Sự Khác Nhau Của Ba Chủ Nghĩa Duy Vật

Trong triết học, chủ nghĩa duy vật là một hình thức của thực hữu luận (physicalism) với quan niệm rằng thứ duy nhất có thể được thực sự coi là tồn tại là vật chất; rằng, về căn bản, mọi sự vật đều có cấu tạo từ vật chất và mọi hiện tượng đều là kết quả của các tương tác vật chất.

Cùng với sự phát triển của khoa học và thực tiễn, chủ nghĩa duy vật để được hình thành và phát triển vói ba hình thức cơ bản là: Chủ nghĩa duy vật chất phác, chủ nghĩa duy vật siêu hình và chủ nghĩa duy vật biện chứng.

1. Chủ nghĩa duy vật chất phác là kết quả nhận thức của các nhà triết học duy vật thời cổ đại. Trong khi thừa nhận tính thứ nhất của vật chất, chủ nghĩa duy vật giai đoạn này để lý giải toàn bộ sự hình thành của thế giới từ một hoặc một số dạng vật chất cụ thể, cảm tính, coi đó là thực thể đầu tiên, là bản nguyên của thế giới

– Ưu điểm: Lấy giới tự nhiên để giải thích giới tự nhên, , không viện đến thần linh hay Thượng Đế.

– Hạn chế: Những lý giải về thế giới còn mang nặng tính trực quan nên những kết luận về thế giới về cơ bản còn mang tính ngây thơ, chất phác.

– Ví dụ: Quan niệm của Talét, Hêraclit, Đêmôcrit

2. Chủ nghĩa duy vật siêu hình là hình thức cơ bản thứ hai của chủ nghĩa duy vật, thể hiện khá rõ ở các nhà triết học thế kỉ XV đến thế kỉ XVIII và đỉnh cao vào thế kỉ thứ XVII, XVIII. Đây là thời kì mà cơ học cổ điển thu được những thành tựư rực rỡ nên trong khi tiếp tục phát triển quan điểm của chủ nghĩa duy vật thời cổ đại, chủ nghĩa duy vật giai đoạn này chịu sự tác động mạnh mẽ của phương pháp tư duy siêu hình, máy móc của cơ học cổ điển. Do đó theo quan niệm của chủ nghĩa duy vật siêu hình, thế giới giống như một cỗ máy cơ giới khổng lồ mà mỗi bộ phận tạo nên nó luôn ở trạng thái biệt lập, tĩnh tại; nếu có biến đổi thì đó chỉ là sự tăng giảm đơn thuần về số lượng và do những nguyên nhân bên ngoài gây ra

– Tích cực: Góp phần không nhỏ vào việc chống lại thế giới quan duy tâm và tôn giáo, nhất là giai đoạn lịch sử chuyển tiếp từ thời Trung cổ sang thời Phục Hưng ở các nước Tây Âu

– Hạn chế: Chưa phản ứng đúng hiện thực trong mỗi liên hệ phổ biến và sự phát triển

– Ví dụ: Các quan niệm của Niutơn, Bêcơn và các nhà duy vật Pháp thế kỉ XVIII

3. Chủ nghĩa duy vật biện chứng là hình thức cơ bản thứ ba của chủ nghĩa duy vật, do Mác và Ănghen xây dựng vào những năm 40 của thế kỉ XIX, sau đó được V.I.Lênin phát triển. Với sự kế thừa tinh hoa của các học thuyết triết học trước đó và sử dụng khá triệt để thành tựu của khoa học đương thời, chủ nghĩa duy vật biện chứng, ngay từ khi mới ra đời đ• khắc phục được hạn chế của chủ nghĩa duy vật chất phác thời cổ đại, chủ nghĩa siêu hình và là đỉnh cao trong sự phát triển của chủ nghĩa duy vật. Nó là kết quả của quá trình đúc kết, khái quát hoá những tri thức của nhân loại về nhiều lĩnh vực để xây dựng nên hệ thống quan điểm lý luận chung, đồng thời định hướng cho các lực lượng xã hội tiến bộ trong hoạt động nhận thức và thực tiễn của mình.

– Tích cực: Phản ánh hiện thực đúng như chính bản thân nó tồn tại, là công cụ hữu hiệu giúp những lực lượng tiến bộ trong xã hội cải tạ hiện thực ấy.

nguồn: lautduonggia.vn

Từ khóa » Khái Niệm Duy Vật Chất Phác