cao khiến vòi ngập sâu trong sữa, không giúp làm tan hết bong bóng và khiến sữa không mịn như mong muốn.
  • Khi nhiệt độ của sữa đạt đến 140 – 150 độ F (60 – 65 độ C), quá sức chịu đựng của bàn tay thì tắt vòi.

Sau khi đánh sữa

  • Xả vòi đánh sữa khoảng 1 giây và lau sạch vòi sau khi sử dụng.
  • Lắc đều ca đánh sữa theo chiều kim đồng hồ để sữa không bị đông lại, đồng thời gõ nhẹ đáy ca để loại trừ bọt to (nếu có).

* Quy trình tạo bọt sữa được mô tả qua sơ đồ sau:

Sự khác biệt về kỹ thuật tạo bọt sữa dùng cho Cappuccino và Latte không phải Barista nào cũng biết

► Một số lưu ý khi tạo bọt sữa Barista cần biết

  • Để tạo bọt sữa tốt nhất nên sử dụng sữa thanh trùng, nếu dùng sữa tiệt trùng thì bắt buộc phải là loại UHT (Ultra Heat Temperature).
  • Không sử dụng lại sữa đã được tạo bọt để tạo foam lại.
  • Ca đánh sữa cần được bảo quản lạnh để đạt hiệu quả cao nhất.
  • Có thể sử dụng nhiệt kế để đo nhiệt độ của sữa trong quá trình tạo bọt.
  • Chỉ vệ sinh vòi đánh sữa bằng cách ngâm trong nước nóng 3 – 5 phút hoặc lau bằng khăn ướt, không dùng bất kỳ dụng cụ kim loại hay miếng nhám để vệ sinh vòi đánh sữa, khiến vòi bị trầy, tạo điều kiện để vi khuẩn tích tụ, phát triển - ảnh hưởng đến sức khỏe khách hàng.

Xem thêm: MACCHIATO LÀ GÌ? 6 BƯỚC ĐƠN GIẢN PHA MACCHIATO CHUẨN BARISTA CHUYÊN NGHIỆP

Ms. Smile

Từ khóa » Bọt Sữa Là Gì