Sự Khác Nhau Giữa Chuyển đổi Vị Trí Công Tác Với Luân Chuyển Cán Bộ
Có thể bạn quan tâm
Chuyển đổi vị trí công tác của cán bộ, công chức, viên chức và luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý có những điểm khác nhau chủ yếu như sau.
Việc chuyển đổi vị trí công tác của cán bộ, công chức, viên chức được thực hiện theo Luật Phòng, chống tham nhũng và Nghị định số 158/2007/NĐ-CP ngày 27/10/2007; Nghị định số 150/2013/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 158/2007/NĐ-CP. Còn việc luân chuyển cán bộ được thực hiện theo Nghị quyết số 11-NQ/TW, ngày 25/01/2002 của Bộ Chính trị về việc luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý và Kết luận số 24-KL/TW, ngày 5/6/2012 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh công tác quy hoạch và luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý đến năm 2020 và những năm tiếp theo.
Về mục đích
Chuyển đổi vị trí công tác nhằm chủ động phòng ngừa tham nhũng
Khoản 1, Điều 43, Luật Phòng, chống tham nhũng quy định: “Cơ quan, tổ chức, đơn vị theo thẩm quyền quản lý có trách nhiệm thực hiện việc định kỳ chuyển đổi cán bộ, công chức, viên chức làm việc tại một số vị trí liên quan đến việc quản lý ngân sách, tài sản của Nhà nước, trực tiếp tiếp xúc và giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân nhằm chủ động phòng ngừa tham nhũng”.
Điều 1, Nghị định số 158 quy định: “Nghị định này quy định các vị trí công tác trong các lĩnh vực, ngành, nghề phải định kỳ chuyển đổi và thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị của Nhà nước có liên quan đến việc quản lý ngân sách, tài sản của Nhà nước, trực tiếp tiếp xúc và giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân nhằm chủ động phòng ngừa tham nhũng”.
Luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý nhằm mục đích chính là đào tạo, bồi dưỡng toàn diện và sử dụng có hiệu quả đội ngũ cán bộ
Nghị quyết số 11-NQ/TW nêu rõ: “Đây là một chủ trương rất quan trọng trong công tác cán bộ của Đảng, của toàn bộ hệ thống chính trị và các lực lượng vũ trang, nhằm bảo đảm thực hiện chủ trương đào tạo, bồi dưỡng toàn diện và sử dụng có hiệu quả đội ngũ cán bộ; tạo điều kiện cho cán bộ trẻ, có triển vọng, cán bộ trong quy hoạch được rèn luyện trong thực tiễn; tạo nguồn cán bộ lâu dài cho đất nước; tăng cường cán bộ cho các lĩnh vực và địa bàn cần thiết; khắc phục tình trạng cục bộ trong công tác cán bộ, khép kín trong từng ngành, từng địa phương và từng đơn vị”.
Về đối tượng
Theo quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng và Nghị định số 158, đối tượng phải chuyển đổi vị trí công tác là cán bộ, công chức, viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý có liên quan đến việc quản lý ngân sách, tài sản của Nhà nước, trực tiếp tiếp xúc và giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân. Nghị định số 158 quy định 21 lĩnh vực, ngành, nghề phải chuyển đổi và yêu cầu các bộ, ngành, cơ quan, tổ chức ở Trung ương; chính quyền các địa phương; các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội từ cấp xã trở lên; các doanh nghiệp nhà nước; các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang; các đơn vị sự nghiệp, các tổ chức xã hội và các cơ quan, tổ chức, đơn vị khác có sử dụng ngân sách, tài sản của Nhà nước phải ban hành văn bản quy định cụ thể danh mục các vị trí công tác phải định kỳ chuyển đổi trong 21 lĩnh vực lĩnh vực, ngành, nghề đó.
Đối tượng luân chuyển là cán bộ lãnh đạo, quản lý: Nghị quyết số 11-NQ/TW quy định: “Nói chung chỉ luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý, không luân chuyển cán bộ làm công tác chuyên môn, nghiệp vụ (trừ trường hợp nhằm mục đích tăng cường cán bộ cho cơ sở, cho lĩnh vực hoặc địa bàn cần thiết)”.
Về thời hạn chuyển đổi
Thời hạn luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý nói chung từ 3 năm trở lên. Thời hạn chuyển đổi vị trí công tác của cán bộ, công chức, viên chức là từ 02 năm (đủ 24 tháng) đến 05 năm (đủ 60 tháng) theo đặc thù của từng ngành, lĩnh vực.
Về cách làm
Chuyển đổi vị trí công tác có danh mục các vị trí cần phải chuyển đổi và có kế hoạch chuyển đổi cụ thể của từng cơ quan, tổ chức, đơn vị. Chuyển đổi vị trí công tác do người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện.
Luân chuyển cán bộ chỉ có quy hoạch, kế hoạch thực hiện, là công việc của Đảng, do các cấp uỷ đảng chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện./.
Từ khóa » Chuyển đổi Vị Trí Công Tác Là Gì
-
1.2. Mục đích, ý Nghĩa Của Chuyển đổi Vị Trí Công Tác đối Với Công Chức
-
Chuyển đổi Vị Trí Công Tác Theo Luật Phòng, Chống Tham Nhũng (3)
-
MỘT SỐ ĐIỂM KHÁC NHAU GIỮA LUÂN CHUYỂN VÀ ĐIỀU ĐỘNG ...
-
Một Số Nội Dung Về Chuyển đổi Vị Trí Công Tác Theo Quy định Của Pháp ...
-
Quy định Mới Về Chuyển đổi Vị Trí Công Tác đối Với Cán Bộ, Công Chức
-
8 Vị Trí Công Tác Phải định Kỳ Chuyển đổi Thuộc Lĩnh Vực Tổ Chức Cán ...
-
Khó Khăn, Vướng Mắc Về Chuyển đổi Vị Trí Công Tác Của Cán Bộ, Công ...
-
Quy định Về Chuyển đổi Vị Trí Công Tác đối Với Cán Bộ, Công Chức ...
-
Chuyển đổi Vị Trí Công Tác Của Người Có Chức Vụ, Quyền Hạn Trong Cơ ...
-
Định Kỳ Chuyển đổi Vị Trí Công Tác Là Gì? - Ngân Hàng Pháp Luật
-
Chuyển đổi Vị Trí Công Tác - Thư Viện Pháp Luật
-
Chuyển đổi Vị Trí Công Tác đối Với Cán Bộ, Công Chức, Viên Chức
-
Nguyên Tắc, Thời Hạn Thực Hiện định Kỳ Chuyển đổi Vị Trí Công Tác
-
8 Vị Trí Công Tác Lĩnh Vực Tổ Chức Cán Bộ Phải định Kỳ Chuyển đổi